4.7.3 Vốn xã hội của ngân hàng tác động đến hoạt động cung ứng dịch vụ của NHTM 112
4.7.4 Mối liên hệ giữa các hoạt động của NHTM 114
4.7.5 Hiệu ứng tích cực và tiêu cực của vốn xã hội đối với NHTM 117
4.7.5.1 Hiệu ứng tích cực của vốn xã hội đối với ngành ngân hàng 117
4.7.5.2 Hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội đối với ngành ngân hàng 120
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 124
CHƯƠNG 5 125
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 125
5.1 KẾT LUẬN 125
5.1.1 Kết quả xây dựng và kiểm định thang đo vốn xã hội của ngân hàng 125
5.1.2 Kết quả xây dựng và kiểm định thang đo các hoạt động của NHTM 126
5.1.3 Kết quả ước lượng và kiểm định mô hình nghiên cứu 126
5.2 KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM THÔNG QUA SỬ DỤNG VỐN XÃ HỘI 128
5.2.1 Nhận thức về tầm quan trọng của vốn xã hội trong chiến lược phát triển của NHTM 129
5.2.2 Thiết lập mục tiêu đo lường vốn xã hội trong ngân hàng 130
5.2.3 Phát triển vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng 135
5.2.4 Phát triển vốn xã hội bên ngoài ngân hàng 136
5.2.5 Phát triển vốn xã hội bên trong ngân hàng 138
5.2.6 Gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ ngân hàng phát triển vốn xã hội tạo hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực trong môi trường hoạt động ngân hàng 140
5.2.6.1 Gợi ý chính sách vĩ mô hỗ trợ ngân hàng phát huy hiệu ứng tích cực của vốn xã hội 140
5.2.6.2 Gợi ý chính sách vĩ mô và vi mô hỗ trợ ngân hàng hạn chế hiệu ứng tiêu cực của vốn xã hội 141
5.3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CHÍNH CỦA LUẬN ÁN 143
5.3.1 Đóng góp về mặt khoa học 143
5.3.2 Đóng góp về mặt thực tiễn 144
5.4 HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 144
5.4.1 Hạn chế của luận án 144
5.4.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 145
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 147
KẾT LUẬN 147
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 173
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BN : Bên ngoài
BT : Bên trong
CFA : Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis) CFI : Chỉ số so sánh phù hợp (comparative fit index)
CMIN/df : Giá trị Chi – bình phương chia cho bậc tự do ) Cronbach’s alpha : Hệ số tin cậy Cronbach’s alpha
CU : Cung ứng
CV : Cho vay
Df : Bậc tự do (degrees of freedom)
EFA : Phân tích nhân tố khám phá ((Exploratary Factor Analysis) HĐ : Huy động
LD : Lãnh đạo
NHNN : Ngân hàng Nhà nước
NHTW : Ngân hàng trung ương
NHTM : Ngân hàng thương mại
RMSEA : Xấp xỉ của sai số bình phương trung bình (Root mean square error of approximation)
SEM : Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling) TCKT : Tổ chức kinh tế
TLI : Chỉ số Tucker & Lewis
TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh
: Giá trị Chi-bình phương (chi-square)
DANH MỤC BẢNG
BẢNG | TÊN | TRANG | |
1 | Bảng 3.1 | Phương pháp xây dựng thang đo | 57 |
2 | Bảng 3.2 | Các mạng lưới quan hệ của lãnh đạo ngân hàng | 64 |
3 | Bảng 3.3 | Thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng | 65 |
4 | Bảng 3.4 | Các mạng lưới quan hệ bên ngoài ngân hàng | 68 |
5 | Bảng 3.5 | Thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng | 69 |
6 | Bảng 3.6 | Các mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng | 72 |
7 | Bảng 3.7 | Thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng | 73 |
8 | Bảng 3.8 | Thang đo các hoạt động của NHTM | 77 |
9 | Bảng 4.1 | Mẫu điều tra của đề tài so với tổng thể | 92 |
10 | Bảng 4.2 | Hệ số tương quan giữa các khái niệm của vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng | 95 |
11 | Bảng 4.3 | Hệ số tương quan giữa các khái niệm của vốn xã hội bên ngoài ngân hàng | 97 |
12 | Bảng 4.4 | Hệ số tương quan giữa các khái niệm bậc hai của vốn xã hội | 100 |
13 | Bảng 4.5 | Hệ số tin cậy tổng hợp và phương sai trích của các khái niệm | 103 |
14 | Bảng 4.6 | Các tham số mô tả các thành phần bậc hai của vốn xã hội | 104 |
15 | Bảng 4.7 | Hệ số hồi quy (đã chuẩn hóa) của các mối quan hệ | 107 |
16 | Bảng 4.8 | Tác động của vốn xã hội tới các hoạt động của NHTM | 109 |
17 | Bảng 5.1 | Mục tiêu, tiêu chí đo lường vốn xã hội của NHTM | 134 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Đối Tượng, Phạm Vi Và Phương Pháp Nghiên Cứu Đối Tượng Nghiên Cứu:
- Khái Niệm Vốn Xã Hội Trong Ngân Hàng
- Tính Chất Cơ Bản Của Vốn Xã Hội Trong Hoạt Động Của Các Ngân Hàng Thương Mại
Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.
DANH MỤC HÌNH
BẢNG | TÊN | TRANG | |
1 | Hình 2.1 | Khung phân tích mối liên hệ giữa vốn xã hội với các hoạt động của NHTM | 51 |
2 | Hình 3.1 | Quy trình nghiên cứu của đề tài | 55 |
3 | Hình 3.2 | Thành phần vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng trước khi đánh giá sơ bộ | 66 |
4 | Hình 3.3 | Thành phần vốn xã hội bên ngoài ngân hàng trước khi đánh giá sơ bộ | 70 |
5 | Hình 3.4 | Thành phần vốn xã hội bên trong ngân hàng trước khi đánh giá sơ bộ | 74 |
6 | Hình 3.5 | Thang do vốn xã hội của ngân hàng sau khi đánh giá sơ bộ | 80 |
7 | Hình 3.6 | Mô hình lý thuyết tác động của vốn xã hội tới hoạt động của các NHTM Việt Nam | 89 |
8 | Hình 4.1 | Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) thang đo vốn xã hội của lãnh đạo ngân hàng | 96 |
9 | Hình 4.2 | Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của thang đo vốn xã hội bên ngoài ngân hàng | 98 |
10 | Hình 4.3 | Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của thang đo vốn xã hội bên trong ngân hàng | 99 |
11 | Hình 4.4 | Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) của thang đo vốn xã hội | 100 |
12 | Hình 4.5 | Kết quả CFA (đã chuẩn hóa) giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu | 102 |
13 | Hình 4.6 | Kết quả SEM mô hình nghiên cứu (đã chuẩn hóa) | 106 |
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của NHNN (2016), các NHTM Nhà nước vẫn đang thống trị cả thị phần huy động lẫn thị phần tín dụng, điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể kể đến việc các NHTM Nhà nước nhiều khi nhận được vốn ưu đãi từ chính phủ để cho vay các khu vực kinh tế được trợ cấp hoặc theo một chương trình kích thích kinh tế nào đó. Những nguồn vốn này thường có chi phí thấp. Trong khi đó, vốn ưu đãi tài trợ cho các khu vực kinh tế được trợ cấp chủ yếu được thực hiện dựa trên chức năng, quy mô, mạng lưới của ngân hàng, và theo quyết định cấp vốn của cơ quan quản lý nhà nước được phân công. Do vậy, việc lựa chọn ngân hàng để cấp vốn tài trợ cho các khu vực kinh tế hoặc chương trình kích thích kinh tế, (ngoài việc các ngân hàng phải thể hiện được năng lực của mình) thì còn phụ thuộc rất nhiều vào các mối quan hệ cá nhân của lãnh đạo ngân hàng với cá nhân lãnh đạo của cơ quan quản lý nhà nước.
Ngoài ra, do NHTM Nhà nước có mạng lưới rộng khắp, và có uy tín vì có sự bảo trợ của Nhà nước. Các nhà đầu tư an tâm giao dịch với NHTM Nhà nước bởi NHTM Nhà nước dễ dàng nhận được sự hỗ trợ trong những giai đoạn khó khăn từ Nhà nước, dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn với lãi suất thấp, dễ dàng tìm kiếm các đối tác tín dụng lớn từ các Tổng công ty Nhà nước. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Bonin và ctg (2005); Gursoy và Aydogan (2002); Najid và Rahman (2011).
Bên cạnh đó, hoạt động của NHTM bị ảnh hưởng bởi cách NHNN điều hành chính sách tiền tệ (báo cáo NHNN 2016). Mặc dù các chính sách được ban hành nhiều nhưng việc tiếp cận vốn của các NHTM và thụ hưởng sự hỗ trợ từ chính sách còn chưa đồng đều. Đối với các NHTM, nhất là NHTM Nhà nước thì trong việc tiếp cận vốn và tiếp cận thông tin, mối quan hệ giữa cá nhân của lãnh đạo ngân hàng với các cá nhân cơ quan quản lý nhà nước sẽ ảnh hưởng rất lớn. Điều này cũng là phù hợp tại Việt Nam, khi mà các quan hệ cá nhân rất được chú trọng (Nguyễn Văn Thắng 2015).
Do đó, các NHTM cần nhận thức đầy đủ về vai trò của mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng, để giúp ngân hàng hoạch định chính sách phục vụ cho các họat động kinh doanh.
Không chỉ là mối quan hệ của bản thân người lãnh đạo, mà tất cả mạng lưới quan hệ xã hội đều quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng. Trong quá trình hoạt động của mình, ngân hàng nào có khả năng liên kết với khách hàng, các đối tác, các dự án, chương trình tốt thì việc huy động vốn, cho vay, đầu tư…cũng thuận lợi hơn.
Ngoài mặt tích cực, thì các mối quan hệ cũng thể hiện mặt tiêu cực, trong giai đoạn vừa qua, hiện tượng thâu tóm lẫn nhau giữa các ngân hàng, tranh thủ các mối quan hệ với các quan chức để phục vụ cho lợi ích của nhóm cá nhân, gây lũng đoạn thị trường và tâm lý bất an cho các chủ thể tham gia thị trường (Nguyễn Đức Chiện 2013). Các vụ án kinh tế trong thời gian qua liên quan đến các vị lãnh đạo ngành ngân hàng đã gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng cho nền kinh tế, một phần nguyên nhân xuất phát từ các mối quan hệ xã hội, bao gồm cả mối quan hệ của lãnh đạo ngân hàng. Đồng thời, vẫn còn những hiện tượng như nội bộ thông đồng lấy quỹ, lập hồ sơ giả lấy tiền tiết kiệm, tiền vay…gây mất uy tín cho ngân hàng và ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng. Đặc biệt việc gian lận trong cho vay ở các nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam xác suất xảy ra khá cao, gây ảnh hưởng đến kết quả ngân hàng một cách sâu sắc (Leonard Onyiriuba 2016). Sau khủng hoảng 2007-2009, niềm tin vào ngành dịch vụ tài chính bị giảm sút nghiêm trọng (Benamati et al. 2010) mà niềm tin là nền tảng quan trọng cho sự phát triển bền vững của ngân hàng. Niềm tin cũng là cốt lõi căn bản để xây dựng và phát triển mạng lưới quan hệ (vốn xã hội) (Dasgupta 2002; Koniordos 2005 trích trong Crystal Holmes Zamanian & Lisa Åström 2014). Việc nghiên cứu vốn xã hội cho ngành ngân hàng trong bối cảnh mức độ tin cậy thấp như ngành ngân hàng (một trong những ngành ít được tin cậy nhất với 49% so với công nghệ, hoặc sản xuất điện tử với 70-73% trong xếp hạng thế giới (Edelman Trust Barometer 2013) là vấn đề cần thiết và nghiên cứu này cũng là tiềm năng để làm sáng
tỏ vốn xã hội cho ngành dịch vụ tài chính và đóng góp cho ngữ cảnh hiện tại, khi niềm tin bị ảnh hưởng sau khủng hoảng (Maskell 2000).
Các mối quan hệ xã hội vừa thể hiện mặt tích cực và tiêu cực. Đặc biệt thời gian qua tiêu cực trong ngành ngân hàng đang là vấn đề lớn của xã hội, do đó bản thân ngân hàng và Chính phủ rất cần một khung lý thuyết để nhận thức rõ sự tác động của các mối quan hệ này tới các hoạt động của ngân hàng cũng như có những giải pháp để phát huy hiệu ứng tích cực và hạn chế hiệu ứng tiêu cực từ các mối quan hệ xã hội này. Từ đó giúp các NHTM sử dụng hiệu quả các mối quan hệ này trong hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó, đã có những nghiên cứu về mối liên hệ giữa vốn xã hội trong lĩnh vực ngân hàng như nghiên cứu của Xie Wenjing (2013), khám phá mối quan hệ giữa vốn xã hội và rủi ro ngân hàng; Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014) phân tích về việc đầu tư vốn xã hội của ngân hàng; Heru Sulistyo và ctg (2015), kiểm định vai trò của vốn xã hội đối với lòng trung thành của các khách hàng trong ngân hàng; Justin Yiqiang & ctg (2017), nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội và sự ổn định của ngân hàng. Các công trình nghiên cứu hầu hết mang tính định tính và chỉ mới giải quyết một số khía cạnh về mối quan hệ giữa vốn xã hội và ngân hàng, chưa có nghiên cứu đánh giá mối quan hệ giữa vốn xã hội và các hoạt động của ngân hàng. Đó là khoảng trống cho tác giả nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp.HCM”. Theo đó, nếu đề tài này được thực hiện thành công sẽ là công cụ giúp các NHTM khai thác và sử dụng hiệu quả mối quan hệ này trong hoạt động kinh doanh. Về khía cạnh học thuật, kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp và làm phong phú thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về khai thác và tận dụng vốn xã hội trong phát triển các hoạt động của ngân hàng. Trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu, đề tài kỳ vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị.