Khái Niệm Vốn Xã Hội Trong Ngân Hàng


có thể giảm đi thông qua vốn xã hội, cụ thể là nhờ tiếp cận dịch vụ tín dụng giúp tạo ra thu nhập ổn định và lâu dài cho các hộ gia đình.

Các tác giả Guiso, Sapienza & Zingales (2004) đã nghiên cứu tác dụng của vốn xã hội đối với phát triển tài chính ở Italia, thông qua nghiên cứu “Vai trò của vốn xã hội trong phát triển tài chính”. Kết quả cho thấy, các hộ gia đình có xu hướng tiếp cận với tín dụng chính thức (thông qua các tổ chức tín dụng) nhiều hơn tín dụng phi chính thức ở những vùng có mức vốn xã hội cao.

Hơn nữa, qua một loạt các nghiên cứu của mình, Woolcock và Narayan đã khẳng định vai trò của vốn xã hội đối với phát triển kinh tế, cụ thể là việc huy động các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. “ Vốn xã hội và phát triển kinh tế: hướng tới một sự tổng hợp lý thuyết và khung chính sách” (Woolcock 1998); “Vốn xã hội: hệ quả đối với lý thuyết phát triển, nghiên cứu và chính sách” (Woolcock & Narayan 2000), và “Vị trí của vốn xã hội trong việc lý giải những kết quả kinh tế và xã hội” (Woolcock 2001).

Adler & Kwon (2002); Garriga & Melé (2004) đã lập luận các doanh nghiệp có thể đảm bảo sự sống còn và tăng trưởng lâu dài thông qua tích luỹ vốn xã hội.

Lin (1999), quan hệ xã hội có thể cung cấp thông tin hữu ích về các cơ hội và lựa chọn trong thị trường không hoàn hảo. Vốn xã hội cao giúp các nhà quản lý của các ngân hàng thuận lợi trong việc ra quyết định và hiểu rõ hơn về các công ty.

Tương tự là quan điểm của Houston et al (2010) cho rằng chia sẻ thông tin có thể làm tăng lợi nhuận của ngân hàng và tăng trưởng cho nền kinh tế. Vốn xã hội có thể tăng số lượng và chất lượng của thông tin, giúp các ngân hàng phân tích hiệu suất của các công ty và giải quyết vấn đề bất đối xứng thông tin.

Rodrik (2000), nghiên cứu về sự hợp tác xã hội và ổn định kinh tế đã kết luận mức vốn xã hội cao có liên quan tới mức độ tương tác và hợp tác xã hội cao. Hơn nữa mọi người ít ích kỉ hơn, tinh thần công khai hơn, và mức độ bất ổn kinh tế thấp hơn bởi có sự tương tác lặp lại dẫn đến sự hợp tác bên trong ngân hàng và giữa các ngân hàng và đối tác sẽ hiệu quả hơn và lợi nhuận sẽ là cao hơn ở khu vực có vốn xã hội cao, làm giảm xác suất mất khả năng thanh toán.


Nghiên cứu của Stephen. J Appold và Thanh Quy Nguyen (2004) đã chỉ ra vai trò của vốn xã hội trong các doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội. Các tác giả cho biết vốn xã hội có vai trò quan trọng giúp các doanh nghiệp vay vốn để khởi nghiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Theo Levine (1997); Vega – Redondo (2006), trong xã hội có nguồn vốn xã hội cao, niềm tin vào thị trường và các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng cao, sự bất đối xứng về thông tin giảm (tương tự là quan điểm của Ferrary 2003 trích trong

J. Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008), chi phí thông tin, chi phí giám sát và chi phí giao dịch giảm. Những thông tin cần thiết có thể thu được thông qua vốn xã hội từ mạng lưới bên ngoài và mạng lưới nội bộ.

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 4

Boutilier (2009), nghiên cứu vốn xã hội và sự phát triển bền vững của tập đoàn, đã lập luận rằng kích thước của các mối quan hệ tạo ra vốn xã hội “là những cái tạo nên sự khác biệt nhất” cho tổ chức. Xây dựng vốn xã hội giữa các bên mang lại những tài sản chính sau: sự tin cậy, có đi có lại, một môi trường cởi mở để chia sẻ thông tin và đoàn kết cũng như phương tiện xây dựng danh tiếng của một người (tương tự là quan điểm của Perrini 2006, trang 309; Russo & Perrini 2010, trang 340; Russo & Tencati 2009, trang 340).

Nghiên cứu của Ferri và ctg (2009), đã xác định tác động của vốn xã hội trong việc tạo ra liên doanh mới. Bài viết cũng đánh giá cách đo lường vốn xã hội trong quá trình kinh doanh từ các nghiên cứu trước và cho thấy thiếu sự đồng thuận thực nghiệm trong đo lường vốn xã hội. Tác giả cũng cho thấy các doanh nhân đã khai thác các mạng lưới chính thức và phi chính thức của mình để tạo liên doanh mới. Bài viết cũng khuyến cáo tầm quan trọng của việc hiểu và đo lường được vốn xã hội trong quá trình kinh doanh.

James, T. T (2011), đã chỉ ra vốn xã hội cung cấp cho các công ty tiềm năng để có thể tận dụng các mối quan hệ tổ chức của họ để tạo ra lợi thế bền vững và cơ hội hiệu suất kinh doanh cao cho công ty.

Theo Ariani (2012), vốn xã hội rất quan trọng trong công việc tập thể và hiệu quả phối hợp giữa các cá nhân, nó tạo điều kiện cho công việc tập thể được dễ dàng


hơn vì các cá nhân hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, sẵn sàng chia sẽ, hỗ trợ lẫn nhau do đó hiệu quả công việc sẽ cao hơn.

Yina Li & ctg (2014) đã đánh giá tác động của vốn xã hội đối với việc chia sẻ thông tin và hiệu suất công ty. Kết quả chỉ ra vốn xã hội có ảnh hưởng tích cực và ý nghĩa đến việc chia sẻ thông tin và từ đó cải thiện hiệu suất công ty. Hơn nữa, nội dung và chất lượng của thông tin được chia sẻ đều cải thiện hiệu quả của công ty.

Elias Milana, Issa Maldaon (2015), tổng quan toàn diện về vốn xã hội trong tổ chức đã nhấn mạnh vai trò thiết yếu của vốn xã hội trong các tổ chức, vốn xã hội phản ánh mức độ của các mối quan hệ xã hội đóng góp vào việc đạt được mục tiêu của tổ chức. Tương tự là nghiên cứu của Michele Tantardini & Jean-Claude Garcia- Zamor (2014) đã chỉ ra vốn xã hội mang lại các tương tác tích cực giữa các thành viên trong tổ chức và đem lại hiệu quả cho tổ chức.

Shin Nam Lee (2016), đã nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn xã hội và hiệu suất công việc trong ngành công nghiệp dịch vụ tại Hàn Quốc. Mẫu khảo sát 279 nhân viên trong ngành dịch vụ, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0 và Amos. Kết quả chỉ ra vốn xã hội (đáng chú ý nhất là mạng lưới quan hệ) có tác động ý nghĩa đáng kể đến hiệu suất công việc. Hiệu suất công việc càng cao khi vốn xã hội càng cao. Tác giả cũng nhấn mạnh mạng lưới quan hệ của tổ chức có đóng góp quan trọng trong việc phát triển mở rộng ngành công nghiệp dịch vụ.

Bài nghiên cứu của Hoai Trong Nguyen & Dien Thanh Huynh (2012), nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản Việt Nam. Nghiên cứu khảo sát 262 doanh nghiệp bất động sản Việt Nam, giai đoạn 2010- 2011. Kết quả chỉ ra, vốn xã hội gồm ba thành phần cơ bản là vốn xã hội của lãnh đạo, vốn xã hội bên ngoài và vốn xã hội bên trong doanh nghiệp. Vốn xã hội có tác động đến các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản và các tác giả cũng đề xuất các gợi ý giải pháp để phát huy hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội trong ngành bất động sản.

Các công trình nghiên cứu hầu hết mang tính định tính và mới chỉ giải quyết một số khía cạnh về mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế.


Nghiên cứu trong nước:

Nghiên cứu của Trần Hữu Dũng (2003), “ Vốn xã hội và kinh tế”. Tác giả đề cập đến các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James Coleman, Robert Putnam, Fracis Fukuyama, Hernando de Soto. Ông cho rằng cần làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác. Trong một bài viết khác “ Vốn xã hội và phát triển kinh tế” (Trần Hữu Dũng 2006) tác giả đã chỉ ra mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, vốn xã hội và chính sách kinh tế. Bằng cách điểm lại các luận điểm đã có, ông nhấn mạnh rằng vốn xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức đầu tư.

Bế Quỳnh Nga và cộng sự (2008) trong nghiên cứu “Vai trò của các mạng lưới xã hội trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính và đối phó với các rủi ro cho các hộ nông dân”. Nghiên cứu thực hiện ở một số xã tại Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả chỉ ra vai trò của các mạng lưới xã hội (vốn xã hội) trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính giúp cải thiện cuộc sống cho các hộ gia đình ở nông thôn.

Lê Ngọc Hùng (2008), trong một nghiên cứu về vốn xã hội, vốn con người và mạng lưới xã hội tại Việt Nam đã chỉ ra vai trò của vốn xã hội và các mạng lưới quan hệ xã hội trong việc tìm kiếm và huy động các nguồn lực kinh tế, cung cấp các thông tin, hỗ trợ cho kinh tế phát triển.

Huỳnh Thanh Điền (2011) trong luận án phân tích đóng góp của vốn xã hội vào các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam tại TP.Hồ Chí Minh, nghiên cứu đã xây dựng được thang đo vốn xã hội hoàn thiện hơn, đề cập đến ba khía cạnh của mạng lưới bên trong, bên ngoài và lãnh đạo doanh nghiệp. Nghiên cứu đã nhận dạng được các nhóm hoạt động của doanh nghiệp bất động sản là hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những đóng góp trực tiếp, gián tiếp của vốn xã hội vào các nhóm hoạt động của doanh nghiệp là bằng chứng để khẳng định vốn xã hội là một trong những nguồn lực cần được bổ sung trong công tác hoạch định và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bất động sản. Kết quả nghiên cứu này sẽ gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ ở ngành bất động sản mà còn đối


với các ngành kinh tế khác. Đây cũng là hướng gợi ý cho tác giả nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến lĩnh vực ngân hàng.

Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan vốn xã hội tác động một số khía cạnh trong hoạt động ngân hàng

Theo Karlan (2004), mức độ vốn xã hội cao hơn dẫn đến khả năng trả nợ cao hơn và tiết kiệm cao hơn. Tương tự như vậy, Ferri & Messori (2000), khi nghiên cứu vốn xã hội và các ngân hàng ở vùng Đông Bắc và trung tâm của Ý đã rút ra kết luận, mức độ cao hơn của vốn xã hội có tỷ lệ thấp hơn của các khoản nợ xấu và nợ nghi ngờ.

Xie Wenjing (2013), trong luận án khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội và rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu vốn xã hội ở cấp cộng đồng, sử dụng phương pháp luận của Knack và Keefer (1997) trích trong Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014), khảo sát mức vốn xã hội của quốc gia qua các chỉ số tin tưởng và định mức tương tác dân sự. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng rủi ro ngân hàng thấp hơn ở các quốc gia có vốn xã hội cao hơn, nghĩa là ở khu vực có vốn xã hội cao, các ngân hàng tránh xa được nguy cơ phá sản. Kết quả cũng cho thấy tác động của vốn xã hội mạnh mẽ hơn khi trình độ học vấn ở đất nước thấp hơn.

Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014) phân tích về việc đầu tư vốn xã hội của ngân hàng. Tác giả chỉ ra sau khủng hoảng 2007-2009, các dịch vụ tài chính bị mất niềm tin mạnh mẽ, ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra lợi ích từ việc xây dựng và nuôi dưỡng các mạng lưới quan hệ xã hội (hay nguồn vốn xã hội) là rất quan trọng đối với ngân hàng. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả nghiên cứu việc đầu tư vào vốn xã hội của 8 ngân hàng Thụy Điển năm 2014. Kết quả cho thấy các ngân hàng chưa tham gia vào việc đầu tư vốn xã hội. Các thành viên trong ngân hàng thiếu sự liên kết để xây dựng tài sản vốn xã hội. Nghiên cứu cũng chỉ ra các ngân hàng cần đầu tư sâu sắc hơn vào các mối quan hệ và đưa ra kỹ thuật để giúp ngân hàng xây dựng mối quan hệ với các đối tác. Vốn xã hội nên được quan tâm đối với bất kỳ nhà cung cấp dịch vụ tài chính nào để


có thể duy trì mối quan hệ với khách hàng, giảm chi phí và thu hút các đối tác kinh doanh.

Trong nghiên cứu của Heru Sulistyo và ctg (2015), đã kiểm tra vai trò của vốn xã hội đối với lòng trung thành của các khách hàng ngân hàng Hồi giáo ở Trung Java. Bằng kỹ thuật lấy mẫu có mục đích, số mẫu là 80 khách hàng của các ngân hàng Hồi giáo ở Trung Java. Thông qua các cuộc phỏng vấn và bảng hỏi, kết quả cho thấy vốn xã hội có ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến lòng trung thành của khách hàng đối với ngân hàng. Tương tự là kết quả nghiên cứu của Jones & Taylor (2012), các tác giả đã chỉ ra kích thước của vốn xã hội trong hình thức kết cấu, quan hệ và nhận thức ảnh hưởng đáng kể đến hành vi và sự trung thành về mặt thái độ (lòng trung thành của khách hàng).

Justin Yiqiang & ctg (2017), trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự ổn định của ngân hàng, sử dụng các mẫu gồm ngân hàng tư và ngân hàng công, các tác giả đã chỉ ra các ngân hàng ở khu vực có vốn xã hội cao có ít thất bại hơn và gặp ít rắc rối về vấn đề tài chính hơn trong cuộc khủng hoảng 2007-2010 so với các ngân hàng ở các khu vực vốn xã hội thấp.

Các công trình nghiên cứu hầu hết mang tính định tính và mới giải quyết một số khía cạnh về ảnh hưởng của vốn xã hội trong hoạt động ngân hàng.

2.1.3 Vốn xã hội trong ngân hàng

2.1.3.1 Khái niệm vốn xã hội trong ngân hàng

Vốn xã hội được nghiên cứu ở các cấp độ: vi mô (cá nhân), trung mô (các nhóm xã hội), vĩ mô (quốc gia, quốc tế) (Vũ Cao Đàm 2013). Cũng theo Lê Khắc Trí (2007), vốn xã hội được nghiên cứu ở các cấp: quốc gia, địa phương, ngành và doanh nghiệp. Ngân hàng cũng là một trong những loại hình doanh nghiệp với đặc thù là kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng. Cơ sở để hình thành nên vốn xã hội chủ yếu thông qua các mối quan hệ xã hội trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, các quy tắc và chuẩn mực ứng xử. Với sự tương tác qua lại giữa các cá nhân với các nhóm xã hội và với quốc gia, quốc tế sẽ làm cho vốn xã hội tăng lên hoặc giảm đi, hay nói cách khác nguồn vốn xã hội sẽ phát triển hoặc suy thoái.


Cụ thể hóa vào điều kiện của các NHTM, có thể nói vốn xã hội trong ngân hàng chính là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân hoặc nhóm hoặc tổ chức (gọi chung là chủ thể) được hình thành và phát triển trên cơ sở các mạng lưới quan hệ qua lại với sự tin cậy, tương hỗ lẫn nhau theo những chuẩn mực xã hội mà chính ngân hàng xây dựng để làm cơ sở cho việc ứng xử, tương tác qua lại, với các cộng đồng khách hàng và với xã hội.

Đặc biệt hơn nữa, trong ngành ngân hàng khi các mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng được phát triển bền vững thông qua các giao dịch lặp đi lặp lại và kéo dài tạo thái độ tin tưởng và tích cực. Sự tương tác hai chiều sẽ giúp tăng cường mối quan hệ xã hội, từ đó giúp tăng nguồn vốn xã hội, là đầu vào cho tương lai, tăng lợi thế thông tin. Điều này có lợi cho cả ngân hàng và khách hàng.

Trong hoạt động của ngân hàng, sự tin tưởng là điều rất quan trọng và cần thiết. Theo Banfield (1958) trích trong Xie Wenjing (2013) và Fukuyama (1995), một xã hội có nguồn vốn xã hội thấp, trình độ phát triển của ngân hàng tương đối thấp, các giao dịch tài chính sẽ có xu hướng đi vào phân nhóm hẹp như gia đình, bạn bè. Trong ngắn hạn, vốn xã hội là đầu vào quan trọng cho việc thực hiện các hoạt động của ngân hàng, và sự tồn tại của vốn xã hội có tác động tích cực đến khả năng thực thi pháp lý của các hợp đồng ngân hàng.

Các tài liệu về mối quan hệ giữa ngân hàng và vốn xã hội đã chứng minh rằng, có sự tương tác lặp đi lặp lại và kéo dài giữa ngân hàng và khách hàng, tạo điều kiện theo dõi, kiểm tra và có thể khắc phục vấn đề bất đối xứng thông tin (Burt 2000; Houston et al 2010). Ngân hàng không chỉ có lợi từ nguồn vốn xã hội được tạo ra từ mối quan hệ sẵn có với khách hàng mà còn từ nguồn vốn xã hội đang tồn tại trong xã hội. Một cách trực tiếp nhất, tác động của vốn xã hội vào hoạt động ngân hàng nói chung là thông qua gia tăng sự tin tưởng của các cá nhân tham gia trong mối quan hệ với ngân hàng. Thật vậy, đối với nền kinh tế có vốn xã hội cao, cá nhân có sự tin tưởng lẫn nhau hoặc do thái độ đạo đức của chính khách hàng trong giáo dục và tồn tại một cơ chế xã hội cùng nền pháp lý tốt dẫn đến con người sẽ tin tưởng lẫn nhau,


điều này không chỉ có lợi cho ngân hàng mà còn có lợi cho chính bản thân khách hàng và xã hội.

Từ những quan niệm nêu trên về vốn xã hội, có thể khái quát vốn xã hội trong ngân hàng là tổng hợp các nguồn lực của cá nhân, nhóm, hoặc tổ chức tồn tại trong các mối quan hệ liên kết, chia sẻ, tin cậy lẫn nhau theo những chuẩn mực xã hội đã được thừa nhận.

2.1.3.2 Ý nghĩa của vốn xã hội đối với ngân hàng

Từ các nghiên cứu trước đó cũng như nghiên cứu của J.M. Pastor & E.T. Ausina (2008) về mối quan hệ giữa vốn xã hội và ngân hàng, các tác giả đã chứng minh vốn xã hội có một ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng. Cụ thể như sau:

- Vốn xã hội giúp giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch và chi phí giám sát (Levine 1997, Vega – Redondo 2006). Chi phí thông tin và chi phí giao dịch thấp hơn ở các nước có thị trường tài chính phát triển. Những thông tin cần thiết có thể thu được thông qua vốn xã hội từ mạng lưới bên ngoài và mạng lưới nội bộ. Trong xã hội có nguồn vốn xã hội cao, niềm tin vào thị trường và các tổ chức tài chính cũng như ngân hàng cao, sự bất đối xứng về thông tin giảm (Ferrary 2003 trích trong J. Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008), chi phí thông tin, chi phí giám sát và chi phí giao dịch giảm. Đây là những yếu tố cần thiết để hoạt động ngân hàng đạt kết quả cao. Nếu trong xã hội bị phân đoạn và cô lập, không có quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm xã hội, chi phí cho ngân hàng trong việc thu thập thông tin về khách hàng sẽ cao, ngân hàng cũng không thể tận dụng mạng lưới quan hệ của khách hàng hiện hữu để có được thông tin về khách hàng và nhóm cá nhân khác. Trường hợp quan hệ giữa các cá nhân là mạnh, nguồn lực cho ngân hàng có thể nâng cao về khách hàng tiềm năng mà khách hàng của họ có quan hệ, từ đó giúp ngân hàng giảm chi phí tìm kiếm thông tin…

- Vốn xã hội góp phần làm giảm chi phí tài chính, chi phí tín dụng

Các mối quan hệ không chỉ được thiết lập và bền vững bằng sự tin tưởng mà còn dựa trên cường độ của các mối quan hệ, sự lặp lại và tích lũy theo thời gian (J.M. Pastor & E.T. Ausina 2008; Lê Ngọc Hùng 2008; Hoàng Bá Thịnh 2009). Cũng theo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022