Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Nckh Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Salavan

Bảng 2.6. Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan


STT


Các yếu tố


Tốt

Trung bình

(đạt)

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Dự báo nhu cầu tham gia hoạt động nghiên

cứu khoa học của sinh viên

47

94

2

4

1

2

2

Xác định chỉ tiêu cụ thể cho từng loại hình

nghiên cứu khoa học của sinh viên.

49

98

1

2

0

0

3

Bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên hướng dẫn

sinh viên làm đề tài nghiên cứu khoa học.

48

96

2

4

0

0

4

Xây dựng hệ thống văn bản quy định về hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

35

70

15

30

0

0


5

Tổ chức thông qua đề cương đề tài nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giúp sinh viên

triển khai đề tài có hiệu quả.


50


100


0


0


0


0


6

Tổ chức sử dụng một cách hợp lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động nghiên cứu khoa

học của sinh viên.


48


96


2


4


0


0

7

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên

cứu khoa học của sinh viên.

50

100

0

0

0

0

8

Tổ chức xây dựng hồ sơ để quản lý hoạt

động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

40

96

2

4

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 8

Nhận xét bảng 2.6:

Bảng 2.6 cho thấy, giảng viên thống nhất đánh giá các nội dung quản lý được thực hiện gắn liền với từng khâu trong quá trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên: Từ khâu dự báo nhu cầu tham gia hoạt động NCKH của sinh

viên đến việc xác định chỉ tiêu cụ thể cho từng khoa; bố trí đội ngũ giảng viên hướng dẫn sinh viên thực hiện đề tài NCKH; xây dựng hệ thống văn bản quy định về hoạt động NCKH của sinh viên; tổ chức thông qua đề cương, đề tài NCKH cho sinh viên; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật giúp sinh viên thực hiện tốt đề tài NCKH; tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả NCKH của sinh viên, cuối cùng là xây dựng hồ sơ để quản lý kết quả NCKH của sinh viên.

Để tiếp tục tìm hiểu về các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan


STT


Các biện pháp quản lý

Mức độ

Tốt

Đạt

Chưa tốt

SL

%

SL

%

SL

%

1

Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên

cứu khoa học

34

68

16

32

0

0

2

Triển khai các hình thức nghiên cứu khoa học

cho sinh viên theo quy định.

35

70

15

30

0

0


3

Gắn kết hoạt động học tập nghiên cứu khoa học

với hoạt động học tập và các hoạt động khác của sinh viên


30


60


19


38


1


2

4

Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá các đề

tài nghiên cứu khoa học của sinh viên

29

58

21

42

0

0

5

Tạo động lực, khuyến khích sinh viên tham gia

nghiên cứu khoa học

35

70

15

30

0

0

6

Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa

học cho sinh viên

30

60

20

40

0

0

7

Quản lý các kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa

học của sinh viên.

34

68

14

28

2

4

Bảng 2.7. Cho thấy, có 07 biện pháp được thực hiện trong công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Salavan. Nhìn chung, các biện pháp đều được đánh giá ở mức độ tốt và đạt. Tuy nhiên, xét theo mức độ phân loại tỷ lệ % ý kiến, chưa có biện pháp nào được đánh giá ở mức độ cao. Cụ thể, các biện pháp (1), (2), (5), (7) được đánh giá ở mức độ khá cao, còn các biện pháp (3), (4), (6) được đánh giá ở mức độ trung bình. Điều này cho thấy, việc gắn kết quả hoạt động NCKH với hoạt động học tập và các hoạt động khác của sinh viên; việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá các đề tài NCKH của sinh viên; việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho sinh viên chưa đạt hiệu quả tốt. Qua trò chuyện với một số giảng viên của các khoa trong trường, chúng tôi được biết, các khoa chưa đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho sinh viên. Nhiều sinh viên còn tỏ ra lúng túng khi triển khai đề tài NCKH. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu đề tài khoa học của sinh viên còn mang tính hình thức, chưa giúp sinh viên nhận rõ hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu và phương hướng khắc phục những hạn chế đó.

c. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

Để tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động NCKH của sinh viên, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.8:

Bảng 2.8. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong tường ta như thế nào?


STT


Các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng

Ảnh hưởng

nhiều

Ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Cơ chế, chính sách, hệ thống quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong

nhà trường.


18


36


24


48


8


16

2

Trình độ, năng lực chuyên môn của

đội ngũ giáo viên hướng dẫn.

12

24

21

42

17

34

3

Nhu cầu, kỹ năng nghiên cứu khoa

học của sinh viên.

12

24

22

44

16

32

4

Các yếu tố khác (trình độ ngoại ngữ,

tin học... của sinh viên)

17

34

14

28

19

38

Bảng 2.8 cho thấy có nhiều yếu khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động NCKH của sinh viên. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất chính là yếu tố số 1 “Cơ chế, chính sách, hệ thống quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trong nhà trường”. Đây là yếu tố thuộc về công tác quản lý của nhà quản lý. Điều này cho thấy, các biện pháp quản lý hoạt động NCKH của sinh viên cùng với cơ chế, chính sách đối với hoạt động này đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả NCKH của sinh viên cũng như hiệu quả quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.

Yếu tố có ảnh hưởng lớn tiếp theo chính là nhu cầu, kỹ năng NCKH của sinh viên. Thực tế cho thấy, về phía sinh viên, đây là yếu tố có tính chất quyết định đối với hiệu quả NCKH của các em. Có thể nói, chất lượng của các đề tài NCKH tỉ lệ thuận với nhu cầu, hứng thú và kỹ năng NCKH của sinh viên. Do vậy, mục đích cuối cùng của việc quản lý chính là khơi dậy nhu cầu, hứng thú

NCKH và bồi dưỡng kỹ năng NCKH cho sinh viên, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường

d. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên tại trường Cao đẳng Sư phạm Salavan

Nhìn chung, công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm Salavan có những ưu, nhược điểm như sau:

- Ưu điểm:

+ Đa số cán bộ, giảng viên tích cực, chủ động khi tham gia công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

+ Các nội dung quản lý được thực hiện tương đối đầy đủ, gắn liền với từng khâu trong quá trình quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

+ Các biện pháp quản lý nhằm hướng tới thực hiện tốt các chức năng quản lý. Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chủ đạo triển khai kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện. Kế hoạch quả lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên.

- Hạn chế:

+ Các biện pháp quản lý chưa đạt hiệu quả cao. Tỉ lệ phần trăm đánh giá các biện pháp quản lý ở mức độ tốt còn hạn chế.

+ Việc tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên chưa thực sự đạt hiện quả. Sinh viên chưa thực sự hứng thú với hoạt động nghiên cứu khoa học, nhiều em còn tỏ ra lúng túng khi triển khai các bước nghiên cứu.

Tiểu kết chương 2


Dựa trên nền tảng cơ sở lý luận ở chương 1, ở chương 2, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên và thực trạng quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Kết quả nghiêu cứu cho thấy, bước đầu hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên đã đem lại những hiệu quả nhất định. Các biện pháp quản lý có tác dụng khích lệ tinh thần, thái độ tích cực của sinh viên trong quá trình nghiên cứu khoa học. Tuy nhiên, hiệu quả của các biện pháp quản lý chưa cao.

Có nhiều yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên. Trong đó, yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất chính là yếu tố chủ quan thuộc về phía nhà quản lý.

Các kết quả nghiên cứu ở chương 2 là cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

Chương 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SALAVAN NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO‌

3.1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp

Khi nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Salavan, chúng tôi cho rằng phải tuân theo những nguyên tắc sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích

Các biện pháp đề ra cần hướng tới mục đích thực hiện mục tiêu giáo dục THCS nói chung và mục tiêu dạy học các môn học nói riêng. Cần tác động tích cực, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng dạy học.

Mục đích của biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan nói chung và dạy học nói riêng là tạo điều kiện giám sát, đánh giá, điều chỉnh hoạt động giảng dạy của giáo viên trong cả quá trình để học sinh học tập đạt kết quả.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Salavan nói chung và dạy học nói riêng được đề xuất có thể có những biện pháp đã được áp dụng, nhưng những biện pháp đề xuất trong công trình này tuy chưa đầy đủ nhưng đều có mối quan hệ biện chứng với nhau. Để đảm bảo sự thành công của các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Salavan, nếu chỉ dùng một biện pháp hoặc vài ba biện pháp quản lý riêng lẻ không gắn kết với nhau, không hướng vào mục đích chung thì không thể phát huy được tác dụng mà cần một số biện pháp tạo thành hệ thống đồng bộ. Tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể của từng trường, các biện pháp có thể chưa áp dụng đồng thời đầy đủ ngay một lúc, mà có một số biện pháp được ưu tiên nhưng không tách ra khỏi hệ thống.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Đổi mới biện pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh không có nghĩa là gạt bỏ, loại trừ, thay thế hoàn toàn các biện pháp dạy học truyền thống, hay phải “nhập nội” một số biện pháp xa lạ vào quá trình dạy học. Vấn đề là ở chỗ cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực của biện pháp dạy học hiện có song phải học hỏi, áp dụng một số biện pháp dạy học mới một cách mẫn tiệp nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, phù hợp với tình cảnh điều kiện dạy và học cụ thể.

Đây là nguyên tắc rất quan trọng đòi hỏi khi nghiên cứu đề xuất biện pháp mới phải dựa trên cơ sở kế thừa những biện pháp đã và đang thực hiện, có thể kế thừa mỗi biện pháp, nhưng cũng có thể là điểm hay, điểm tối ưu,yếu tố tích cực của mỗi biện pháp, tránh phủ định sạch trơn và đề xuất hệ thống biện pháp mới hoàn toàn không dựa trên thực tiễn và thực trạng của các biện pháp cũ đã có.

Kế thừa là sự tiếp nối giữa cái đã làm - đang tiến hành và tương lai, chính là giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Salavan.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Về nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, chúng tôi sử dụng với nội hàm đầy đủ hơn cách hiểu thường dùng trước đây. Tính thực tiễn bao gồm trong đó nghĩa kép, đó là:

Tính khả thi, nói lên rằng biện pháp đưa ra có thể thực hiện được ở trường Cao đẳng sư phạm Salavan với điều kiện hiện có.

Tính hiệu quả, các biện pháp đề ra phải đem lại hiệu quả nhất định. Các biện pháp quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Salavan dạy học xét cho cùng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.

Đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận dụng kiến thức các môn học vào thực tiễn cuộc sống.

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí