*Phòng Quản trị
Chức năng: Tham mưu và giúp cho Hiệu trưởng trong công tác quản lý tài sản, xây dựng và phát triển cơ sở vật chất của trường.
Thông tin nhân sự: CN. Võ Hà (Trưởng phòng), CN. Nguyễn Văn Lợi (Phó phòng).
*Phòng Tài chính – Kế toán
Chức năng: giúp Hiệu trưởng thực hiện chức năng quản lý tài chính theo nhiệm vụ và quyền hạn được Ban Giám Hiệu giao cho. Lên kế hoạch tài chính, quyết toán tài chính, quản lý các khoản thu chi, thực hiện đúng các quy định về quản lý tài chính trong trường.
Thông tin nhân sự: Ths. Nguyễn Kim Loan (Trưởng phòng).
*Phòng Công tác HS – SV
Chức năng: tổ chức thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sinh viên trong toàn trường, trong các lĩnh vực về đường lối chính sách, pháp luật, đạo đức, nhân cách, văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao dưới sự lãnh đạo của Hiệu trưởng hoặc các Phó Hiệu trưởng phụ trách.
Thông tin nhân sự: TSKH.NSƯT Nguyễn Văn Khánh (Trưởng phòng), CN. Dương Tuấn Sơn (Phó phòng).
*Phòng Đào tạo
Chức năng: Phòng Đào tạo có chức năng tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Nhà trường về đào tạo cao đẳng; tổ chức chỉ đạo, thực hiện và giám sát công tác giảng dạy và học tập của trường theo quy định.
Thông tin nhân sự: TS. Hồ Đắc Nghĩa (Trưởng phòng), Ths. Lưu Thị Thủy (Phó phòng), CN Đinh Thị Hải Yến (Trợ lý).
*Khoa Du lịch
Chức năng: giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch đào tạo ngành, nghề hoặc kế hoạch giảng dạy liên quan đến chương trình đào tạo du lịch. Quản lý chất lượng dạy và học, công tác bồi dưỡng, xây dựng, điều hành khoa và các tổ bộ môn trực thuộc.
Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, quản lý xưởng thực hành. Phối hợp các phòng, khoa khác trong công tác giáo dục sinh viên, học sinh và học viên thuộc khoa. Kiểm tra, đánh giá kết qua đào tạo của khoa.
Thông tin nhân sự: NSƯT.Ths. Hoàng Minh Tâm (Trưởng phòng), Ths. Đặng Thanh Nhường (Phó phòng).
*Khoa Ngoại ngữ
Chức năng: giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch đào tạo ngành, nghề hoặc kế hoạch giảng dạy liên quan đến chương trình đào tạo ngoại ngữ. Quản lý chất lượng dạy và học, công tác bồi dưỡng, xây dựng, điều hành khoa và các tổ bộ môn trực thuộc. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, quản lý xưởng thực hành. Phối hợp các phòng, khoa khác trong công tác giáo dục sinh viên, học sinh và học viên thuộc khoa. Kiểm tra, đánh giá kết qua đào tạo của khoa.
Thông tin nhân sự: PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ (Trưởng phòng), CN. Nguyễn Trương Ngọc Thịnh (Phó phòng).
*Khoa Kinh tế
Chức năng: giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch đào tạo ngành, nghề hoặc kế hoạch giảng dạy liên quan đến chương trình đào tạo kinh tế. Quản lý chất lượng dạy và học, công tác bồi dưỡng, xây dựng, điều hành khoa và các tổ bộ môn trực thuộc. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, quản lý xưởng thực hành. Phối hợp các phòng, khoa khác trong công tác giáo dục sinh viên, học sinh và học viên thuộc khoa. Kiểm tra, đánh giá kết qua đào tạo của khoa.
Thông tin nhân sự: TS. Hồ Đắc Nghĩa (Trưởng phòng), Ths. Trần Thanh Phong (Phó phòng).
*Khoa Nghệ thuật
Chức năng: giúp hiệu trưởng thực hiện kế hoạch đào tạo ngành, nghề hoặc kế hoạch giảng dạy liên quan đến chương trình đào tạo nghệ thuật. Quản lý chất lượng dạy và học, công tác bồi dưỡng, xây dựng, điều hành khoa và các tổ bộ môn trực thuộc. Quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả các trang thiết bị, đồ dùng giảng dạy, quản lý
xưởng thực hành. Phối hợp các phòng, khoa khác trong công tác giáo dục sinh viên, học sinh và học viên thuộc khoa. Kiểm tra, đánh giá kết qua đào tạo của khoa.
Thông tin nhân sự: TSKH.NSƯT Nguyễn Văn Khánh (Trưởng phòng), CN. Phan Thu Trang (Phó phòng).
*Trung tâm thực tập
Chức năng: xây dựng và phát triển quan hệ với các doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đào tạo và phát triển của nhà trường. Liên hệ thực tập cho sinh viên theo yêu cầu của các khoa, ngành. Đề xuất biện pháp và tham gia các hoạt động triển lãm, hội nghị, hội thảo; mở rộng phát triển quan hệ với các doanh nghiệp và tổ chức. Hướng ngiệp: giải quyết việc làm cho sinh viên khi ra trường cũng như công việc làm thêm khi sinh viên đang theo học tại trường.
Thông tin nhân sự: TS. Vũ Khắc Chương (Trưởng phòng), CN. Đồng Thị Hương (Phó phòng).
*Trung tâm khảo thí
Chức năng: tham mưu và giúp việc cho Hiệu trưởng quản lý chuyên ngành về công tác khảo thí, đảm bảo chất lượng đào tạo trong nhà trường; giúp Hiệu trưởng xây dựng, ban hành và triển khai các hoạt động về các công tác thi kiểm tra các môn học, thi tốt nghiệp, thi tuyển vào trường và thực hiện công tác đảm bảo chất lượng đào tạo của nhà trường.
Thông tin nhân sự: TS. Trần Hành (Trưởng phòng), CN. Đặng Hoài Thanh (Phó phòng).
*Trung tâm Tin học – Ngoại ngữ
Chức năng: xây dựng và tổ chức các khóa đào tạo về Anh văn, Tin học các trình độ A, B, C tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập tại trường. Xây dựng kế hoạch năm cho trung tâm.
Thông tin nhân sự: Ths. Nguyễn Kim Loan (Trưởng phòng).
2.1.3 Phân tích thực trạng hoạt động của trường
*Về cơ cấu nhân sự:
Phân tích tình hình nhân sự trường, chúng ta thấy rằng nhân sự không những không giảm mà liện tục tăng qua các năm từ 179 nhân viên (2006) đã tăng lên 317 nhân viên (2011) tăng 77%. Đội ngũ giảng viên đã có sự gắn kết nhiều hơn với nhà trường. Từ việc ký hợp đồng theo hình thức thỉnh giảng thì năm 2012 trở đi nhà trường đã chính thức có thêm đội ngũ giảng viên cơ hữu. Tuy nhiên, số lượng nhân viên có sự sụt giảm trong 3 năm trở lại đây, đến đầu năm 2015 chỉ còn 180 nhân viên và sự thay đổi liện tục đội ngũ công nhân viên là một thực trạng diễn ra tại trường trong nhiều năm nay. Từ đó, chất lượng phục vụ của nhân viên nhà trường đối với sinh viên cũng bị ảnh hưởng không ít.
Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự trường SaigonACT từ 2006 - 2015
Năm hoạt động | |||||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | ||
BGH | 4 | 6 | 6 | 8 | 8 | 8 | 9 | 10 | 10 | 10 | |
NV | 40 | 48 | 52 | 56 | 56 | 58 | 65 | 72 | 80 | 82 | |
GV | CH | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 180 | 150 | 120 | 66 |
TG | 135 | 232 | 225 | 228 | 220 | 210 | 63 | 52 | 40 | 22 | |
Tổng | 179 | 286 | 283 | 292 | 284 | 276 | 317 | 284 | 248 | 180 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo - 1
- Đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo - 2
- Các Nghiên Cứu Trước Đây Về Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Trong Giáo Dục
- Mô Hình Chất Lượng Dịch Vụ Của Parasuraman Và Cộng Sự (1985)
- Mối Quan Hệ Giữa Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Và Sự Hài Lòng Sinh Viên
- Thang Đo Thành Phần Về Khả Năng Tiếp Cận Của Sinh Viên
Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng tổ chức, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)
*Về cơ sở vật chất:
Phân tích tình hình cơ sở vật chất, thống kê số liệu cho thấy có sự sụt giảm về số lượng cơ sở vật chất từ năm 2006 có 7 cơ sở trong đó có 3 cơ sở thuộc sở hữu của trường và 4 cơ sở đi thuê thì đến năm 2015 trường đã xây mới thêm một cơ sở khang trang với vốn đầu tư khoảng 130 tỷ đồng, gồm 140 phòng học phòng thực hành có sức chứa trên dưới 7.000 sinh viên nâng tổng số tài sản trường sở hữu lên 4 và ở thời điển này trường đã không ký hợp đồng thuê thêm bất kỳ cơ sở nào. Từ đây, chúng ta thấy dù quy mô cơ sở đào tạo có giảm đi nhưng số lượng tài sản cố
định thuộc sở hữu nhà trường lại tăng lên. Ở khía cạnh khác, sự chủ động về cơ sở đào tạo mà nhà trường đang có sẽ đi với kèm thách thức về hiểu quả sử dụng nguồn lực trong tương lai.
Bảng 2.2. Cơ sở vật chất trường SaigonACT từ 2006 - 2015
Năm hoạt động | ||||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | |
Sở hữu | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 3 | 4 | 4 | 4 | 4 |
Đi thuê | 4 | 4 | 3 | 2 | 2 | 2 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng | 7 | 7 | 6 | 5 | 5 | 5 | 4 | 4 | 4 | 4 |
(Nguồn: Phòng quản trị, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)
*Về công tác tuyển sinh:
Phân tích số liệu, chúng ta thấy tình hình tuyển sinh của trường rất khả quan trong những năm đầu thành lập, duy trì ở mức 2 con số trong hoạt động đào tạo, đỉnh điểm năm 2007 tuyển sinh được trên 14.000 sinh viên và đến năm 2010 vẫn duy trì ở mức trên 10.000 sinh viên. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây tình hình tuyển sinh sa sút đáng kể, đến cuối năm 2014 lưu lượng sinh viên theo học tại trường chỉ còn khoảng 3.000 sinh viên, giảm gần 78,4% so với thời điểm năm 2007. Thực trạng này khiến Lãnh đạo nhà trường hết sức lo lắng.
Bảng 2.3. Tình hình tuyển sinh trường SaigonACT từ 2006 - 2015
Năm hoạt động | |||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
Kinh tế | 4.213 | 5.125 | 5.032 | 4.398 | 4.203 | 3.200 | 2.543 | 1.504 | 857 |
Du lich | 5.153 | 7.210 | 6.034 | 5.429 | 5.235 | 4.001 | 3.867 | 2.500 | 1.632 |
N. Ngữ | 1.002 | 1.104 | 1.040 | 876 | 704 | 792 | 561 | 532 | 324 |
N. Thuật | 511 | 622 | 601 | 592 | 474 | 476 | 363 | 159 | 223 |
Tổng | 10.879 | 14.061 | 12.707 | 11.295 | 10.616 | 8.469 | 7.434 | 4.695 | 3.036 |
(Nguồn: Phòng đào tạo, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG)
*Về tình hình tài chính:
Phân tích về tài chính nhà trường, chúng ta thấy hoạt động kinh doanh luôn có lợi nhuận dương qua các năm. Tuy nhiên, giá trị lợi nhuận lại luôn sụt giảm kể từ năm 2007 đến nay. Trong năm 2006 lợi nhuận trước thuế của trường đạt mức khoảng 38 tỷ thì đến cuối năm 2014 lợi nhuận chỉ còn khoảng 9 tỷ giảm 76,3%. Một con số đáng phải bận tâm, nhất là trong thời điểm tuyển sinh khó khăn như hiện nay thì việc suy giảm lợi nhuận có khả năng không dừng lại trong các năm tới.
Bảng 2.4. Tình hình tài chính trường SaigonACT từ 2006 – 2015 (tỷ. đồng)
Năm hoạt động | |||||||||
2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | |
DT | 108 | 140 | 127 | 113 | 106 | 85 | 73 | 47 | 30 |
CP | 70 | 85 | 76 | 68 | 63 | 58 | 47 | 29 | 21 |
LN | 38 | 55 | 51 | 45 | 43 | 27 | 26 | 18 | 9 |
(Nguồn: Phòng tài chính, Trường CĐ Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch SG) Tóm lại, khi đi vào phân tích một số nét cơ bản về hoạt động đào tạo tại trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn, chúng ta có thể nhận thấy qua các năm cơ bản trường có những bước phát triển về cơ sở đào tạo cũng nhưng sự gắn kết trong cơ cấu nhân sự. Tuy nhiên, với xu hướng suy giảm lợi nhuận mà nguyên nhân cơ bản là ở sự sụt giảm liên tục lưu lượng sinh viên sẽ dẫn đến tình trạng tinh giãn biên chế nhiều hơn, các cơ đào tạo bỏ hoang gây lãng phí,
quy mô đào tạo bị thu hẹp... là dấu hiệu không mấy khả quan cho nhà trường.
*Về đối thủ cạnh tranh:
Phân tích đối thủ cạnh tranh, tùy theo góc độ phân tích trường SaigonACT sẽ có những đối thủ cạnh tranh theo khu vực, đối thủ cạnh tranh ngành, đối thủ cạnh tranh trực tiếp,...Tuy nhiên, ở phân tích này tác giả tập trung vào phân tích các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của trường SaigonACT trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Hiện nay, ở địa bàn thành phố có tổng cộng 27 trường cao đẳng trong đó trường cao đẳng công lập chiếm 17 trường, còn lại 8 trường thuộc khối trường cao đẳng ngoài công lập. Do tình hình kinh tế và cơ chế giáo dục tác động, hầu hết các trường đều có số lượng sinh viên sụt giảm khá nhiều so với những năm trước đây. Tuy nhiên, khó khăn thật sự lại rơi vào khối trường cao đẳng ngoài công lập vì không được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước. Các trường này phần lớn cơ sở vật chất đi thuê bên ngoài nên bài toán chi phí là một gánh nặng rất lớn đối với họ.
Riêng đối với trường SaigonACT, có lợi thế hơn các trường cao đẳng ngoài công lập vì đã đầu tư phát triển cơ sở vật chất của nhà trường. Đó cũng được xem là một lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với các trường khác. Tuy nhiên, xét về góc độ tuyển sinh và giữ chân sinh viên thì trường SaigonACT cũng đang gặp phải những khó khăn tương tự như các trường cao đẳng khác trong khu vực. Giải pháp hiện tại của trường là tập trung khai thác nguồn tuyển sinh ở các trường trung cấp trên cùng địa bàn để tạm thời duy trì hoạt động ổn định. Trong tương lai, trường SaigonACT sẽ nâng cấp lên đại học, với cơ hội này lãnh đạo nhà trường hi vọng sẽ vượt qua được những khó khăn hiện tại đưa trường dần đi vào ổn định và phát triển.
2.2 Khái niệm về dịch vụ, chất lượng dịch vụ
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của dịch vụ
*Khái niệm dịch vụ
Cho đến nay có rất nhiều quan điểm về dịch vụ, điển hình như:
Theo Parasuraman, Berry, L.L. & Zeithaml, V.A. (1993), dịch vụ là quá trình, là hành vi, cách thức thực hiện một công việc nhằm tạo ra giá trị sử dụng cho khách hàng làm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng.
Theo Philip Khotler (2003), dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hoặc không gắn liền với sản phẩm vật chất.
Theo Firdaus Abdullah (2006), dịch vụ là một quá trình bao gồm các hoạt động phía trước và phía sau nơi mà khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ gặp nhau
nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng theo cách mà khách hàng mong muốn đồng thời tạo ra giá trị cho khách hàng.
*Đặc điểm của dịch vụ
Theo Kotler (2003) dịch vụ có 4 đặc điểm sau:
Tính vô hình (intangibility): dịch vụ rất khó để đánh giá bằng mắt thường hay các giác quan của cơ thể, vì thế để giảm sự không chắc chắn, người mua dịch vụ sẽ tìm hiểu thật kĩ về chất lượng dịch vụ từ những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết bị... mà khách hàng cảm nhận được.
Tính không thể tách rời (inseparability): điểm đặc biệt của dịch vụ là được sản xuất và tiêu thụ đồng thời cùng một lúc. Bởi vì khách hàng sẽ có mặt lúc dịch vụ được cung cấp nên sự tương tác giữa khách hàng và bên cung cấp dịch vụ là một điểm đặc trưng không thể tách rời.
Tính hay thay đổi (variability): đặc điểm này rất dễ nhận thấy là dịch vụ luôn thay đổi theo thị hiếu của khách hàng và nó phụ thuộc vào tổ chức cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức thực hiện dịch vụ...
Tính dễ bị phá vỡ (perishability): dịch vụ khác với các hàng hóa bình thường là nó không thể được cất giữ. Hay là, dịch vụ có tính nhạy cảm hơn các hàng hóa thông thường trước sự thay đổi nhu cầu của khách hàng. Khi nhu cầu của khách hàng thay đổi thì các tổ chức cung cấp dịch vụ phải thường xuyên thay đổi cách phục vụ của mình để đáp ứng được thị hiếu của khách hàng.
Theo Parasuraman (1993), dịch vụ còn có các đặc điểm sau:
Không đồng nhất: dịch vụ gần như hoàn toàn khác nhau.
Không thể tách rời: quá trình cung cấp dịch vụ cũng như tiêu thụ dịch vụ là không thể tách rời nhau.
Dễ hỏng: dịch vụ không có tồn kho, không thể kiểm tra chất lượng trước khi cung ứng dịch vụ, người cung cấp dịch vụ chỉ làm đúng theo quy trình và khách hàng chỉ cảm nhận được dịch vụ sau khi đã sử dụng dịch vụ.