Các Nhân Tố Kinh Tế - Xã Hội Tác Động Đến Tài Nguyên Nước Mặt Lưu Vực Sông Đồng Nai


2 2 Các nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tài nguyên nước mặt lưu vực 1


2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội tác động đến tài nguyên nước mặt lưu vực sông Đồng Nai‌

2.2.1. Các ngành kinh tế‌

2.2.1.1. Công nghiệp

Công nghiệp được coi là một trong những ngành mũi nhọn của chiến lược phát triển kinh tế trong lưu vực sông Đồng Nai. Mặc dù trong nghiên cứu về môi trường của lưu vực sông Đồng Nai nhiều tổ chức, cơ quan nghiên cứu tập trung vào việc quản lí tài nguyên theo hướng phát triển bền vững, song không thể phủ nhận được vai trò của các ngành công nghiệp đã tác động rất mạnh đến việc sử dụng tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước. Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai là những trung tâm công nghiệp lớn của khu vực phía Nam và của cả nước, hàng năm đóng góp rất nhiều vào sự phát triển chung của lưu vực. Tuy nhiên, thủy điện và thủy lợi lại là những ngành sử dụng nguồn nước chủ yếu của lưu vực sông Đồng Nai.

Đối với các hoạt động phát triển công nghiệp trong lưu vực sông Đồng Nai chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp nhẹ như da giày, may mặc, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ....tạo ra các giá trị kinh tế rất lớn cũng như giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, các ngành này cũng sử dụng một lượng lớn nước sạch (nguồn nước được lấy từ các hệ thống sông đã qua xử lý) để làm nguồn nguyên liệu sản xuất cũng như tẩy rửa các sản phẩm.

LVS Đồng Nai sử dụng 25% lượng nước cho sản xuất công nghiệp, đây vừa là nguồn cung nhưng cũng là vấn đề đối với chất lượng nước của LVS khi nguồn xả thải từ các khu công nghiệp thải ra môi trường cũng đang làm ô nhiễm.

Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An và Bình Dương là những tỉnh có mức độ tập trung cao các khu công nghiệp, nhà máy, nhà xưởng…gây áp lực lớn về nhu cầu dùng nước cho sản xuất cũng như việc xả nước thải ra các sông trong lưu vực. Thành phố Hồ Chí Minh có 41 Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp chủ yếu tập trung vào các ngành dệt, may mặc, chế biến lương thực thực phẩm, chế tạo máy, sản xuất hàng tiêu dùng, công nghệ kĩ thuật cao… Bình Dương với 48 Khu công nghiệp,



Cụm công nghiệp chủ yếu sản xuất dệt, may, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến gỗ, hóa chất, kim loại, thiết bị điện – điện tử….

Chỉ tính riêng các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp trong tỉnh Đồng Nai (Bảng 2.5) cho thấy lượng nước thải ra môi trường hàng ngày gây áp lực rất lớn đến vấn đề xử lý nước thải trước khi đưa vào các sông trong khu vực nghiên cứu.

Bảng 2.5. Các khu công nghiệp trong tỉnh Đồng Nai‌



STT


Khu Công nghiệp


Địa điểm

SL

Doanh nghiệp

Lượng nước thải/ngày

1

Amata

Phường Long Bình,

Tp. Biên Hòa.

155

5.600 - 6.900

m3/ngày

2

Biên Hòa 2

Phường Long Bình Tân & An Bình, Tp.

Biên Hòa

119

5.500 - 6.800

m3/ngày

3

Loteco

Phường Long Bình,

Tp. Biên Hòa

50

7.000 m3/ngày

4

Agtex Long Bình

Phường Long Bình,

Tp. Biên Hòa

05

800 m3/ngày

5

Long Thành

Xã An Phước & Tam

An, huyện Long Thành

107

9.900-14.000

m3/ngày

6

Tam Phước

Xã Tam Phước, Tp.

Biên Hòa

52

2.800 - 3.200

m3/ngày

7

Nhơn Trạch 1

Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội,

huyện Nhơn Trạch

67

5.000 - 6.000

m3/ngày

8

Nhơn Trạch 2

Xã Hiệp Phước, Phước Thiền và Phú Hội,

huyện Nhơn Trạch

54

9.000 m3/ngày

9

Nhơn Trạch 3

Xã Hiệp Phước và

Long Thọ, huyện Nhơn Trạch

-

4.400 - 4.600

m3/ngày

10

Nhơn Trạch 5

Xã Long Tân & Hiệp

Phước, huyện Nhơn Trạch

19

7.000-8.000 m3/ngày

11

Dệt May Nhơn

Trạch (KCN Vinatex Tân Tạo)

Xã Hiệp Phước &

Phước An, huyện Nhơn Trạch

20

5.000 - 6.000

m3/ngày

12

Gò Dầu

Xã Phước Thái, huyện

Long Thành

24

150 - 200 m3/ngày

13

Hố Nai

Xã Hố Nai 3 & Bắc

95

2.500 - 2.900

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.




Sơn, huyện Trảng Bom


m3/ngày

14

Sông Mây

Xã Bắc Sơn, huyện

Trảng Bom

55

2.700 m3/ngày

15

Bàu Xéo

Xã Sông Trầu, Xã Tây Hòa, xã Đồi 61 và Thị trấn Trảng Bom, huyện

Trảng Bom

27

1.200-1.800 m3/ngày

16

Định Quán

Xã La Ngà, huyện

Định Quán

5

15 - 30 m3/ngày

17

Tân Phú

Thị trấn Tân Phú,

huyện Tân Phú

2

40 - 170 m3/ngày

18

Giang Điền

Xã Giang Điền & An Viễn - huyện Trảng Bom và xã Tam Phước

- huyện Long Thành

20

2.700-2.800 m3/ngày

19

Suối Tre

Xã Suối Tre, thị xã

Long Khánh

10

450 - 500 m3/ngày

20

Long Đức

Xã Long Đức, huyện

Long Thành

46

2.500 - 2.800

m3/ngày

21

Nhơn Trạch 2 – Nhơn Phú

Xã Phú Hội & Hiệp

Phước, huyện Nhơn Trạch

17

300 - 400 m3/ngày

22

Dầu Giây

Xã Bàu Hàm 2 & Xuân Thạnh, huyện

Thống Nhất

10

190 m3/ngày

23

Xuân Lộc

Xã Xuân Tâm & Xuân

Hiệp, huyện Xuân Lộc

6

200 m3/ngày

24

Nhơn Trạch 2 – Lộc

Khang

Xã Hiệp Phước, huyện

Nhơn Trạch

5

180 m3/ngày

25

Long Khánh

Xã Bình Lộc, thị xã

Long Khánh

7

3.200 m3/ngày

26

Thạnh Phú

Xã Thạnh Phú, huyện

Vĩnh Cửu

15

500 m3/ngày

27

Ông Kèo

Xã Phước Khánh,

huyện Nhơn Trạch

10

3.000 m3/ngày

28

Lộc An – Bình Sơn

Xã Bình Sơn, huyện

Long Thành

8

2.500 m3/ngày

29

An Phước

Xã An Phước, huyện

Long Thành

15

600 - 700 m3/ngày

30

Nhơn Trạch 6A

Xã Long Thọ, huyện

Nhơn Trạch

24

5.000 m3/ngày

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh Đồng Nai.



Thủy điện là ngành công nghiệp sử dụng khá nhiều nguồn nước phía thượng lưu LVS Đồng Nai với 12 công trình thủy điện lớn nhỏ, trong đó có 3 công trình thủy điện thuộc 12 công trình thủy điện lớn của Việt Nam, đó là Trị An, Thác Mơ, Hàm Thuận – Đa Mi. Các hồ thủy điện ngoài chức năng phục vụ cho sản xuất điện, còn có chức năng hỗ trợ tưới trong nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt và phòng lũ cho khu vực nghiên cứu. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn với những hiện tượng bất thường trong tự nhiên, hạn hán, thừa nước thì vai trò của các hồ thủy điện rất quan trọng. Với lợi thế về địa hình đã giúp LVS Đồng Nai có thể xây dựng các công trình thủy điện dạng bậc thang. Tuy nhiên, nếu tiếp tục phát triển các công trình thủy điện, bao gồm các công trình thủy điện quy mô nhỏ có thể sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu nước vào mùa khô trong tương lai.

Ngành công nghiệp năng lượng đã mang lại nguồn thu khá lớn cho khu vực, góp phần quan trọng trong quá trình thúc đẩy kinh tế - xã hội, song cũng là thách thức đối với việc quản lý, sử dụng tài nguyên nước mặt LVS.

