Hiển Thị Csdl Tài Nguyên Nước Trên Dòng Chính Sông Đà Trên File Trình Bày


Đưa ra hướng sử dụng nguồn nước cho các mục đích thủy điện và phát triển nông nghiệp rò ràng, tránh lãng phí. Nâng cao trách nhiệm của cá nhân, của đơn vị và tuyên truyền cho người dân thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra để góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước cho khu vực nói riêng và cho dòng chính sông Đà nói chung.

- Trong ba tỉnh còn lại Sơn La là tỉnh có nguồn nước đánh giá ở mức an toàn nhất, mức độ ảnh hưởng ít do vậy cần duy trì mức độ ổn định nguồn nước, góp phần tích lũy nguồn nước sử dụng cho dòng chính sông Đà, và xả nước đúng thời điểm cung cấp sự thiếu hụt nguồn nước cho các chi lưu trên dòng chính sông. Hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu xét về mức độ nghiêm trọng thì Điện Biên sẽ cần chú trọng đến vấn đầ an ninh nguồn nước nhiều hơn, bởi tại đây có khu kinh tế lớn tập trung lượng giao lưu buôn bán nhiều, trong tương lai mức độ an ninh nguồn nước sẽ tăng lên đáng kể, vì thế tỉnh này phải có các chủ trương chính sách sử dụng nguồn nước hợp lý ngay từ bây giờ.

- Đáng kể đến là phần không đánh giá được nguồn nước đến tại địa bàn tỉnh Lai Châu, với phần diện tích khá rộng nằm ở thượng lưu trên dòng chính sông Đà. Với hệ thống sông ngòi khá dầy, cung cấp nguồn nước dồi dào từ thượng nguồn đổ về, tuy nhiên tại những nơi này lại không thể đánh giá được nguồn nước đến, đây sẽ là một trong những vấn đề cần được nghiên cứu phát triển kĩ lưỡng trong các nghiên cứu sau.

- An ninh nguồn nước trên tiêu chí phát triển nông nghiệp: với thảm thực vật trên dòng chính sông Đà khá phong phú, trải dài duyên suốt trên địa bàn 6 tỉnh trong khu vực nghiên cứu có sản lượng cung cấp lương thực hàng năm khá lớn. Do vậy vấn đề cung cấp nước cho phát triển nông nghiệp cần phải được chú trọng hơn, đặc biệt là tập quán canh tác, cần loại bỏ các tập quán canh tác lạc hậu, nâng cao khoa học kĩ thuật, để giảm thiểu tối đa chất lượng


nguồn nước cũng như triển khai thêm các hệ thống tưới hợp lý nhưng vẫn đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà.

- An ninh nguồn nước trên tiêu chí phát triển thủy điện: với nguồn nước dồi dào, dòng chính sông Đà là lưu vực có triển vọng lớn phát triển ngành công nghiệp điện năng. Hiện nay các công trình thủy điện lớn đang nằm trên dòng chính sông Đà, tuy nhiên dựa theo mức độ an ninh nguồn nước đã phân tích ở trên thì việc phát triển nguồn năng lượng này phải đảm bảo hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm nguồn nước và có biện pháp cụ thể đặc biệt là xây dựng hệ thống hồ chứa liên hoàn phục vụ tối đa việc cung cấp lượng nước thiếu hụt vào mùa mưa.


` 125

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.


Hình 3 27 Hiển thị CSDL tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà trên file trình 1

Hình 3.27. Hiển thị CSDL tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà trên file trình bày


3.4.2. Đánh giá về cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà

- Cơ sở dữ liệu tài nguyên nước tỷ lệ 1:100.000 phục vụ đảm bảo an ninh nguồn nước trên dòng chính sông Đà được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chuẩn thông tin địa lý cơ sở, thực hiện được các chuẩn dữ liệu sau:

+ Chuẩn thuật ngữ: các kiểu dữ liệu được sử dụng như kiểu dữ liệu số number, kiểu dữ liệu số nguyên Interger…

+ Chuẩn về hệ thống tham chiếu không gian: sử dùng hệ quy chiếu và hệ toạ độ quốc gia VN-2000. Ví dụ các tham số của hệ quy chiếu: Ellipsoid WGS-84 toàn cầu, các kích thước, tốc độ góc quay, hằng số trọng trường, định vị và điểm gốc toạ độ quốc gia, sử dụng múi chiếu 30.

+ Chuẩn mô hình cấu trúc dữ liệu địa lý: mỗi một Feature Class biểu diễn một kiểu đối tượng địa lý bao gồm tên lớp, thuộc tính và thể hiện mối quan hệ.

+ Chuẩn về phân loại đối tượng địa lý: ví dụ như tên đường địa giới, đường ranh giới phân định…

+ Chuẩn thể hiện trình bày dữ liệu địa lý: thông tin trình bày được lưu độc lập với tập dữ liệu; ở đây file databe được lưu dưới dạng *mdb, file trình bày được lưu dưới dang file *mxd.

+ Chuẩn về chất lượng dữ liệu không gian: được mô tả bằng các đối tượng không gian topology.

+ Chuẩn siêu dữ liệu (Metadata): các thông tin này cho biết dữ liệu nào đang được lưu trữ trong CSDL.

+ Chuẩn mã hóa và trao đổi dữ liệu: tên kiểu số nguyên, chuỗi kí tự sting. Phần mở rộng giữ liệu được chuyển đổi qua phần mềm FME sang dữ liệu dạng *.gml và *.xsd.


- Việc cập nhật bổ sung thêm các dữ liệu mới theo năm sẽ được tiến hành trực tiếp trong CSDL tài nguyên nước mà vẫn xem được lịch sử CSDL. Khi đó trong các bảng thuộc tính chỉ cần viết thể các Record mới (thể hiện số liệu cập nhật). Đây cũng là một trong những lợi thế khi sử dụng ArcGIS phiên bản 10.2.2, ta có thể thêm trực tiếp vào Geodatabase ta đã tạo ra trước đó.


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

An ninh nguồn nước đang trở thành một trong những thách thức lớn cho tương lai. Bên cạnh những yếu tố khách quan như biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, tác động tiêu cực của các chính sách phát triển bền vững, quy hoạch thiếu tầm nhìn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thách thức này.

Thông qua phần mềm ArcGIS10.2.2 đề tài đã xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà, đảm bảo cung cấp cho nhà quản lý, thống kê và dự báo an ninh nguồn nước với tỷ lệ bản đồ 1:100.000. Là bước đầu hình thành nên cơ sở dữ liệu tài nguyên nước cơ bản, từ đó góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, đảm bảo phát triển bền vững. Phân tích kết quả đạt được trong nghiên cứu cho thấy, lưu lượng nước, cấp độ ảnh hưởng có vai trò hết sức quan trọng trong đánh giá mức độ an ninh nguồn nước. Những khu vực có nguồn nước bị ảnh hưởng ở mức độ nghiêm trọng tập trung chủ yếu ở những vùng có dân cư đông đúc, là nơi có các cụm công nghiệp, kinh tế lớn hoặc có thảm thực vật dày. Trong khi đó, diện tích các khu vực có mức độ ảnh hưởng ít tập trung chủ yếu tại những nơi dân cư thưa thớt, nền kinh tế chưa phát triển nhiều.

Từ cơ sở dữ liệu tài nguyên nước đã xây dựng ta đánh giá được mức độ an ninh nguồn nước trên địa bàn từng tỉnh trong khu vực nghiên cứu theo tiêu chí phát triển thủy điện và nông nghiệp. Nhận xét mối quan hệ giữa mức độ tập trung dân cư, mức độ phát triển tại các khu công nghiệp, khu kinh tế và mức độ an ninh nguồn nước; việc khôi phục và tái tạo nguồn nước có vai trò vô cùng quan trọng. Kết quả nhận được trong nghiên cứu là một nguồn thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý đưa ra dự báo và các biện pháp giảm thiểu thiệt hại do các hoạt động của con người gây ra cho nguồn nước.


Kiến nghị

Các dữ liệu sử dụng để xây dựng CSDL tài nguyên nước trên dòng chính sông Đà chưa có nhiều đặc biệt là các dữ liệu về nguồn nước, dữ liệu hiện có chỉ được bản in không sử dụng trực tiếp được, do đó phải mất nhiều thời gian để biên tập, số hóa và đưa bản đồ về đúng tỷ lệ theo đề tài nghiên cứu. Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến thời gian hoàn thiện đề tài, vì thế chỉ có thể xây dựng CSDL với mức độ chi tiết vừa phải, hướng nghiên cứu tiếp theo để đảm bảo mức độ chi tiết trong công tác quản lý, thống kê và dự báo an ninh nguồn nước. Đề xuất thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu an ninh nguồn nước tỷ lệ 1:25.000.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Tiến (2010), Tài nguyên nước trong tình hình thế giới biến đổi, Cục Quản lý Tài nguyên nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ nội vụ (2014), Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Hà Nội.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Tĩnh (2015), Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường vùng ven biển tỉnh Hà Tĩnh.

4. The Colorado department of natural resources (The United States), Overview of The Colorado River decision support system, People's Yangtze River, vol. 2, pp. 43-46, 1996.

5. Gupta, S. K. and Solomon, S. I., Distributed Numerical Model for Estimating Runoff and Sediment Discharge of Ungaged Rivers-1. the information system, Water Resources Research, vol. 13, pp. 613- 618, 1977.

6. Hoàng Đăng Nguyễn (2013), Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý tài sản và vận hành mạng lưới cấp nước tại phường 1, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, ngành Hệ thống Thông tin Địa lý, trường Đại học Nông lâm thành phố Hồ Chí Minh.

7. Viện quy hoạch thuỷ lợi, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Nghiên cứu cơ bản và hình thành quy hoạch tổng thể phát triển và quản lý tài nguyên nước 14 lưu vực sông chính, báo cáo giai đoạn I do chính phủ Việt Nam hợp tác cùng chính phủ Nhật Bản tiến hành nghiên cứu trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật chung.

8. Hoàng Thanh Tùng, Ngô Lê An, Trịnh Quang Toàn (2005), Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu và xây dựng phần mềm quản lý, phân tích cơ sở dữ liệu tài nguyên nước Việt Nam, khoa Thủy văn và Tài Nguyên nước, Đại học Thủy Lợi.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/06/2022