Mô Hình Xử Lý Nước Thải Của Khu, Cụm Công Nghiệp


- Đối với các cơ sở xây dựng mới dọc sông Thương ưu tiên các ngành sản xuất thân thiện với môi trường, ít phát sinh chất thải, nước thải, gồm ngành sản xuất hàng may mặc, cơ khí, điện tử.

- Hạn chế, các ngành sản xuất sử dụng nhiều nước, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước gồm: sản xuất thực phẩm, bia rượu, sản xuất giấy, thức ăn chăn nuôi....

c. Đề xuất một số mô hình xử lý nước thải cụ thể như sau:

* Đối với nước thải sinh hoạt, cần xây dựng hệ thống dẫn nước thải sinh hoạt từ khu dân cư, nhà hàng, trường học ... vào hệ thống xử lý nước thải. Đặc trưng nguồn nước thải sinh hoạt thải vào sông Thương là có hàm lượng COD, BOD5, Coliform cao nên đề tài đưa ra mô hình xử lý như sau:

Hình 5 1 Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt Thuyết minh sơ đồ công nghệ 1

Hình 5.1. Mô hình xử lý nước thải sinh hoạt

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:


Nước thải sinh hoạt từ các nguồn phát sinh theo mạng lưới thu gom chảy vào hố thu của hệ thống xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị, hệ thống đường ống … song chắn rác thô được lắp đặt để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Tại bể điều hòa, hệ thống sục khí sẽ hòa trộn đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn và sinh mùi.

Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ được bơm qua bể xử lý sinh hoc dính bám với giá thể lơ lửng. Trong bể MBBR là thiết kế hệ thống xử lý nước thải đem lại kết quả cao nhất: diện tích nhỏ, khả năng xử lý triệt để ô nhiễm, dễ dàng tăng công suất mà không cần xây dựng thêm hệ thống.

Kỹ thuật dạng màng vi sinh chuyển động dựa vào giá thể vi sinh lưu động (MutagBiochip) là bước tiến lớn của kỹ thuật xử lý nước thải. Giá thể này có dạng tròn hoặc paraboloid với diện tích tiếp xúc đáng nể: 3000 m2/1 m3. Nhờ vậy sự trao đổi chất, nitrat hóa diễn ra nhanh nhờ vào mật độ vi sinh lớn tập trung trong giá thể lưu động.

Sau khi qua bể sinh học dính bám nước thải sẽ được dẫn qua bể lắng II, lắng II có nhiệm vụ lắng các bông cặn hình thành ở bể sinh hoc. Nước sạch sẽ được khử trùng ngay trên đường ống để loại bỏ vi khuẩn trước khi. Được xả vào nguồn tiếp nhận, bùn ở bể chứa bùn được lưu trữ, sau đó được các cơ quan chức năng thu gom và xử lý theo quy định.

*Nước thải bệnh viện:

Với nước thải bệnh viện, ngoài các thành phần vi sinh vật gây bệnh còn có đặc trưng giống nước thải sinh hoạt nên quy trình xử lý không cần quá phức tạp. Mặt khác, những yêu cầu riềng của hệ thống xử lý nước thải nằm trong khuôn viên bệnh viện và có thể nằm cạnh khu dân cư cũng cần phải tính đến trong việc lựa chọn công nghệ và thiết kế công trình. Công nghệ này có thể được mô tả như sau:


Hình 5 2 Mô hình xử lý nước thải Bệnh viện Giải thích sơ đồ Hố thu – SCR 2

Hình 5.2. Mô hình xử lý nước thải Bệnh viện

Giải thích sơ đồ:

Hố thu – SCR: Loại bỏ các tạp chất nổi và lơ lửng có kích thước lớn, những tạp chất này có thể gây tắc nghẽn đường ống, làm hỏng máy bơm. Rác định kỳ được vớt lên bằng thủ công rồi đem chôn lấp tại nơi quy định.

Bể chứa – điều hòa: Làm đồng đều lưu lượng và thành phần nước thải.

Trong bể chứa – điều hòa, có lắp đặt hệ thống khuấy trộn bằng thuỷ lực nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải về thành phần trước khi vào các công đoạn xử lý tiếp theo.


Bể keo tụ – lắng: Từ bể điều hoà, nước thải được bơm vào ngăn trộn keo tụ. Hóa chất cần thiết (ở đây 74ong chất keo tụ PAC) được đưa vào nhờ bơm định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Tại đây các bông keo tụ được hình thành và lắng xuống đáy bể.

Để tăng cường quá trình phát triển của bông keo tụ, tại đây có thể đưa thêm chất trợ keo tụ Polymer vào buồng phản ứng tạo bông ở giữa bể lắng.

Bể xử lý lọc sinh học hiếu khí: Loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải từ bể lắng sơ cấp đi vào bể được phân phối đều trên diện tích của bể. Dòng nước thải đi từ trên xuống tiếp xúc với khối vật liệu lọc có vi khuẩn hiếu khí dính bám.

Bể lắng thứ cấp: tách nhanh bùn hoạt tính. Từ bể lọc sinh học hiếu khí, nước lẫn bùn hoạt tính chảy vào bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm hút xả về bể phân hủy bùn..

Bể khử trùng: Tại bể khử trùng, nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cấp vào nhờ bơm định lượng. Nước đã khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài.

Bể phân hủy bùn: Bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa về bể phân hủy bùn yếm khí. Tại đây, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi nơi khác. Nước trong từ bể này quay trở lại bể chứa – điều hòa để xử lý lại.

* Nước thải của các khu, cụm công nghiệp:

Nước thải của các khu,cụm công nghiệp có thành phần, tính chất và mức độ ô nhiễm khác nhau do đặc thù hoạt động của các nhà máy, ngành nghề hoạt động, tuy nhiên chúng có đặc điểm chung đó là các thông số ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT).

Với mục tiêu xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nhằm xử lý các chất ô nhiễm có trong nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường QCVN


40:2011/BTNMT – cột A, vừa đảo bảo tính mỹ quan so với các công trình xung quanh, tránh quá trình phát sinh mùi hôi trong quá trình xử lý. Dựa vào số liệu về lưu lượng, nồng độ ô nhiễm các chất có trong nước thải, đề tài xin đưa ra công nghệ hóa lý kết hợp công nghệ sinh học giá thể vi sinh để giải quyết triệt để các chất ô nhiễm trong nước thải, vừa có giá thành hợp lý, vận hành đơn giản.

Hình 5 3 Mô hình xử lý nước thải của khu cụm công nghiệp Đối với nước 3

Hình 5.3. Mô hình xử lý nước thải của khu, cụm công nghiệp


* Đối với nước thải chăn nuôi gia súc:

Chất thải chăn nuôi gia súc có thể được tật dụng, xử lý làm phân bón sinh học,khí đốt để hạn chế việc phát sinh nước thải. Tuy nhiên, đối với chăn nuôi không nên chăn thả gia súc tự do để giảm thiểu nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm nguồn nước và xử lý nước thải tại các trạm chăn nuôi gia súc tập trung, theo sơ đồ công nghệ sau:

Hình 5.4. Mô hình xử lý nước thải chăn nuôi


Chương 6. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu về 45 đối tượng tác động vào sông Thương, kết quả phân tích, đánh giá 13 mẫu nước từ các nguồn tác động trực tiếp đến sông Thương, 13 mẫu nước mặt tại sông Thương cùng với nghiên cứu về lưu lượng nước sông Thương từ trạm Thủy văn Cầu Sơn, đề tài đã được hoàn thiện và đạt được các kết quả cụ thể như sau:

1. Kết quả điều tra, khảo sát đã xác định được 45 đối tượng tác động vào sông Thương trong đó có 16 nguồn tác động trực tiếp vào sông Thương gồm: 6 cơ sở sản xuất xả thải trực tiếp sông Thương; 05 trạm bơm tiêu thoát nước và 05 sông suối nhập lưu vào sông Thương. Tổng lượng nước tác động trực tiếp vào sông Thương là 2.375.011m3/ngày.

2. Kết quả phân tích 100% số mẫu nước từ các nguồn tác động trực tiếp vào sô Thương đều có những thông số vượt quy chuẩn đánh giá gồm QCVN 08/2008 (cột A2), QCVN 40/2011 (cột A), QCVN 14/2008 (cột A) nhiều lần, đặc biệt các thông số BOD5, COD, Coliform là ba thông số có tỉ lệ

số mẫu phân tích vượt quy chuẩn nhiều lần nhất, Thông số TSS và Cl- là hai

thông số chưa vi phạm quy chuẩn. Tại các vị trí nhập lưu và các vị trí tiếp nhận nước thải sản xuất công nghiệp có nhiều các thông số vi phạm quy chuẩn nhất. Theo không gian, các nguồn thải có mức độ ô nhiễm cao nhất thuộc khu vực thành phố Bắc Giang.

- 100% các mẫu nước mặt tại sông Thương đều có những thông số vượt QCVN 08/2008 cột A2 nhiều lần, đặc biệt các thông số BOD5, COD, Coliform, (PO4)3- là các thông số có tỉ lệ số mẫu phân tích vượt QCVN

08/2008 cột A2 nhiều lần nhất, thông số Fe, TSS và Cl- là ba thông số chưa vi

phạm QCVN 08/2008 cột A2. Theo không gian, các thông số ô nhiễm tăng cả về số lượng và giá trị tại khu vực Thành phố Bắc Giang.


- Theo WQI chất lượng nước sông Thương có phân khoảng rõ rệt, nghĩa là chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và mục đích tương đương khác đến khoảng nước ô nhiễm nặng.

3. Theo kết quả nghiên cứu 12 năm (2004-2016), lưu lượng trung bình tháng trong năm của nước sông Thương tại trạm thủy văn Cầu Sơn có xu hướng biến động gần như tương đồng nhau, độ chênh lệch lưu lượng giữa mùa khô là rất nhỏ (khoảng từ tháng 11 – tháng 4), còn vào mùa mưa từ tháng 5- tháng 11 thì lưu lượng nước biến động liên tục, có xu hướng tăng lên, đạt cực đại vào tháng 8 (10/12 năm đánh giá). Chênh lệch lưu lượng nước giữa các tháng mùa khô và mùa mưa là khá lớn. Còn về lưu lượng nước giữa các năm cũng có sự chênh khá lớn, cao nhất là năm 2013 với lưu lượng là 1810 triệu m3, thấp nhất là năm 2012 với lưu lượng là 485 triệu m3 nước.

- Để đánh giá diễn biến chất lượng nguồn nước sông Thương qua các năm, đề tài đã so sánh vào thời điểm từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017. Các thông số có xu hướng giảm dần từ tháng 10/2016 đến tháng 5/2017: pH; DO; COD;BOD5, TSS; Các thông số có xu hướng tăng dần từ tháng 10/2016 đến

tháng 5/2017: Cl-, Fe, Coliform. Có thể thấy chất lượng nước sông Thương

biến động rõ rệt theo từng thời điểm.

4. Trước thực trạng tài nguyên nước sông Thương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, đề tài đã đưa ra hai nhóm giải pháp về mặt chính sách, quản lý và giải pháp công nghệ nhằm hạn chế, xử lý nguồn nước thải vào sông Thương và bảo vệ tài nguyên nước sông Thương.

6.2. Tồn tại và khuyến nghị

Do điều kiện về thời gian và nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu những vị trí đặc trưng của khu vực,với những thông số môi trường cơ bản, và còn còn một số tồn tại sau:

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 03/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí