Các Nhân Tố Tác Động Đến Tài Nguyên Nước Mặt Lưu Vực Sông Đồng Nai


CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG ĐỒNG NAI‌


Hệ thống sông Đồng Nai nằm trong phạm vi tọa độ địa lý (10020/ - 12020/) vĩ độ Bắc, (105030/ - 108040/) kinh độ Đông, phía Bắc giáp với lưu vực sông Sêrêpôk, phía Tây giáp với Campuchia, Tây Nam giáp Đồng bằng sông Cửu Long, phía Đông giáp lưu vực sông Cái (Nha Trang), phía Đông Nam giáp lưu vực các sông ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận (Bản đồ 2.1).

Lưu vực sông Đồng Nai là một trong ba lưu vực sông lớn ở Việt Nam (sau lưu vực sông Mê Công và sông Hồng) là lưu vực sông phần lớn liên quan đến các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và một phần thuộc các tỉnh Bình Thuận, Long An với tổng diện tích 44.100 km2, trong đó 37.400 km2 (chiếm 84,8%) nằm trong lãnh thổ Việt Nam, 6.700 km2 (chiếm 15,2%) nằm trong lãnh thổ Campuchia [45]. LVS Đồng Nai bao gồm dòng chính sông Đồng Nai và 4 phụ lưu lớn là sông La Ngà phía bờ trái; sông Bé, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ phía bờ phải [3].

Vị trí của LVS Đồng Nai có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía Nam với một số tỉnh, thành phố thuộc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, nơi có tốc độ tăng trưởng nhanh và năng động trong cả nước. Tuy nhiên, những năm gần đây, tác động của sự thay đổi các nhân tố tự nhiên, quá trình phát triển kinh tế, cũng như nhu cầu sử dụng nước, quá trình sử dụng nước trong LVS Đồng Nai có nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến chất lượng nước, trữ lượng nước có những biến động không tốt.

Phân tích, đánh giá các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến tài nguyên nước mặt LVS Đồng Nai để thấy rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó có những giải pháp sử dụng hợp lý hơn tài nguyên nước mặt.


2 1 Các nhân tố tự nhiên tác động đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông 1


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

2.1. Các nhân tố tự nhiên tác động đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai‌

2.1.1. Địa chất – Địa hình‌

2.1.1.1. Đặc điểm chung

Do được hình thành từ quá trình vận động tạo sơn tân sinh, thuộc cấu trúc Đà Lạt, nằm ở phía nam địa khối Kon Tum. Đá gốc chủ yếu là bột kết phiến sét, đỏ phiến silic.

Khu vực thượng lưu thuộc Đắk Nông, Lâm Đồng chủ yếu là hệ tầng Dầu Tiếng, phức hệ Cà Ná phân bố ở phía giáp Ninh Thuận, Bình Thuận. Hệ tầng Bảo Lộc, La Ngà nằm ở trung lưu và phía hạ lưu chủ yếu là Đệ tứ mới được hình thành sau này.

Các loại đá phun trào bazan phân bố khắp nơi trong LVS Đồng Nai (Bản đồ 2.2), hạn chế quá trình phong hóa đá gốc, tạo nên các thác ghềnh, đây chính là yếu tố địa chất tác động đến đặc điểm hình thái dòng chảy của sông cũng như việc hình thành các công trình thủy điện ở đây.

Lưu vực sông Đồng Nai với nhiều kiểu địa hình khác nhau, từ đồng bằng đến cao nguyên đã tạo nên sự đa dạng về cảnh quan với 4 dạng địa hình chính là núi, trung du, đồng bằng và ven biển.

Bản đồ 2.3 thể hiện phân tầng độ cao của toàn LVS, từ 0 đến >1.500m, độ cao tăng dần từ hạ lưu về phía thượng lưu.

- Vùng núi: tập trung chủ yếu ở thượng và trung lưu của dòng chính sông Đồng Nai, một phần thuộc thượng lưu của sông La Ngà và sông Bé.

- Vùng trung du: tập trung ở trung và hạ lưu sông Bé, trung lưu sông Sài Gòn, hạ lưu sông La Ngà.

- Vùng đồng bằng: tập trung ở lưu vực sông Vàm Cỏ

- Vùng ven biển: tập trung ở phía hạ lưu giáp với Bà Rịa Vũng Tàu, phía đông của Thành phố Hồ Chí Minh…


2 1 1 2 Tác động của địa chất – địa hình đến tài nguyên nước mặt lưu 2


2 1 1 2 Tác động của địa chất – địa hình đến tài nguyên nước mặt lưu 3



2.1.1.2. Tác động của địa chất – địa hình đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai

Với cấu trúc địa chất có sự thay đổi từ thượng lưu đến hạ lưu với các giai đoạn hình thành khác nhau cũng là yếu tố tạo sự đa dạng về tuổi của các loại đá gốc với tính chất khác biệt trong quá trình ngấm nước, hay dễ bị phong hóa bởi nước, cũng như khả năng tác động đến lượng nước trong lưu vực sông Đồng Nai.

LVS Đồng Nai chia làm 3 phần: thượng lưu, trung lưu và hạ lưu trên cơ sở phân hóa của yếu tố địa hình và dòng chảy. Khu vực thượng và trung lưu của LVS Đồng Nai do ở phía địa hình cao nên không bị ảnh hưởng bởi chế độ triều, chế độ dòng chảy ảnh hưởng lớn bởi việc điều tiết của các hệ thống công trình hồ chứa lớn [4]. Khu vực phía hạ lưu ở địa hình thấp, chịu tác động của triều, xâm nhập mặn (chế độ triều của khu vực cửa sông vùng Đông Nam Bộ mang tính chất bán nhật triều không đều với biên độ triều vào loại lớn của Việt Nam). Vì thế, chế độ thuỷ văn ở hạ lưu chịu sự chi phối với các mức độ khác nhau của các yếu tố như chế độ dòng chảy từ thượng lưu về, chế độ triều biển Đông và các hoạt động khai thác có liên quan đến dòng chảy và hoạt động của dòng sông ngay tại hạ lưu. Chính yếu tố địa hình đã tác động đến dòng chảy trong lưu vực. Trong quá trình hình thành dòng chảy thì yếu tố địa hình có vai trò rất quan trọng đến tốc độ dòng chảy, khả năng lưu giữ nước hoặc thất thoát nước. Với những LVS lớn có địa hình phức tạp như LVS Đồng Nai thì chính yếu tố địa hình lại tạo ra sự đa dạng cho các kiểu hệ sinh thái và dòng chảy. So với các LVS khác thì LVS Đồng Nai có nhiều kiểu địa hình khác nhau, từ cao nguyên đến đồng bằng, sự chênh lệch độ cao của địa hình cần được xem xét khi nghiên cứu về chế độ dòng chảy và khả năng tích nước trong LVS.

Do hạ lưu của LVS chịu ảnh hưởng của các hoạt động phía Biển Đông nên quá trình xâm nhập mặn cần được lưu ý, điều này sẽ ảnh hưởng đến chế độ nước và chất lượng nước của hạ lưu sông Đồng Nai – Sài Gòn, nhất là vào thời điểm mùa khô.


2.1.2. Khí hậu‌

2.1.2.1. Đặc điểm chung

Trong các thành phần tự nhiên tác động đến nguồn nước của các lưu vực sông thì khí hậu luôn giữ vị trí tiên phong, các yếu tố khí tượng như mưa, bức xạ, nhiệt độ, bốc hơi... đều ảnh hưởng đến quá trình tích lũy hay mất nước trong các sông.

Trong lưu vực sông Đồng Nai, khí hậu cũng có sự phân hóa rất rõ giữa các tỉnh do sự tác động của yếu tố địa hình. Do lưu vực trải dài trên nhiều tỉnh, thành phố thuộc khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên nên sự khác biệt về độ cao địa hình cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến nền nhiệt theo nguyên tắc đai cao. Chính sự khác biệt, chênh lệch nhiệt độ do địa hình đã dẫn đến sự thay đổi về lượng mưa nhận được, khả năng bốc hơi và giữ nước của lưu vực sông. Sự thay đổi của nhiệt độ cũng tác động đến quá trình hình thành sinh vật với các kiểu hệ sinh thái và khả năng giữ nước để hình thành dòng chảy ngầm tiếp tục cung cấp nước cho sông cũng khác nhau.

Tại trạm Bảo Lộc, nhiệt độ trung bình tháng trong 30 năm từ 1986 đến 2015 cũng khá cao, trung bình > 200C (cao nhất là 23,20C vào tháng 4 và thấp nhất là 20,30C vào tháng 1). So với trạm Tây Ninh thì nhiệt độ đo được ở trạm Bảo Lộc thấp hơn, không có tháng nào nhiệt độ > 250C. Yếu tố nhiệt đã góp phần tạo nên vi khí hậu rất đặc trưng cho khu vực đầu nguồn của lưu vực sông Đồng Nai, làm giảm quá trình bốc, thoát hơi nước, tăng quá trình tích lũy nước cho sông cùng với độ che phủ tốt.

Trạm Đà Lạt do có tác động của yếu tố địa hình núi cao nên nhiệt độ thấp hơn ở trạm Bảo Lộc và Tây Ninh. Có 4 tháng nhiệt độ trung bình tháng < 180C (từ tháng 11 đến tháng 2) và 8 tháng > 200C (từ tháng 3 đến tháng 10). Sự phân hóa theo đai cao đã tạo nên sự khác biệt về khí hậu ở Lâm Đồng, một trong những tỉnh có ảnh hưởng đến các hoạt động tự nhiên của toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai. Với sự xuất hiện của 4 tháng có nhiệt độ trung bình tháng dưới 180C, là nhân tố quan trọng để hình thành nên các kiểu hệ sinh thái đặc trưng không giống như ở các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ.


Khí hậu khu vực Đông Nam Bộ có nền nhiệt tương đối cao, tại trạm Tây Ninh số liệu quan trắc nhiệt độ trung bình tháng trong 30 năm từ 1986 đến 2015 cho thấy cả 12 tháng nhiệt độ trung bình tháng > 250C (dao động từ 25,80C đến 290C).

Lưu vực sông Đồng Nai nằm trong khu vực đón gió mùa Tây Nam, vì thế lượng mưa khá lớn, trung bình từ 2.400 mm – 2.800 mm/năm, dao động từ 500 mm đến dưới 3.000 mm tùy vị trí trong lưu vực và thời điểm tiếp nhận mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, đôi khi kéo dài đến tháng 11. Mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4.

Tại LVS Đồng Nai, lượng mưa biến động theo thời gian, mưa theo mùa. Tuy nhiên, trong giai đoạn 30 năm (từ 1986 – 2015), lượng mưa tại LVS Đồng Nai cũng có nhiều diễn biến bất thường do sự tác động của biến đổi khí hậu.

Lượng mưa trung bình năm tại Bảo Lộc trong 30 năm là 2.696 mm, Tây Ninh là 1.894 mm, Đà Lạt là 1.853 mmm.

Dựa vào Hình 2.1, 2.2 và 2.3 cho thấy xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm tại trạm Đà Lạt trong giai đoạn 1986 – 2015 tăng 2,59 mm/năm, tại trạm Tây Ninh xu thế lượng mưa tăng 0,06 mm/năm và tại trạm Bảo Lộc tăng 9,38 mm/năm. Có thể nói Bảo Lộc có mức tăng rất cao, gấp 3,6 lần so với trạm Đà Lạt, trạm Tây Ninh hầu như lượng mưa không có xu thế thay đổi.

Bảo Lộc được coi là tâm mưa của LVS Đồng Nai, có những năm lượng mưa trung bình đạt trên ngưỡng 3.000 mm như các năm 1994, 1997, 2000, 2001, 2003, 2006 và 2007, riêng năm 2.000 lượng mưa cao nhất, đạt 4.262 mm. Mùa mưa ở Bảo Lộc từ tháng 4 – 11, nhưng lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 6 – 9, số ngày mưa khoảng 190 ngày/năm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024