Cơ Cấu Lượng Khách Đến Du Lịch Thành Phố Thái Nguyên Giai Đoạn 2014-2016


3.2.2. Cơ cấu lượng khách đến du lịch thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Bảng 3.2: Cơ cấu khách du lịch đến thành phố Thái Nguyên (2014 - 2016)

ĐVT: Lượt



Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Lượt khách

Tỷ trọng

(%)

Lượt khách

Tỷ trọng

(%)

Lượt khách

Tỷ trọng

(%)

Tổng số lượt khách du lịch

đến TP. Thái Nguyên

1.801.000

100

1.930.000

100

2.193.000

100

Tổng số lượt khách du lịch nội địa đến TP. Thái

Nguyên


1.730.957


96,1


1.865.000


96,6


2.124.000


96,8

Tổng số lượt khách du lịch quốc tế đến TP. Thái

Nguyên


70.043


4.9


65.000


4,4


69.000


4,2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 7

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn Hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, 2016)

Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy rằng khách du lịch đến thành phố Thái Nguyên hầu hết là khách du lịch nội địa (Chiếm trên 95%), lượng khách quốc tế tuy có tăng qua các năm nhưng chỉ chiếm dưới 5%.

3.2.3. Một số kết quả về doanh thu từ du lịch & dịch vụ lưu trú ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

3.2.3.1. Doanh thu từ du lịch ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Bảng 3.3: Doanh thu du lịch thành phố Thái Nguyên (2014 - 2016)

ĐVT: Tỉ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Doanh thu từ DL của Tỉnh Thái Nguyên

1247.6

1528

1892

Lượng tăng (giảm)

-

280

364

Tốc độ phát triển (%)

-

122,47

123,82

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn Hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, 2016)


Doanh thu từ du lịch Thái Nguyên tăng lên hàng năm. Cụ thể năm 2015 tăng xấp xỉ 22,5 lần so với năm 2014; Năm 2016 tăng 23,82 lần so với năm 2015. Tốc độ tăng trưởng này tương đối ổn định qua các năm.

3.2.3.2. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú thành phố Thái Nguyên năm 2014-2016

Bảng 3.4: Doanh thu từ dịch vụ lưu trú

ĐVT: Tỉ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Doanh thu từ kinh doanh lưu trú của

TP. Thái Nguyên

600,1

738,0

915,7

Tỷ trọng doanh thu lưu tru đóng góp

vào ngành du lịch (%)

48,1

48,3

48,4

Tốc độ phát triển (%)

-

123

124,1

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn Hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, 2016)

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú có sự tăng trưởng qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tăng 23% so với năm 2014, năm 2016 tăng 24,1% so với năm 2015.

Tỷ trọng doanh thu từ kinh doanh lưu trú chiếm xấp xỉ 50% so với tổng doanh thu toàn ngành du lịch và hầu như không có sự thay đổi qua các năm. Điều này phần nào phản ánh chất lượng kinh doanh du lịch trên địa bàn than phố chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn ít.

3.2.3.3. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.5: Doanh thu của các khách sạn 2 sao, 3 sao đóng góp vào doanh thu lưu trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên‌

ĐVT: Tỉ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Doanh thu từ kinh doanh lưu trú của khách

sạn 2 sao, 3 sao tại TP. Thái Nguyên

176,4

219,2

277,5

Đóng góp vào doanh thu lưu trú trên địa

bàn thành phố Thái Nguyên (%)

29,4

29,7

30,3

Tốc độ phát triển (%)

-

124,3

126,6

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn Hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, 2016)


Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố có đóng góp một phần đáng kể vào doanh thu lưu trú trên địa bàn tỉnh (Chiếm xấp xỉ 30%).

Doanh thu từ kinh doanh lưu trú của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố cũng có sự tăng trưởng khá mạnh (Xấp xỉ 25% qua các năm). Nguyên nhân của sự tăng trưởng này một phần là do, trong giai đoạn 2014 - 2016, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có thêm một số khách sạn 2 sao, 3 sao gia nhập vào thì trường kinh doanh du lịch của tỉnh.

3.2.3.4. Công suất sử dụng buồng phòng của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Bảng 3.6: Công suất sử dụng buồng phòng của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

ĐVT: %



Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Công suất buồng phòng (%)

59,3

61,7

63,5

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch, 2016)

Theo bảng thống kê trên có thể thấy, công suất sử dụng buồng phòng của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên còn khá thấp, điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả kinh doanh của các khách sạn. Có thể thấy rằng, Thái Nguyên là một trung tâm Kinh tế, văn hoá, chính trị, giáo dục, tài nguyên du lịch nhiều xong dịch vụ du lịch còn mờ nhạt, thiếu đa dạng. Điều này dẫn tới, lượng khách du lịch đến Thái Nguyên nói chung, khách sử dụng dịch vụ lưu trú của các khách sạn nói riêng còn mang tính thời vụ cao. Bên cạnh đó, chính sách giá cả và xúc tiến bán sản phẩm của các khách sạn chưa được linh hoạt và có sự đầu tư bài bản vì vậy chưa thu hút được du khách.

3.2.3.5. Ngày khách lưu trú bình quân của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên


Bảng 3.7: Ngày khách lưu trú bình quân của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

ĐVT: Lượt


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng số ngày khách

3.512.000

3.956.000

4.540.000

Tổng số lượt khách DL đến Thái Nguyên

1.801.000

1.930.000

2.193.000

Ngày khách lưu trú bình quân

1,95

2,05

2,07

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 2016)


Nhìn vào bảng thống kê ngày khách lưu trú bình quân ở bảng trên qua các năm là rất thấp. Cụ thể, năm 2014, chỉ tiêu này chưa đạt 2 ngày (1, 95 ngày). Sang các năm 2015, 2016 mặc dù chỉ tiêu ngày khách, lượt khách có tăng lên đáng kể, nhưng ngày khách lưu trú trung bình khách nghỉ tại các khách sạn này cũng chỉ xấp xỉ 2 ngày. Kết quả này phần nào đánh giá chất lượng dịch vụ tại các khách sạn là chưa cao, dịch vụ cũng chưa phong phú vì vậy không thể giữ chân khách lưu trú trong thời gian dài.

3.2.4. Tóm lược một số kết quả đạt được và những hạn chế còn tồn tại đối với hoạt động du lịch tại thành phố Thái Nguyên

3.2.4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm gần đây, du lịch tỉnh Thái Nguyên đã có những khởi sắc so với giai đoạn trước. Cụ thể các kết quả nhìn nhận được được là:

- Lượng khách du lịch tăng lên tương đối ổn định qua các năm.

- Doanh thu toàn ngành tăng trưởng tương đối cao qua các năm. Có được kết quả này là do:

- Chủ chương phát triển du lịch của Tỉnh, đầu tư phát triển du lịch thành một ngành mũi nhọn.


- Sự đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

- Sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội của Tỉnh

- Sự tăng trưởng về số lượng các cơ sở phục vụ lưu trú trên địa bàn Tỉnh.

3.2.4.2. Hạn chế

Về cơ bản, trong những năm qua du lịch Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn những hạn chế như sau:

- Các loại hình du lịch của Thái Nguyên còn ít, các điểm tham quan du lịch có cơ sở hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu.

- Tỷ trọng khách du lịch quốc tế còn rất ít và không tăng trưởng nhiều qua các năm.

- Tuy lượng khách đến tăng trưởng qua các năm tăng xong ngày khách lưu trú bình quân tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú lại khá ngắn.

- Tình trạng an ninh, trật tự của các điểm tham quan, du lịch chưa đảm bảo tính an ninh, an toàn cho khách du lịch, tình trạng ăn xin, trộm, cắp vẫn thường xuyên diễn ra gây ấn tượng không tốt cho khách tham quan.

- Giá cả dịch vụ tại Thái nguyên còn chưa đồng nhất, một số các cơ sở kinh doanh không tuân thủ giá cả dịch vụ mà công ty đang cung cấp. Dẫn đến tình trạng khách du lịch có cảm giác bị lừa dối.

- Quá trình cung cấp thông tin về sản phẩm tới khách du lịch còn nhiều hạn chế.


3.3. Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.3.1. Đặc điểm nhân khẩu học mẫu nghiên cứu

Bảng 3.8. Bảng mô tả mẫu nghiên cứu theo giới tính, độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp‌

Yếu tố nhân khẩu học

Thông tin mẫu

Số lượng

Tỷ lệ (%)


1. Giới tính

Nam

50

41,7

Nữ

70

58,3


2. Ðộ tuổi

< 21

10

8,3

21 - 30

20

16,6

31 - 40

45

37,6

41 - 50

27

22,5

> 50

18

15,0


3. Thu nhập

< 3 triệu

20

16,6

3 - 5 triệu

35

29,2

6 - 10 triệu

45

37,5

11 - 20 triệu

14

11,7

>20 triệu

6

5,0


4. Nghề nghiệp

Học sinh - sinh viên

13

10,8

Công nhân

22

18,3

Công chức

45

37,5

Doanh nhân

35

29,2

Khác

5

4,2

(Nguồn: Thống kê của tác giả)


Phân loại theo giới tính cho thấy có sự chênh lệch về giới tính của khách của khách sử dụng dịch vụ là nữ so với nam. Trong khi số khách nam chiến 41,7% thì số khách du lịch là nữ chiếm 58,3%. Điều này cho thấy, tại thời điểm nghiên cứu, khách nữ có xu hướng đi du lịch nhiều hơn so với khách nam.

Phân loại theo độ tuổi cũng có sự chênh lệch khá lớn, dưới 21 tuổi có 10 người (8,3%), từ 21- 30 tuổi có 20 người (16,6%), 45 người độ tuổi từ 31 - 40

(37,6%), độ tuổi từ 41 - 50 có 27 người (22.5%) và trên 50 tuổi có 18 người (15%). Như vậy, khách có độ tuổi từ 31 - 40 có xu hướng sử dụng dịch vụ của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên là nhiều nhất. Điều này khá hợp lý, vì ở độ tuổi này phân lớn khách sử dụng dịch vụ đã có công việc, thu nhập ổn định.

Phân loại theo thu nhập của khách du lịch: số lượng người sử dụng dịch vụ của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nhiều nhất có thu nhập từ 6 - 10 triệu (37,7%), số ít nhất có thu nhập trên 20 triệu (5.%). Lý do có sự chênh lệch này do dịch vụ của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn chất lượng chưa vượt trội và cạnh tranh so với các đơn vị kinh doanh lưu trú lớn trên toàn quốc, do đó những người có thu nhập cao không phải là khách du lịch mục tiêu của các Công ty này.

Phân loại theo yếu tố nghề nghiệp: Hầu hết khách du lịch của các khách sạn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là công chức (37,5%), doanh nhân (29,2%), công nhân (18,3%)

Qua phân tích trên, có thể nhận định nguồn khách chủ yếu đến các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn Tỉnh là đối tượng khách có độ tuổi khoảng từ 31 đến 40 tuổi, có thu nhập trung bình và chủ yếu là đối tượng công chức, doanh nhân, công nhân.


3.3.2. Thống kê mô tả về mức độ hài lòng của khách du lịch đối với chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn 2 sao, 3 sao trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.3.2.1. Mức độ hài lòng của khách du lịch về cảnh quan, môi trường của Khách sạn

Bảng 3.9: Đánh giá của khách du lịch về cảnh quan, môi trường của Khách sạn

Chỉ tiêu

Tiêu chí

Trung bình

A1

Môi trường của Khách sạn sạch sẽ, thoáng mát

3,25

A2

Khuân viên của Khách sạn rộng rãi

3,05

A3

Tình trạng an ninh, an toàn ở Khách sạn

3,45

A4

Tính thẩm mỹ về kiến trúc của Khách sạn

2,85

(Nguồn: Tác giải phân tích)

Theo kết quả đánh giá được tổng hợp ở trên về đánh giá của khách du lịch đối với cảnh quan, môi trường của khách sạn. Trong 4 tiêu chí được khảo sát, chỉ có duy nhất một tiêu chí “Tình trạng an ninh, an toàn ở Khách sạn” được khách du lịch đánh giá ở mức Hài lòng. 3 tiêu chí còn lại khách du lịch đánh giá chỉ đạt mức trung bình. Trong đó “Tính thẩm mỹ về kiến trúc của Khách sạn” được khách du lịch cho điểm khá thấp (2,85 điểm).

3.3.2.2. Mức độ hài lòng của khách du lịch về cơ sở vật chất của Khách sạn

Bảng 3.10: Đánh giá của khách du lịch về cơ sở vật chất của Khách sạn


Chỉ tiêu

Tiêu chí

Trung bình

B1

Cơ sở vật chất của Khách sạn hiện đại

3,15

B2

Máy móc, thiết bị dễ dàng sử dụng

3,41

B3

Trang thiết bị của khách sạn đồng bộ

3,00

B4

Các dịch vụ bổ sung đa dạng

2,61

(Nguồn: Tác giả phân tích)

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023