Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Sử Dụng Dịch Vụ Du Lịch Của Khách Hàng Tại Công Ty Vietravel.


1.2. Cơ sở thực tiễn.

1.2.1. Tình hình trên thế giới.

Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu thiết yếu của con người. Ngành du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước

Tuy nhiên, vào cuối năm 2019 đến nay đã xuất hiện dịch bệnh toàn cầu mang tên Covid-19. Covid-19 hoành hành gây ra tác động tiêu cực rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu và được ví như một cuộc Đại Suy Thoái lần 2. Ngành du lịch cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng này. Kể từ kỳ nghỉ mùa xuân đến kỳ nghỉ hè, đại dịch Covid-19 đã gây ra sự gián đoạn hàng loạt các kế hoạch du lịch, kỳ nghỉ dưỡng, hoạt động đi lại do Chính phủ các nước đều ban hành quy định về hạn chế các chuyến bay nội địa lẫn nước ngoài đến khóa cửa biên giới, giãn cách xã hội nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trong những giai đoạn thường được xem là cao điểm của ngành du lịch. Điều này khiến các hãng hàng không lẫn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí, địa điểm du lịch mất hàng tỷ USD và hàng triệu người trong ngành dịch vụ du lịch mất việc làm. Theo thống kê từ Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) tính đến ngày 20/04/2020 vừa qua, có đến 97 điểm đến du lịch (khoảng 45% trên tổng số các địa điểm du lịch trên toàn cầu) đã thực hiện biện pháp đóng cửa toàn bộ hoặc một phần biên giới, khoảng 65 quốc gia và vùng lãnh thổ (khoảng 30%) đưa ra các biện pháp hạn chế hoặc cấm các chuyến bay hàng không bay nội địa hoặc nước ngoài, khoảng 39 quốc gia (chiếm 18%) đóng cửa biên giới đối với một số nhóm khách du lịch đến từ các nơi có diễn biến dịch Covid-19 chuyển biến xấu và khoảng 7% các khu vực còn lại thực hiện một số biện pháp phòng dịch khác như yêu cầu cách ly 14 ngày đối với khách du lịch hoặc người di chuyển từ nước khác. Tính đến thời điểm hiện tại, nhiều quốc gia đã kiểm soát tốt được dịch bệnh, điển hình là các quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc..., nhiều lệnh cấm đã được gỡ bỏ hoặc nới lỏng, tuy nhiên điều này vẫn chưa thể giúp ngành du lịch toàn cầu phục hồi nhanh trong nửa đầu năm 2020 này.

Số lượng chuyến bay thương mại giảm đột ngột theo chiều hướng xấu. Theo Flightradar24 (một website theo dõi các chuyến bay toàn cầu), số lượng chuyến bay thương mại trung bình mỗi ngày giảm từ 100.000 chuyến bay trong tháng 1 và tháng 2 năm nay đến chỉ còn khoảng 78.500 chuyến bay trong tháng 3 và 29.400 chuyến bay trong tháng 4. Việc hãng hàng không quốc gia Thái Lan, Thai Airways, nộp đơn phá sản vào ngày 26/5 chính là một trong những minh chứng thực tế phản ánh cuộc khủng hoảng hàng không thế giới nói chung và Thái Lan nói riêng.


1.2.2. Tình hình tại Việt Nam.

Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú.

Theo Bộ Văn hoá thể thao và du lịch, cho biết năm 2019 du lịch Việt Nam ước đón 18 triệu khách quốc tế (tăng 16%), phục vụ 85 triệu lượt khách nội địa (tăng 6%), tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 720.000 tỷ đồng (tăng trên 16% so với năm 2018).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

Tuy nhiên, từ khi đại dịch covid-19 bùng phát vào cuối tháng năm 2019 đã ảnh hưởng khá nặng nề đến ngành du lịch Việt Nam khiến hàng nghìn người mất việc làm.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, lượng khách nước ngoài đến Việt Nam giảm rất mạnh, từ khoảng 1,9 triệu lượt vào tháng 1/2020 xuống chỉ còn hơn 400.000 lượt vào tháng 3/2020. Cũng do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp trong nước cũng như trên thế giới và do thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tạm dừng cấp thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam từ ngày 18/3/2020, nên lượng du khách đến nước ta liên tục giảm.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng dịch vụ du lịch của công ty cổ phần du lịch Vietravel chi nhánh Huế - 5

Bên cạnh đó cũng có những dấu hiệu tích cực: Theo Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), hiện Việt Nam đang có nhiều lợi thế khi là một quốc gia kiểm soát thành công dịch Covid-19 sớm nhất, được các nước trên thế giới đánh giá rất cao. Đây là một lợi thế cần tranh thủ hiệu ứng truyền thông để nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn. Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo đẩy mạnh du lịch nội địa và mở cửa du lịch quốc tế khi đảm bảo điều kiện cho phép. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã khởi xướng kế hoạch "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam” để kích cầu du lịch nội địa. Theo đó, nhiều hoạt động đã được triển khai, nhiều địa phương chủ động kích cầu, thu hút du khách như Quảng Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Lào Cai...

1.2.3. Tình hình tại Huế.

Năm 2019, tổng lượt khách du lịch đến Huế đạt 4,8 triệu lượt, tăng gần 11% so năm trước, khách lưu trú đạt 2,2 triệu lượt, tăng 5,1%. Doanh thu ngành dịch vụ du lịch đạt 4.900 tỷ đồng, tăng 9,6%. Doanh thu xã hội từ du lịch đạt 12.250 tỷ đồng.

Thị trường khách quốc tế duy trì ổn định, nhiều nhất vẫn là du khách đến từ Tây Âu,

Bắc Mỹ, tiếp đó là khách Hàn Quốc, Thái Lan…

Ngoài ra, chính quyền các địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng dân cư cũng chung tay góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của tỉnh. Nhiều sự kiện, lễ hội được tổ chức dày đặc, rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo ra những tuần, tháng văn hóa, lễ hội phục vụ du lịch như Festival Nghề truyền thống Huế 2019, Lăng Cô - Vịnh đẹp thế giới, Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc thiểu số các tỉnh vùng biên giới Việt Nam - Lào, miền Trung và Tây Nguyên, Lễ Phật Đản, lễ hội Diều...


Bên cạnh những kết quả đạt được, Du lịch Thừa Thiên Huế cũng còn nhiều hạn chế, như: cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại một số điểm du lịch vẫn còn thiếu; vẫn còn hiện tượng ép giá, ăn xin, cò mồi diễn ra ở một số khu, điểm du lịch; quy mô các doanh nghiệp du lịch còn nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp lữ hành dẫn đến năng lực khai thác bị hạn chế; công tác bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu do thiếu chuyên gia giỏi trong quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và cả trong phục vụ nghề.

Tuy nhiên, sau khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, đương đầu nhiều khó khăn, thách thức do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, số liệu khảo sát từ 472 cơ sở lưu trú cho thấy có 89% tổng số lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid là 6.228 người, cụ thể có 2.469 lao động bị giảm lương, giảm công làm; 669 lao động nghỉ không lương có hỗ trợ; cho thôi việc 936 người (chiếm 16%); nghỉ không lương không hỗ trợ là 1.298 người (12,6%). Điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người lao động trong các cơ sở lưu trú.

Tổng lượt khách quốc tế 4 tháng đầu năm 2020 mà các đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn trực tiếp khai thác giảm 56,4%. Lượng khách nội địa 4 tháng đầu 2020 giảm đến 93,2% so với cùng kỳ.

Trước tình thế khó khăn của ngành du lịch, đặc biệt là với các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thực hiện các gói kích cầu nhằm vực dậy ngành du lịch, trong đó đặc biệt là miễn phí 100% vé vào di tích từ ngày 30/4 - 7/5, đã thu hút trên 22 nghìn lượt khách đến Huế.


CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ DU LỊCH CỦA KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY VIETRAVEL.


2.1. Tổng quan về công ty du lịch Vietravel.

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Là một trong những công ty lữ hành đầu tiên tại Việt nam, Vietravel là nhà cung cấp dịch vụ tour trọn gói và chuyên nghiệp nhất hiện nay. Ngày 20/12/1995, Công ty Du lịch và tiếp thị giao thông vận tải trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải (Vietravel) ra đời trên cơ sở của trung tâm Du lịch- tiếp thị và dịch vụ đầu tư (Tracodi – Tourism) được thành lập ngày 15/08/1992, tại Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Thành lập và phát triển từ năm 1995, công ty Vietravel không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị trí thương hiệu của mình không chỉ ở phạm vi trong nước mà còn mở rộng ra các nước trong khu vực và trên thế giới.


Ngày 31/08/2010 chuyển đổi loại hình công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với tên mới Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch & Tiếp thị giao thông vận tải Việt Nam, tên tiếng Anh là Vietravel (Vietnam Travel and Marketing Transports Company).

Ngày 01/01/2014 Vietravel chính thức chuyển thành Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel).

Ngày 27/09/2019 Vietravel lên sàng chứng khoán.

