Giá Trị Kinh Tế Toàn Phần Của Tài Nguyên Đất Ngập Nước Tại Vùng Cửa Sông Ba Lạt, Tỉnh Nam Định



2.6. GIÁ TRỊ KINH TẾ TOÀN PHẦN CỦA TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VÙNG CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH


STT

Các giá trị kinh tế

Tổng giá trị 1 năm (triệu đồng)

Giá trị/ha

1 năm

(triệu đồng)

Tỷ lệ (%) trong tổng giá trị


GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP

1

Nuôi tôm

7.388

4,2

7,42

2

Nuôi ngao

38.100

84,0

42,5

3

Ngao giống

12.000

60,0

13,4

4

Nuôi cua

7.000

11,6

7,81

5

Trồng rong câu

3.600

6,0

4,02

6

Mật ong

2.100

0,6

2,34

7

Khai thác thủy sản vùng lõi

9.100

2,9

10,2

8

Giá trị du lịch

2.421


2,7

Tổng giá trị sử dụng trực tiếp

81.709


92,2


GIÁ TRỊ SỬ DỤNG GIÁN TIẾP

1

Giá trị hỗ trợ sinh thái cho

nuôi trồng thủy sản của RNM

3.071

16,5

3,43

2

Giá trị phòng hộ đê biển của

RNM

1.520

0,49

1,7

3

Giá trị hấp thụ cacbon của

RNM

1.920

0,62

2,15

Tổng giá trị sử dụng gián tiếp

6.511


7,35


GIÁ TRỊ PHI SỬ DỤNG

1

Giá trị bảo tồn đa dạng sinh

học của ĐNN

399


0,45


GIÁ TRỊ KINH TẾ TOÀN PHẦN


88.619


100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Giá trị kinh tế của tài nguyên đất ngập nước tại cửa sông Ba Lạt tỉnh Nam Định - 17

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu (2008)



2.7. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trong chương này, luận án áp dụng cách tiếp cận đánh giá tổng thể và một hệ thống nhiều phương pháp đánh giá để ước tính giá trị kinh tế toàn phần và từng phần của tài nguyên ĐNN cửa sông Ba Lạt thuộc VQG Xuân Thủy, tỉnh Nam Định. Qui trình đánh giá gồm nhiều bước từ xác định phạm vi nghiên cứu, xác định các nhóm giá trị kinh tế, lựa chọn giá trị đánh giá, xác định mô hình đánh giá lý thuyết và thực nghiệm, lựa chọn kỹ thuật đánh giá, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp, xử lý số liệu và diễn giải kết quả tính toán.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả ba nhóm giá trị trong tổng giá trị kinh tế của ĐNN là giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng đều tồn tại ở khu vực nghiên cứu mặc dù qui mô giá trị là khác nhau. Trong đó, giá trị sử dụng trực tiếp chiếm tỷ trọng và qui mô lớn nhất trong tổng giá trị kinh tế (92,2%), tiếp sau là giá trị sử dụng gián tiếp (7,35%) và cuối cùng là giá trị phi sử dụng (0,45%). Trong các giá trị cụ thể thì giá trị nuôi ngao là lớn nhất, tiếp sau là giá trị khai thác ngao giống và thủy sản tại vùng lõi VQG. Mặc dù có qui mô và tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị kinh tế thì sự hiện diện và tồn tại của giá trị phi sử dụng cho thấy nhận thức, thái độ và sự cảm nhận của người dân địa phương khá rõ về giá trị bảo tồn đa dạng sinh học của ĐNN. Với họ, bảo tồn đa dạng sinh học có giá trị và họ sẵn sàng trả tiền để duy trì giá trị đó. Đây là một phát hiện rất quan trọng giúp cho các nhà quản lý hoạch định các chính sách quản lý bảo tồn nhằm sử dụng khôn khéo tài nguyên ĐNN, mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng xã hội.


CHƯƠNG 3


QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI CỬA SÔNG BA LẠT, TỈNH NAM ĐỊNH TRÊN CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA ĐẤT NGẬP NƯỚC

Như đã trình bày trong phần mở đầu, một trong những mục tiêu quan trọng của luận án là đánh giá giá trị kinh tế của tài nguyên ĐNN tại cửa sông Ba Lạt, tỉnh Nam Định và sử dụng các thông tin này như một yếu tố đầu vào để đề xuất các giải pháp quản lý nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên ĐNN tại khu vực. Cụ thể hơn, dựa vào kết quả đánh giá giá trị kinh tế của ĐNN trong Chương 2 và những ứng dụng của thông tin giá trị kinh tế của ĐNN trong quản lý ĐNN (Chương 1), luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp để quản lý ĐNN tại cửa sông Ba Lạt gồm:

Đề xuất phương án sử dụng ĐNN tại khu vực dựa trên việc phân tích chi phí - lợi ích của các phương án sử dụng ĐNN nhằm phục vụ qui hoạch sử dụng đất và các qui hoạch phát triển tại Huyện Giao Thủy giai đoạn 2010 – 2020

Đề xuất áp dụng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi trường để bảo tồn các giá trị sinh

thái của ĐNN


Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý ĐNN


Tiến hành các chương trình giáo dục, truyền thông về ĐNN tại địa phương có

lồng ghép thông tin về giá trị kinh tế của ĐNN.


3.1. ĐỀ XUẤT KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐNN TRÊN CƠ SỞ PHÂN TÍCH CHI

PHÍ - LỢI ÍCH CỦA CÁC PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG ĐNN


3.1.1. Hiện trạng sử dụng đất ngập nước tại VQG Xuân Thủy


Trong khoảng vài chục năm gần đây, vùng bãi triều cửa sông Ba Lạt thuộc huyện Giao Thuỷ được đưa vào khai thác sử dụng nguồn lợi tự nhiên phục vụ dân sinh. Giai đoạn 1960 - 1985 là thời kỳ quai đê lấn biển theo phương châm "lúa lấn cói, cói



lấn vẹt, vẹt lấn biển”. Trong giai đoạn này Huyện đã quai đê lấn biển được khoảng 300 ha ở sát chân đê Ngự Hàn [32].

Từ năm 1985 - 1995 là giai đoạn mở cửa và thay đổi về chiến lược phát triển kinh tế vùng biển. Phương châm "vẹt lấn biển, tôm lấn vẹt" đã tạo ra hàng ngàn ha đầm tôm ở vùng Bãi Trong và Cồn Ngạn. Trong thời gian này, hàng ngàn ha rừng đã bị phá để làm đầm tôm. Gần 2.000 ha bãi triều không còn giữ được cảnh quan tự nhiên mà bị ngăn thành nhiều ô thửa để điều tiết nước theo yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản.


Cỏc cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương cũng can thiệp khá mạnh bằng cách

quy hoạch vùng nuôi, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi, làm thay đổi

đáng kể bộ mặt tự nhiên ở khu vực bãi bồi vùng cửa sông Ba Lạt, huyện Giao Thuỷ. Cảnh quan hoang dã của vùng bãi triều đã nhường chỗ cho các mô hình canh tác mới của con người, đồng thời kéo theo sự suy giảm về số lượng và chất lượng các loài động vật hoang dã và môi trường sinh thái tự nhiên của khu vực. Tuy nhiên với tầm nhìn về phát triển bền vững, Nhà nước đã lưu giữ lại một vùng ĐNN nguyên sinh để bảo tồn, hiện là vùng lõi của VQG Xuân Thuỷ.

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất Cồn Lu - Cồn Ngạn


Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

Đất nuôi trồng thuỷ sản

2433,1

30,19

Đất nuôi tôm, cua, cá

1779


Đất có mặt nước nuôi vạng

654


Đất có rừng

2760,72

34,24

Đất chuyên dùng

84,81

1,05

Đất dân cư

101,73

1,26

Đất chưa sử dụng

2681,41

33,26

Sông rạch

693,48


Đất bằng, bãi cát, cồn cát

1230,41


Đất có mặt nước chưa sử dụng

757,52


Nguồn: [46]



Năm 1992, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế mới Cồn Ngạn (Quyết định 455/QĐ-LĐTBXH ngày 4/8/1992). Theo đó vùng Cồn Ngạn được chia thành 4 ô để nuôi trồng thủy sản:

Ô 1 giáp địa giới hành chính xã Giao Thiện có diện tích 774 ha


Ô 2 giáp địa giới hành chính xã Giao An có diện tích 1280 ha


Ô 3 giáp địa giới hành chính xã Giao Lạc có diện tích 716 ha


Ô 4 giáp địa giới hành chính xã Giao Xuân có diện tích 430 ha


Bảng 3.2: Diện tích các đầm nuôi trồng thuỷ sản


Trong đó


Ô 1

Ô 2

Ô 3

Ô 4

Giao Thiện

97

663,5

663,5




Giao An

62

897


897



Giao Lạc

18

169



169


Giao Xuân

6

49,5




49,5

Tổng

183

1779

663,5

897

169

49,5

Xã Số đầm Diện tích (ha)



Nguồn: [46]


Nhìn chung các đầm đều sử dụng hình thức nuôi quảng canh, nhiều đầm đã thực hiện kiểu nuôi sinh thái, quy mô các đầm không đồng đều, việc đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi tôm còn hạn chế.

Từ năm 1988, khi UBND huyện Giao Thủy triển khai quai đê khoanh đập 3.200 ha bãi bồi Cồn Lu - Cồn Ngạn theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng vùng kinh tế mới. Trong đó Huyện đã tạm giao đất, giao rừng cho nhân dân khoanh đắp đầm nuôi trồng thủy sản. Phần cuối Cồn Lu và Cồn Ngạn là vùng đất cát pha tạm giao cho nhân dân nuôi ngao. Cho đến năm 2007, diện tích nuôi kết hợp là 1.779 ha, nuôi chuyên ngao là 450 ha.



1.2. Phân tích chi phí - lợi ích các phương án sử dụng đất ngập nước tại vùng đệm VQG Xuân Thủy

Bước 1: Xác định các nhóm lợi ích


Luận án sẽ áp dụng qui trình phân tích chi phí- lợi ích trong Chương 1 để tiến hành phân tích chi phí - lợi ích mở rộng cho các phương án sử dụng ĐNN phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng đệm Huyện Giao Thủy. Vào năm 2009, UBND Huyện sẽ xây dựng qui hoạch nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2010-2020, trong đó nuôi trồng thủy sản nước lợ tại vùng cửa sông Ba Lạt, cụ thể là vùng Cồn Lu, Cồn Ngạn có vai trò rất quan trọng vì đây là vùng nuôi thủy sản lớn nhất cũng như mang lại giá trị sản xuất lớn nhất cho toàn Huyện.


Ngoài ra, qui hoạch phát triển kinh tế xã hội của Huyện trong giai đoạn 2010-2020 cũng cần các thông tin về giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản để đưa ra các định hướng phát triển. Vì vậy, việc tính toán giá trị của các phương án sử dụng ĐNN có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà hoạch định, quản lý lựa chọn được một phương án sử dụng tài nguyên tại địa phương hiệu quả, mang lại lợi ích lớn nhất cho cộng đồng.

Các nhóm lợi ích chính trong phân tích tài chính là các doanh nghiệp, chủ hộ nuôi ngao và nuôi tôm kết hợp (cua, rau câu). Nhóm lợi ích trong phân tích kinh tế là các nhà quản lý của Huyện (nhìn nhận dự án trên quan điểm xã hội).

Bước 2: Xác định các phương án sử dụng ĐNN


Các phương án sử dụng ĐNN tại khu vực được xác định trên cơ sở các định hướng sử dụng ĐNN tại vùng Cồn Ngạn-Cồn Lu của Huyện trong giai đoạn 2010-2020. Hiện tại, mặc dù qui hoạch sử dụng đất và nuôi trồng thủy sản giai đoạn trên vẫn chưa được xây dựng nhưng theo Phòng NNPTNT của Huyện thì những phương án sử dụng ĐNN tại Cồn Ngạn-Cồn Lu sau đang được cân nhắc:



Phương án 1:


Giữ nguyên hiện trạng sử dụng tài nguyên ĐNN như hiện tại, cụ thể như sau:


Diện tích nuôi tôm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha, trong đó có khoảng 600 ha là nuôi tôm sinh thái và 1179 ha nuôi quảng canh. Diện tích nuôi ngao khoảng 450 ha vẫn được duy trì tại khu vực cuối Cồn Ngạn và Cồn Lu. Thời gian cho thuê mặt nước là 10 năm.

Phương án 2:


Diện tích nuôi tôm kết hợp được giữ nguyên như cũ với tổng diện tích 1779 ha. Tuy nhiên, thời gian cho thuê đất dự kiến sẽ tăng lên 15 năm, khi đó nguời dân sẽ yên tâm đầu tư vào cải tạo ao và phục hồi rừng ngập mặn trong ao để tăng năng suất nuôi tôm. Theo Phòng NNPTNT Huyện thì phải sau 10 năm kể từ thời điểm đầu tư trồng cây trong ao thì ao mới phục hồi và cho năng suất nuôi trồng ổn định. Chính vì vậy việc kéo dài thời gian cho thuê sẽ có thể tạo động cơ cho người dân đầu tư phục hồi ao nuôi của mình.

Theo phương án này dự kiến sẽ có 60% người dân hiện đang nuôi quảng canh đầu tư cải tạo ao theo hướng nuôi sinh thái. Vì vậy, cho đến năm 2025 sẽ có 1779 ha nuôi kết hợp, trong đó có nuôi sinh thái là 1310 ha bao gồm 600 ha nuôi sinh thái cũ và 710 ha nuôi sinh thái chuyển đổi từ quảng canh. Theo phương án này vẫn còn 468 ha nuôi quảng canh. Ngoài ra, Huyện vẫn giữ nguyên diện tích nuôi ngao tại Cồn Ngạn và Cồn Lu là 450 ha.

Phương án 3:


Giống như phương án 2 tức là giữ nguyên diện tích nuôi kết hợp 1779 ha và cho thuê đất thời hạn 15 năm. Tuy nhiên, kèm theo việc thuê đất là điều khoản bắt buộc các chủ hộ nuôi phải đầu tư cải tạo ao và chuyển đổi tất cả các ao nuôi quảng canh thành ao nuôi sinh thái. Ngoài ra, việc đầu tư cải tạo ao và trồng rừng trong ao phải



được tiến hành từ khi thuê đất năm 2010. Như vậy, đến năm 2025 tại khu vực qui

hoạch sẽ có 1779 ha ao nuôi tôm sinh thái kết hợp và 450 ha nuôi ngao.


Phương án 4:


Do quá trình bồi tụ nên dự kiến đến năm 2010 vùng lòng sông Vọp cuối cồn Lu có diện tích mặt nước 400 ha ngập sâu từ 0,5 m đến 1,5 m sẽ nâng cao trong đó khoảng 100 ha không thể sử dụng để nuôi ngao được nữa mà dự kiến sẽ chuyển sang nuôi tôm sinh thái.

Phương án 4a:


Nếu kết hợp tình huống này với phương án 2 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm giả định 60% các hộ nuôi quảng canh chuyển sang nuôi sinh thái thì năm 2025 diện tích nuôi sinh thái kết hợp sẽ là 1410 ha. Diện tích nuôi quảng canh là 468 ha, diện tích nuôi ngao là 350 ha.

Phương án 4b:


Nếu kết hợp tình huống trên với phương án 3 là cho thuê mặt nước 15 năm kèm điều kiện yêu cầu các chủ hộ phải đầu tư nuôi sinh thái và thời điểm đầu tư là 2010 thì đến năm 2025 diện tích nuôi tôm sinh thái kết hợp là 1889 ha và nuôi ngao là 350 ha.

Bảng 3.3: Tóm tắt các phương án sử dụng ĐNN để nuôi trồng thủy sản

Đơn vị: ha



Các phương án

Diện tích nuôi

quảng canh

Diện tích nuôi

sinh thái

Diện tích nuôi

ngao

Thời gian

thuê dự kiến

(năm)


Phương án 1

600

1179

450

10

Phương án 2

469

1310

450

15

Phương án 3

0

1779

450

15

Phương án 4a

469

1410

350

15

Phương án 4b

0

1889

350

15

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 10/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí