Thực Trạng Phát Triển Du Lịch Cà Mau Trong Những Năm Qua:


thủy sản của hệ sinh thái mặn, lợ, ngọt mà không có nơi nào có được. Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản cao nhất cả nước.

Cà Mau có vị trí địa lý nằm ở điểm cuối cùng “Cực Nam tổ quốc”, đồng thời trong hành lang phát triển kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác phát triển kinh tế tiểu vùng Mêkong mở rộng, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế với các nước Đông Nam Á, do vậy hợp tác và hội nhập là chiến lược rất quan trọng đối với du lịch Cà Mau. Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, du lịch Cà Mau không nằm ngoài xu thế đó, vẫn đang từng ngày vươn xa hơn để giới thiệu du khách qua những bức tranh hài hòa, sinh động của thiên nhiên, những tiềm năng độc đáo của rừng và biển, những nụ cười thân thiện, ấm áp tình người của người dân quê biển. Cà Mau đâu đâu cũng hiện ra vẻ đẹp độc đáo, tao nhã, giàu tính biểu cảm mà theo triết lý phương Đông đó là sự kết hợp hài hòa của các yếu tố Thiên – Địa – Nhân mang bản sắc đặc thù của một vùng đất, một cộng đồng.

Du lịch Cà Mau trong những năm qua đã vượt qua những khó khăn và đạt được những thành tựu quan trọng, có những chuyển biến tích cực cả về lượng và chất, lượng khách trong nước và quốc tế đến Cà Mau ngày càng tăng. Các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú hơn, các điểm du lịch mới đưa vào hoạt động như: Khu du lịch Mũi Cà Mau đã được đầu tư, nâng cấp, là điểm hấp dẫn đối với du khách; Khu du lịch Hòn Đá Bạc, Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm Lâm ngư trường Sông Trẹm, Khu du lịch Lý Thanh Long,Vườn chim nằm trong lòng Thành phố Cà Mau…

Đặc biệt năm 2009, Mũi Cà Mau chính thức được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có diện tích

371.506 ha, hình thành 3 vùng, đó là Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn Quốc gia U Minh Hạ và dải rừng phòng hộ ven biển Tây Cà Mau. Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau có vùng lòi 17.329 ha, vùng đệm 43.309 ha và vùng chuyển tiếp 310.868 ha với hệ sinh thái: Rừng ngập mặn, đất ngập nước than bùn, sinh thái biển và nhiều vùng sinh quyển độc đáo…


Du lịch Cà Mau sẽ tô đậm thêm sự ấn tượng, thân thiện đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế bằng sự tích cực và nổ lực hơn nửa trong công tác đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế du lịch sinh thái của mình, góp phần nâng cao hình ảnh về du lịch Việt Nam nói chung, Cà Mau nói riêng; Nhằm thúc đẩy cho du lịch Cà Mau phát triển và hội nhập nhanh với du lịch trong khu vực, cả nước và quốc tế, không ngừng bảo vệ, tôn tạo, phát triển bền vững du lịch Sinh thái-Văn hóa đầy tiềm năng của vùng đất Phương Nam

Định hướng phát triển du lịch ở Cà Mau là tập trung theo hướng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh. Theo chương trình tổng thể phát triển du lịch Cà Mau giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng 2020 sẽ tập trung triển khai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái quốc gia rừng ngập mặn Mũi Cà Mau, Khu du lịch sinh thái Vườn quốc gia U Minh hạ, phát triển du lịch cụm đảo Hòn Khoai, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cần thiết cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trung bảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hóa đặc thù của tỉnh.

Các tuyến du lịch sinh thái Cà Mau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.


* Tuyến du lịch thành phố Cà Mau - Đất Mũi - Hòn Khoai và phụ cận:

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách đối với chất lượng dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau - 4


Đây là tuyến du lịch bằng đường thủy dọc theo song Gành Hào, Bảy Háp, Năm Căn hoặc theo quốc lộ 1A đến Năm Căn sau đó theo đường thủy đến các điểm du lịch. Trong tuyến du lịch này du khách sẽ được thăm chợ nổi Cà Mau, lâm ngư trường 184, sân chim Tư Na, khu du lịch Đất Mũi, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Làng rừng, điểm cuối đường Hồ Chí Minh trên biển, đảo Hòn Khoai (đường thủy). Ngoài các điểm du lịch trên khi đi bằng đường bộ du khách còn được tham quan các điểm Biệt khu Bình Hưng – Hải Yến, Đền Tân Hưng, Đầm Thị Tường.

* Tuyến Cà Mau - U Minh - Đá Bạc và phụ cận:


Đây là tuyến tham quan hấp dẫn với các điểm tham quan chính như: các di tích lịch sử văn hóa ở thành phố Cà Mau, sân chim trong lòng thành phố, khu khí điện đạm Khánh An, vườn dâu Cái Tàu, Vườn quốc gia U Minh hạ, cửa biển Khánh


Hội, Hòn Đá Bạc, Khu mộ Bác Ba Phi. Với tuyến du lịch này du khách đi bằng Ôtô, Ca nô, Ôtô kết hợp Ca nô

* Các tour du lịch khác:


Cà Mau - Chùa Cao Dân - Khu du lịch sông Trẹm - Các vườn Trái Cây Cà Mau - Biệt Khu Hải Yến Bình Hưng - Cửa Sông Ông Đốc.

2.1.1.2. Thực trạng phát triển du lịch Cà Mau trong những năm qua:


Trong những năm qua, ngành du lịch Cà Mau đã được Nhà nước đầu tư

110.064 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng, tập trung đầu tư chủ yếu vào tuyến đường Khai Long - Đất Mũi, hạ tầng khu du lịch Khai Long - Đất Mũi; quy hoạch phát triển các khu, điểm du lịch Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, Vườn quốc gia U Minh Hạ, Đầm Thị Tường, cụm đảo Hòn Khoai,… Việc đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã tác động tích cực thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực du lịch.

Đối với cơ sở lưu trú, đã được các đơn vị kinh doanh quan tâm, đầu tư phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, hiện nay trong toàn tỉnh có 45 khách sạn với 1.230 phòng, trong đó có 2 khách sạn đạt chuẩn 3 sao, 11 khách sạn đạt chuẩn 2 sao và 6 khách sạn đạt chuẩn 1 sao. Hầu hết các cơ sở lưu trú đều quan tâm đầu tư nâng cấp về trang thiết bị, tiện nghi phục vụ và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ.

Về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thời gian qua đã được quan tâm và xây dựng chiến lược .


2.1.2. Những khó khăn, thách thức đối với du lịch Cà Mau:


Cà Mau được đánh giá là tỉnh có tiềm năng về du lịch. Song hiện tại ngành du lịch còn bộc lộ nhiều hạn chế. Để phát triển du lịch tỉnh Cà Mau trở thành ngành kinh tế quan trọng, đòi hỏi phải có một định hướng phát triển du lịch có tầm chiến lược, vùa đáp ứng nhu cầu trước mắt, vừa đảm bảo phát triển bền vững trong tương


lai. Khó khăn, thách thức đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch mới của tỉnh đó là:

– Việc đầu tư tạo ra sản phẩm du lịch mới còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn thu hút đầu tư vào du lịch còn nhiều hạn chế. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch triển khai thực hiện chậm so vơi tiến độ yêu cầu;

– Kết cấu hạ tầng còn nhiều hạn chế, việc nối tour, tuyến từ các điểm tham quan chưa thực hiện tốt, do vậy có tác động rất lớn đối với hoạt động du lịch nói chung và xây dựng sản phẩm du lịch mới nói riêng.

– Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch còn nhiều bất cập, chưa chủ động sáng tạo trong việc xây dựng những tour du lịch mới hấp dẫn. Công tác định hướng của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương chưa được trú trọng. Do vậy, việc xây dựng sản phẩm du lịch có tính đặc thù như: du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch sinh thái, du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch thể thao mà Cà Mau có thế mạnh chưa được xác định rò ràng.

– Sự phối kết hợp giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp du lịch thiếu chặt chẽ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển hiện nay.

2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH


2.2.1. Khái niệm về du lịch


Du lịch ban đầu là hiện tượng con người tạm thời rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình để khởi hành tới những nơi khác nhằm mục đích tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh,...Cùng với sự phát triển của giao thông, du lịch trở nên dễ dàng, thông suốt hơn và dần trở thành một hoạt động thường xuyên của con người. Với du lịch ngày càng phổ biến và phát triển, các hoạt động kinh doanh phục vụ mục đích du lịch của con người như môi giới, hướng dẫn du lịch,...bắt đầu xuất hiện và dần trở nên phong phú, đa dạng. Như vậy, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế, xã hội với sự tham gia của nhiều thành phần trong xã hội.

Ông Michael Coltman đã có định nghĩa như sau về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao


gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch” (Coltman, M., 1991). Do đó, du lịch có thể được hiểu dưới bốn gốc độ khác nhau.

Dưới góc độ của du khách hay người đi du lịch, thuật ngữ “du lịch” được hiểu trong Luật du lịch Việt Nam năm 2005 là “các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Dưới góc độ những nhà kinh doanh, cung ứng dịch vụ du lịch, “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp” theo định nghĩa của Khoa Du lịch và Khách sạn của trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội được đề cập trong quyển Giáo trình Kinh tế Du lịch.

Đối với người dân sở tại du lịch chính là hiện tượng mà vùng đất mình cư trú đón tiếp những người ngoài địa phương, vừa là cơ hội cho sự giao lưu, tìm hiểu nền văn hóa lẫn nhau, vừa tạo cơ hội kinh doanh và việc làm phục vụ du khách. Du lịch một mặt giúp tăng thu nhập, mặt khác có những tác động về môi trường, an ninh trật tự...đến đời sống của cư dân địa phương. (Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)

Du lịch là một hiện tượng phức tạp dưới góc độ của chính quyền địa phương nơi đón tiếp khách du lịch do có sự gia nhập tạm thời của người ngoài vào địa phương mình. Chính vì thế, chính quyền địa phương phải xem du lịch là tổng hợp các hoạt động từ việc tạo lập và tổ chức các điều kiện về hành chính, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, cho đến quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch tại địa phương nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho hành trình và quãng thời gian lưu trú của du khách, đồng thời tối ưu lợi ích đạt được cho địa phương như tăng thu ngân


sách, đẩy mạnh cán cân thanh toán, nâng cao mức sống cho người dân,...(Trần Văn Đính và Nguyễn Thị Minh Hòa, 2008)

Như vậy, dựa vào những định nghĩa trên và dưới những góc nhìn khác nhau của những nhân tố tham gia vào quá trình du lịch, khái niệm du lịch được người viết rút ra như sau: “Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội với sự tham gia, tương tác giữa khách du lịch, người kinh doanh dịch vụ du lịch, dân cư sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch. Thông qua du lịch, khách du lịch mong muốn hài lòng những nhu cầu về vật chất và tinh thần của mình ở ngoài nơi mình thường xuyên cư trú; người kinh doanh dịch vụ du lịch có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận; cư dân địa phương có dịp quảng bá văn hóa, tìm kiếm công ăn việc làm; và đây là hoạt động cần có sự quản lý chặt chẽ của chính quyền địa phương.

2.2.2. Khái niệm về khách du lịch


Khách du lịch chính là chủ thể, người thực hiện hoạt động du lịch. Thuật ngữ “khách du lịch” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau trên thế giới.

Để tạo ra một chuẩn mực cho thống kê du lịch thế giới, năm 1963 Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã thống nhất những khái niệm và cách hiểu chính thức về “khách du lịch” “khách du lịch quốc tế”. Theo đó, “khách du lịch là người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nơi ngoài môi trường cư trú thường xuyên của mình, với thời gian không quá một năm liên tục, nhằm mục đích giải trí, kinh doanh và các mục đích khác không liên quan đến mục đích hành nghề để nhận thu nhập ở nơi viếng thăm” (UNWTO, 1963), trong khi đó định nghĩa về khách du lịch quốc tế của UNWTO là “người viếng thăm và lưu lại một hoặc một số nước khác ngoài nước cư trú của mình, với thời gian ít nhất là 24 giờ, ngoài mục đích hành nghề để nhận thu nhập” (UNWTO, 1963). Như vậy, điểm khác biệt giữa khách du lịch và khách du lịch quốc tế là khách du lịch quốc tế có sự viếng thăm hoặc lưu lại tại một quốc gia khác quốc gia mình thường xuyên cư trú.

Các định nghĩa này sau đó được Ủy ban Thống kê của Liên Hiệp Quốc công nhận vào năm 1968. Đồng thời vào năm 1993, Ủy ban này cũng công nhận việc phân loại khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist) và khách du lịch quốc tế


ra nước ngoài (Outbound tourist). Trong đó, khách du lịch quốc tế đến gồm những người từ nước ngoài đến du lịch ở một quốc gia khác quốc gia mình đang cư trú thường xuyên.

Theo pháp luật Việt Nam, “khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến” (điểm 2, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005). Điều 34 Luật này cũng quy định khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế trong đó “Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch” (điểm 3, điều 34, Luật Du lịch Việt Nam năm 2005).

2.2.3. Khái niệm về hoạt động thu hút khách du lịch


Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình và thực trạng thu hút khách du lịch đến một địa phương trên thế giới và ở Việt Nam nói riêng, tuy nhiên, hầu hết ở các nghiên cứu này, khái niệm “hoạt động thu hút khách du lịch” ít khi được thành lập một cách hoàn chỉnh mà được biểu hiện dưới dạng liệt kê các hoạt động nhằm mục đích thu hút khách du lịch.

Giải nghĩa cụm từ “hoạt động thu hút khách du lịch” trên mặt ngữ nghĩa văn học, ta có “hoạt động” là những việc làm khác nhau với mục đích nhất định trong đời sống xã hội; “thu hút” được giải nghĩa là “làm cho người ta ham thích mà dồn hết mọi chú ý vào” (Trung tâm Ngôn ngữ và Văn học Việt Nam, 1998).

Như vậy, “hoạt động thu hút khách du lịch” có thể hiểu là những việc làm khác nhau nhằm mục đích thu hút, kéo dồn sự chú ý của khách du lịch. Hoạt động thu hút khách du lịch của một địa phương là tổng hợp các hoạt động nhằm thu hút ngày càng nhiều lượng khách du lịch từ nước ngoài cũng như khách du lịch trong nước đến du lịch tại địa phương mình.

Các chỉ tiêu đánh kết quả hoạt động thu hút khách du lịch của một địa phương:

- Số lượt khách du lịch đến địa phương:


Số lượt khách du lịch (Trong đó bao gồm khách quốc tế và khách nội địa) đến địa phương là chỉ tiêu cụ thể nhất thể hiện hiệu quả của hoạt động thu hút du khách của địa phương đó. Số khách du lịch đến với địa phương càng nhiều thì hoạt động thu hút khách càng hiệu quả và ngược lại.

Theo như quy định của UNWTO đối với các nước thành viên, số lượt khách du lịch quốc tế đến một quốc gia được tính trên số lượt khách du lịch quốc tế nhập cảnh tại một cửa khẩu bất kì của nước đó. Ngoài ra, một số quốc gia trên thế giới còn thu thập số liệu lượt khách du lịch quốc tế bằng những cách khác nhau như số lượt khách du lịch quốc tế được phục vụ tại các khách sạn hay các cơ sở lưu trú du lịch.

Đối với khách du lịch nội địa thì thủ tục đến và đi đơn giản hơn và nó được thống kê qua các dịch vụ vận chuyển cũng như từ các cơ sở lưu trú trên địa bàn.

- Doanh thu của ngành du lịch:


Doanh thu của ngành du lịch được hiểu là toàn bộ thu nhập mà ngành du lịch địa phương thu được từ du khách khi họ chi tiêu, mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ tại địa phương trong thời gian du lịch của mình.

Doanh thu của ngành du lịch không chỉ phản ánh hiệu quả thu hút, dẫn dụ khách du lịch chi tiêu vào các dịch vụ du lịch của địa phương mà còn phản ánh trình độ phát triển du lịch của địa phương đó. Du khách chỉ bỏ tiền ra cho các dịch vụ khi các dịch vụ ấy hài lòng được nhu cầu của họ; qua số tiền thu được từ du khách ta thấy được hiệu quả của hoạt động thu hút khách du lịch nói riêng và hiệu quả của hoạt động kinh tế du lịch nói chung.

2.3. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút và hài lòng đối với khách du lịch của một địa phương

Hoạt động thu hút khách du lịch của một địa phương được đánh giá thông qua hiệu quả cuối cùng của nó chính là số lượt khách du lịch đến địa phương đó hay thu nhập mà địa phương đó thu được từ khách du lịch. Các nhân tố tác động đến hoạt động thu hút khách du lịch của một địa phương chính là các nhân tố có tác dụng làm tăng hoặc giảm hiệu quả của hoạt động này. Các nghiên cứu trước đây

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 05/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí