Các Nghiên Cứu Trước Đây Về Chất Lượng Dịch Vụ Đào Tạo Trong Giáo Dục


Xuất phát từ những thực tiễn trên, đồng thời là giảng viên đang công tác tại trường, tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu như sau:

- Xác định các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng.

- Đo lường mức độ tác động của các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng đến sự hài lòng của sinh viên.

- Đề xuất một số kiến nghị để giúp các nhà quản lý của trường Cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn nói riêng cải tiến chất lượng dịch vụ đào tạo nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu của sinh viên.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: sự hài lòng của sinh viên về chất lượng dịch vụ đào tạo của trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn.

- Đối tượng khảo sát: là sinh viên đang theo học năm thứ nhất, thứ hai, ba tại trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn thuộc bốn nhóm ngành: khối kinh tế, khối ngoại ngữ, khối du lịch, khối mỹ thuật công nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu: sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu hai phương pháp như sau:

Nghiên cứu định tính: được thực hiện bằng kỹ thuật thảo luận tay đôi với nhóm đối tượng gồm 3 thành phần đại diện. Đại diện thứ nhất là các sinh viên đang theo học từ cuối năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba tại trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn. Đại diện thứ hai và thứ ba là các giảng viên, các CBCNV đang làm việc tại trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn. Mục tiêu của việc thảo luận này là nhằm điều chỉnh, bổ sung các thành phần


đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng, đồng thời phát triển thang đo các thành phần này.

Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp sinh viên thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác xuất. Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA). Sau khi đánh giá sơ bộ các thang đo được đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định cường độ tác động của các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng đến sự hài lòng của sinh viên, sau cùng kiểm định T-test, ANOVA được thực hiện để so sánh khác biệt về các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo đến sự hài lòng cảu sinh viên theo các đặc điểm cá nhân: giới tính, số năm đã học, chuyên ngành học.

1.5 Các nghiên cứu trước đây về chất lượng dịch vụ đào tạo trong giáo dục

Để thực hiện luận văn này tôi đã tiếp cận, nghiên cứu các tài liệu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài luận văn: “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo”.

1.5.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

*Sherry et al. (2004), nghiên cứu đo lường kỳ vọng và cảm nhận của sinh viên bản xứ và sinh viên nước ngoài về học viện công nghệ UNITEX, Aucklan, New Zealand

Mục tiêu của nghiên cứu là đo lường sự hài lòng của sinh viên về học viện công nghệ UNITEX. Nghiên cứu sử dụng thang do SERQUAL 5 thành phần: độ tin cậy, sự đáp ứng, sự đảm bảo, sự cảm thông và tính hữu hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo đạt độ tin cậy và giá trị tốt với 5 thành phần như thang đo gốc.

*Ahmad Jusoh (2005), nghiên cứu về chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học dựa trên các quan điểm của sinh viên

Nghiên cứu nhằm đo lường mức độ hài lòng của sinh viên trên cơ sở quan điểm của sinh viên về các yếu tố tác động đến sự hài lòng dưới sự ảnh hưởng của


đặc tính cá nhân. Mô hình sử dụng thang đo HEDPERF với 6 thành phần: phương tiện hữu hình, năng lực phục vụ, thái độ, chương trình đào tạo, bày tỏ ý kiến, độ tin cậy. Kết quả cho thấy tất cả các thành phần đều có mối liên hệ đối với chất lượng dịch vụ đào tạo.

*Ana Brochado & Rui Cunha Marques (2007), nghiên cứu thực hiện so sánh công cụ đo lường chất lượng dịch vụ trong giáo dục đại học (HEDPERF, SERVPERF, SERVQUAL)

Nghiên cứu của các tác giả nhằm đi đến kết luận công cụ nào trong các công cụ HEDPERF, SERVPERF và SERVQUAL hữu hiệu trong việc đo lường chất lượng dịch vụ giáo dục đại học. Kết quả cho thấy thang do HEDPERF là chuyên dùng hơn so với các thang đo còn lại trong lĩnh vực đánh giá chất lượng dịch vụ giáo dục đại học. Khẳng định này cũng phù hợp với quan điểm ở một nghiên cứu của Firdaus tiến hành năm 2006.

*Ashim Kayastha (2011), nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đã tốt nghiệp đối với chất lượng dịch vụ đào tạo đại học của các trường đại học ở Thái Lan

Mục đích tiến hành nghiên cứu này để đo lường sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng dịch vụ đào ở các trường đại học của Thái Lan. Ashim Kyastha đã kế thừa quan điểm của Ana Barochado, Firdaus và phát triển thang đo HEDPERF với 7 thành phần: công việc của nhân viên văn phòng, đội ngũ giảng viên, danh tiếng nhà trường, khả năng tiếp cận của sinh viên, chương trình đào tạo, thiết kế bài giảng và cách đánh giá sinh viên, quy mô lớp học. Điểm khác biệt của nghiên cứu này là không sử dụng thành phần sự quan tâm thấu hiểu mà thay vào là 2 thành phần thiết kế bài giảng và cách đánh giá sinh viên với quy mô lớp học. Kết quả phân tích của Ashim Kayastha đều chấp nhận 7 thành phần.


1.5.2 Các nghiên cứu trong nước

*Nguyễn Thành Long (2006), nghiên cứu sử dụng thang đo SERPERF để đo lường chất lượng đào tạo của Đại học An Giang

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đo lường chất lượng đào tạo của Đại học An Giang thông qua thang đo SERPERF. Với thang đo này, Nguyễn Thành Long sử dụng 5 thành phần: phương tiện hữu hình, độ tin cậy, sự đáp ứng, năng lực phục vụ, sự cảm thông. Kết quả nghiên cứu cho thấy thang đo SERPERF vẫn đa hướng nhưng có sự biến thể từ đặc trưng dịch vụ sang các thành tố cung ứng dịch vụ, ba yếu tố quan trọng nhất của chất lượng đào tạo là giảng viên, cơ sở vật chất và sự tin cậy vào nhà trường.

*Trần Xuân Kiên (2010), nghiên cứu đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên

Nghiên cứu nhằm đo lường sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên. Với việc sử dụng thang đo SERVQUAL 5 thành phần: độ tin cậy, năng lực phục vụ, độ an toàn, sự cảm thông – đồng cảm, phương tiện hữu hình; kết quả phân tích của Trần Xuân Kiên cho rằng cả 5 thành phần điều được chấp nhận.

1.6 Ý nghĩa và đóng góp của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý thuyết: nghiên cứu nhằm bổ sung vào hệ thống thang đo các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn: kết quả nghiên cứu này giúp cho các nhà quản lý của các trường Cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn nói riêng hiểu rõ hơn về các thành phần của chất lượng dịch vụ đào tạo Cao đẳng, cũng như cách đo lường chúng, từ đó có thể giúp các cấp quản lý nhà trường hoạch định chiến lược phát triển một cách có hiệu quả hơn.


Từ nghiên cứu này có thể làm cơ sở giúp nhà trường hoạch định các giải pháp nhằm gia tăng hơn nữa sự hài lòng của sinh viên, từ đó có thể thu hút nhiều sinh viên theo học tại trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn hơn nữa.

Kết quả nghiên cứu này còn là tài liệu tham khảo cho sinh viên và những nhà nghiên cứu muốn đi sâu nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo của các trường Cao đẳng.

1.7 Kết cấu của luận văn

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Kết luận và những hàm ý cho nhà quản trị trường SaigonACT TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


Tóm tắt

Chương 1 đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu cũng như mục tiêu mà nghiên cứu cần và đạt được. Bên cạnh đó, chương này còn nêu lên đối tượng, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của nghiên cứu. Đồng thời các nghiên cứa trước đây cũng được tác giả tham khảo và dẫn ra như một điển hình. Các cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương 2.


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


2.1 Giới thiệu về hoạt động trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của trường

Trường Cao đẳng Văn Hóa Nghệ Thuật Và Du Lịch Sài Gòn được thành lập ngày 17/01/2006, theo quyết định số 5845/QĐ-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, do Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân ký quyết định. Hằng năm, trường tổ chức lễ khai giảng vào ngày 17/10, đây cũng là ngày truyền thống của trường.

Trường là một cơ sở đào tạo đa ngành, có mục tiêu đào tạo sinh viên thành những cán bộ có trình độ chuyên môn, có năng lực thực hành chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế, có tri thức đạo đức nghề nghiệp và có khả năng thích ứng, sáng tạo trong xu thế hội nhập – cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của TP. HCM và cả nước.

Được phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 11/2006, trường bắt đầu tuyển sinh và đào tạo khóa 1 bậc Cao đẳng chính quy, thuộc 4 nhóm ngành: Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch, Kinh tế và bậc Trung cấp chuyên nghiệp. Năm 2007 là năm đầu tiên trường có học sinh Trung cấp chuyên nghiệp tốt nghiệp. Từ năm 2008, trường phát triển thêm nhiều ngành và chuyên ngành theo nhu cầu của thị trường lao động, tổng cộng có 14 ngành bậc Cao đẳng và 16 ngành bậc Trung cấp chuyên nghiệp. Đến nay, trường đào tạo 19 ngành bậc Cao đẳng (Thanh nhạc; Diễn viên kịch – điện ảnh; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Kinh doanh xuất bản phẩm; Thư ký văn phòng; Việt Nam học; Quản trị Khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành; Tiếng Nhật; Tiếng Hàn Quốc; Tiếng Trung Quốc; Tiếng Anh; Tin học ứng dụng; Quản trị kinh doanh; Kế toán; Quản trị máy tính; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang) và 14 ngành Trung cấp chuyên nghiệp (Thanh nhạc; Diễn viên; Thiết kế đồ họa; Thiết kế thời trang; Phát hành xuất bản ấn phẩm; Thư ký văn phòng; Lữ hành – Hướng dẫn viên; Quản lý khách sạn nhà hàng; Quản lý văn hóa; Mạng máy


tính; Hạch toán – Kế toán; Tài chính ngân hàng; Tài chính doanh nghiệp; Quản trị doanh nghiệp – sản xuất).

Để quản lý và điều hành hoạt động đào tạo, trường có 04 khoa và 23 tổ chuyên môn, 5 phòng chức năng và 3 trung tâm.

Là trường ngoài công lập, không có kinh phí từ ngân sách Nhà nước, từ những khó khăn ban đầu về chỗ học, chỗ làm việc, có giai đoạn trường đã phải thuê phần lớn địa điểm học tập và làm việc, đến nay trường có 4 cơ sở đào tạo có khả năng đào tạo từ 15.000 đến 17.000 sinh viên; gồm nhiều phòng học, phòng thực hành và thư viện khang trang, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của sinh viên.

Cơ sở 1: trụ sở chính của trường tọa lạc tại 83/1 Phan Huy Ích, Phường 12, Quận Gò Vấp, Tp. HCM với diện tích đất rộng khoảng 2.055m2, được xây dựng thành một cao ốc 06 tầng và khu ký túc xá khang trang đi vào hoạt động từ tháng 11/2008.

Cơ sở 2: tại số 53/1 Phan Văn Hớn, Khu phố 5, Phường Tân Thới Nhất, Quận 12, TP.HCM. Tổng diện tích xây dựng là 22.500m2.

Cơ sở 3: đây là địa điểm dự kiến sẽ xây dựng cơ sở của trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn trên cơ sở nâng cấp trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn tọa lạc tại Khu I-2 Khu đô thị Tây Bắc, Củ Chi, Tp. HCM.

Cơ sở 4: Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và Giáo dục thể chất: 73/479A Phan Huy Ích, Phương 12, Quận Gò Vấp, TP. HCM với tổng diện tích xây dựng là 14.091m2.

Trường có quan hệ tốt với các trường Đại học, Viện nghiên cứu và các cơ sở hoạt động chuyên ngành Văn hóa, Nghệ thuật, Du lịch và Kinh tế của TP. HCM, điều này mang đến lợi thế đặc biệt cho trường trong lĩnh vực trao đổi giảng viên giảng dạy và tạo điều kiện cho hàng ngàn sinh viên thực tập mỗi năm. Hợp tác với các trường đại học của Hàn Quốc, Úc, Pháp, Anh... đã mang lại những kết quả thiết thực trong việc đổi mới chương trình, nâng cao chất lượng đào tạo.


Các Phóng chức năng

Các Trung tâm

Các Khoa đào tạo

Các tổ chức xã hội

-Công đoàn

- Đoàn TNCS HCM

Khoa Du lịch

Phòng TC - HC

Trung tâm thực tập

Khoa Kinh tế

Phòng Đào tạo

Trung tâm Khảo thí

Khoa Ngoại ngữ

Phòng CT. HSSV

Khoa Nghệ thuật

Phòng TC - KT

Trung tâm Ngoại ngữ, Tin học

Phòng Quản trị

2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý tại trường


Đảng ủy


BAN GIÁM HIỆU


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của sinh viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đối với chất lượng dịch vụ đào tạo - 3


Hình 2.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức SaigonACT (2015)

Nguồn: Văn phòng Hiệu trưởng trường SaigonACT


*Phòng Tổ chức – Hành chính

Chức năng: tham mưu cho Hiệu trưởng trong công tác tổ chức Cán bộ; Công tác văn thự; hành chính tổng hợp; Công tác bảo vệ tài sản, an ninh, trật tự; Đề xuất các chế độ chính sách đối với người lao động; Công tác Lễ tân, khánh tiết. Tổng hợp điều phối hoạt động của các đơn vị trong trường theo chương trình, kế hoạch đã đề ra.

Thông tin nhân sự: NSƯT.Ths. Hoàng Minh Tâm (Trưởng phòng), CN. Nguyễn Thị Viễn (Phó phòng).

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 22/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí