Tính Chất Cơ Bản Của Vốn Xã Hội Trong Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại


Petersen & Rajan (1994, 1995), Elyasiani & Goldberg (2004), khi nghiên cứu mối quan hệ giữa ngân hàng và người đi vay, kết quả cho thấy vốn xã hội còn ảnh hưởng đến cả chi phí tín dụng. Khi vốn xã hội cao, niềm tin vào ngân hàng tăng, khách hàng mạnh dạn đi vay, dẫn đến lượng cung tín dụng cao và làm giảm chi phí quản lý hoạt động cấp tín dụng.

- Vốn xã hội giúp giảm tổn thất cho vay

Vốn xã hội cao không những dẫn đến chi phí thông tin thấp mà còn thu nhận được thông tin chất lượng cao (nguồn thông tin có độ tin cậy cao), từ đó giúp ngân hàng đánh giá tốt hơn khả năng xảy ra rủi ro thanh toán. Như vậy tổn thất cho vay sẽ giảm xuống. Cũng theo Ferrary (2003) trích trong J. Manuel Pastor & Emili Tortosa- Ausina (2008), để giảm bớt rủi ro không chắc chắn, cần bổ sung phương pháp khách quan hoặc những thông tin thu được qua các mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng. Chất lượng đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro phụ thuộc vào chất lượng nguồn vốn xã hội đang tồn tại trong môi trường.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu phân tích sự tồn tại một liên kết thực nghiệm giữa vốn xã hội và nợ xấu, nợ nghi ngờ, các khoản vay ngân hàng. Theo Karlan (2004), mức độ vốn xã hội cao hơn dẫn đến khả năng trả nợ cao hơn và tiết kiệm cao hơn. Tương tự như vậy, Ferri & Messori (2000), khi nghiên cứu vốn xã hội và các ngân hàng ở vùng Đông Bắc và trung tâm của Ý đã rút ra kết luận, mức độ cao hơn của vốn xã hội có tỷ lệ thấp hơn của các khoản nợ xấu và nợ nghi ngờ.

- Vốn xã hội làm tăng nguồn cung tín dụng

Sự tồn tại của mạng lưới xã hội cho phép ngân hàng cấp tín dụng dễ dàng hơn với chi phí thấp hơn do khả năng tiếp cận được khách hàng tiềm năng từ khách hàng hiện hữu. Petersen & Rajan (1994,1995); Ferri & Messori (2000); Elyasiani & Goldberg (2004), chứng minh rằng vốn xã hội càng cao thì nguồn cung cấp tín dụng sẽ càng cao (do huy động vốn dễ dàng hơn).

- Vốn xã hội khuyến khích khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng


Tất cả các ngân hàng bán lẻ tin rằng mối quan hệ dựa trên sự tin tưởng là rất quan trọng, các yếu tố khác không đổi, cá nhân sinh sống trong môi trường vốn xã hội thấp sẽ sử dụng sản phẩm của ngân hàng thấp hơn do bị ảnh hưởng bởi niềm tin (Guiso et al 2004). Tác giả chỉ ra có một liên kết tích cực, trọng yếu giữa vốn xã hội với việc sử dụng séc, thẻ tín dụng, dịch vụ thẻ và có một liên kết tiêu cực, trọng yếu giữa vốn xã hội với việc sử dụng tiền mặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

Tất cả những luận điểm của các tác giả cho thấy hoạt động của ngân hàng sẽ hiệu quả hơn trong nền kinh tế có vốn xã hội cao.

2.1.3.3 Tính chất cơ bản của vốn xã hội trong hoạt động của các ngân hàng thương mại

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 5

- Tính hai mặt (tích cực và tiêu cực)

Được hình thành trên cơ sở lòng tin (sự tin cậy), xét trong quan hệ tương tác với sự phát triển của ngân hàng, rõ ràng ta có thể thấy khi các thành viên trong một tổ chức (ngân hàng) có sự tin tưởng lẫn nhau, liên kết chặt chẽ, tất cả vì mục tiêu chung của ngân hàng thì mọi sự phối hợp giải quyết công việc sẽ thuận lợi, trôi chảy, tránh việc tranh cãi, họp hành nhiều gây lãng phí thời gian, tiền của. Như vậy ngân hàng có thể tận dụng được các cơ hội tốt hơn, hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vốn xã hội giúp phổ biến và chuyển giao thông tin, kiến thức trong tổ chức, giảm các hành vi cơ hội, tạo điều kiện cho tập thể quyết định (A. Krishna & E. Shrader 1999; Khadigeh Mozafari& Ibrahim Dadfar 2016). Tương tự như luận điểm trên, thông qua các mạng lưới quan hệ xã hội giúp tăng hiệu quả hoạt động, giảm chi phí thông tin, chi phí giao dịch (Levine 1997; Vega-Redondo 2006) và giảm sự bất đối xứng thông tin (Boot 2000; Ferrary 2003, trích trong J. Manuel Pastor & Emili Tortosa-Ausina 2008; Houston et al 2010). Nhờ các mạng lưới xã hội giúp cung cấp thông tin chính xác, cần thiết và nhờ vậy góp phần làm giảm các chi phí giao dịch cho các bên tham gia mạng lưới (Nguyễn Vũ Quỳnh Anh 2014). Như vậy trong mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng, khi đã có sự tin tưởng lẫn nhau qua các giao dịch trong thực tế, giúp giảm thiểu các chi phí giao dịch, chi phí tìm hiểu thông tin về khách hàng, đồng thời hạn chế được các rủi ro cho ngân hàng…Ngoài ra, trong một môi trường làm


việc (ngân hàng) mà con người được giáo dục về các đức tính xã hội như thật thà, trung thực, đáng tin sẽ giảm thiểu được các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp, và ngược lại sẽ làm tăng các trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp. Điều này được minh chứng qua các vụ án kinh tế trong ngành ngân hàng (như nội bộ thông đồng lấy quỹ, lập hồ sơ giả lấy tiền tiết kiệm, tiền vay) trong thời gian qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Hơn nữa, các hiện tượng bè phái, lợi ích nhóm, tham ô, tham nhũng thời gian qua đã gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho Nhà nước và xã hội, các vụ án này hầu hết liên quan đến ngân hàng (lãnh đạo ngân hàng), qua đó cho thấy đạo đức nghề nghiệp bị giảm sút nghiêm trọng, vốn xã hội bên cạnh những tích cực cần khuyến khích phát triển còn những tiêu cực cần tìm cách hạn chế khi vận dụng vào thực tiễn hoạt động của ngân hàng thương mại.

Một trong những biểu hiện tích cực ở mức độ cao của vốn xã hội trong ngân hàng là xuất hiện các tương tác xã hội thường xuyên hay nói cách khác vốn xã hội không chỉ tác động đến sự phát triển của ngân hàng mà ngược lại khi sự phát triển của ngân hàng ở trình độ cao hơn sẽ là cơ sở cho ngân hàng xây dựng các giá trị và chuẩn mực ở trình độ cao hơn, từ đó tạo điều kiện để hình thành nguồn vốn xã hội ở trình độ cao hơn.

Ngoài hiệu ứng tích cực, vốn xã hội còn hiệu ứng tiêu cực khi hạn chế phát triển ý tưởng mới, dẫn đến chủ nghĩa quán tính (Gargiulo & Bernassi 1999). Thực tế, trong quy trình thẩm định tín dụng tại ngân hàng, khi công việc giao cho một nhóm thẩm định, đã làm việc lâu năm với nhau, đôi khi nhận định chủ quan ở một khâu dẫn đến khâu khác cũng phụ thuộc kết quả thẩm định ở khâu trước, đưa đến việc quyết định cho vay hoặc không cho vay chưa chính xác, chứa đựng nhiều rủi ro. Theo Lê Ngọc Hùng (2008), vốn xã hội tạo sự ràng buộc bên trong nhóm, tạo ra sự khép kín, hạn chế quan hệ với bên ngoài nhóm, từ đó có thể dẫn đến tính ỷ lại tập thể, thiếu năng động, sáng tạo, ngăn cản các sáng kiến. Cũng theo Hoàng Bá Thịnh (2009), khi các liên kết bên trong một mạng lưới các quan hệ không được bổ sung hay hạn chế sự liên kết với các mạng lưới xã hội khác, thì sẽ dẫn đến tính thiển cẩn và bảo thủ, có thể dẫn đến là vật cản cho sự phát triển của ngân hàng.


- Tính sinh lợi

Tính chất này thể hiện tầm quan trọng của vốn xã hội đối với sự phát triển của ngân hàng, có vốn xã hội sẽ đạt được hiệu quả, nếu thiếu vốn xã hội sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn (Hoàng Bá Thịnh 2009). Thực tế, trong quá trình xây dựng giá trị cốt lõi, bản sắc văn hóa riêng của mình, các ngân hàng phải dựa trên sự đoàn kết, tin tưởng và sẵn sàng hỗ trợ nhau của các nhân viên và các phòng ban để hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức. Như vậy, nguồn vốn xã hội ở mỗi ngân hàng sẽ khác nhau và mỗi ngân hàng có bản sắc riêng, nếu thiếu sự liên kết chặt chẽ giữa các cá nhân và các bộ phận chức năng, ngân hàng sẽ không thể tồn tại và phát triển bền vững.

- Tính thay thế/ bổ sung cho các loại vốn khác

Vốn xã hội có thể thay thế/ bổ sung cho vốn tài chính, vốn con người (Hoàng Bá Thịnh 2009). Tương tự như quan điểm của Coleman (1988) và Bourdieu (1986), vốn xã hội có thể chuyển hóa sang vốn kinh tế. NHTM Nhà nước có mạng lưới rộng khắp, và có uy tín vì có sự bảo trợ của Nhà nước. Các nhà đầu tư an tâm giao dịch với NHTM Nhà nước do NHTM Nhà nước dễ dàng nhận được sự hỡ trợ từ Nhà nước trong những giai đoạn khó khăn, dễ dàng tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp, dễ dàng tìm kiếm các đối tác tín dụng lớn từ các Tổng công ty NN. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bonin và ctg (2005); Gursoy và Aydogan (2002); Najid và Rahman (2011).

Việc tiếp cận nguồn vốn có chi phí rẻ giữa các NHTM có sự khác nhau, và thường các NHTM Nhà nước sẽ thuận lợi hơn khi nhận được vốn ưu đãi từ chính phủ để cho vay các khu vực kinh tế được trợ cấp hoặc theo một chương trình kích thích kinh tế nào đó. Những nguồn vốn này thường có chi phí thấp. Trong khi đó, vốn ưu đãi tài trợ cho các khu vực kinh tế được trợ cấp chủ yếu được thực hiện dựa trên chức năng, quy mô, mạng lưới của ngân hàng, và theo quyết định cấp vốn của cơ quan quản lý nhà nước được phân công. Do vậy, việc lựa chọn ngân hàng để cấp vốn tài trợ cho các khu vực kinh tế hoặc chương trình kích thích kinh tế, (ngoài việc các ngân hàng phải thể hiện được năng lực của mình) thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các


mối quan hệ cá nhân của lãnh đạo ngân hàng với cá nhân lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước (nhất thân, nhì quen).

Không chỉ là mối quan hệ của bản thân người lãnh đạo, mà tất cả mạng lưới quan hệ xã hội đều quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng nào có khả năng liên kết với khách hàng, các đối tác, các dự án, chương trình tốt thì việc huy động vốn, cho vay, đầu tư, cung ứng các dịch vụ…cũng thuận lợi hơn.

Như vậy, ngoài nguồn lực tài chính thì các mối quan hệ xã hội sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng hoàn thành các mục tiêu trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình.

- Tính hợp trội

Vốn xã hội không tồn tại riêng lẻ trong từng cá nhân, mà tồn tại trong mối quan hệ giữa các cá nhân con người với nhau. Do đó, nếu vốn xã hội mang tính tích cực, thì tác động tổng hợp của tập thể lên ngân hàng sẽ lớn hơn tác động riêng lẻ của cá nhân lên ngân hàng; ngược lại, nếu vốn xã hội mang tính tiêu cực, thì tác động tổng hợp của tập thể lên ngân hàng sẽ nhỏ hơn tác động riêng lẻ của cá nhân lên ngân hàng (Lê Khắc Trí 2007). Trong thực tế, ta có thể thấy, không phải một tập thể có các cá nhân giỏi là sẽ giành chiến thắng, hay hiệu qua cao nhất. Ngân hàng cũng vậy, những cá nhân giỏi phải cùng hỗ trợ và phối hợp với nhau thì mới có thể mang lại hiệu quả tối ưu cho ngân hàng. Ngược lại, nếu họ ganh tị và ích kỷ cá nhân, luôn hiếu thắng, không đoàn kết thì mục tiêu của tổ chức khó mà đạt được.

- Tính bắc cầu

Boutilier (2009, trang 74) cho rằng vốn xã hội có tính bắc cầu, liên kết các chủ thể kèm theo kỹ năng giao tiếp cần thiết cho mạng lưới xã hội. Theo tác giả, thông qua mạng lưới vốn xã hội các bên có thể trao đổi thông tin, có sự ảnh hưởng và tình đoàn kết (đồng quan điểm với Sandefur & Laumann 1998, trang 485-494). Tương tự, Granovetter (1974, 1995) sớm nhìn thấy những lợi ích tiềm năng mà vốn xã hội mang lại, nó là cầu nối dẫn đến các lợi ích cho doanh nghiệp trong tiếp cận các đối tác, các cơ hội kinh doanh. Sau đó Burt (1992, 2005); Harper & Kelly (2003); Houghton et


al.(2009) và Suzanne (2012) cũng có những nhận định tương tự về tính bắc cầu của vốn xã hội.

Đối với thực tế ngân hàng, thông qua mạng lưới vốn xã hội, các ngân hàng có thể tiếp cận các đối tác, khách hàng tiềm năng qua đối tác, khách hàng hiện hữu. Mở rộng cơ hội cho ngân hàng trong việc huy động vốn, cho vay và cung ứng dịch vụ. Mặt khác, ở khâu thẩm định khách hàng trước khi quyết định cho vay, các ngân hàng cần tìm hiểu kỹ các thông tin về khách hàng. Như thông tin về tài sản đảm bảo, nhân viên tín dụng phải xuống khảo sát thực tế để đánh giá hiện trạng của tài sản, có thể qua tiếp xúc các hộ dân xung quanh, chính quyền địa phương sở tại để nắm bắt chính xác thông tin của tài sản. Theo Lin (1999), vốn xã hội cao giúp các ngân hàng phân tích tốt hơn và rõ hơn về các công ty mà họ cần thẩm định. Như vậy, nhờ mạng lưới quan hệ xã hội sẽ giúp ngân hàng có được những nguồn thông tin hữu ích phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Hơn nữa, trong xu thế cạnh tranh gay gắt như hiện nay, ngân hàng nào nắm bắt được nguồn thông tin chính xác và sớm nhất sẽ tạo lợi thế trong cạnh tranh. Ngân hàng có thể đi tắt đón đầu để cung ứng các sản phẩm dịch vụ tạo khác biệt và lợi thế riêng cho mình, đặc biệt các dự án đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế cho ngân hàng. Ngân hàng có mạng lưới quan hệ xã hội tốt, sẽ có ưu thế về số lượng và chất lượng nguồn thông tin để phục vụ hữu ích cho sự phát triển bền vững của ngân hàng mình. (Adler & Kwon 2002, trang 29; Houston et al 2010).

- Tính tích lũy theo thời gian

Được hình thành trên cơ sở niềm tin, sự tin cậy, vốn xã hội sẽ được duy trì và phát triển bền vững nếu mật độ liên hệ, tương tác giữa các cá nhân, các phòng ban được duy trì thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn (Hoàng Bá Thịnh 2009). Cũng theo Trịnh Hòa Bình (2007), vốn xã hội là tài sản được tích lũy và phát triển theo thời gian từ đó trở thành động lực, sức mạnh và chỗ dựa để cộng đồng xã hội tồn tại và phát triển. Cụ thể hóa vào điều kiện của ngân hàng, những khách hàng, đối tác…lâu năm mà ngân hàng đã thiết lập các mối quan hệ và giao dịch thường xuyên thì sự tin tưởng và lòng trung thành sẽ lớn, khả năng hợp tác lâu dài sẽ cao hơn khi


ngân hàng giao dịch với khách hàng, đối tác mới. Ở mức độ cao hơn, khi các cá nhân trong ngân hàng luôn tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức, đoàn kết vì mục tiêu chung, sẽ nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín cho ngân hàng, từ đó củng cố niềm tin cho đối tác, khách hàng hiện hữu và cả đối tác, khách hàng tiềm năng khi họ lựa chọn tìm đến ngân hàng giao dịch trong tương lai.

2.1.4 Thành phần cơ bản của vốn xã hội trong ngân hàng

Cấu trúc mạng lưới của doanh nghiệp thường được đề cập ở ba khía cạnh gồm mạng lưới của lãnh đạo, mạng lưới bên ngoài và mạng lưới bên trong doanh nghiệp. Vai trò của người lãnh đạo đối với sự thành công của một doanh nghiệp đã được nhiều nhà nghiên cứu nhấn mạnh như Wiklund & Shepherd (2003); Obey Dzomonda và các tác giả (2017); Anne Irungu & Robert Arasa (2017). Theo mô hình “năm áp lực cạnh tranh của Porter (1985), các mạng lưới bên ngoài và bên trong doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng đảm bảo các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được liên tục và đạt hiệu quả. Trong khi vốn xã hội được đề cập đến như là chất lượng và cấu trúc của mạng lưới quan hệ xã hội. Do đó, các nhà nghiên cứu khi đề cập đến vốn xã hội trong doanh nghiệp thường dựa trên các khía cạnh vốn xã hội của lãnh đạo, bên ngoài và bên trong doanh nghiệp. Tương tự, việc xác định vốn xã hội trong ngân hàng cũng được dựa trên các khía cạnh riêng lẻ trên.

Như vậy, vốn xã hội của ngân hàng được đề cập đến như là mạng lưới và chất lượng các mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng; mối quan hệ bên ngoài ngân hàng; mối quan hệ bên trong ngân hàng.

2.1.4.1 Vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng

Đề cập vốn xã hội của lãnh đạo, có thể tổng kết một vài nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Bjorkman & Kock (1995): trong một nghiên cứu thảo luận vai trò của các mối quan hệ xã hội khi thâm nhập vào mạng lưới kinh doanh nước ngoài. Nghiên cứu này đã cho thấy vai trò của các mối quan hệ của lãnh đạo và cá nhân nhân viên trong việc tiếp thị các dự án và các mặt hàng công nghiệp của các công ty phương Tây ở Trung Quốc. Kết quả của nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ cá nhân


được xem là điều kiện tiên quyết đối với việc tiếp cận hầu hết các thông tin và họ đang phân tích các yếu tố ảnh hưởng và thúc đẩy phát triển các mối quan hệ xã hội.

Tushman & O’Reilly III (1997): khi nghiên cứu về mạng lưới quan hệ của lãnh đạo, nhóm tác giả đã chỉ ra các chủ thể trong mạng lưới quan hệ của lãnh đạo gồm dòng họ, bạn bè, đối tác kinh doanh, đồng nghiệp, cơ quan báo chí, quan chức/ nhân viên thuộc các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan nghiên cứu, các câu lạc bộ, cơ quan báo chí. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chưa đưa ra được thang đó để đánh giá chất lượng các mối quan hệ này.

Yli-Renko và các cộng sự (2001): sử dụng một mẫu gồm 180 doanh nghiệp công nghệ cao có trụ sở tại Anh để phân tích mối quan hệ của vốn xã hội của lãnh đạo. Nghiên cứu đã chỉ ra vốn xã hội của lãnh đạo dựa trên mối quan hệ của lãnh đạo với bạn bè, đơn vị tư vấn, chính quyền các cấp và cơ quan truyền thông.

Bartol & Zhang (2007), đề cập đến mạng lưới quan hệ của lãnh đạo phát triển nhờ chất lượng mối quan hệ của lãnh đạo trong công việc, trong mối quan hệ bạn bè, sẽ hỗ trợ cho lãnh đạo trong việc tiếp cận nguồn vốn con người và các vốn khác để thành công. Tuy nhiên nghiên cứu này cũng chưa chỉ rõ các mối quan hệ cụ thể trong mạng lưới lãnh đạo như thế nào.

Cialdini & các cộng sự (2001), trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng lãnh đạo là người đóng vai trò quyết định đối với kết quả hoạt động của một doanh nghiệp. Thông qua tình hữu nghị, quyền lực, sự công nhận của xã hội, tinh thần hỗ trợ mà người lãnh đạo có tầm ảnh hưởng đến các chủ thể có liên quan.

Acquaah (2007), trong nghiên cứu của mình đã chỉ ra vốn xã hội phát triển từ mạng lưới quan hệ của nhà lãnh đạo và các mối quan hệ xã hội với các nhà quản lý hàng đầu, các quan chức chính phủ sẽ giúp nâng cao hiệu suất của tổ chức. Sau đó năm 2011, Acquaah tiếp tục nghiên cứu vai trò của vốn xã hội từ mạng lưới lãnh đạo, tác giả chỉ ra mối quan hệ xã hội với các quan chức chính phủ sẽ có lợi cho tổ chức, đồng thời cũng nêu mặt tích cực, tiêu cực của mối quan hệ này.

Paré & các cộng sự (2008), nghiên cứu trên một cuộc khảo sát thực địa tại các thành phố Montreal, Toronto và Vancouver cũng đã chỉ ra mối quan hệ của lãnh đạo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022