Tcvn 6001-1:2008 - Xác Định Nhu Cầu Oxi Sinh Hoá Sau 5 Ngày (Bod5) Bằng Phương Pháp Cấy Và Pha Loãng


- Số điểm quan trắc còn ít, chưa có điều kiện để xác định một số chỉ tiêu ô nhiễm môi trường khác như: Kim loại nặng, dầu mỡ, tổng N,tổng P,…

- Chưa có điều kiện để có thể theo dõi, quan trắc biến động chất lượng và lưu lượng nước sông Thương lien tục theo thời gian.

- Chưa nghiên cứu, đánh giá được diễn biến lưu lượng nước chi tiết cho từng đoạn sông cụ thể.

- Chưa nghiên cứu đánh giá được chất lượng môi trường nước sông Thương đoạn trước khi chảy qua địa phận Bắc Giang và sau khi ra khỏi địa phận Bắc Giang để có căn cứ so sánh, đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của khu vực.

- Chưa nghiên cứu được những tác động, ảnh hưởng của chất lượng nước sông Thương đến cuộc sống, sức khỏe người dân.

6.3. Khuyến nghị

Để khắc phục được những tồn tại nêu trên, tôi xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Cần có nhiều hơn nữa các công trình, đề tài nghiên cứu về chất lượng, lưu lượng nước sông Thương để có căn cứu so sánh, đánh giá nguồn nước sông Thương.

- Cần có những nghiên cứu cụ thể về tác động môi trường đến sức khỏe con người, đặc biệt tại những khu vực có nguồn nước sử dụng bị ô nhiễm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện những mô hình xử lý nước thải cho từng ngành nghề sản xuất và theo từng đặc trưng của nguồn thải.


Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang - 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoàng Thị Kim Anh (2014) “Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt sông Thương đoạn chảy qua địa bàn thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”, Học Viện Nông nghiệp Việt Nam.

2. Bộ TNMT (2012), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2012.

3. Bộ TNMT (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt – QCVN 08:2008.

4. Bộ TNMT (2008), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt - QCVN 14:2008.

5. Bộ TNMT (2011), Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp – QCVN 40:2011.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Báo cáo tình hình xử lý ô nhiễm môi trường, ô nhiễm các dòng sông tại các vùng kinh tế trọng điểm.

7 Chiến lược bảo vệ môi trường Bắc Giang đến năm 2020, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 495/QĐ-UBND ngày 29/12/2011.

8. Lê Đức (chủ biên), Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2004), Một số phương pháp phân tích môi trường, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội.

9. Danh mục lưu vực sông liên tỉnh, được Thủ tướng Chính phủ ban hành tại Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010

10. Danh mục lưu vực sông nội tỉnh, được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành tại Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012.

11. Dương Thị Dung (2013) “Nghiên cứu phân vùng chất lượng nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nhằm phục vụ quản lý tài nguyên nước”, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

12. Đào Xuân Học (2005) “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, dự báo diễn biến tài nguyên và môi trường nước phục vụ phát triển bền vững lưu vực sông Vàm Cỏ”, Đề tài cấp Nhà nước KC-08-31 (2005).


13. Thu Hương (2017), Tài nguyên nước mặt Việt Nam và những thách thức, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam.

14. Nguyễn Thị Thanh Loan (2015) “Đánh giá chất lượng môi trường nước sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang 6 tháng đầu năm 2015”, Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội.

15. Trần Ngọc Mai (2010), Nước ở châu Á, cuộc khủng hoảng nhãn tiền, Viện khoa học thủy lợi Việt Nam.

16. Niên giám thống kê các năm 2012, 2013, 2014, 2015 của tỉnh Bắc Giang.

17. Nguyễn Thị Bích Phượng (2015) “Quan trắc chất lượng nước sông Thương và xác định nguồn gây ô nhiễm đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang”, ĐH Thái Nguyên.

18. Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020)

19. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 05/2009/QĐ-TTg ngày 13/01/2009.

20. Quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2005 -2010, được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt tại Quyết định số 113/2005/QĐ-UB ngày 28/12/2005.

21. Quy hoạch phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012-2020, định hướng đến năm 2025 được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2112/QĐ-UBND ngày 27/12/2012

22. Quyết định số 879/QĐ-TCMT ngày 01/7/2011 của Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường về việc ban hành sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước.


23. Sổ tay hướng dẫn tính toán chỉ số chất lượng nước (Ban hành kèm theo Quyết định số 879 /QĐ-TCMT ngày 01 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường).

24. Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT qui định về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí, nước mặt lục địa, nước biển ven bờ.

25. Thông tư số 29/2011/TT-BTNMT ngày 01 tháng 8 năm 2011, Quy định quy trình quan trắc môi trường nước mặt lục địa.

26. Phương Tâm (2016) Báo động về tình trạng ô nhiễm nước gia tăng ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, Tạp chí Môi trường số 9/2016.

27. Hoàng Văn Thế (2011) Chỉ số Chất lượng nước (WQI), trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường Đà Nẵng.

28. Nguyễn Quang Trung (2004) “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà”, Đề tài cấp Nhà nước KC-08-04/10- 2004.

29. Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước quốc gia (2010 – 2014) dự án “Điều tra đánh giá tài nguyên nước lưu vực các sông biên giới Việt Nam – Lào thuộc lưu vực sông Mã, sông Cả”.


CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

Phụ lục 1: Các phương pháp phân tích mẫu nước:

1. Xác định pH của nước:

TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước – Xác định pH.

Ta tiến hành đo bằng máy đo pH cầm tay để xác định thông số pH, ngay tại vị trí lấy mẫu.

- Rửa sạch điện cực bằng bình tia nước cất.

- Bật máy và nhúng điện cực vào nước tại vị trí lấy mẫu. Đợi đến khi các giá trị cần đo trên máy ổn định rồi đọc kết quả.

- Rửa sạch lại điện cực bằng nước cất

2. Xác định COD (mg/l): SMEWW 5220D

Hoá chất, dung cụ:

- Hỗn hợp phản ứng: Hoà tan 3.332g K2Cr2O7 loại tinh khiết, sấy sơ bộ ở 1030C trong 2giờ.

-Thuốc thử axit: Pha thuốc thử theo tỉ lệ 22g Ag2SO4 /4kg H2SO4 bão hoà Hg2SO4

-Dung dịch chuẩn kaliphtalat (HOOCC6H4COOK): Sấy sơ bộ một lượng kaliphtalat ở nhiệt độ 1200C . Cân 850 mg kaliphtalat hoà tan và định mức thành 1l. Dung dịch này chứa 1mgO2/ml.

-HgSO4, tkpt -H2SO4 đặc, tinh khiết

-Máy so mầu. -Máy pháp mẫu COD

-ống phá mẫu có nắp vặn kín bằng TFE -Pipet phương pháp xác định:

Lấy vào ống pháp mẫu 2ml mẫu, thêm vào 0,75ml dung dịch phản ứng và 2,25ml dung dịch thuốc thử axit. Đem đun trên máy pháp mẫu COD ở nhiệt độ 1500C trong vòng 2h. Lấy ra để nguội, đem đo mật độ quang tại bước sóng 420nm (chú ý: khi đo tránh để dung dịch đục hoặc có bọt khí sẽ làm sai kết quả phân tích).

- Xây dựng đường chuẩn.

Chuẩn bị một dãy dung dịch chuẩn có nồng độ từ 0 – 150 mgO2/L. tiến hành xử lý và pháp mẫu tương tự như trên

c) Tính toán:

Số mgCOD/l được tính theo đường chuẩn

3. TCVN 6001-1:2008 - Xác định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày (BOD5) bằng phương pháp cấy và pha loãng

Với mẫu nước sông, hệ số pha loãng thường là 10. Do thể tích bình ủ là

300ml, nên thể tích mẫu nước sông dùng để phân tích là 30ml. Lấy 1l nước cất, thêm 1ml đệm photphat có pH = 7.2, 1ml dung dịch MgSO4.6H2O nồng độ 22,5g/l, 1ml dung dịch CaCl2 nồng độ 27.5g/lvà 1ml dung dịch FeCl3 nồng độ 0.25g/l. Sau đó dùng thiết bị sục khí sao cho DO trong nước sau 3 lần đo


không đổi có giá trị từ 6-7 mg/l. Lấy 30ml nước sông ở mỗi vị trí nghiên cứu cho vào bình ủ, sau đó thêm nước cất sau khi sục khí cho đến đầy bình. Ủ ở nhiệt độ xác định trong một thời gian 5 ngày, ở chỗ tối trong bình hoàn toàn đầy và nút kín. Xác định nồng độ oxi trong nước trước và sau khi ủ. Tính toán khối lượng oxi tiêu tốn trong 1 lít nước.

Tiến hành song song với một mẫu trắng sử dụng nước dùng pha loãng để phân tích nhằm kiểm tra sự nhiễm bẩn của nước pha loãng.

Hàm lượng oxi hòa tan được tính theo công thức.

BOD5= (DOo- DO5)*F (mg/l)

Trong đó:

- DOo là hàm lượng oxi hòa tan trong mẫu nước trước khi ủ (mg/l);

- DO5 là hàm lượng oxi hòa tan trong mẫu nước sau khi ủ (mg/l);

- F là hệ số pha loãng, F=Vdd/Vpt với

+ Vdd: là thể tích của mẫu nước sau khi pha loãng và mang đi ủ (V thường là 300 ml)

+Vpt: là thể tích mẫu nước dùng để pha loãng (ml).

- Hàm lượng oxi hòa tan của mẫu cần phân tích được tính theo công thức: BOD5 (tt mẫu)= BOD5 (mẫu đo được)- BOD5 (mẫu trắng)

4. Xác định hàm lượng oxi hòa tan trong nước (DO):

TCVN 5499-1995. Chất lượng nước – Xác định oxy hoà tan - Phương pháp Winkler.

Ta tiến hành đo bằng máy do nhanh DO để xác định thông số DO ngay tại vị trí lấy mẫu.

- Rửa sạch điện cực bằng bình tia nước cất.

- Bật máy và nhúng điện cực vào nước tại vị trí lấy mẫu. Đợi đến khi các giá trị cần đo trên máy ổn định rồi đọc kết quả.

5. Xác định chất rắn lơ lửng (TSS)

TSS được phân tích bằng phương pháp phân tích trọng lượng TCVN 6625:2000

- Cân chính xác một tờ giấy lọc đã sấy khô trên cân phân tích, ghi kết quả m1 (mg). Gấp giấy lọc thành hình nón rồi đặt vào phễu lọc.

- Dùng ống dong chính xác thể tích V= 100 ml nước phân tích vào cốc 250 ml sau đó ta lọc qua phễu lọc. Đem giấy lọc có cặn sấy khô ở 105oC đến khối lượng không đổi rồi đem cân cả giấy và cặn được m2 (mg)

- Chất rắn lơ lửng (TSS) được tính theo công thức:



6. Xác định Sắt bằng phương pháp trắc phổ dùng thuốc thử 1,10- phenantrolin. TCVN 6177:1996

Mẫu nước sau khi lấy về cần phải axit hóa mẫu bằng cách dùng 1 ml axit sunfuric đậm đặc (4.10 là đủ cho 100 ml mẫu).


Lấy 50.0 ml (chú ý: độ chính xác) mẫu đã axit hoá.

Nếu có mặt sắt không tan, oxit sắt, phức chất sắt thì chuyển mẫu sang bình đun thể tích 100 ml và tiến hành sử lý sơ bộ như sau:

- Oxy hoá

Thêm 5 ml dung dịch kali peroxodisunfit (4.8) và đun sôi nhẹ trong 40 phút, đảm bảo thể tích không cạn quá 20 ml. Làm nguội và chuyển vào bình định mức dung tích 50 ml và thêm nước tới vạch.

Chú thích: - Phương pháp thay thế: hỗn hợp có thể hấp trong bình kín 100 ml, trong 30 phút, sau đó làm nguội hoặc pha loãng tới 100 ml. Sự pha loãng này phải được tính khi tính toán kết quả bằng cách nhân với cơ số 2.

Nếu dung dịch đục sau khi oxy hoá trước khi pha loãng, cần lọc ngay qua màng lọc vào bình định mức. Tráng giấy lọc với một ít nước, cho dịch rửa vào dịch lọc và thêm nước đến vạch.

- Khử thành sắt (II)

Chuyển dung dịch sang bình 100 ml, thêm 1 ml hidroxylamoni clorua và trộn kỹ. Thêm 2 ml dung dịch đệm axetat và chỉnh pH 3.5 - 5.5, tốt nhất là 4.5.

Chú thích: - Sự khử sắt (III) thành sắt (II) có hiệu quả nhất với pH =1, do đó thêm dung dịch đệm sau cùng.

- Sự tạo thành chất hấp thu

Thêm 2 ml dung dịch 1.10- phenantrolin vào dung dịch và để ở chỗ tối trong khoảng 15 phút.


- Đo quang

Đo độ hấp thu của dung dịch sử dụng phổ kế với 510 nm dung nước trong cuvet so sánh.

- Chuẩn bị dung dịch thử trắng, thực hiện chính xác theo quy trình như đối với mẫu, nhưng thay 50 ml mẫu bằng 50 ml nước.

- Hiệu chuẩn

Chuẩn bị dung dịch chuẩn:

Chuẩn bị dãy dung dịch sắt chuẩn trong khoảng nồng độ như dự tính của mẫu thử bằng cách cho một thể tích chính xác đã biết dung dịch Fe chuẩn vào một loạt bình định mức 50 ml. Thêm 0.5 ml dung dịch H2SO4 loãng vào mỗi bình và thêm nước tới vạch.

Xử lý loạt dung dịch sắt chuẩn như đã làm với mẫu, tương ứng với quy trình cho mỗi dạng Fe cần xác định.

- Dựng đường chuẩn

Với mỗi dãy dung dịch sắt chuẩn, chuẩn bị đồ thị chuẩn bằng cách đặt nồng độ dung dịch sắt (mg/l) trên trục hoành tương ứng với độ hấp thu trên


trục tung. Yêu cầu một đường chuẩn riêng cho mỗi dạng Fe, mỗi một máy quang phổ và mỗi chiều dài quang học của cuvet.

- Tính toán

Nồng độ sắt của mẫu, biểu thị bằng miligam trên lít được tính theo công thức: F (A1- A0)

Trong đó:

F là độ dốc của đường cong chuẩn tương ứng (7.5.2); A1 làđộ hấp thu của dung dịch đo (7.1.1.4);

A0 là độ hấp thu của dung dịch thử mẫu trắng (7.4).

Chú thích: Thể tích H2SO4 thêm vào mẫu cần được đưa vào khi tính

toán.

7. NO3- được xác định bằng phương pháp so màu quang điện bằng

máy UV – VIS tại bước sóng 410 nm.

Lấy 100 ml mẫu, điều chỉnh pH về 7 bằng HCl hoặc NaOH. Cho vào chén sứ, cô cạn trên bếp cách thủy ở 90 – 100oC. Thêm 1 ml axit đisunfofenich cho vào phần cặn, dùng đũa thủy tinh khuấy cho cặn tan hết. Cho thêm 20 ml nước cất, 6 ml NH3. Nếu xuất hiện kết tủa phải lọc qua giấy lọc, để yên vài phút rồi chuyển vào bình định mức 50 ml rồi mang đi so màu.


4

8. PO 3- được xác định bằng phương pháp so màu quang điện bằng máy UV – VIS tại bước sóng 882 nm.

Lấy 20 ml mẫu nước sau khi lọc và điều chỉnh pH về 8,5 bằng NaOH hoặc HCl loãng. Thêm 5 ml hỗn hợp thuốc thử phốt pho, để trong 1h rồi mang đi so màu. Nếu màu đậm quá thì định mức tới vạch 50 hoặc 100 ml

9. Xác định Clorua (Cl- ) bằng phương pháp chuẩn độ muối Morh.

Phương pháp này sử dụng K2CrO4 làm chỉ thị, khi Cl- kết tủa hết với Ag+ dưới dạng AgCl thì một giọt AgNO3 dư thêm vào dung dịch sẽ làm xuất hiện kết tủa màu đỏ nâu Ag2CrO4. Hàm lượng Cl- được tính theo công thức sau:


-

(Va – Vb)*35453*N

CCl = Vc

(mg/l)

Trong đó: Va là thể tích dung dịch AgNO3 chuẩn độ mẫu phân tích (ml) Vb là thể tích dung dịch AgNO3 chuẩn độ mẫu trắng (ml)

Vc là thể tích mẫu nước lấy để phân tích (ml) N là nồng độ đương lượng của AgNO3 (đl/g)

10. Phát hiện và đếm vi khuẩn coliform bằng phương pháp màng

lọc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/10/2023