Hình Vẽ Biểu Thị Sự Phân Tán Giá Trị Dự Đoán Chuẩn Hóa Và Phần Dư


Trong phương trình trên các hệ số hồi quy β1, β3, β5 chưa chuẩn hóa mang dấu dương, điều đó có nghĩa là 3 nhân tố “Năng lực ngoại ngữ của sinh viên”, “Phương pháp giảng dạy của GV (Thầy hướng dẫn tổ chức cho SV làm việc nhóm”, “Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất” có ảnh hưởng cùng chiều đến năng lực tự học của SV. Nói cách khác, khi cải thiện bất kỳ một nhân tố nào trong ba nhân tố trên đều làm tăng năng lực tự học của SV. Các hệ số hồi quy β2, β4 chưa chuẩn hóa mang dấu âm, điều đó có nghĩa là 2 nhân tố “Phương pháp giảng dạy của giảng viên: thầy đọc trò chép”, “Hình thức thi tự luận” có ảnh hưởng ngược chiều đến năng lực tự học của sinh viên hay nói cách khác nếu tăng cường sử dụng phương pháp giảng dạy theo kiểu thầy đọc trò chép và thi theo hình thức tự luận sẽ làm giảm năng lực tự học của sinh viên.

Đánh giá các mức độ ảnh hưởng của từng thành tố trong việc tác động đến năng lực tự học của sinh viên dựa trên các giá trị của hệ số Beta đã chuẩn hóa trong Bảng 4.2.3. Năng lực tự học của SV chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố “Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Giảng viên tổ chức cho sinh viên làm việc nhóm” (Beta = 0,430), tiếp theo là nhân tố “Năng lực ngoại ngữ” (Beta = 0,297), nhân tố ảnh hưởng ở vị trí thứ 3 là “mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất”, vị trí thứ 4 là nhân tố “hình thức thi: tự luận” và nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là “Phương pháp giảng dạy: Thầy đọc, trò chép”.

Sau khi xây dựng được phương trình hồi quy, cần dò tìm xem có sự vi phạm các giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính. Có 5 khả năng vi phạm cần phải xem xét đó là giả định liên hệ tuyến tính, giả định phương sai của 1 sai số không đổi, giải định về phân phối chuẩn của phần tử, giả định về tính độc lập của sai số (không có tương quan giữa các phần dư), giả định về đo lường đa cộng tuyến.

+ Xem xét giả định liên hệ tuyến tính:

Để đánh giá xem có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính có thể vẽ đồ thị phân tán của Standardized residual và Standardized predicted value.



Hình 4 2 1 Hình vẽ biểu thị sự phân tán giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần 1

Hình 4.2.1. Hình vẽ biểu thị sự phân tán giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư

chuẩn hóa của mô hình hồi quy

Hình 4.2.1 cho thấy các giá trị phần dư chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên chứng tỏ giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.

+ Xem xét giả định về phân phối chuẩn của phần dư

Tiến hành xây dựng biểu đồ Histogram để khảo sát phân phối chuẩn của phần

dư.


Hình 4 2 2 Biểu đồ phân phối của phần dư Hình 4 2 2 cho thấy phân phối của 2

Hình 4.2.2. Biểu đồ phân phối của phần dư


Hình 4.2.2 cho thấy phân phối của phần dư xấp xỉ chuẩn (trung bình Mean = 3,43E-14 ≈ 0 và độ lệch chuẩn Std. Dev. = 0,997 ≈ 1). Do đó có thể kết luận giả thiết phân phối chuẩn không bị vi phạm.

+ Kiểm tra giả định về tính độc lập của các sai số

Có thể sử dụng đại lượng thống kê Durbin-Watson để kiểm định tương quan

của các sai số kề nhau (tương quan chuỗi bậc nhất).

Bảng 4.2.4. Kiểm định tính độc lập của sai số



Model



1

R

,813a

R bình phương

,661

R bình phương điều chỉnh

,659

Sai số tính toán

,14009

Thổng kê thay đổi

R bình phương thay đổi

,661

F thay đổi

329,236

bậc tự do1

5

bậc tự do2

845

Mức ý nghĩa F thay đổi

,000

Durbin-Watson

1,401

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

a. Biến dự báo: (liên tục), CSVC, ThiTuLUAN, NANGLUCNGOAINGU, GVdayLVnhom, GVDOsvCHEP

b. Biến phụ thuộc: nangluctuhoc_HOIQUY

Giả thuyết H0 của kiểm định này là: H0: Hệ số tương quan tổng thể của các phần dư = 0. Kết quả trong bảng 4.2.4 cho thấy chỉ số Durbin-Watson = 1.401, chỉ số Durbin-Watson rơi vào miền chấp nhận giả thuyết không có tương quan chuỗi bậc nhất. Do đó có thể kết luận giả thiết về tính độc lập của các sai số không bị vi phạm.

+ Kiểm tra giả định không có mối tương quan giữa các biến độc lập (hiện

tượng Đa cộng tuyến)

Cộng tuyến là trạng thái trong đó các biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Hiện tượng cộng tuyến gây ra vấn đề là cung cấp mô hình những thông tin rất giống nhau, và rất khó tách rời ảnh hưởng của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Đa cộng tuyến làm tăng độ lệch chuẩn của các hệ số hồi quy và làm giảm giá trị thống kê t của kiểm định ý nghĩa của chúng nên các hệ số có khuynh hướng kém ý nghĩa hơn khi không có đa cộng tuyến trong khi hệ số xác định R Square vẫn khá


cao.

Bảng 4.2.5. Kiểm định tính đa cộng tuyến


Mô hình

Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa


t


Mức ý nghĩa

Thống kê cộng tuyến


B


Sai số


Beta

Độ chấp nhận


VIF

1

(Hằng số)

2,442

,039


62,142

,000



Năng lực ngoại ngữ

,080

,007

,297

10,932

,000

,544

1,839

PPGD: GV đọc, SV chép

-,013

,004

-,084

-2,936

,003

,585

2,062

PPGD: GV tổ chức SV là việc nhóm


,061


,004


,430


15,434


,000


,517


1,934

Hình thức thi tự luận

-,020

,003

-,129

-5,967

,000

,865

1,156

Điều kiện cơ sở vật chất

,045

,007

,152

6,631

,000

,766

1,305

a. Biến phụ thuộc: Năng lực tự học


Bảng 4.2.5 cho thấy hệ số phóng đại phương sai của các biến độc lập đưa vào phương trình VIF < 10 chứng tỏ mô hình không xảy ra hiện tượng Đa cộng tuyến.


Trên cơ sở phân tích các giả thuyết có thể ảnh hưởng đến phương trình hồi quy tuyến tính đã xây dựng (mô hình không vi phạm một giả thuyết nào) có thể khẳng định mô hình hồi quy đã được xây dựng để đánh giá năng lực tự học của sinh viên qua các yếu tố ảnh hưởng là có thể được sử dụng để suy luận kết quả sự biến đổi năng lực tự học của sinh viên khi các biến độc lập trong phương trình thay đổi.

Với số liệu của nghiên cứu này, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, theo phương trình hồi quy, nếu thay đổi tăng thêm 1 điểm đánh giá về “trình độ ngoại ngữ” thì năng lực tự học của SV tăng 0,080 điểm. Cùng với giả thuyết là khi các yếu tố khác không đổi, nếu thay đổi tăng thêm 1 điểm về mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất thì năng lực tự học của SV tăng 0,045 điểm, nếu tăng 1 điểm cho yếu tố “Phương pháp giảng dạy: thầy đọc trò chép” thì năng lực tự học của SV sẽ giảm đi 0,013 điểm, nếu tăng 1 điểm nhân tố “Phương pháp giảng dạy: Thầy tổ chức cho


SV làm việc nhóm” thì năng lực tự học của SV sẽ tăng 0,061 điểm, nếu tăng 1 điểm cho nhân tố “Thi bằng hình thức tự luận” thì năng lực tự học sẽ giảm đi 0,020 điểm.


Kết luận Chương 4


Trong chương 4, tác giả đã tiến hành xây dựng phương trình hồi quy nhằm đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên, có thể rút ra một số kết luận sau:

- Năng lực tự học chịu tác động của các yếu tố: Phương pháp giảng dạy của giảng viên, Năng lực ngoại ngữ, Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, hình thức kiểm tra đánh giá.

- Trong các yếu tố tác động lên năng lực tự học của sinh viên có 3 yếu tố tác động thuận chiều lên năng lực tự học (Phương pháp giảng dạy tích cực: GV tổ chức cho SV làm việc nhóm; năng lực ngoại ngữ; điều kiện cơ sở vật chất) và 2 yếu tố tác động ngược chiều đối với năng lực tự học (Phương pháp giảng dạy tiêu cực: Thầy đọc, trò chép; và hình thức thi: tự luận)

- Năng lực tự học của SV chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố “Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Giảng viên tổ chức cho sinh viên làm việc nhóm”, tiếp theo là nhân tố “Năng lực ngoại ngữ”, nhân tố ảnh hưởng ở vị trí thứ 3 là “mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất”, vị trí thứ 4 là nhân tố “hình thức thi: tự luận” và nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là “Phương pháp giảng dạy: Thầy đọc, trò chép”.


KẾT LUẬN


Tự học của sinh viên là bộ phận cốt lòi của việc học, là một thành phần của hoạt động dạy. Tự học của sinh viên diễn ra ở trên lớp hay ngoài lớp ngay khi có hay không có sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Tự học là quá trình SV tích cực chủ động nghiên cứu các nhiệm vụ học tập. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích, đánh giá năng lực tự học của sinh viên trên ba góc độ là nhận thức về việc tự học, thái độ đối với việc tự học và kĩ năng tự học của sinh viên các ngành sư phạm của Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, đồng thời đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên. Kết quả nghiên cứu chính của đề tài bao gồm cả mô hình lí thuyết và các kết quả đo lường về năng lực tự học của sinh viên. Kết quả sau khi tiến hành phân tích cho thấy:

Về mặt nhận thức, đa số SV có nhận thức đúng về giá trị của việc tự học, thấy được tầm quan trọng của việc tự học đối với sinh viên.

Về thái độ đối việc tự học (biểu hiện qua hành vi): Mức độ đạt được của SV ở mức trung bình khá, nhiều sinh viên còn thụ động trong việc học tập, chỉ thực hiện việc tự học khi đến kì thi hoặc khi có yêu cầu của giảng viên.

Về kĩ năng tự học: Kĩ năng tự học của SV ở mức trung bình thấp, không có

sự khác biệt nào về khả năng của sinh viên ở các kĩ năng khác nhau.

Tác giả đã xây dựng phương trình hồi quy nhằm đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên. Năng lực tự học chịu tác động của các yếu tố: Phương pháp giảng dạy của giảng viên, Năng lực ngoại ngữ, Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, Hình thức kiểm tra đánh giá. Trong các yếu tố tác động lên năng lực tự học của sinh viên có 3 yếu tố tác động thuận chiều lên năng lực tự học (Phương pháp giảng dạy tích cực: GV tổ chức cho SV làm việc nhóm; năng lực ngoại ngữ; điều kiện cơ sở vật chất) và 2 yếu tố tác động ngược chiều đối với năng lực tự học (Phương pháp giảng dạy tiêu cực: Thầy đọc, trò chép; và hình thức thi:tự luận). Năng lực tự học của SV chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhân tố “Phương pháp giảng dạy của giảng viên: Giảng viên tổ chức cho sinh viên làm việc nhóm”, tiếp theo là nhân tố “Năng lực ngoại ngữ”, nhân tố ảnh hưởng ở vị trí thứ 3


là “mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất”, vị trí thứ 4 là nhân tố “hình thức thi: tự luận” và nhân tố ảnh hưởng thấp nhất là “Phương pháp giảng dạy: Thầy đọc, trò chép”.

Những kết quả của luận văn là những cơ sở khoa học và thực tiễn làm cơ sở xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực tự học của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt

1. Trần Lan Anh (2008), Những yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực tự học tập của sinh viên, Luận văn thạc sĩ, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.

2. Bộ GD&ĐT (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành theo quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Đình (2004), Cơ sở khoa học của việc bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên sư phạm ngành Vật lý, Đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ, Mã số B2004.09.07, Trường Đại học Sư phạm Huế.

5. Đậu Thị Hòa (2010), Phương pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho sinh viên địa lý trong dạy học học phần địa lí tự nhiên Việt Nam , Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 4(39).2010, tr 78-82.

6. Đặng Thành Hưng (lược dịch) (2000), Một số vấn đề về phương pháp dạy học, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội.

7. Đặng Thành Hưng (2004), Hệ thống kĩ năng học tập hiện đại, Tạp chí Giáo dục, số (78), tr.25-27.

8. Trần Văn Hiếu (2002), Xây dựng và rèn luyện hệ thống kỹ năng tự học cho sinh viên, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, Mã số B2000-09-46, Trường Đại học Sư phạm Huế.

9. Giusseppe IAROSSI (2009), Sức mạnh của thiết kế điều tra, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

10. Nguyễn Công Khanh (2009), Phương pháp thiết kế công cụ đo lường và đánh giá trong giáo dục, Bài giảng phục vụ lớp Đo lường và đánh giá của Viện đảm bảo chất lượng, ĐHQG Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022