2.2.1.2. Nông – lâm nghiệp

Nông nghiệp: LVS Đồng Nai có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp dựa trên nguồn tài nguyên đất đai đa dạng, nguồn nước phong phú, khí hậu tương đối ổn định, có sự hỗ trợ về kĩ thuật và tài chính. Nhu cầu nước tưới cho nông nghiệp là rất lớn, đặc biệt việc phát triển cây công nghiệp như cao su, cà phê, chè, tiêu, điều… ở thượng lưu, trung lưu LVS Đồng Nai [43] đòi hỏi việc cung cấp đủ nước cho cây trồng trong mùa cạn là một thách thức lớn. Bên cạnh đó, việc phát triển cây ăn quả, rau xanh… trong toàn LVS cũng tạo áp lực cho nguồn cung cấp nước. Theo Tô Văn Trường [36] sông Đồng Nai là nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất nông nghiệp trong LVS với diện tích tưới khoảng 1,85 triệu ha.

Hoạt động nông nghiệp trong LVS Đồng Nai tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Đăk Nông, Lâm Đồng, Tây Ninh, … với quy mô lớn. Theo số liệu thống kê số trang trại trong lưu vực sông Đồng Nai năm 2011, 2015 và 2018 (Bảng 2.6) cho thấy có sự biến động rất rõ giữa các tỉnh, thành phố, điều này phù hợp với quy luật thúc đẩy quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa hoặc mở rộng quy



mô phát triển nông nghiệp ở một số địa phương. Bên cạnh việc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa thì Đồng Nai cũng không ngừng tăng từ 1.764 trang trại năm 2011 lên 3.261 trang trại năm 2018 (tăng gần gấp 2 lần), đây là tỉnh có số lượng trang trại lớn nhất trong toàn lưu vực. Lâm Đồng cũng có số trang trại tăng gần 3 lần, từ 376 trang trại năm 2011 lên đến 964 trang trại vào năm 2018, việc tăng số trang trại nhằm khai thác tối đa các điều kiện tự nhiên của địa phương để phát triển nông nghiệp.

Bảng 2.6. Số trang trại trong các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai


Tỉnh/ Thành phố

2011

2015

2018

Lâm Đồng

376

817

964

Đồng Nai

1.764

3.055

3.261

Bình Phước

1.237

968

829

Bình Dương

1.223

1.100

846

Long An

564

965

1.077

TP.HCM

110

215

171

Đăk Nông

985

1.057

1.211

Bình Thuận

386

665

483

Tây Ninh

856

1.091

658

Tổng

7.501

9.933

9.500

Nguồn: Niên giám thống kê

Lâm nghiệp: Với nguồn tài nguyên rừng phong phú tại 3 Khu DTSQ thế giới trong LVS Đồng Nai (Cần Giờ, Đồng Nai và Lang Biang), cho thấy việc trồng rừng không những bảo vệ môi trường đất mà còn có vai trò trữ nước cho LVS. Hoạt động trồng rừng phòng hộ và rừng sản xuất với các loài cây gỗ lớn tập trung chủ yếu ở khu vực thượng nguồn (Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước), phía hạ lưu phát triển trồng các loài thuộc rừng ngập mặn tập trung ở khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).

2.2.1.3. Du lịch



Trên cơ sở giá trị của tài nguyên nước trong LVS Đồng Nai, các tỉnh trong lưu vực đã tận dụng để phát triển du lịch đường sông, đặc biệt trên tuyến sông Sài Gòn – Đồng Nai với chiều dài 30 km, loại hình này chính thức đi vào hoạt động từ năm 2018. Từ năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã triển khai tuyến du lịch đường sông kết nối với các điểm du lịch trung tâm như tuyến Sài Gòn – Cần Giờ, Sài Gòn – Củ Chi. Với hệ thống sông ngòi dày đặc, nguồn nước dồi dào sẽ là điều kiện thuận lợi để LVS Đồng Nai phát triển loại hình du lịch đường sông, làm đa dạng hóa các loại hình du lịch trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên nước.

2.2.2. Các vấn đề xã hội‌

2.2.2.1.Dân cư

Dân cư được coi là một trong những nhân tố tác động đến các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhưng mặt khác dân cư cũng là nguyên nhân gây ra những tác động tiêu cực, làm suy giảm và cạn kiệt tài nguyên tự nhiên, trong đó có tài nguyên nước mặt ở các lưu vực sông. Dân cư chính là mối liên hệ mật thiết giữa tự nhiên và kinh tế.

Lưu vực sông Đồng Nai bao gồm nhiều tỉnh, thành phố, trong luận án chúng tôi nghiên cứu phạm vi thuộc các tỉnh Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh và một phần thuộc các tỉnh Bình Thuận, Long An. Dân số trong toàn LVS Đồng Nai năm 2015 đạt gần 20 triệu dân, có xu hướng tăng dần qua các năm, đến 2018 dân số trong khu vực nghiên cứu ở mức trên 20 triệu dân. Sự thay đổi về số dân và mức độ tập trung dân đông ở các tỉnh, thành phố lớn trong lưu vực cũng sẽ tạo ra các áp lực về nhu cầu dùng nước không giống nhau.

Dân số tập trung chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm phát triển kinh tế - xã hội khu vực phía nam. Dân số tăng dần đều qua các năm từ 2011 đến 2018, từ trên 7 triệu người năm 2011 lên đến gần 9 triệu người vào năm 2018, trong khi đó đa số các tỉnh khác thuộc lưu vực sông Đồng Nai chỉ trên dưới 1 triệu người. Sở dĩ có số dân tập trung đông nhất ở Thành phố Hồ Chí Minh là do đây là thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển... các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội



rất sôi động nên đã thu hút được nguồn nhân lực lớn từ các tỉnh, thành phố khác và ngày càng tăng.

Bảng 2.7. Dân số các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai (nghìn người)‌


Tỉnh

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

Lâm Đồng

1.218,7

1.232,0

1.245,4

1.259,3

1.261,4

1.273,1

1.281,3

1.291,4

Đồng Nai

2.640,2

2.707,8

2.772,7

2.838,6

2.890,0

2.951,4

3.004,9

3.055,1

Bình Phước

897,3

908,9

920,7

932,5

947,2

962,7

972,6

984,9

Bình Dương

1.659,1

1.731,0

1.802,5

1.873,6

2.069,2

2.138,8

2.227,2

2.345,2

Long An

1.449,9

1.460,3

1.469,9

1.477,3

1.626,2

1.645,2

1.662,3

1.678,9

TP.HCM

7.498,4

7.660,3

7.820,0

7.981,9

8.307,9

8.479,1

8.649,6

8.843,2

Đăk Nông

519,6

536,7

555,1

571,3

580,5

594,4

604,9

615,4

Bình Thuận

1.184,5

1.191,6

1.199,5

1.207,4

1.205,4

1.213,6

1.220,5

1.227,3

Tây Ninh

1.082,0

1.089,7

1.096,9

1.104,2

1.129,9

1.139,6

1.151,1

1.160,7

Tổng

18.149,7

18.518,3

18.882,7

19.246,1

19.608,7

20.397,9

20.774,4

20.202,1

Nguồn: Niên giám thống kê

Sau Thành phố Hồ Chí Mình là Đồng Nai và Bình Dương có số dân cũng khá đông, (từ gần 2 triệu dân đến trên 2 triệu dân đối với Bình Dương và từ gần 3 triệu dân đến trên 3 triệu dân đối với Đồng Nai), đây là 2 tỉnh phát triển mạnh các khu công nghiệp nên nguồn lao động cũng tăng mạnh, chủ yếu là tăng dân số cơ học từ nơi khác chuyển đến. Tuy nhiên, dân số tập trung đông cũng là một thách thức lớn để đảm bảo nguồn cung cấp nước sinh hoạt, phát triển nông nghiệp và công nghiệp. Đăk Nông là tỉnh có số dân ít nhất so với các tỉnh, thành phố khác trong lưu vực sông Đồng Nai, dao động từ trên 500 nghìn dân đến 600 nghìn dân, tác động từ dân cư đến tài nguyên nước mặt của lưu vực sông không đáng kể. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước mặt cho các hoạt động phát triển nông nghiệp lại tương đối nhiều.

Nhìn chung, tỉ lệ gia tăng dân số của các tỉnh trong lưu vực sông Đồng Nai trong 10 năm qua từ 2005 đến 2015 có nhiều biến động, xu thế giảm dần qua các năm. Bình Dương là tỉnh có tỉ lệ gia tăng dân số cao nhất trong lưu vực sông Đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/03/2024