Đối Tượng, Phạm Vi Và Phương Pháp Nghiên Cứu Đối Tượng Nghiên Cứu:


1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu tác động của vốn xã hội tới hoạt động của các NHTM Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn, với các mục tiêu nghiên cứu như sau:

Mục tiêu tổng quát:

Đánh giá mức độ tác động của vốn xã hội đến hoạt động kinh doanh của NHTM, nhằm khai thác vai trò tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của vốn xã hội đối với hoạt động kinh doanh của các NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Mục tiêu cụ thể:

- Khám phá và đo lường thành phần của vốn xã hội của ngân hàng và các hoạt động trong quá trình kinh doanh của các NHTM Việt Nam.

- Kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu về vốn xã hội của ngân hàng tác động tới hoạt động của các NHTM Việt Nam, trường hợp điển hình: các NHTM tại thành phố Hồ Chí Minh.

- Đề xuất những gợi ý chính sách giúp các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thông qua sử dụng vốn xã hội. Đồng thời gợi ý chính sách giúp các nhà hoạch định chính sách và Chính phủ hỗ trợ các NHTM Việt Nam phát triển các hình thức liên kết xã hội tích cực và hạn chế các hình thức liên kết xã hội tiêu cực.

Để đạt được các mục tiêu đã nêu ở trên, đề tài phải trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

- Vốn xã hội của ngân hàng và các hoạt động của NHTM Việt Nam được nhận diện và đo lường như thế nào?

- Mô hình nghiên cứu về vốn xã hội tác động tới hoạt động của các NHTM Việt Nam được xây dựng như thế nào?

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 3

- Những gợi ý chính sách nào giúp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của NHTM thông qua sử dụng vốn xã hội?

1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng được khảo sát là lãnh đạo (giám đốc/phó giám đốc chi nhánh) các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Phạm vi nghiên cứu:

Nghiên cứu được giới hạn đối với các NHTM hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ tháng 6/2015 đến tháng 12/2016.

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu và trả lời được những câu hỏi nghiên cứu do đề tài đặt ra, luận án kết hợp sử dụng hai phương pháp nghiên cứu: định tính và định lượng.

Phương pháp nghiên cứu định tính: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm với chuyên gia để xây dựng thang đo và giả thuyết nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu định lượng: đề tài khảo sát dữ liệu sơ cấp (thông qua bảng câu hỏi khảo sát). Dữ liệu thu thập được, sau khi kiểm tra, gạn lọc ban đầu, sẽ xử lý bằng phần mềm SPSS. Đề tài sẽ kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng mô hình SEM với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và Amos.

1.4. Ý nghĩa của nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học

Đã có những nghiên cứu nỗ lực đo lường vốn xã hội của doanh nghiệp nhưng không phải thuộc ngành ngân hàng nên vẫn chưa chỉ ra được vốn xã hội của ngân hàng có tác động tới các hoạt động của NHTM. Do đó, nếu mục tiêu nghiên cứu của đề tài hoàn thành dự kiến sẽ có những ý nghĩa như sau:

- Xây dựng được thang đo vốn xã hội của ngân hàng, đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy để có thể kế thừa cho các nghiên cứu tiếp theo có liên quan.

- Xây dựng được thang đo các hoạt động của NHTM đảm bảo giá trị nội dung và độ tin cậy để khẳng định giá trị kế thừa cho các nghiên cứu có liên quan tại Việt Nam.


- Chỉ ra những tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM. Từ đó khẳng định vốn xã hội là một trong những nguồn lực cần được bổ sung trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của NHTM. Đồng thời gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động trong quá trình kinh doanh không chỉ trong ngành ngân hàng, và còn trong các ngành kinh tế khác.

Ý nghĩa thực tiễn

Tác giả luận án kỳ vọng sẽ có những đóng góp về mặt thực tiễn cho các NHTM và các cơ quan quản lý nhà nước đối với ngành ngân hàng Việt Nam như sau:

- Giúp các NHTM nhận dạng được khuôn khổ tạo lập, duy trì và sử dụng vốn xã hội trong NHTM. Qua đó, NHTM xây dựng các chính sách phát triển và sử dụng vốn xã hội để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh.

- Thông qua việc xây dựng được thang đo các hoạt động của NHTM, từ đó giúp NHTM đánh giá được kết quả của các hoạt động này trong ngân hàng của họ được hoàn thiện hơn.

- Chỉ ra được tác động tiêu cực và tích cực của các hình thức liên kết vốn xã hội của các NHTM Việt Nam. Từ đó sớm có những chính sách phát huy các hình thức liên kết vốn xã hội tích cực, đồng thời hạn chế các hình thức liên kết vốn xã hội tiêu cực trong ngành ngân hàng.

1.5 Bố cục của đề tài

Bố cục của đề tài được trình bày trong 5 chương gồm:

Chương 1: Giới thiệu. Chương này sẽ tập trung giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của nghiên cứu và bố cục của nghiên cứu.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của NHTM. Chương này trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết về vốn xã hội trong ngân hàng và các hoạt động của ngân hàng thương mại đồng thời điểm qua các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.


Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu để xây dựng thang đo và mô hình nghiên cứu.

Chương 4: Kiểm định mô hình nghiên cứu và thảo luận. Chương này sẽ trình bày kết quả kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và thảo luận các kết quả nghiên cứu.

Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. Chương này trình bày tóm tắt các kết quả nghiên cứu đã đạt được, đề xuất các gợi ý chính sách. Đồng thời nêu những đóng góp mới, những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.


TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 của luận án đã chỉ ra tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu; đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu; ý nghĩa nghiên cứu và bố cục của đề tài.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KHUNG PHÂN TÍCH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA VỐN XÃ HỘI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


Nội dung chương 2 sẽ hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng thương mại từ đó xây dựng khung phân tích của nghiên cứu. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu của luận án, chương 2 sẽ lược khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước về vốn xã hội để xác định vốn xã hội trong ngân hàng và các thành phần của vốn xã hội trong ngân hàng. Tiếp theo là các nghiên cứu về các hoạt động của ngân hàng để chỉ ra các nhóm hoạt động của ngân hàng. Cuối cùng, trên cơ sở kết hợp hai khía cạnh trên để xây dựng khung phân tích về mối liên hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của NHTM.


2.1 TỔNG KẾT LÝ THUYẾT VỀ VỐN XÃ HỘI VÀ VỐN XÃ HỘI TRONG NGÂN HÀNG

2.1.1 Quan niệm vốn xã hội

Quan niệm vốn xã hội được nhắc đến đầu tiên vào năm 1916, bởi Lyda Judson Hanifan, một nhà giáo dục Mỹ. Ông dùng khái niệm vốn xã hội để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, cũng như tương tác giữa các cá nhân hay gia đình. Sau đó, vốn xã hội được nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu như Jane Jacob (1961) phân tích vốn xã hội trong mối tương quan của đời sống ở thành phố. Theo Bourdieu. P (1986), vốn xã hội là các nguồn lực tồn tại trong các mối liên hệ giữa các cá nhân hoặc tổ chức (gọi chung là chủ thể), thông qua đó mang lại lợi ích cho các chủ thể như thuận lợi trong việc huy động các nguồn lực. Tuy nhiên, chưa thể dựa trên quan điểm này để xây dựng tiêu chí đo lường vốn xã hội do các yếu tố chất lượng và cấu trúc của mạng lưới quan hệ chưa được đề cập tới.

Coleman (1988, 1990) cho rằng thông qua mối liên hệ giữa người và người, vốn xã hội được hình thành và phát triển. Ông đồng nhất vốn xã hội với lòng tin, quy tắc hành xử và cho rằng đó là điều kiện tiên quyết để mỗi cá nhân có được vốn xã


hội. Điều này giúp cho mọi cá nhân trong mạng lưới sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ nhau, vì không phải lúc nào cũng có hợp đồng ràng buộc trách nhiệm lẫn nhau. Vốn xã hội sẽ không tồn tại nếu tình trạng cơ hội, lợi dụng lẫn nhau xảy ra giống như “Lý thuyết trò chơi” đã phân tích: chỉ đạt được điểm cân bằng hợp tác khi mỗi người chơi tin tưởng vào sự hợp tác của bạn cùng chơi với mình. Đồng thời, Coleman cũng chỉ ra được ba khía cạnh biểu hiện chất lượng của vốn xã hội, bao gồm: sự kỳ vọng, thông tin lẫn nhau và chuẩn mực tồn tại giữa các quan hệ xã hội. Đây cũng là điểm tiến bộ trong nghiên cứu của Coleman so với của Bourdieu.

Tương tự quan điểm của Bourdieu và Coleman là Nahapiet & Ghosal (1998), các tác giả cho rằng vốn xã hội là nguồn lực tồn tại bên trong các mạng lưới quan hệ xã hội của tổ chức hoặc cá nhân (gọi chung là chủ thể), thông qua mạng lưới quan hệ xã hội này giúp các chủ thể trong xã hội dễ dàng huy động được các nguồn lực hơn. Đồng thời, Nahapiet & Ghosal (1998) cũng chỉ ra ba khía cạnh của vốn xã hội gồm

(1) khía cạnh cấu trúc mạng lưới: chủ thể và tần suất kết nối giữa các chủ thể trong mạng lưới; (2) khía cạnh quan hệ: biểu hiện chất lượng của các mối quan hệ như sự tín cẩn, kỳ vọng và chia sẻ lẫn nhau giữa các chủ thể trong mạng lưới; và (3) khía cạnh nhận thức: là những quy định, quy tắc…để giao tiếp và hành xử với nhau trong mạng lưới quan hệ. Tuy đã chỉ ra các khía cạnh của vốn xã hội nhưng cấu trúc mạng lưới xã hội vẫn chưa được làm rõ.

Cohen và Prusak (2001) cho rằng vốn xã hội bao gồm phần lớn sự hợp tác trên cơ sở sự tin tưởng, sự hiểu biết và chia sẻ giữa các chủ thể. Ngân hàng thế giới (1999), trích trong A. Krishna & E. Shrader (1999), khi nhắc đến vốn xã hội trong tổ chức cũng xác định vốn xã hội là những gì liên quan đến các cơ sở, các mối quan hệ và những giá trị truyền thống.

Theo Aslaninan (2011, trang 70), vốn xã hội là giá trị được tạo ra khi các cá nhân tham gia cùng nhau trong một nhóm hoặc mạng, một mạng xã hội, nơi tài nguyên và các thông tin được đầu tư.

Với những ý kiến đa dạng của các nhà nghiên cứu, có thể hình dung vốn xã hội là mạng lưới liên kết giữa con người (hội tụ và kết tinh các giá trị tinh thần trong


mạng lưới xã hội), hình thành một thứ nguồn lực vô hình tạo ra sức mạnh cho phát triển kinh tế xã hội.

So với các loại vốn thông dụng, hữu hình khác gắn với các hình thái vật chất cụ thể như vốn lưu động, vốn cố định, vốn vật chất, vốn nhân lực…cho thấy rõ ràng có những điểm tương đồng và khác biệt rõ nét giữa vốn xã hội và các loại vốn khác (Hans & Bolton 2003). Giống như các loại vốn khác, mục đích của vốn xã hội là thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh (Coleman 1988). Nếu như vốn vật chất tồn tại với hình thức vốn hoàn toàn hữu hình, vốn nhân lực ít hữu hình thì vốn xã hội là hình thức vốn ít hữu hình nhất (vô hình). Vốn xã hội là một nguồn tài nguyên vô hình, có giá trị, không giống như vốn tài chính, và không thể dễ dàng được trao đổi (Herreros 2004, trang 20). Cũng theo Herreros (2004), vốn xã hội không phải là tài sản duy nhất của một thành viên trong mạng, nó là một tài nguyên được chia sẻ bởi tất cả các thành viên trong và ngoài nhóm có một số hình thức kết nối với nhau. Tương tự là quan điểm của Lin (2001, trang 19).

Khi đo lường nguồn của cải thế kỷ 21, các chuyên gia cho rằng, vốn xã hội là một trong những thành tố cơ bản của vốn vô hình (bao gồm vốn con người, lao động thô, vốn xã hội và chất lượng của các thể chế) (Ngân hàng thế giới 2008 trang 31, trích trong Hoàng Bá Thịnh 2009).

Nếu như vốn vật chất được hình thành do sự thay đổi trong vật liệu để tạo ra những công cụ lao động phục vụ cho sản xuất; vốn nhân lực được phát triển khi có sự thay đổi tiến bộ trong con người đem lại những khả năng nhận thức và kỹ năng nghề nghiệp phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; thì vốn xã hội được tích lũy thông qua những thay đổi trong các mạng lưới mối quan hệ giữa con người với nhau để phục vụ cho các hoạt động được trôi chảy, thuận lợi hơn.

Vốn xã hội chủ yếu gắn với các yếu tố tinh thần như các mối quan hệ qua lại trong xã hội, sự tin cậy lẫn nhau và hệ thống các giá trị, quy tắc và chuẩn mực ứng xử được coi là thước đo đánh giá để khuyến khích hay chế tài trong các ứng xử xã hội (Lê Khắc Trí 2007).


Nói tóm lại, có thể hiểu vốn xã hội là nguồn lực của cá nhân hoặc nhóm hoặc tổ chức (gọi chung là chủ thể) được hình thành và phát triển trên cơ sở các mạng lưới quan hệ qua lại với sự tin cậy, tương hỗ lẫn nhau (các mạng lưới quan hệ có chất lượng).

2.1.2 Những nghiên cứu trước có liên quan đến nội dung đề tài:

Các nghiên cứu liên quan vốn xã hội

Đã có những nghiên cứu chứng minh vốn xã hội tác động có ý nghĩa đến hoạt động doanh nghiệp, chẳng hạn như tác động của vốn xã hội đến sự đổi mới trong doanh nghiệp (Yuan K.Chou 2003; Alguezaui.S & Filieri.R 2010); tác động của vốn xã hội trong việc tạo ra các liên doanh mới ( Ferri & ctg 2009); vốn xã hội ảnh hưởng đến hiệu suất kinh tế (Dess & Shaw 2001; Woolcock 2001; Dasgupta 2002, Soo Gwan Do 2009). Trong các nghiên cứu này cho thấy nếu vận dụng vốn xã hội hiệu quả thì hiệu suất doanh nghiệp sẽ được cải thiện.

Bên cạnh đó, tầm quan trọng của vốn xã hội trong cải thiện kết quả tổ chức đã được thực hiện bởi nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm hiệu suất của các doanh nghiệp nhỏ (Stam, Arzlanian & Elfring 2014); tổ chức đổi mới (Sanchez-Famoso, Maseda & Iturralde 2014); cam kết và thực hiện (Ellinger 2013; Leana 2006), (Ellinger et al.2013).

Đối với ngành dịch vụ tài chính, vốn xã hội góp phần tạo ra lợi nhuận tài chính (Baron & Markman 2003; Knack & Keefer 1997 trích trong Crystal Holmes Zamanian & Lisa Åström 2014), hoặc hỗ trợ phát triển tài chính (Guiso & cộng sự 2004).

Có thể nói vốn xã hội đã dần khẳng định vai trò của mình đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của vốn xã hội đã được đề cập trong các nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới cũng như tại Việt Nam.

Nghiên cứu ngoài nước:

Để phân tích vai trò của vốn xã hội trong lĩnh vực kinh tế vi mô, Grootaert (1999) trong một nghiên cứu “Vốn xã hội với sự thịnh vượng và đói nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia”, tác giả chỉ ra rằng tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022