Nhu Cầu Của Khách Du Lịch Về Dịch Vụ Biểu Diễn Văn Hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên


Sau khi được công nhận là di sản văn hóa thế giới, việc khai thác văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên phục vụ du lịch ở Tây Nguyên được chú trọng nhiều hơn. Nhiều khu du lịch đưa biểu diễn cồng chiêng vào giao lưu lửa trại, đưa rượu cần vào phục vụ và thu hút được nhiều du khách. Nhiều công ty lữ hành cũng đã chú trọng đưa biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào các tour du lịch của mình, tăng cường các hoạt động quảng bá về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên và vì thế lượng khách cũng tăng lên đáng kể.

2.4.2.2. Nhu cầu của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Khi đến Đà Lạt, ngoài việc tham quan các danh lam thắng cảnh, tận hưởng khí hậu trong lành, mát mẻ, khách du lịch còn có thể thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên. Sức hấp dẫn của dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đối với khách du lịch được phản ánh qua bảng sau đây.


Bảng 2.4. Khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Đà Lạt



Chỉ tiêu


2012


2013


2014


2015


2016


Số lượng


%


Số lượng


%


Số lượng


%


Số lượng


%


Số lượng


%

Tổng lượng khách du lịch đến

Đà Lạt


3.937.000


100


4.300.000


100


4.779.195


100


5.100.000


100


5.400.000


100

Tổng số khách thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN


297.000


7,54


339.570


7,90


363.000


7,60


429.695


8,42


479.986


8,89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Nguồn: Sở VHTTDL Lâm Đồng và phòng Văn hóa huyện Lạc Dương, 2017


Tỷ lệ khách du lịch tham gia thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong tổng số khách du lịch đến Đà Lạt là yếu tố phản ánh sức hấp dẫn của loại hình dịch vụ này. Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một dịch vụ đặc biệt của Đà Lạt, tuy nhiên tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ này vẫn còn thấp, đặc biệt là khách quốc tế.

Từ bảng 2.6, có thể nhận thấy dễ dàng rằng tỷ lệ khách du lịch tham gia thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trong giai đoạn từ 2012 đến 2016 chỉ nằm trong khoảng từ 7,54% đến 8,89% tổng số khách du lịch đến Đà Lạt. Dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn chưa thực sự thu hút được số lượng lớn khách du lịch và các hoạt động quảng bá dịch vụ này vẫn chưa thực sự hiệu quả.

Ngày nay, ở một số khách sạn, resort, nhà hàng lớn ở Đà Lạt, còn tổ chức phục vụ ẩm thực kết hợp giao lưu văn hóa cồng chiêng, do đó, dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng mất đi một số thị phần.

2.4.3. Kết quả kinh doanh dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt

Số buổi biểu diễn và doanh thu dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ năm 2014 đến năm 2016 được thể hiện qua bảng sau:


Bảng 2.5. Số buổi biểu diễn và doanh thu dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt giai đoạn 2014 đến 2016



Chỉ tiêu


ĐVT


2014


2015


2016


2015/2014


2016/2015


+/-


%


+/-


%


Số buổi biểu diễn

VHCCTN phục vụ khách du lịch


Buổi


3.985


4.342


4.350


357


8,96


8


0,18


Tổng doanh thu

Tỷ VND


18,15


21,48


23,99


3,33


18,35


2,51


11,68

Nguồn: Sở VHTTDL Lâm Đồng và phòng Văn hóa huyện Lạc Dương và số liệu điều tra, thu thập của tác giả, 2017

Tổng số buổi biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2015 tăng 357 buổi so với năm 2014, tương ứng với tăng 8,96%. Nguyên nhân là ngoài 12 đội biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Lạc Dương, từ tháng 12 năm 2014, khu du lịch đồi Mộng Mơ đưa chương trình biểu diễn giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vào phục vụ khách du lịch. Số buổi biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên năm 2016 hầu như không có thay đổi lớn so với năm 2015 với hơn 4.300 buổi diễn.

Khó để có được con số chính xác và cụ thể về doanh thu của dịch vụ biểu diễn văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên. Tuy nhiên, doanh thu trên đây của loại hình dịch vụ này được tính như sau:

Tổng doanh thu = Số lượng khách tham gia dịch vụ X 50.000VND


Số liệu trên đây là không chính thức do số tiền 50.000 đồng trên một khách là số tiền các công ty du lịch trả cho các Câu lạc bộ biểu diễn, còn số tiền mỗi khách phải trả dao động từ 150.000 đồng cho tới 250.000 đồng tùy theo công ty du lịch. Tuy nhiên, với sự gia tăng đều đặn tổng doanh thu qua 3 năm, loại hình dịch vụ này đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương.


2.5. Đánh giá của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

2.5.1. Thông tin chung về mẫu điều tra


Có thể dễ dàng nhận thấy rằng một trong những vấn đề trong việc khai thác dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên để phát triển sản phẩm du lịch ở Đà Lạt đó là chất lượng dịch vụ và sự hấp dẫn về mặt nghệ thuật và giá trị văn hóa. Như đã giới thiệu trong chương 1, để biết được đánh giá của khách du lịch về dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, các bảng hỏi đã được sử dụng để khảo sát khách du lịch có sử dụng dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên ở Đà Lạt. 250 bảng hỏi đã được phát cho khách du lịch tham gia thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng ở khu vực LangBiang và khu du lịch Đồi Mộng Mơ, số lượng bảng hỏi thu về được là 245 trong đó có 234 bảng hỏi được trả lời đầy đủ và hợp lệ. Các bảng hỏi hợp lệ đã được sử dụng để phân tích các thông tin chung được thể hiện ở bảng 2.6.


Bảng 2.6. Thông tin chung về mẫu điều tra


Chỉ tiêu

Số lượng

%

Chỉ tiêu

Số lượng

%

Tổng số mẫu: 234

Trong đó: - Quốc tế

17

7,27

- Nội địa

217

92,73

1. Giới tính: - Nam

117

50

5. Thời gian lưu trú



- Nữ

117

50

1 ngày

10

4,3

2. Độ tuổi



2 ngày

23

9,8

Từ 18 đến 35 tuổi

153

65,4

3 ngày

136

58,1

Từ 36 đến 50 tuổi

67

28,6

4 ngày trở lên

65

27,7

Từ 51 đến 60 tuổi

9

3,8

6. Nguồn thông tin về

biểu diễn VHCCTN



Trên 60 tuổi

5

2,1

Thông tin đại chúng

97

35,9

3. Mục đích chuyến

đi



Tài liệu quảng cáo

14

5,2

Du lịch, giải trí

213

91

Công ty/văn phòng du

lịch, đại lý lữ hành

90

33,3

Hoạt động tình

nguyện

8

3,4

Bạn bè, người thân

48

17,8

Hội nghị, hội thảo

6

2,6

Nhân viên khách sạn

15

5,6


Chỉ tiêu

Số lượng

%

Chỉ tiêu

Số lượng

%

Thăm bạn bè, người

thân

2

0,9

Nguồn khác

6

2,2


Kinh doanh


4


1,7

7. Số lần thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN



Khác

1

0,4

1 lần

129

55,1

4. Nghề nghiệp



2 lần trở lên

105

44,9

Viên chức

63

26,9

8. Chi tiêu bình quân

một ngày ở Đà Lạt



Kinh doanh

62

26,5

Dưới 500.000 VNĐ

91

38,9

Sinh viên

47

20,1

Từ 500.000 đến dưới

1.000.000 VNĐ

74

31,6

Công nhân

31

13,2

Từ 1.000.000 đến dưới

1.500.000 VNĐ

28

12

Nghỉ hưu

3

1,3

Từ 1.500.000 đến

2.000.000 VNĐ

17

7,3

Khác

28

12

Trên 2.000.000 VNĐ

24

10,3

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2017.


Trong tổng số 234 khách du lịch trả lời bảng hỏi, số lượng khách du lịch trong nước là 217 người, tương ứng với 92,73% và số lượng khách quốc tế là 17 người, tương ứng 7,27%.

Khách du lịch nội địa đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước trong đó, 57,14% số khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, 14,75% đến từ Hà Nội, và 28,11% còn lại đến từ những nơi khác.

Từ thực tế, dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận khách du lịch quốc tế; tuy nhiên, 17 khách du lịch quốc tế trả lời bảng hỏi điều tra (tương ứng 7,26%) đã phản ánh sát thực trạng khách du lịch quốc tế đến Đà Lạt và thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Phân theo giới tính, trong số 234 khách du lịch trả lời bảng hỏi điều tra, 50% số khách là nam giới và số khách là nữ giới cũng chiếm tỷ lệ 50%.

Phân theo độ tuổi, trong số 234 khán giả thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được điều tra, hầu hết trong số họ ở độ tuổi từ 18 đến


35 (65,4%), nhóm khách tuổi từ 36 đến 50 chiếm tỷ lệ cao thứ 2 với 67 khách tương ứng với 28,6%; nhóm khách tuổi từ 51 đến 60 chiếm tỷ lệ 3,8% và số còn lại 2,1% thuộc về nhóm khách tuổi trên 60.

Khách du lịch độ tuổi từ 18 đến 35 chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khán giả thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bởi vì du khách ở độ tuổi này năng động, ham tìm hiểu, khám phá, muốn giao lưu và tìm hiểu những nét đặc sắc của văn hóa truyền thống của dân tộc ở các địa phương. Hơn nữa, khách du lịch trong độ tuổi này đến Đà Lạt cũng chiếm tỷ trọng lớn và dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên có thể đã bao gồm trong các tour du lịch.


Biểu đồ 2 2 Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN theo 1


Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn VHCCTN theo độ tuổi

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2017


Theo mục đích chuyến đi, có thể dễ dàng nhận thấy rằng mục đích chính của các chuyến đi của khách du lịch đến Đà Lạt là du lịch, giải trí; mục đích này chiếm tỷ trọng áp đảo với 91%. Mục đích hoạt động tình nguyện chiếm 3,4%; khách đi dự hội nghị hội thảo chiếm tỷ lệ 2,6%; 1,7% mục đích chuyến đi của khách là hoạt động kinh doanh và hai tỷ lệ nhỏ cuối cùng 0,9% và 0,4% lần lượt thuộc về mục đích thăm người thân và mục đích khác.


Không giống các thành phố công nghiệp hay thương mại, Đà Lạt là một thành phố du lịch nơi nổi tiếng về khí hậu mát mẻ, trong lành. Ngoài việc thừa hưởng di sản không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận, Đà Lạt còn có các giá trị văn hóa của các tộc người. Khách du lịch đến Đà Lạt chủ yếu là để du lịch và giải trí và số liệu từ kết quả điều tra đã phản ánh hiện thực này. Số lượng khách đến Đà Lạt cho mục đích hội nghị, hội thảo hay kinh doanh chiếm tỷ lệ rất nhỏ.


Biểu đồ 2 3 Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa 2

Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ

biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo mục đích chuyến đi.

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2017


Về số lần thưởng thức dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, trong số 234 người được phỏng vấn, đa số họ thưởng thức dịch vụ lần đầu tiên (55,1%), số người thưởng thức dịch vụ lần thứ 2 là 62 người, tương ứng 26,5% và số khách du lịch xem biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trên 2 lần chỉ có 43 người, tương ứng với tỷ lệ 18,4%.

Theo nghề nghiệp, trong số 234 khách du lịch trả lời bảng hỏi, các khán giả thuộc nhóm viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ cao nhất với 26,9%, nhóm khách chiếm tỷ lệ cao thứ 2 thuộc về kinh doanh với 26,5%. Nhóm khách là sinh viên chiếm


21%, nhóm khách công nhân chiếm tỷ lệ 13,2%; 12% khán giả thuộc nhóm nghề nghiệp khác và nhóm khách lớn tuổi đã nghỉ hưu chỉ chiếm tỷ lệ 1,3%.


Biểu đồ 2 4 Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa 3

Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ khách du lịch thưởng thức dịch vụ biểu diễn Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên theo nghề nghiệp.

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả, 2017


Biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một sản phẩm du lịch độc đáo của Đà Lạt, một trong những hình thức giải trí cho khách du lịch vào buổi tối. Thông tin về điểm đến cũng như các dịch vụ du lịch là rất quan trọng đối với khách du lịch. Du khách có thể tìm kiếm thông tin về dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm thông tin đại chúng (Internet, TV, báo đài...), các tập gấp quảng cáo, các công ty du lịch, văn phòng du lịch, bạn bè và người thân...

Kết quả điều tra cho thấy rằng đối với dịch vụ biểu diễn văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, các nguồn thông tin chính mà khách du lịch thường tìm là thông tin đại chúng, các doanh nghiệp du lịch và truyền miệng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kỹ thuật, internet, TV, báo trở nên phổ biến và hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin; điều này giải thích tỷ lệ phần trăm cao cho sự lựa chọn của khách du lịch để tìm kiếm thông tin của dịch vụ này. Khách du lịch có thể lựa chọn không chỉ một

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022