Hiện nay, ngoài trụ sở chính đặt tại số 190 Pasteur - quận 3 - Thành phố Hồ Chí

Minh, Vietravel còn có 30 văn phòng, trung tâm, chi nhánh trong cả nước. Địa chỉ: 190 Pasteur, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Điện thoại: 028 38 668 999

Email: sales@vietravel.comWebsite: http://www.travel.com.vnThị trường chính: Toàn cầu.

Lĩnh vực kinh doanh:

Du lịch nội địa (Domestic)

Du lịch nước ngoài (Outbound)

Du lịch phục vụ khách quốc tế (Inbound)


Các đơn vị trực thuộc:

1. Công ty cổ phần dịch vụ vận chuyển Thế Giới (Worldtrans).

2. Xí nghiệp vận chuyển Xuyên Á (Asia Express).

3. Trung tâm Dịch vụ Du lịch Lá Xanh.

4. Trung tâm nguồn nhân lực Việt Nam (Vimac).

5. Trung tâm tổ chức sự kiện Đàn ông Việt (Beevent).

5. Trung tâm tư vấn du học Vietravel (Vccc).

6. Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ du lịch TripU (Trrip U).

7. Trung tâm điều hành hướng dẫn viên Việt Nam (VTG).

8. Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hàng không Lữ Hành Việt Nam (Vietravel Airlines).

9. Công ty cổ phần quốc tế Kent.

10. Công ty cổ phần Xuất Nhập Khẩu và phát triển Văn hoá (CDIMEX).

Chi nhánh và văn phòng trong nước:

1. Miền nam.

Khu vực thành phố Hồ Chí Minh và Đông Nam Bộ:

- Phòng đăng ký du lịch Chợ Lớn.

- Phòng đăng ký di lịch Phú Nhuận.

- Phòng đăng ký du lịch Quận 11.

- Phòng đăng ký du lịch Gò Vấp.

- Phòng đăng ký du lịch Cộng Hoà.

- Phòng đăng ký du lịch Phú Mỹ Hưng.

- Phòng đăng ký du lịch Âu Cơ.

- Phòng đăng ký du lịch Quận 8.

- Phòng đăng ký du lịch Quận 10.

- Phòng đăng ký du lịch Thủ Đức.

- Phòng đăng ký du lịch Đồng Nai.

- Phòng đăng ký du lịch Bình Dương.

- Phòng đăng ký du lịch Vũng Tàu.

Khu vực Tây Nam Bộ:


- Chi nhánh Long An.

- Chi nhánh Đồng Tháp.

- Chi nhánh Long Xuyên.

- Chi nhánh Cần Thơ.

- Chi nhánh Sóc Trăng.

- Chi nhánh Vĩnh Long.

- Chi nhánh Bạc Liêu.

- Chi nhánh Cà Mau.

- Chi nhánh Rạch Giá.

- Chi nhánh Phú Quốc.

2. Miền trung và Tây Nguyên.

- Chi nhánh Huế.

- Chi nhánh Đà Nẵng.

- Chi nhánh Quảng Ngãi.

- Chi nhánh Quy Nhơn.

3. Miền Bắc.

- Chi nhánh Hà Nội.

- Chi nhánh Thái Nguyên.

- Chi nhánh Hải Dương.

- Chi nhánh Quảng Ninh.

Các văn phòng tại nước ngoài:


- Chi nhánh Nha Trang.

- Chi nhánh Buôn Ma Thuột.

- Chi nhánh Đà Lạt.


- Chi nhánh Hải Phòng.

- Chi nhánh Vinh.

- Chi nhánh Thanh Hoá.

- Vietravel Campuchia – Indochina Heritage Travel.

- Vietravel Singapore.

- Vietravel USA.

- Vietravel Australia.

- Vietravel France (Nostalasie – Nostalatina)

- Vietravel Thailand.

Thành tựu nổi bật của Vietravel:

Huân chương Lao động Hạng 1, năm 2010 do Chủ tịch nước trao tặng.

Đạt giải thưởng “The Friends of Thailand 2010” của Tổng cục Du lịch Thái Lan. Giải thưởng “Outstanding tour openerator 2010” của Bộ du lịch Camphuchia.

Cúp “Tourism Alliance adwards 2010” của ngành du lịch các nước Đông Dương.

Nhận được nhiều giải thưởng quốc tế tại ITE 2011.


SVTT: Phan Thị Kim Anh 30


Lịch sử hình thành của chi nhánh Vietravel chi nhánh Huế:

Tên đầy đủ: Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel chi nhánh Huế.

Tên giao dịch: Vietravel chi nhánh Huế. Giám đốc: Ông Hoàng Văn Khánh.

Địa chỉ: 17 Lê Quý Đôn, thành phố Huế.

Điện thoại: (84234) 383 1432. Hotline: 0964 109 109. Email: vtv.hue@vietravel.com.vn

Website: www.vietravel.com.vnLogo công ty:

Ngày thành lập 15 tháng 01 năm 2006 Cùng với các thành phố thương mại khác 1


Ngày thành lập: 15 tháng 01 năm 2006. Cùng với các thành phố thương mại khác trong cả nước, Huế có những bước phát triển rõ rệt trong đó nhu cầu du lịch của du khách rất lớn. Với nhận định và đánh giá trên Vietravel Huế đã ra đời nhằm phục vụ nhu cầu của du khách trong mọi chuyến tham quan trong và ngoài nước.

Vietravel Huế được đứng trên vai người khổng lồ Công ty TNHH MTV Du lịch & Tiếp thị GTVT trực thuộc Bộ Giao Thông Vận Tải - (Vietravel) với 22 năm kinh nghiệm, điều đó đã tạo thuận lợi cho đơn vị rất nhiều về mặt uy tín và thương hiệu, cũng như sự hỗ trợ về đường lối chiến lược kinh doanh. Đây là thuận lợi lớn của công ty so với các doanh nghiệp cạnh tranh khác trên địa bàn thành phố.

Tâm lý của người tiêu dùng Huế là được cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng cao và yếu tố thương hiệu mạnh của doanh nghiệp chính là yếu tố được quan tâm, Vietravel Huế tính đến nay đã có hơn 13 năm kinh nghiệm điều đó càng tạo thêm uy tín và sự tin tưởng cho du khách. Với hệ thống dịch vụ đa dạng, chất lượng cao cùng hệ thống đối tác rộng khắp trong và ngoài nước Vietravel Huế đã xây dựng thành công hàng trăm tour chất lượng cao cho các công ty lớn tại Huế và được đông đảo khách hàng tín nhiệm. Bên cạnh đó công ty cũng nhận được sự hỗ trợ từ các phương tiện truyền thông, báo chí trong quá trình hoạt động, phát triển của mình. Trong định hướng phát triển chung đơn vị đã và đang góp phần thúc đẩy sự phát triển thương hiệu Vietravel trên phạm vi cả nước ngày càng lớn mạnh, khẳng định vị trí của "Nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp”.


2.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh.

2.1.2.1. Tầm nhìn.

Đưa Vietravel trở thành một phần giá trị cốt lõi trong cuộc sống của bạn.

Những giá trị mà chúng tôi luôn hướng tới chính là: Giá trị mới mẻ, Giá trị lòng tin và Giá trị vượt trội.

2.1.2.2. Giá trị cốt lõi.

Thấu hiểu nhu cầu của khách hàng về du lịch và trải nghiệm cuộc sống.

Tập trung vào chất lượng và sự tinh tế, tiện ích cho khách hàng.

Cung cấp chuỗi giá trị các sản phẩm và dịch vụ du lịch đa dạng, chất lượng và xuyên

suốt.


Luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết với khách hàng.

Tiên phong trong việc gợi mở những cảm hứng, mong đợi tiềm ẩn của khách hàng để

mang đến cho khách những sản phẩm du lịch độc đáo, mới lạ mà khách chỉ có thể tìm thấy ở Vietravel.

2.1.2.3. Sứ mệnh.

Vietravel hướng tới trở thành một nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp, với sứ mệnh là “Mang lại cảm xúc thăng hoa cho du khách trong mỗi hành trình.” Doanh nghiệp luôn nỗ lực và cam kết sẽ mang tới khách hàng những trải nghiệm du lịch đúng như sứ mệnh của mình.

2.1.2.4. Triết lý kinh doanh.

Hướng đến kinh doanh: Tập trung vào mục tiêu phát triển kinh doanh bền vững.

Hướng đến khách hàng: Phục vụ những nhu cầu đa dạng của khách hàng với dịch vụ tốt nhất. Duy trì quan hệ hợp tác bền vững với khách hàng hiện có đồng thời phát triển khách hàng tiềm năng.

Hướng đến nhân viên: Công ty luôn chú trọng triển khai công tác đào tạo, tái đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên

Hướng đến cộng đồng: Tiêu chí hài hòa lợi ích doanh nghiệp với cộng đồng xã hội, thân thiện môi trường thiên nhiên, phù hợp văn hóa bản địa, xây dựng mối quan hệ bền chặt với cộng đồng thông qua các chương trình từ thiện, tài trợ đa dạng và thiết thực nhất.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức.

Với mong muốn tạo lập một trật tự xác định, giúp cho các cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ, đạt kết quả cao, đồng thời giúp cho công ty thích nghi và có khả năng phản ứng nhạy bén trước những biến động của môi trường kinh doanh; sử dụng hiệu quả nguồn lực cũng

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 21/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí