Mức Độ Thực Hiện Kĩ Năng Học Tập Trên Lớp Của Sinh Viên


ANOVA với dạng kiểm định Dunnett và lựa chọn là nhóm cuối cùng (nhóm Khóa học 2010-2014).

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau giữa mức độ đạt được kĩ năng đọc sách của sinh viên năm thứ nhất (khóa học 2012-2016) và sinh viên năm thứ 3 (khóa học 2012-2016).

Bảng 3.3.2.2. Bảng phân tích sâu ANOVA


(I) Khóa học


(J) Khóa học

Giá trị trung bình khác nhau (I-J)


Sai số


Mức ý nghĩa

Khoảng tin cậy 90%


Giới hạn dưới


Giới hạn trên

Khóa 2010-2014

Khóa 2012-2016

,84317*

,27411

,058

,0501

,7638

Khóa 2011-2015

Khoá 2012-2016

-,22406

,27506

,626

-,8331

,3850

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

*. The mean difference is significant at the 0.10 level.

Kết quả ở Bảng 3.3.2.2 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm sinh viên năm 1 và nhóm sinh viên năm thứ 3 về kĩ năng đọc sách. “Giá trị trung bình khác nhau (Mean difference)”(I-J) = 0,84 >0 cho thấy kĩ năng đọc sách tài liệu chuyên môn của sinh viên năm thứ 3 là tốt hơn năm thứ nhất.

Kết luận rút ra từ phân tích này phù hợp với kết quả phỏng vấn sâu. Đa số GV khi được hỏi về việc so sánh kĩ năng đọc sách giữa SV ở các khóa khác nhau đều nhận định là sinh viên các năm cuối có kĩ năng đọc sách tốt hơn. Một giảng viên khoa Ngữ văn cho biết “Có sự khác biệt khá rò về kĩ năng đọc sách giữa SV năm đầu và SV các năm cuối. SV năm đầu còn chịu nhiều ảnh hưởng cách học ở phổ thông nên khi đọc sách hay đọc theo kiểu đọc từng từ từng chữ, khả năng đọc lướt và khái quát vấn đề trong sách rất kém trong khi đó sinh viên năm thứ 3, thứ 4 có khả năng đọc tài liệu trong thời gian ngắn và khái quát được nội dung chính của cuốn sách”. Cùng quan điểm với giảng viên khoa Ngữ văn, một giảng viên khoa Lịch Sử đưa ra ví dụ minh họa cho khả năng đọc sách của SV năm cuối là tốt hơn so với SV những năm đầu. “Khi tôi đưa một cuốn sách cho 1 lớp sinh viên năm nhất, yêu cầu sinh viên đọc trong 15 phút sau đó tóm tắt và trình bày nội dung nội dung, kết quả là chỉ có một số rất ít em thực hiện đạt yêu cầu.Cũng cuốn sách đó và yêu cầu đó, khi tôi đưa ra với 1 lớp năm thứ 3 thì kết quả khá khả quan, khá nhiều bạn đáp ứng được yêu cầu”.


Kết quả thống kê về mức độ thực hiện từng kĩ năng hình thành nên kĩ năng đọc sách, tài liệu chuyên môn cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa 5 kĩ năng cấu thành nên kĩ năng đọc sách của SV (Chi tiết tại bảng số 1 phụ lục 4).

Trên cơ sở những phân tích định lượng và kết quả phỏng vấn sâu có thể kết luận: Kĩ năng đọc sách của SV các ngành sư phạm của Trường ĐHSP Đà Nẵng đạt được ở mức trung bình khá và các sinh viên năm cuối có kĩ năng đọc tài liệu tốt hơn là những sinh viên năm thứ nhất.

3.3.3. Mức độ thực hiện kĩ năng học tập trên lớp của sinh viên

Kỹ năng làm việc trên lớp bao gồm 2 kĩ năng chính đó là kĩ năng nghe giảng và kĩ năng ghi bài giảng. Hai kĩ năng này có sự gắn bó chặt chẽ không thể tách rời. Để ghi được bài giảng có hiệu quả đòi hỏi phải có sự nghe giảng tập trung và phù hợp. Để những thông tin, kiến thức thu được từ hoạt động nghe giảng có thể được lưu trữ lại một cách đầy đủ, lâu dài thì cần phải có phương pháp ghi bài giảng hợp lý, khoa học. Hai kĩ năng này có mối quan hệ tương hỗ nhau trong quá trình học tập của sinh viên.

Kĩ năng nghe giảng của SV bao gồm 4 chỉ báo tương ứng với 4 cách thức nghe giảng tích cực (Tập trung vào phần kiến thức cốt lòi khi nghe giảng; Tập trung vào phần kiến thức giáo viên nhấn mạnh, lưu ý; Tập trung vào những chỗ chưa hiểu khi đọc sách trước ở nhà; Tập trung vào những chỗ giáo viên phân tích, chứng minh).

Điểm của kĩ năng nghe giảng của sinh viên dao động từ 4 đến 20 điểm với mức tối thiểu là 4 điểm và tối đa là 20 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng nghe giảng của sinh viên các ngành sư phạm ở mức trung bình thấp với giá trị trung bình chỉ đạt 8,28 điểm, độ phân tán của mẫu không lớn khi độ lệch chuẩn chỉ là 2,12.

Kĩ năng ghi bài giảng cũng bao gồm 4 biến tương ứng với 4 cách thức ghi bài giảng tích cực (Ghi được tất cả những gì giáo viên trình bày; ghi được nội dung chính của bài giảng; ghi bài kèm theo ghi chú những thắc mắc; ghi được cả cách triển khai bài giảng của GV). Điểm của kĩ năng ghi bài giảng cũng dao động từ 4 đến 20 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng ghi bài giảng của SV ở mức trung


bình thấp với giá trị trung bình chỉ đạt 9,79 điểm, độ phân tán của mẫu không lớn

khi độ lệch chuẩn chỉ là 2,59.

Kỹ năng học tập trên lớp là tổng hợp của 2 kĩ năng nghe giảng và ghi giảng với 8 biến và số điểm sẽ dao động từ 8 đến 40 điểm. Phân tích kết quả cho thấy, điểm trung bình về kỹ năng học tập trên lớp đạt 18,0 điểm ở mức trung bình thấp.

Mẫu khảo sát cho kĩ năng này có sự tập trung vào 2 mức đánh giá chủ yếu là ở mức 18 và 19 điểm (chiếm 23,5%). Độ lệch chuẩn ở mức 3,96 cho thấy không có sự phân tán nhiều trong mẫu.

Qua trao đổi với GV và SV cũng cho thấy kết quả tương tự. Một giảng viên khoa Sinh-Môi trường cho biết “Nhiều SV khoa tôi còn mang lối học thụ động, quen tách việc nghe và ghi chép ra khỏi nhau, thậm chí nhiều SV chỉ chờ GV đọc mới có thể ghi chép được nội dung bài học, nếu ngược lại thì bỏ trống vở. Điều này làm cho SV có tâm lí ức chế, ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận kiến thức”. Một nam SV khoa Giáo dục Chính trị cho biết “Lớp em nhiều bạn học đến năm 2 rồi nhưng vẫn chưa biết cách ghi bài, chỉ khi nào thầy cô đọc thì mới ghi được. Một số bạn thì thầy cô giảng bài thì không tập trung nghe giảng mải ngồi nói chuyện riêng, không ghi được gì cả. Đến khi chuẩn bị thi thì đi mượn vở của các bạn khác đi phôtô về để ôn thi”.

Những ý kiến trên cũng là những ý kiến chung của nhiều GV và SV khi tác giả tiến hành phỏng vấn. Điều này do nhiều nguyên nhân từ ý thức kém của SV, cách giảng dạy thiếu hấp dẫn, thậm chí thiếu khoa học của GV; và một trong những yếu tố quan trọng đó là kĩ năng nghe giảng và ghi bài của SV còn nhiều hạn chế.

Xem xét mối quan hệ giữa kĩ năng làm việc trên lớp giữa SV nam và SV nữ để xác định xem có sự khác biệt nào không giữa 2 đối tượng này. Tác giả sử dụng phép kiểm định trung bình hai tổng thể (trường hợp hai mẫu độc lập). Trước hết phải thực hiện kiểm định về sự bằng nhau của hai phương sai tổng thể (Levene test) để xác định mức độ đồng đều hoặc không đồng đều của dữ liệu quan sát. Levene test được tiến hành với giả thuyết Ho rằng phương sai của hai tổng thể bằng nhau,


nếu kết quả kiểm định cho mức ý nghĩa quan sát nhỏ hơn 0,05 thì có thể bác bỏ giả thuyết H0.

Bảng 3.3.3.1. Bảng thống kê giá trị trung bình của nhóm kỹ năng hoạt động trên lớp


Giới tính


N

Giá trị trung bình


Độ lệch chuẩn


Sai số


Nhóm kỹ năng hoạt động trên lớp

Nam

110

18,7545

4,54173

,43304

Nữ

642

17,9657

3,84473

,15174


Bảng 3.3.3.2: Kết quả kiểm định trung bình 2 tổng thể



Kĩ năng học tập trên lớp

Giả định có cân bằng phương sai

Không có cân bằng phương sai


Kiểm định Levene về sự cân bằng phương sai

F

6,697


Mức ý nghĩa

,010



Kiểm định t về sự cân bằng các giá trị trung bình

t

1,933

1,719

Bậc tự do

750

137,059

Mức ý nghĩa (2 chiều)

,054

,088

Giá trị trung bình khác nhau

,78881

,78881

Sai số khác nhau

,40799

,45885

Khoảng tin cậy 95% của sự khác nhau

Giới hạn dưới

-,01212

-,11853

Giới hạn trên

1,58974

1,69616


Với kết quả kiểm định sự bằng nhau của hai phương sai ở Bảng 3.3.3.2 (Mức ý nghĩa (levene) = 0,10 <0,05) đủ bảng chứng bác bỏ giả thuyết Ho và kết quả kiểm định được lấy ở phần “Không có cân bằng phương sai” (Equal variances not assumed). Kết quả kiểm định t với mức ý nghĩa (2 chiều) = 1,719 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kĩ năng làm việc trên lớp giữa SV nam và SV nữ.

Trên cơ sở những phân tích ở trên có thể kết luận kĩ năng làm việc trên lớp của SV các ngành sư phạm ở Trường ĐHSP Đà Nẵng chỉ đạt được ở mức trung bình thấp và yếu tố giới tính không có sự ảnh hưởng đến kĩ năng học tập trên lớp của SV.


3.3.4. Mức độ thực hiện kĩ năng làm việc theo nhóm của sinh viên

Với tiêu chí “Lấy người học làm trung tâm”, quy chế đào tạo tín chỉ luôn hướng đến mục tiêu kích thích sự tư duy, chủ động của người học. Làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp học tập phát huy tính sáng tạo, tư duy độc lập, tinh thần tập thể của sinh viên. Làm việc theo nhóm là một phương pháp học tập trong đó các thành viên cùng phối hợp chặt chẽ với nhau để giải quyết một vấn đề học tập cụ thể nhằm hướng đến một mục tiêu chung; sản phẩm của nhóm là sản phẩm của trí tuệ tập thể. Các hình thức làm việc nhóm trong sinh viên hiện nay có thể kể đến như là học nhóm, làm báo cáo (xemina), tiểu luận, đồ án … Các tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả làm việc nhóm có thể kể đến như là sự thỏa thuận thông qua nhất trí trong làm việc, xung đột và sáng tạo lành mạnh trong làm việc nhóm, giao tiếp trong nhóm và chia sẻ quyền lực trong nhóm làm việc.

Tác giả đã sử dụng 5 tiêu chí để đánh giá kĩ năng làm việc nhóm của SV đó là: Hành động tích cực phát biểu trong quá trình làm việc nhóm; Điều chỉnh, từ bỏ quan điểm khi nhận thấy quan điểm đó là sai; Tích cực tiếp thu ý kiến của nhóm nếu đúng; Đưa ra được những nhận xét xác đáng với nhóm; Có tinh thần tập thể, giúp đỡ bạn trong nhóm. Điểm của kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên dao động từ 5 đến 25điểm với mức tối thiểu là 5 điểm và tối đa là 25 điểm.

Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên các ngành sư phạm ở mức trung bình với giá trị trung bình chỉ đạt 11,32 điểm. Chủ yếu sinh viên tập trung đánh giá mức độ đạt được kĩ năng hoạt động nhóm ở mức 2 và 3, điều này thể hiện qua độ lệch chuẩn không lớn chỉ bằng 2,12.



Biểu đồ 3.3.4.1. Mức độ đạt được của SV về kĩ năng hoạt động nhóm

Biểu đồ 3.3.4.1. cho thấy đa số sinh viên đạt mức điểm về kĩ năng làm việc nhóm từ 9 đến 15 điểm chiếm 76% tổng số ý kiến trả lời (xem chi tiết tại bảng 2 phụ lục số 4).

Kết quả trên cũng phù hợp với những kết quả thu được từ phỏng vấn sâu sinh viên và giảng viên về kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên. SV đa số đã thấy được vai trò và ý nghĩa của làm việc nhóm. Khi được hỏi về ưu điểm của phương pháp làm việc nhóm thì đa số có câu trả lời là làm việc nhóm tạo cơ hội cho SV được thể hiện mình, trở nên mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có trách nhiệm hơn; tăng cường sự gắn kết các thành viên trong lớp hơn, giúp các thành viên thu nhận và nắm vững nhiều kiến thức hơn. Tuy nhiên, khi trao đổi với các bạn sinh viên cũng cho thấy không ít sinh viên học nhóm chỉ mang tính chất hình thức chú trọng tạo ra sản phẩm để nộp cho thầy cô mà ít chú trọng đến quá trình hợp tác trong nhóm để hình thành những kĩ năng và thu được những kiến thức từ hoạt động nhóm đó. Nhiều bạn SV cũng cho biết việc tham gia của các thành viên trong 1 nhóm là không giống nhau; chỉ có 1 số thành viên trong nhóm là tích cực hoạt động, các thành viên còn lại thụ động hoặc không làm việc chỉ chờ các thành viên tích cực làm để cùng sử dụng sản phẩm làm ra. “Ở lớp em, nhiều khi làm việc nhóm là công việc của 1 hoặc 2 người trong nhóm, còn phần còn lại của nhóm thì chỉ trông chờ, ỉ lại; chờ khi các bạn khác làm xong rồi thì đọc kết quả để báo cáo trên lớp(nữ, SV năm 2, khoa Vật lý).


Qua trao đổi với giảng viên cũng được biết, GV của Trường cũng đang hướng đến việc thay đổi hình thức kiểm tra đánh giá nhằm nâng cao khả năng làm việc nhóm cho SV. Thay vì việc kiểm tra viết bằng những câu hỏi học thuộc lòng, giảng viên đưa ra các bài tập nhóm, các tiểu luận yêu cầu sinh viên phải thực hiện và trình bày trước lớp. Tuy nhiên, theo nhận xét của các giảng viên thì sinh viên còn khá thụ động, không ít SV thiếu sự tích cực, còn tư tưởng trông chờ ỉ lại vào SV khác trong quá trình làm việc nhóm. GV cũng đánh giá khả năng trình bày quan điểm, khả năng giải quyết xung đột, kĩ năng chia sẻ trách nhiệm, kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động nhóm còn nhiều hạn chế.

Để có được cái nhìn sâu hơn về kĩ năng làm việc nhóm của từng đối tượng, tác giả thực hiện hiện so sánh kĩ năng làm việc nhóm giữa đối tượng sinh viên có nơi cư trú trước khi vào đại học ở nông thôn (sau đây gọi tắt là sinh viên nông thôn) và sinh viên có nơi cư trú trước khi vào đại học ở thành thị (sau đây gọi tắt là sinh viên thành thị) và giữa sinh viên ở các khoa khác nhau.

Trên cơ sở phân bố của mẫu trên biểu đồ Biểu đồ 3.3.4.1. và chỉ số về độ nhọn Skewness = 0,539 có thể thấy đây là phân phối chuẩn và có thể sử dụng các phép kiểm định có tham số. Để so sánh mức độ đạt được kĩ năng làm việc nhóm giữa SV nông thôn và SV thành thị bằng phép kiểm định trung bình hai tổng thể. Kiểm định Levente có mức ý nghĩa = 0,759 > 0,05 không đủ bằng chứng để bác bỏ giả thuyết Ho về phương sai hai tổng thể bằng nhau nên kết quả kiểm định được lấy ở phần “Giả định có cân bằng phương sai” (Equal variances assumed). Kết quả kiểm định t với mức ý nghĩa (2 chiều) = 0,46 <0,05 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa giữa kĩ năng làm việc theo nhóm giữa sinh viên nông thôn và sinh viên thành thị. Giá trị khác nhau về giá trị trung bình là dương 0,65 và sinh viên thành thị được đánh giá cao hơn so với sinh viên nông thôn cho tiêu chí kĩ năng làm việc nhóm.

Để so sánh mức độ đạt được kĩ năng làm việc giữa các nhóm SV ở các ngành khác nhau, tác giả sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (One Way ANOVA).

Kết quả kiểm định phương sai cho kết quả mức ý nghĩa (sig. Levente) = 0,064

> 0,05 có thể nói phương sai của sự đánh giá kĩ năng làm việc nhóm giữa SV của 10


khoa là không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê, thỏa mãn điều kiện để phân tích ANOVA.

Bảng 3.3.4.1. Bảng phân tích ANOVA cho kỹ năng làm việc nhóm của SV các ngành


Tổng bình

phương


bậc tự do

Trung bình bình

phương


F


Mức ý nghĩa

Giữa các nhóm

181,536

9

20,171

2,811

,003

Trong các nhóm

5863,461

817

7,177



Total

6044,996

826




Kết quả phân tích ANOVA với mức ý nghĩa quan sát = 0.03 cho thấy có sự khác biệt về kĩ năng “làm việc nhóm” giữa các sinh viên ở các khoa khác nhau.

Cần xác định xem sự khác nhau giữa các nhóm SV ở các khoa nào có sự khác nhau và khác nhau như thế nào. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích sâu ANOVA với dạng kiểm định Bonferroni với khoảng tin cậy là 95% (Xem chi tiết tại bảng 5 phụ lục 4).

Kết quả kiểm định cho thấy có sự khác nhau giữa mức độ đạt được kĩ năng “làm việc nhóm” giữa sinh viên khoa Hóa học và sinh viên khoa Lịch sử. Giá trị “mean diffirence (I-J)” = -1.44029 chứng tỏ kĩ năng “làm việc nhóm” của SV khoa Lịch sử tốt hơn kĩ năng làm việc nhóm của khoa Hóa học. Kĩ năng làm việc nhóm của các khoa còn lại không có sự khác nhau có ý nghĩa.

Trên cơ sở những phân tích ở trên có thể kết luận kĩ năng “làm việc nhóm” của SV các ngành sư phạm tại Trường ĐHSP Đà Nẵng đạt ở mức trung bình. Kĩ năng “làm việc nhóm” của sinh viên thành thị tốt hơn so với kĩ năng làm việc nhóm của sinh viên nông thôn. Kĩ năng “làm việc nhóm” của hai khoa Lịch sử và Hóa học có sự khác nhau, SV khoa Lịch sử có kĩ năng làm việc nhóm tốt hơn SV khoa Hóa. Kĩ năng làm việc nhóm của các khoa còn lại không có sự khác nhau có ý nghĩa.

3.3.5. Mức độ thực hiện kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên

Kĩ năng giải quyết vấn đề được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí đó là: Nhận biết và phân tích kĩ vấn đề; Xác định được cấu trúc vấn đề cần giải quyết; Thu thập được các thông tin cần thiết; Phân tích, tổng hợp, so sánh và sắp xếp thông tin;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022