Thống Kê Giá Trị Mức Độ Thực Hiện Kĩ Năng Gqvđ


Kiểm tra lại toàn bộ các bước thực hiện; Trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết một

cách hiệu quả.

Điểm của kĩ năng giải quyết vấn đề của sinh viên dao động từ 6 đến 30 điểm với mức tối thiểu là 6 điểm và tối đa là 30 điểm.

Bảng 3.3.5.1. Thống kê giá trị mức độ thực hiện kĩ năng GQVĐ

N

Số quan sát

831

Số khuyết thiếu

20

Giá trị trung bình

13,9819

Trung vị

14,0000

Độ lệch chuẩn

3,09658

Độ xiên Skewness

,260

Sai số của độ xiên Skewness

,085

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.


Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng giải quyết vấn đề đạt ở mức khá với giá trị trung bình đạt 13.98 điểm. Độ lệch chuẩn là 3.09 và trung vị bằng 14 kết hợp việc Biểu đồ số 3.3.5.1. có xu hướng lệch về bên phải cho thấy số lượng SV có điểm cao hơn trung bình khá nhiều.

Biểu đồ số 3 3 5 1 Phân bố mức thực hiện kĩ năng giải quyết vấn đề 1


Biểu đồ số 3.3.5.1. Phân bố mức thực hiện kĩ năng giải quyết vấn đề

Kết quả thống kê trong Bảng 3.3.5.2. cho thấy không có sự khác biệt trong

mức độ thực hiện từng kĩ năng hình thành nên kĩ năng xây dựng kế hoạch học tập.


Bảng 3.3.5.2. Thống kê giá trị mức độ thực hiện cho từng tiêu chí


Nội dung

Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn

GQVD1.Nhận biết và phân tích kĩ vấn đề

2,16

0,699

GQVD2.Xác định được cấu trúc vấn đề cần giải

quyết

2,34

0,707

GQVD3.Thu thập được các thông tin cần thiết

2,24

0,704

GQVD4.Phân tích, tổng hợp, so sánh và sắp xếp

thông tin

2,44

0,762

GQVD5.Kiểm tra lại toàn bộ các bước thực hiện

2,48

0,771

GQVD6.Trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ viết một

cách hiệu quả.

2,31

0,760


Điểm số trung bình cho từng nhân tố trong kĩ năng này dao động trong khoảng từ 2,16 đến 2,48 và đều được đánh giá ở mức khá. Không có thành tố nào nổi trội hơn so với các thành tố khác.

Qua những kết quả phân tích ở trên có thể rút ra kết luận là mức độ thực hiện kĩ năng giải quyết vấn đề của SV Trường ĐHSP Đà Nẵng đạt ở mức khá và các yếu tố của kĩ năng giải quyết vấn đề đều đạt ở mức tương đương nhau.

3.3.6. Mức độ thực hiện kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh viên

Quy chế đào tạo theo học chế tín chỉ yêu cầu việc đánh giá quá trình là một yếu tố bắt buộc. Ngoài thời gian nghiên cứu và học tập trên trường, sinh viên phải dành một lượng thời gian gấp đôi để tự học và tham gia thảo luận nhóm giải quyết các vấn đề liên quan đến nội dung của môn học [2]. Ngoài việc, GV đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của SV thì việc tự bản thân mỗi SV đánh giá kết quả tự học của mình cũng rất quan trọng. Thông qua việc tự đánh giá, SV có thể nắm được mức độ hiệu quả của việc tự học mà bản thân đã thực hiện, xem xét tính hợp lý trong các bước triển khai tự học của bản thân từ đó rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình tự học nhằm nâng cao hiệu quả của việc tự học.

Để việc tự đánh giá kết quả của hoạt động tự học của SV mang lại nhiều ý nghĩa, đòi hỏi SV phải có phương pháp và kĩ năng tự đánh giá phù hợp. Tác giả đã đưa ra 4 phương pháp tự đánh giá kết quả tự học và đánh giá mức độ thực hiện


những phương pháp đó của SV. Bốn phương pháp giúp hình thành nên kĩ năng tự đánh giá kết quả tự học đó là: Tái hiện những kiến thức đã học; Đưa ra các vấn đề và tự giải chúng; Vận dụng kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế; Tìm các bài tập khó để giải thử.

Mức độ thực hiện của 4 phương pháp này sẽ là cơ sở để đánh giá kĩ năng tự đánh giá của SV. Với 4 biểu hiện về kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả tự học của SV, thang đo chạy từ 1 đến 5 điểm. Giá trị của nhân tố kĩ năng tự đánh giá kết quả tự học sẽ chạy từ 4 đến 20 theo các mức độ từ tối thiểu (4 điểm) đến tối đa (20 điểm). Càng đến gần giá trị 20 thì mức độ thực hiện kĩ năng tự đánh giá kết quả tự học càng tích cực và ngược lại.

Để đánh giá mức độ thực hiện kĩ năng đánh giá của SV, tác giả đã chia các độ phù hợp ra thành 5 mức ( Mức 1 khi điểm số đạt từ 4 đến 7,2, mức 2 khi điểm số đạt từ mức 7,3 đến 10,4, mức 3 khi điểm số đạt từ 10,5 đến 13,6, mức 4 khi điểm số đạt từ 13,7 đến 16,8 và mức 5 là từ 16,9 đến 20 điểm)

Kết quả khảo sát về kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh viên các ngành

sư phạm tại Trường ĐHSP Đà Nẵng như sau:

Bảng 3.3.6.1. Các mức độ về kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh viên




Số lượng ý kiến

Tỷ lệ (%)

Tỷ lệ % cộng dồn


Các mức độ về Kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh viên

Mức 1

65

7,64

7,64

Mức 2

217

25,5

33,14

Mức 3

274

32,2

65,34

Mức 4

208

24,44

89,78

Mức 5

87

10,22

100

Tổng

851

100,00




Biểu đồ 3 3 6 1 Các mức độ về kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh 2

Biểu đồ 3.3.6.1. Các mức độ về kĩ năng đánh giá kết quả tự học của sinh viên

Bảng 3.3.6.1 và hình 3.3.6.1 cho thấy mức độ thực hiện kĩ năng tự đánh giá kết quả học tập ở mức trung bình (chỉ số trung bình = 10,5). Số SV thực hiện thường xuyên và rất thường xuyên việc tự đánh giá kết quả tự học là 34,66% (trong đó có 10,22% thực hiện rất thường xuyên, 24,44% thực hiện thường xuyên). Có 32,2% sinh viên thỉnh thoảng mới kiểm tra kết quả tự học và cũng có tới 33,14% thực hiện công việc này ở mức ít khi và rất ít khi (trong đó có 25,5 ở mức ít khi và 7,64% thực hiện ở mức rất ít khi). Kết quả thống kê về 04 phương pháp hình thành nên kĩ năng đánh giá kết quả tự học của SV tại Bảng 3.3.6.2, cho thấy có sự khác biệt trong đánh giá của SV. Phương pháp “Tìm các bài tập khó để giải thử” được SV thực hiện thường xuyên nhất (điểm trung bình = 3,13), phương pháp “Tái hiện kiến thức đã học” ít được sinh viên thực hiện nhất (điểm trung bình = 2,2).

Bảng 3.3.6.2. Mức độ thực hiện các phương pháp trong kĩ năng kiểm tra kết quả tự học

Nội dung

Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn

DGKQ1.Tái hiện những kiến thức đã học

2,2

0,661

DGKQ 2. Đưa ra các vấn đề và tự trả lời chúng

2,61

0,722

DGKQ 3.Vận dụng kiến thức đã học được để giải

thích các hiện tượng thực tế


2,6


0,768

DGKQ 4. Tìm các bài tập khó để giải thử

3,13

0,827

Cùng với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết quả phỏng vấn đối với một số SV cũng phản ánh khá rò mức độ thực hiện kĩ năng kiểm tra đánh giá kết


quả tự học. Khi được hỏi “Bạn có thường xuyên kiểm tra xem mình đã nắm bắt được bao nhiêu phần trăm kiến thức đã học được không?”, câu trả lời khá đông SV tác giả nhận được là “thỉnh thoảng” và cũng không ít bạn trả lời là “em ít khi làm điều đó lắm”. Một nữ SV năm 3, khoa Ngữ văn chia sẻ Em cũng tự học, nhưng em đọc tài liệu xong để nắm bắt nội dung tài liệu. Sau khi đọc xong rồi thì không mấy khi mà em kiểm tra lại xem những gì mình đã học được giờ nhớ hay hiểu được đến đâu”. Cũng có bạn kiểm tra kết quả của việc tự học nhưng số lượng này không nhiều. Một nữ SV năm 1, khoa Toán cho biết: “Em thường tìm kiếm những đề toán khó ở trên mạng để giải thử, việc ứng dụng những kiến thức đã học được vào việc làm này giúp em đào sâu hơn được những hiểu biết về lĩnh vực toán học của em”.

Qua những kết quả phân tích ở trên có thể rút ra kết luận về mức độ thực hiện kĩ năng kiểm tra kết quả tự học của SV như sau: Kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả tự học được thực hiện ở mức trung bình, trong các phương pháp thực hiện việc kiểm tra kết quả tự học thì phương pháp “Tìm bài tập khó để giải thử” được SV sử dụng thường xuyên nhất.

3.3.7. Đánh giá chung về kĩ năng tự học của sinh viên các ngành sư phạm tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Kĩ năng tự học của SV là tổng hợp của 6 kĩ năng đã được phân tích ở trên (Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học; kĩ năng đọc sách, tài liệu chuyên môn; nhóm kĩ năng học tập trên lớp; kĩ năng làm việc theo nhóm; kĩ năng giải quyết vấn đề; kĩ năng đánh giá kết quả tự học).

Xem xét tính tương quan giữa các nhóm kĩ năng cho thấy các kĩ năng đều có mối quan hệ với nhau một cách có ý nghĩa và đều theo chiều thuận. Trong đó mối quan hệ giữa nhóm kĩ năng giải quyết vấn đề và nhóm kĩ năng hoạt động trên lớp có mối tương quan mạnh nhất (rpearson = 0,465) và mối tương quan yếu nhất đó là tương quan giữa nhóm kĩ năng làm việc nhóm và nhóm kĩ năng kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV (rpearson = 0,225).


Bảng 3.3.7.1. Bảng tương quan giữa các nhóm kĩ năng tự học




KN lập kế hoạch


KN đọc

sách

KN

hoạt động trên lớp

KN làm việc nhóm


KN

GQVĐ

KN ĐGKQT H

KN lập kế

hoạch

Tương quan

Pearson

1







Mức ý nghĩa (2

chiều)








KN đọc sách

Tương quan

Pearson

,249**

1






Mức ý nghĩa (2

chiều)

0






KN hoạt động trên

lớp


Tương quan

Pearson


,300**


,416**


1





Mức ý nghĩa (2

chiều)

0

0





KN làm việc

nhóm

Tương quan

Pearson

,323**

0,324**

0,253**

1




Mức ý nghĩa (2

chiều)

0

0

0





KN GQVĐ

Tương quan

Pearson

,270**

,292**

,465**

0,347**

1



Mức ý nghĩa (2

chiều)

0

0

0

0



KN

ĐGKQTH

Tương quan

Pearson

,233**

,238**

,320**

0,225**

,398**

1


Mức ý nghĩa (2

chiều)

0

0

0

0

0


**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 chiều).


Đánh giá mức độ thực hiện về kĩ năng tự học của sinh viên dựa trên tất cả các chỉ báo kĩ năng (35 chỉ báo). Điểm của kĩ năng tự học của sinh viên dao động từ 35 đến 175 điểm với mức tối thiểu là 35 điểm và tối đa là 175 điểm. Kết quả phân tích cho thấy kĩ năng tự học của sinh viên đạt ở mức trung bình với giá trị trung bình đạt 82,11 điểm. Giá trị trung vị (82,00) xấp xỉ bằng giá trị trung bình và độ xiên Skewness bằng -0,055 cho thấy phân phối mẫu cho kĩ năng tự học là một phân phối chuẩn.

Xác định điểm trung bình trên thang đo 5 mức độ (điểm tối thiểu là 1 và điểm đối đa là 5) đối với tất cả các nhóm kĩ năng và dựa trên những kết quả đã phân tích cho từng nhóm kĩ năng để xác định xem có sự khác nhau về mức độ thực hiện của SV ở các nhóm kĩ năng có sự khác nhau hay không và nhóm kĩ năng nào được đánh giá cao hơn.


Bảng 3.3.7.2. Bảng thống kê điểm trung bình và độ lệch chuẩn của từng nhóm


STT

Nhóm kĩ năng

Điểm trung bình

Độ lệch chuẩn

1

Kĩ năng lập kế hoạch

2,43

0,48

2

Kĩ năng đọc sách, tài liệu

2,57

0,64

3

Nhóm kĩ năng hoạt động trên lớp

2,27

0,49

4

Kĩ năng làm việc nhóm

2,26

0,54

5

Kĩ năng giải quyết vấn đề

2,33

0,52

6

Kĩ năng đánh giá kết quả tự học

2,64

0,53

Kết quả phân tích ở Bảng 3.3.7.2 cho thấy điểm trung bình ở 6 nhóm kĩ năng dao động từ 2,26 đến 2,63. Như vậy có thể thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm kĩ năng hình thành nên kĩ năng tự học.

3.4. Đánh giá thực trạng năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng

Năng lực tự học của sinh bao gồm 3 yếu tố cấu thành là nhận thức về việc tự học, thái độ đối với hoạt động tự học và các kĩ năng tự học. Việc phân tích năng lực tự học thông qua từng yếu tố đã được thực hiện ở các phần trên. Trong nội dung phần này, tác giả đánh giá chung về năng lực tự học bao gồm tổng hợp cả 3 yếu tố nhận thức, thái độ và kĩ năng tự học.

Kết quả đánh giá dựa trên điểm trung bình của cả 3 yếu tố với trọng số tương ứng với số câu hỏi của mỗi yếu tố. Cụ thể là điểm trung bình (ĐTB) của năng lực tự học của sinh viên bằng ĐTB của 8 thành tố cấu thành nên năng lực tự học bao gồm nhận thức về tự học, ĐTB của thái độ đối với việc tự học, ĐTB của kĩ năng lập kế hoạch, ĐTB của kĩ năng đọc sách, ĐTB của kĩ năng làm việc nhóm, ĐTB của nhóm kĩ năng làm việc trên lớp, ĐTB của kĩ năng giải quyết vấn đề, ĐTB của kĩ năng kiểm tra kết quả tự học. Điểm trung bình của năng lực tự học sẽ chạy từ 1 đến 5 và càng về số 5 thì năng lực tự học càng tốt và ngược lại.


Bảng 3.4.1. Bảng thống kê giá trị của năng lực tự học


N

Số quan sát được

851

Số khuyết thiếu

0

Giá trị trung bình

2,7621

Độ lệch chuẩn

0,24432

Độ xiên Skewness

-0,118

Sai số của độ xiên Skewness

0,093

Kết quả phân tích cho thấy năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm ở Trường ĐHSP Đà Nẵng ở mức trung bình thấp với mức điểm trung bình đạt 2,76. Với độ lệch chuẩn bằng 0,244 và Skewness = -0,118 kết hợp với Biểu đồ 3.4.1, cho thấy phân phối năng lực tự học của sinh viên là phân phối chuẩn.

Biểu đồ 3 4 1 Phân bố của điểm trung bình của SV về năng lực tự học Cần 3


Biểu đồ 3.4.1. Phân bố của điểm trung bình của SV về năng lực tự học

Cần so sánh xem có sự khác nhau nào không giữa năng lực tự học của sinh viên ở các khoa khác nhau, ở các khóa khác nhau. Để thực hiện việc so sánh này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích phương sai hai yếu tố (Two – way anova).

Yêu cầu của phép kiểm định này phải đảm bảo hai giả định, giả định thứ nhất về tổng thể có phân phối chuẩn và giả định thứ 2 về “phương sai đồng đều” của các nhóm nghiên cứu. Như đã khẳng định ở trên, tổng thể của biến năng lực tự học có phân phối chuẩn. Thực hiện phép kiểm định Levene để khẳng định hay phủ định việc có “phương sai đồng đều” của các nhóm nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022