Khái Quát Về Tiềm Năng Phát Triển Du Lịch Tỉnh Thái Nguyên


toàn xã hội về các dịch vụ du lịch đạt 1.247,6 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh đạt 146,2 tỷ đồng...

3.1.2. Khái quát về tiềm năng phát triển du lịch Tỉnh Thái Nguyên

3.1.2.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm của tỉnh miền núi thuộc vùng Trung du - Miền núi Bắc bộ, cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía Nam. Tọa độ địa lí 200 20’ đến 220 25’ vĩ độ Bắc; 1050 25’ đến 1060 16’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đường sắt Hà Nội Thái Nguyên, đường bộ cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

- Địa hình, thổ nhưỡng

Địa hình Thành phố Thái Nguyên khá bằng phẳng. Tuy nhiên, vùng đất này vẫn mang tính chất của diện mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ) với những đồi gò thoải, bát úp xen kẽ nhau chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Bình quân diện tích đất nông nghiệp của thành phố là 425,55 m2 /người, tập trung chủ yếu ở các xã phía Tây, Tây Nam: Phúc Xuân, Phúc Trìu, Tân Cương, Thịnh Đức, Lương Sơn. Diện tích đất tự nhiên 353.101 ha, chủ yếu là đất đồi núi (85,8% diện tích đất tự nhiên). Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên; Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%. Đặc biệt là tỉnh có diện


tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên).

- Thời tiết, khí hậu

Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, khí hậu tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lượng mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh, mưa ít, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ rệt ở độ cao và địa hình, địa thế nên địa bàn tỉnh Thái Nguyên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên có cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây là cơ sở cho tỉnh Thái Nguyên sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hoá đa dạng, phong phú, phát huy lợi thế so sánh của tỉnh.

3.1.2.2. Một vài điểm du lịch nổi bật tại Thái Nguyên

Thái Nguyên nổi tiếng với hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà và hồ Núi Cốc là một địa danh hấp dẫn khách du lịch bởi phong cảnh sơn thủy hữu tình, non xanh nước biếc. Điểm chụm đầu của bốn rặng núi cánh cung vùng Đông Bắc khiến cho nơi đây như “ Hạ Long trên cánh đồng xanh”, với thiên nhiên kì thú hoang sơ khiến Thái Nguyên trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái cũng như du lịch khám phá đầy thú vị.

- Hồ Núi Cốc

Núi Cốc tên gọi một vùng đất, vùng Hồ nên thơ (Hồ trên Núi) lung linh sắc màu huyền thoại câu chuyện tình thuỷ chung truyền thuyết Chàng Cốc - Nàng Công. Hồ Núi Cốc một hồ nhân tạo chắn ngang dòng Sông Công nằm trên cao lưng chừng núi có diện tích mặt hồ rộng 25km2, trên lòng hồ có 89 hòn đảo, có đảo là rừng xanh, có đảo là nơi cư trú của những đàn Cò, có đảo là quê hương của loài Dê và đảo đền thờ bà chúa Thượng Ngàn... Hồ Núi Cốc là


một danh lam thắng cảnh đẹp, đến với Khu du lịch Hồ Núi Cốc du khách sẽ cảm thấy sự thoải mái và hài lòng với nhiều hoạt động dịch vụ vui chơi, giải trí, huyền thoại cung, công viên cổ tích, vườn thú và hệ thống khách sạn nhà hàng phong phú... Từ nhiều năm nay Hồ Núi Cốc đã trở thành địa chỉ tham quan hấp dẫn du khách trong nước và ngoài nước

- Đền Đuổm

Được xây dưới chân dãy núi Điểm Sơn, thuộc xã Động Đạt, huyện Phú Lương, cách T.P Thái Nguyên 24km về phía Tây Bắc. Đền được xây dựng từ thời nhà Lý, thờ phò mã Dương Tự Minh và 2 người vợ là Diên Bình Công chúa và Thiều Dung Công chúa. Di tích đền Đuổm này gồm đền Thượng, đền Trung và đền Hạ. Các công trình trong cụm di tích đền Đuổm được xây dựng trên một vùng thiên nhiên đẹp. Đây là nơi thác của phò mã Dương Tự Minh khi về già. Ba chỏm núi ở giữa cánh đồng trông như những cánh nhạn bay. Phía trước đền là cánh đồng rộng, có sông Phú Lương chảy qua và xa xa là những dãy núi trùng điệp.

- Hang Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà

Hang Phượng Hoàng nằm ở trên núi Phượng Hoàng ở huyện Võ Nhai, cách T.P Thái Nguyên 45km theo quốc lộ 1B (Thái Nguyên - Lạng Sơn). Dưới chân núi Phượng Hoàng là hang Suối Mỏ Gà Núi Phượng Hoàng, hang Phượng Hoàng, hang. Suối Mỏ Gà là một quần thể thắng cảnh đẹp vào bậc nhất của tỉnh Thái Nguyên bởi phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hang động đẹp. Từ dưới nhìn lên, núi có hình hai con chim phượng hoàng nằm ấp nhau. Sau khi du khách vãn cảnh trên núi Phượng Hoàng, suối nước và bến tắm hang Mỏ Gà là nơi dừng chân nghỉ ngơi, rửa chân tay, tắm mát nhất là những ngày hè.

- Đồi chè Tân Cương, Thái Nguyên

Cách Hà Nội gần 100 km, đã từ lâu những đồi chè ở Tân Cương - Thái Nguyên là địa điểm thu hút các bạn trẻ đi dã ngoại, chụp ảnh vào những ngày cuối tuần. Những đồi chè xanh mướt khiến khung cảnh nơi đây càng thêm thơ


mộng. Du khách sẽ được tận hưởng không gian trong lành, thưởng thức những tách trà với màu nước xanh, hương vị thơm tự nhiên, có vị chát dịu khi mới uống, nhưng sau thấy vị ngọt lắng sâu khiến cho ai mới nhấp môi cũng sẽ mê mẩn, không thể nào quên được.

- Ngoài ra, Thái Nguyên còn nhiều địa điểm thăm quan du lích khác như: Bảo tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam, chùa Hang, động Linh Sơn thuộc huyện Đồng Hỷ…

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng du lịch thành phố Thái Nguyên

- Giao thông vận tải

Thái Nguyên có đủ hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông, quốc lộ 3 (Hà Nội- Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng) chạy dọc từ phía Nam lên phía Bắc của tỉnh dài 85 km, quốc lộ 1B Thái Nguyên đi Lạng Sơn, quốc lộ 37 Thái Nguyên đi Bắc Giang và quốc lộ 24 Thái Nguyên đi Tuyên Quang cùng các tỉnh miền Tây Bắc hết sức thuận lợi. Tuyến đường sắt Thái Nguyên- Hà Nội nối dài đến mỏ than Núi Hồng và đường sắt Lưu Xá- Kép rồi ra Quảng Ninh phục vụ vận chuyển khách cũng như hàng hoá, tài nguyên khoáng sản thuận lợi. Ngoài ra còn có các tuyến giao thông tỉnh lộ nối liền giữa các miền,vùng và từ trung tâm TP Thái Nguyên đi các thị trấn, thị xã huyện lỵ và các điểm, các khu du lịch trong tỉnh.

- Hệ thống cơ sở lưu trú

Theo thống kê của sở văn hóa thể thao và du lịch Tỉnh Thái Nguyên, Tính đến tháng 12 năm 2016 thì trên địa bàn thành phố có 230 cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú trong đó có 180 nhà nghỉ và 45 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao đến 4 sao. Trong số 45 khách sạn có 1 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao (Đông Á Plaza), 4 khách sạn 3 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế (Dạ Hương, Kim Thái, Hải Âu, Đông Á 2), 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 2 sao còn lại là các khách sạn 1 sao và khách sạn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách.


Thành phố Thái Nguyên được đánh giá là địa phương có hệ thống khách sạn, nhà nghỉ phục vụ khách du lịch đạt loại trung bình - khá. Đặc biệt, những năm gần đây cùng với sự tăng trưởng về số lượng khách nội địa cũng như du khách quốc tế, sự ra đời của các khách sạn có chất lượng 2 sao, 3 sao và các resort cao cấp đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú cũng như đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, góp phần tăng doanh thu cho ngành du lịch.

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng khách sạn, nhà nghỉ, các resort đã phản ánh phần nào nhận thức của các lãnh đạo, quản lý nhà nghỉ, khách sạn và các resort về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú để thu hút khách du lịch và tăng doanh thu từ du lịch.

- Nhà hàng ẩm thực

Đến với Thái Nguyên, ngoài việc được thăm quan thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ du khách còn có thể được tận hưởng rất nhiều món đặc sắc như: Xôi thập cẩm, bánh trùng mật mía, bánh ngải, bánh chưng Bờ Đậu, quả trám Hà Châu...cơm lam Định Hóa, măng rừng, cá thính (cá muối chua), tép dầu Đầm Vạc, đậu xóm Rùa, gạo Bao Thai Định Hóa... và không thể thiếu chè (trà) Thái Nguyên.

- Nguồn nhân lực cho du lịch thành phố Thái Nguyên

Chất lượng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh hiện nay đó là: Lao động thuộc lĩnh vực du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn không những thiếu về mặt số lượng, mà còn hạn chế về chuyên môn, đặc biệt là thiếu tính chuyên nghiệp và ngoại ngữ. Phần lớn sinh viên ra trường đều thiếu kỹ năng cần thiết để có thể tiếp cận ngay vị trí công việc được giao. Ðiều này đang gây lãng phí về thời gian, kinh phí cho doanh nghiệp, người học và cơ sở đào tạo.

Hiện nay, Trong toàn tỉnh Thái Nguyên có 3 trường đào tạo nguồn nhân lực trong ngành khách sạn - du lịch - lữ hành như: Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên (Đào tạo ở bậc Cử nhân), trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch (Đào tạo trình độ Cao đẳng), trường Cao đẳng Kinh tế


- Tài chính (Năm 2017 bắt đầu tuyển sinh). Tuy nhiên, nguồn nhân lực đào tạo ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu công việc do hầu hết các sinh viên được đào tạo lý thuyết chưa có kết hợp với thực tế. Lý giải điều này từ 2 góc độ. Thứ nhất, trong khung chương trình đào tạo cho ngành du lịch của các trường, khối các môn học lý thuyết chiếm tỷ trọng lớn, các môn học thực hành rất ít. Thêm vào đó, do điều kiện cơ sở vật chất của các trường còn hạn chế nên sinh viên chưa có đủ điều kiện thực hành, thực tế phục vụ cho môn học. Thứ 2, sinh viên sau khi ra trường hầu hết đều được các đơn vị sử dụng lao động đào tạọ lại thì với đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Trong những năm gần đây, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc trong ngành du lịch ở Thái Nguyên. Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Tỉnh đã xúc tiến các hoạt động như tăng cường tổ chức các hội nghị, hội thảo, nhằm tìm các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, nhằm tăng cường hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đáp ứng được nhu cầu công việc, các trường đã tiến tới ký kết hợp tác với hiệp hội du lịch của Tỉnh (trường Cao đẳng Thương mại và Du lịch ký kết ngày 25/12/2014, trường ĐH Kinh tế & QTKD ký kết ngày 31/03/2017).

3.1.2.4. Các dịch vụ cần thiết giúp phát triển du lịch thành phố Thái Nguyên

- Hệ thống thông tin liên lạc

Tỉnh Thái Nguyên có hệ thống thông tin viễn thông kết nối với toàn quốc và quốc tế với mạng truyền dẫn vững chắc bằng thiết bị vi ba và tổng đài điện tử - kỹ thuật số. Với tổng đài 27.000 số hiện nay đã đạt dung lượng 18.000 thuê bao.

Mạng lưới thông tin liên lạc đã được nâng cấp và trải rộng trên toàn địa

bàn. Thành phố vân

tiếp tuc

thực hiên

theo quy hoac̣ h: Mở rôṇ g hê ̣thống bưu

điện và các dịch vu ̣bưu điêṇ ; Điên

thoại tớ i các phườ ng, xa,

khuyến khích tao

moi

điều kiện cho nhân dân khai thác và sử dụng; đầu tư phát triển maṇ g điên

thoaị, bưu điên

phuc

vu ̣sản xuất kinh doanh và sinh hoat.


Ngoài hệ thống thông tin liên lac

đường dây còn có hệ thống thông tin liên

lac

(TTLL) không dây của VINAPHONE, MOBIPHONE, VIETTEL phủ sóng

khắp Thành phố Thái Nguyên, đã tao

điều kiên

rất thuân

lơi

cho phuc

vu ̣khách

du lic̣ h cũng như nhân dân Thành phố.

- Các dịch vụ cung cấp điện, nước, y tế, an ninh và những dịch vụ khẩn cấp khác

Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công hiện nay đã có nhà máy nước với công xuất 30.000 m3/ngày đêm, đảo bảo nhu cầu về khối lượng cũng như chất lượng nước cho toàn thành phố và thị xã. Các thị trấn và thị tứ trong tỉnh đang dần được thực hiện đầu tư hệ thống cấp nước sạch.

Nằm trong hệ thống lưới điện miền Bắc, Thái Nguyên là tỉnh có lưới điện tương đối hoàn chỉnh. Toàn bộ các huyện trong tỉnh đều có lưới điện quốc gia, trong đó thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn, huyện có lưới điện hoàn chỉnh, đáp ứng tốt cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất.

Nguồn cung cấp điện nước của TP. Thái Nguyên có sẵn và cơ bản là đáng tin cậy để phục vụ cho đối tượng khách du lịch đến đây. Trong nhiều năm qua TP. Thái Nguyên không có hiện tượng bị thiếu điện nước hoặc gặp trục trặc lớn. Tuy nhiên vẫn còn những vấn đề lớn cần được giải quyết như: tình trạng mất điện ngẫu nhiên còn xảy ra và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh vẫn còn rất yếu.

Về mặt dịch vụ y tế cho khách du lịch, các cơ sở hạ tầng hiện nay còn thiếu và chưa đáp ứng đủ những điều kiện phục vụ cho khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ở TP. Thái Nguyên có hai bệnh viện có thể phục vụ được khách du lịch đó là Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên, Bệnh viện A, bệnh viện đa khoa quốc tế… Bệnh viện cung cấp chăm sóc y tế cơ bản nhưng khả năng ngoại ngữ còn hạn chế để có thể giao tiếp với khách du lịch.

Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, dịch vụ phòng cháy chữa cháy và y tế đã có thể đáp ứng được các sự cố theo báo cáo, nhưng các dịch vụ này vẫn


còn bị hạn chế ở khu vực ngoại vi thành phố. Cho đến nay TP. Thái Nguyên đã có thể kiểm soát được một cách hiệu quả các tình huống khẩn cấp với sự hỗ trợ đắc lực của đường dây nóng du lịch.

- Xử lý vệ sinh môi trường

Các quy định hiện hành về vệ sinh môi trường của thành phố Thái Nguyên hiện nay là phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia nhưng lại không đủ để bảo vệ môi trường thành phố Thái Nguyên. Tại nhiều điểm du lịch công cộng ta vẫn thấy tình trạng xả rác thải vửa bãi, gây ô nhiễm và mất cảnh quan môi trường du lịch, đặc biệt là việc xả rác bừa bãi ở các điểm du lịch. Hiện tại, vẫn chưa có cơ chế xử phạt khi xả rác bừa bãi và mức phạt do ô nhiễm lại không tương xứng với chi phí khắc phục. Nếu không có các chính sách phù hợp, chất lượng môi trường của thành phố Thái Nguyên sẽ nhanh chóng bị hủy hoại chính từ các ngành công nghiệp, hộ gia đình và các hoạt động du lịch.

3.2. Khái quát về tình hình kinh doanh dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch tới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Bảng 3.1: Lượng khách du lịch đến địa bàn Thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2014 - 2016‌

ĐVT: Lượt


Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Tổng số lượt khách DL đến Thái Nguyên

1.801.000

1.930.000

2.193.000

Lượng tăng (giảm)

-

129

263

Tốc độ phát triển (%)

-

107,16

113,62

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch về chất lượng dịch vụ lưu trú của các khách sạn trên địa bàn thành phố Thái Nguyên - 6

(Nguồn: Báo cáo của Sở Văn Hoá Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, 2016)

Theo số liệu thống kê ở bảng trên chúng ta thấy rằng số lượt khách đến du lịch Thái Nguyên trong giai đoạn 2014 - 2016 là khá cao và có sự tăng trưởng khá ổn định. Cụ thể năm 2014 là xấp xỉ 1,8 triệu lượt, đến năm 2015 số lượng này lên xấp xỉ 1,9 triệu lượt, tăng 7,16% so với năm 2014; Năm 2016, lượt khách đến xấp xỉ 2,2 triệu lượt, tăng gần 14% so với năm 2015.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 17/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí