Các Hoạt Động Cơ Bản Của Ngân Hàng Thương Mại


Nhìn chung các tác giả đều cho rằng chất lượng của các mạng lưới quan hệ bên ngoài doanh nghiệp phải dựa trên tình hữu nghị, hỗ trợ lẫn nhau, sự thừa nhận của xã hội và sự cam kết với các chủ thể trong mạng lưới.

Như vậy dựa trên các nghiên cứu trước có thể khái quát thành phần vốn xã hội bên ngoài ngân hàng gồm khách hàng, đối tác kinh doanh, đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, chính quyền các cấp, các chi nhánh trong cùng ngân hàng, cơ quan truyền thông, các hiệp hội.

2.1.4.3 Vốn xã hội bên trong ngân hàng

Đề cập đến vốn xã hội bên trong ngân hàng, có thể tổng kết một vài nghiên cứu tiêu biểu như sau:

Theo Marcinkowska (2012) trích trong Joanna Wyrwa (2014), mối quan hệ bên trong doanh nghiệp là mối quan hệ nội bộ giữa các nhân viên, phòng ban với nhau. Mối quan hệ này có ý nghĩa quan trọng không những ảnh hưởng đến sự cải thiện bầu không khí làm việc mà còn giúp gia tăng tinh thần đoàn kết, đồng đội, từ đó nâng cao hiệu quả công việc. Bên cạnh đó, mối quan hệ này còn giúp các nhân viên hỗ trợ nhau cải tiến kiến thức và khả năng thích ứng với môi trường bên ngoài. Trong nghiên cứu của mình, Anna Piettruszka – Ortyl (2015) trích trong Marek Makowiec & Tomasz Kusio (2015), đã chỉ ra vốn xã hội bên trong doanh nghiệp là giá trị của mối quan hệ giữa các cá nhân/nhân viên trong quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức và chính mỗi cá nhân đóng góp trong việc tăng cơ hội tạo ra giá

trị cho doanh nghiệp.

Najarian & Cabrera (2013), dựa trên quan điểm mạng xã hội để khám phá ra mối quan hệ bên trong doanh nghiệp. Tác giả đã chỉ ra, hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng của các mối quan hệ bên trong (hợp tác giữa các cá nhân, các phòng ban), từ đó giúp nhà quản lý nắm bắt các vấn đề về mạng xã hội bên trong doanh nghiệp, giúp cải thiện hiệu quả bán hàng.

Adler & Kwon (2002, trang 19); Boutilier (2009, trang 60-62), nghiên cứu cả vốn xã hội bên trong và bên ngoài. Đối với vốn xã hội bên trong thể hiện niềm tin và sự gần gũi giữa các thành viên qua hành động liên kết trong tập thể, vì mục tiêu chung


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 192 trang tài liệu này.

của tổ chức, từ đó sẽ mang lại những lợi ích cho doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh.

Hongseok Oh & các tác giả (2004), khi nghiên cứu định tính về các mối quan hệ tại nơi làm việc, nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi các mối quan hệ được thắt chặt và tăng cường, cùng tập trung vào mục đích có ý nghĩa, sẽ giúp cho các thành viên có cơ hội tiếp cận các nguồn lực tốt hơn (Labianca & Brass 2006). Các mối quan hệ này sẽ cung cấp vốn xã hội tốt cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tập trung vào hiệu quả nhóm thông qua sự hiệu quả của quản lý cấp trên với nhóm/phòng ban mình (Hackman 1987; Guzzo & Shea 1992; Guzzo & Dickson 1996; Sundstrom, DeMeuse & Futrell 1990, trích trong Hongseok Oh & các tác giả 2004). Có thể đánh giá hiệu quả nhóm qua các tiêu chuẩn như: chất lượng công việc, khối lượng công việc, chủ động, hợp tác tốt với các nhóm/phòng ban khác, khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn, khả năng đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu. Nhóm nào có vốn xã hội lớn thì hiệu quả của nhóm đó càng cao vì khả năng tiếp cận các nguồn lực để duy trì và thực hiện công việc của họ là khác nhau.

Đánh giá tác động của vốn xã hội đến hoạt động của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - 7

Patrizia Poggi and Christiaan Grootaert (2002), khi nghiên cứu để đo lường vốn xã hội tại Bosnia và Herzegovina, nghiên cứu đã chỉ ra bản chất quan hệ giữa các cá nhân là dựa trên mức độ tin tưởng và sự hợp tác lẫn nhau. Từ đó đem lại hiệu quả cho các hoạt động, thúc đẩy phát triển nền kinh tế.

Schuller et al (2000) phân tích mối quan hệ giữa các cá nhân bên trong ngân hàng và chỉ ra ngân hàng có thể phát triển mạng lưới này vì các kết nối trong mạng sẽ đồng nhất hơn và dễ dàng chia sẻ trách nhiệm, vì mục tiêu chung, tương tự với quan điểm của Burt (2004, trang 349). Theo Burt (1992, trang 9) vốn xã hội của cá nhân cũng sẽ tập trung cho vốn xã hội của tổ chức, vì một mục tiêu chung và tầm nhìn chung, tức là có liên kết nhận thức, thúc đẩy hội nhập, tạo ra ý thức chia sẻ trách nhiệm và tập thể hành động. Tương tự là quan điểm của Leana & Pil (2006, trang 354).


Theo Levine (1997); Vega – Redondo (2006), để có được nguồn thông tin hữu ích hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, có thể thu được những thông tin này thông qua vốn xã hội từ mạng lưới nội bộ của doanh nghiệp.

Theo Zappa và Zavarrone (2009), quan hệ giữa các cá nhân có thể ảnh hưởng đến thái độ cá nhân và hành vi của họ. Quan hệ xã hội được thiết lập trong môi trường làm việc có thể cung cấp cho cá nhân những lợi ích, và tạo những thuận lợi trong công việc. Họ xây dựng các mối quan hệ xã hội để có thể tận dụng lợi thế từ các mạng lưới xã hội phục vụ cho lợi ích của cá nhân và cả của tổ chức. Tương tự là quan điểm của Putnam (2000), tác giả cho rằng khi niềm tin và mạng xã hội phát triển, các cá nhân, các công ty, thậm chí cả các quốc gia đều thịnh vượng.

Leana và Van Buren (1999) đề xuất rằng tổ chức dựa trên vốn xã hội cao cải thiện hiệu suất tổ chức bởi vì nhân viên trong tổ chức này sẵn sàng làm việc linh hoạt, sẵn sàng hy sinh mục tiêu riêng của cá nhân để đáp ứng nhu cầu của tổ chức và hơn thế nữa, họ quan tâm đầu tư vào các kỹ năng và kiến thức chuyên môn để phục vụ nhu cầu của tổ chức. Đồng quan điểm của Safari et al. (2013) khi tác giả cho rằng lòng trung thành và cam kết sẵn lòng vì tổ chức của nhân viên được coi là một trong những chỉ số đại diện cho thành công của một tổ chức hơn những tổ chức khác. Thực tế này làm tăng hiệu suất và hiệu quả của tổ chức. Ngoài ra, theo Ariani (2012), thông qua mạng lưới xã hội có thể dẫn đến hiệu suất cá nhân cao hơn bởi vì nhân viên có nhiều mối liên hệ với người có thể rút ra lời khuyên và hỗ trợ để hoàn thành công việc.

Nghiên cứu của James S.Boles (2011) đã nghiên cứu và phân tích mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty ảnh hưởng đến hiệu suất bán hàng của công ty. Nghiên cứu cũng chỉ ra ngoài mối quan hệ bên ngoài thì mạng lưới các mối quan hệ xã hội bên trong như quan hệ giữa các các nhân viên, các phòng ban trong cùng công ty sẽ hỗ trợ nhau trong việc chuyển giao kiến thức, kinh nghiệm, chuyên môn, từ đó giúp hoạt động bán hàng hiệu quả hơn.

Nghiên cứu của Oliveira (2013), tương tác giữa các nhân viên giúp họ có thể trao đổi thông tin và các kỹ năng. Hơn nữa, một số tổ chức có nhiều hơn nguồn vốn


xã hội sẽ có được lợi thế hơn những tổ chức khác trong việc tận dụng lợi thế của nguồn lực và cơ hội mà các mối liên hệ có sẵn này mang lại, giúp nâng cao hiệu suất của tổ chức.

Chuanhui Liao và các tác giả (2015), phân tích mối quan hệ giữa vốn xã hội bên trong ảnh hưởng đến hiệu suất huy động vốn từ cộng đồng. Thông qua khảo sát dữ liệu từ 862 dự án của Trung Quốc, tác giả đã chứng minh vốn xã hội bên trong có tác động đáng kể đến hiệu suất huy động vốn từ cộng đồng và khuyến nghị để cải thiện hiệu suất huy động vốn cộng đồng cần tận dụng tốt cơ chế xây dựng vốn xã hội trong cộng đồng.

Có thể nói các tác giả Schenkel & Garrison (2009), Nisbet (2007), Goyal & Akhilesh (2007), và Cheng & các cộng sự (2006) đã tiếp cận vốn xã hội bên trong doanh nghiệp đó là chất lượng các mối quan hệ theo chiều ngang giữa nhân viên lẫn nhau và các bộ phận chức năng lẫn nhau; và các mối quan hệ theo chiều dọc giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới. Nhưng các nghiên cứu này chưa xây dựng thang đo vốn xã hội bên trong và chưa đánh giá tác động của chúng đến kết quả các hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù chưa xây dựng thang đo, nhưng việc chỉ ra được cách thức tiếp cận vốn xã hội bên trong doanh nghiệp sẽ được nghiên cứu này kế thừa để phát triển thang đo cho ngành ngân hàng.

Nghiên cứu của tác giả Hoai Trong Nguyen & Dien Thanh Huynh (2012) đã tích hợp hai yếu tố chất lượng và cấu trúc mạng lưới để xây dựng được thang đo vốn xã hội bên trong doanh nghiệp ngành bất động sản, đồng thời kết quả nghiên cứu của các tác giả này cũng đã chỉ ra tác động của vốn xã hội bên trong đến hoạt động đầu vào, sản xuất và đầu ra của doanh nghiệp. Tuy nhiên thang đo này chưa hoàn toàn phù hợp để đo lường cho ngành ngân hàng.

Nghiên cứu của S.J.Appold & Nguyễn Quý Thanh (2004), khảo sát 447 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, nghiên cứu đã chỉ ra các mạng lưới quan hệ bên trong của doanh nghiệp (vốn xã hội bên trong) là một nguồn lực có tác động ý nghĩa đối với hoạt động của doanh nghiệp nhất là khi có nhu cầu cần huy động các nguồn


lực. Do vị trí trong xã hội của các thành viên trong nhóm sẽ nâng cao khả năng tạo ra nguồn lực lớn cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh, nhất là những nhóm có vốn xã hội lớn thì hiệu quả hoạt động của nhóm càng cao.

Hoàng Bá Thịnh (2009), khi nghiên cứu về vai trò, vị trí của vốn xã hội cũng như mạng lưới xã hội, đã chỉ ra mạng lưới xã hội (bao gồm mạng lưới xã hội bên trong), phụ thuộc vào mật độ tương tác và quan hệ giữa các cá nhân, các nhóm. Nghiên cứu cũng chỉ ra tính tích cực của mạng lưới xã hội bên trong giúp khai thác nguồn lực của cá nhân và tăng tính kết nối, liên kết trong nhóm, giúp tăng hiệu quả công việc, tuy nhiên bên cạnh đó còn tính tiêu cực do sự liên kết và tin cậy trong nhóm càng cao thì càng có khả năng loại trừ người bên ngoài nhóm, từ đó dẫn đến tính thiển cận và bảo thủ, có thể làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là những công việc đòi hỏi tính sáng tạo.

Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Điền (2011), khảo sát 216 doanh nghiệp bất động sản ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã cho thấy vốn xã hội bên trong có ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản. Nghiên cứu cũng chỉ ra bên cạnh hiệu ứng tích cực của mạng lưới quan hệ này mạng lại cho doanh nghiệp và nền kinh tế còn tiềm ẩn hiệu ứng tiêu cực, do đó cần có giải pháp để hạn chế hiệu ứng tiêu cực này.

Từ lược khảo các lý thuyết trước liên quan vốn xã hội bên trong ngân hàng, có thể rút ra quan niệm vốn xã hội bên trong ngân hàng là nguồn lực của các chủ thể (cá nhân, nhóm, tổ chức) tồn tại trong mạng lưới quan hệ bên trong ngân hàng dựa trên sự tín cẩn, chia sẻ, hỗ trợ và kỳ vọng lẫn nhau.

Thành phần cơ bản của vốn xã hội bên trong ngân hàng

Vốn xã hội bên trong ngân hàng được đề cập đến như là mạng lưới và chất lượng các mối quan hệ bên trong ngân hàng.

Nghiên cứu của Huber (2009) đã chỉ ra vốn xã hội bên trong đề cập đến mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ chức. Tương tự là quan điểm của Kaasa (2007) khi cho rằng vốn xã hội bên trong gồm quan hệ giữa các cá nhân trong tổ chức.


Các tác giả Cheng & các cộng sự (2006), Goyal & Akhilesh (2007), Nisbet (2007) và Schenkel & Garrison (2009) trong các nghiên cứu của mình đã chỉ ra mạng lưới quan hệ bên trong của doanh nghiệp theo chiều ngang chính là chất lượng các mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau và các bộ phận chức năng với nhau; và theo chiều dọc là chất lượng các mối quan hệ giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới.

Hoai Trong Nguyen & Dien Thanh Huynh (2012) cũng đã kế thừa các nghiên cứu trước và chỉ ra mạng lưới xã hội bên trong doanh nghiệp gồm mạng lưới quan hệ giữa các nhân viên và các bộ phận chức năng với nhau; và mạng lưới quan hệ giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới. Nghiên cứu này đã xây dựng được thang đo vốn xã hội bên trong và đã chỉ ra được tác động của chúng đến kết quả các hoạt động của doanh nghiệp bất động sản, tuy nhiên thang đo này chưa bao quát cho ngành ngân hàng.

Như vậy dựa trên các nghiên cứu trước có thể khái quát thành phần vốn xã hội bên trong ngân hàng gồm mạng lưới theo chiều ngang gồm các mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau và các bộ phận chức năng với nhau; và theo chiều dọc gồm các mối quan hệ giữa cá nhân cấp trên với cá nhân cấp dưới, giữa bộ phận chức năng cấp trên với bộ phận chức năng cấp dưới.

Tóm lại, các công trình nghiên cứu trước hầu hết mang tính định tính và chưa xây dựng được thang đo chất lượng cho từng mạng lưới quan hệ bên ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng nên chưa tạo ra gợi ý xây dựng, phát triển, đánh giá vốn xã hội bên ngoài, bên trong và lãnh đạo ngân hàng. Riêng nghiên cứu của Dien Thanh Huynh & Hoai Trong Nguyen (2012) đã tích hợp được hai yếu tố chất lượng và cấu trúc mạng lưới để xây dựng thang đo vốn xã hội bên ngoài, bên trong và lãnh đạo doanh nghiệp, tuy nhiên thang đo này chưa hoàn toàn phù hợp để đo lường cho ngành ngân hàng. Nhưng nghiên cứu này cũng là căn cứ để tác giả kế thừa để phát triển thang đo cho ngành ngân hàng.

2.2 CÁC HOẠT ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Nghiên cứu ngoài nước


Theo Peter S. Rose & Sylvia C. Hudgins (2008) đã chia các hoạt động kinh doanh của NHTM thành hoạt động nguồn vốn, hoạt động sử dụng vốn và các hoạt động khác.

Fotios Pasiouras (2008), trong bài nghiên cứu về uớc tính hiệu quả kỹ thuật và quy mô của các ngân hàng thương mại Hy Lạp: tác động của rủi ro tín dụng, các hoạt động ngoại bảng và các hoạt động quốc tế. Tác giả sử dụng phân tích màng bao dữ liệu (DEA) để điều tra hiệu quả của ngành ngân hàng thương mại Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2004, kết quả cho thấy các ngân hàng đã mở rộng hoạt động ở nước ngoài có hiệu quả về mặt kỹ thuật hơn so với các ngân hàng hoạt động ở cấp quốc gia. Nghiên cứu cũng đánh giá chủ yếu các hoạt động nguồn vốn, cho vay và trung gian của ngân hàng. Kết quả chỉ ra hoạt động huy động nguồn vốn tốt hơn, hoạt động cho vay, trung gian và sức mạnh thị trường làm tăng hiệu quả của các ngân hàng. Số lượng chi nhánh có tác động tích cực và đáng kể đến hiệu quả ngân hàng.

Ines Ayadi, Abderrazak Ellouze (2013), trong bài nghiên cứu để kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc thị trường và hiệu suất của hệ thống ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 1990-2009. Các tác giả sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu (DEA) để đánh giá điểm số của hiệu quả x và hiệu quả quy mô. Các lý thuyết sức mạnh thị trường (MP) và lý thuyết cấu trúc hiệu quả (ES) được sử dụng để giải thích mối quan hệ giữa hiệu suất ngân hàng và cơ cấu thị trường. Theo lý thuyết MP, mỗi ngân hàng có xu hướng sử dụng sức mạnh thị trường của mình để tăng lãi suất cho vay và giảm lãi suất tiền gửi, từ đó mang lại lợi nhuận và hiệu quả cao hơn cho hoạt động của mình (huy động vốn, cho vay, cung ứng dịch vụ). Lý thuyết này nhấn mạnh chỉ có ngân hàng có thị phần lớn mới có thể sử dụng sức mạnh thị trường để đặt giá cho sản phẩm dịch vụ của họ và kiếm lợi nhuận cao (Berger, 1995). Theo lý thuyết ES, nó giải thích ngân hàng có hiệu quả cao do công nghệ và quản lý cấp trên cho phép họ giảm chi phí (Berger, 1995), từ đó mang lại cho ngân hàng cơ hội kiếm được lợi nhuận và hiệu quả hoạt động cao.

Svetlana Saksonova (2014), trong nghiên cứu của mình về vai trò của lãi ròng đối với cải thiện cấu trúc tài sản và ổn định hoạt động của ngân hàng, tác giả tác giả


cho thấy rằng lãi ròng là tiêu chí phù hợp nhất để đánh giá tính hiệu quả và tính ổn định của hoạt động của ngân hàng (cơ bản là hoạt động nguồn vốn, sử dụng vốn và cung ứng dịch vụ). Cũng theo tác giả khi phân tích các lĩnh vực ngân hàng ở các nước Baltic, Khu vực Châu Âu cũng như Hoa Kỳ thì lãi ròng là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để tối ưu hóa cấu trúc tài sản.

Trong bài nghiên cứu của Adnan Kasman & Oscar Carvallo (2014), các tác giả sử dụng dữ liệu bảng của 272 ngân hàng thương mại để ước tính điểm chi phí và hiệu quả doanh thu cho 15 quốc gia Mỹ Latinh và Caribê trong giai đoạn 2001-2008. Sử dụng kỹ thuật quan hệ nhân quả Granger, kết quả nghiên cứu cho thấy rằng khi đối mặt với rủi ro tăng và giảm vốn (ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng nhất là huy động vốn và cho vay), các ngân hàng có xu hướng cải thiện hiệu quả chi phí. Kết quả cũng chỉ ra rằng hiệu quả chi phí có liên quan tiêu cực với hiệu quả doanh thu. Sức mạnh thị trường liên quan đến hiệu quả doanh thu cao hơn. Trong trường hợp không có thị trường vốn phát triển, khả năng cạnh tranh kém và khi các quy định được tăng cường thì dường như đang buộc các ngân hàng phải cải tiến về chi phí- hiệu quả. Ngược lại, các ngân hàng có sức mạnh thị trường dường như vẫn có thể chuyển giao vốn cho khách hàng với lãi suất cao và phòng ngừa rủi ro tín dụng tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn.

Crystal Holmes Zamanian and Lisa Åström (2014) khi nghiên cứu việc đầu tư vốn xã hội của 8 ngân hàng ở Thụy Điển năm 2014, các tác giả cũng phân tích hoạt động cơ bản của ngân hàng là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và trung gian.

Jes Villa (2015) nghiên cứu thảo luận về sự phát triển của ngân hàng hiện đại và vai trò trung tâm của các ngân hàng trong nền kinh tế. Nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho xã hội thông qua các hoạt động của mình: gửi tiền, cho vay, cung ứng dịch vụ.

Mingaleva và các tác giả (2016), khi nghiên cứu về đặc thù khu vực ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của các ngân hàng ở Nga và Kazakhstan, kết quả chỉ ra các hoạt động cơ bản của ngân hàng gồm hoạt động tạo nguồn vốn cho ngân hàng,

Xem tất cả 192 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí