Kiểm Định Tương Quan Pearson Giữa Năng Lực Tự Học Và Kết Quả Học Tập


Kết quả phân tích Levene cho kết quả như sau:

Bảng 3.4.2. Bảng kiểm định Levene

Dependent Variable:NANGLUCTUHOC

F

Bậc tự do 1

Bậc tự do 2

Mức ý nghĩa

,918

29

655

,592

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm được đào tạo theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng - 12

Tests the null hypothesis that the error variance of the dependent variable is equal across groups.


a. Design: Intercept + nganh + Khoahoc + nganh * Khoahoc

Mức ý nghĩa (sigLevente ) = 0.592 >0,05 chứng tỏ rằng giả định phương sai

bằng nhau đã không bị vi phạm.

Phân tích ANOVA cho kết quả (xem chi tiết tại bảng 1 phụ lục 5): Năng lực tự học của sinh viên có sự khác nhau giữa các ngành học và giữa các khóa học (Mức ý nghĩa (sig.) của 2 yếu tố này đều nhỏ hơn 0,05, sig.nganh = 0,002 và sig.khóa = 0,000). Năng lực tự học khác nhau giữa các khoa không có liên quan gì đến sự khác nhau về năng lực tự học giữa các khóa (mức ý nghĩa Sig.ngành học * khóa học = 0,170 >0,05).

Cần phân tích xem sự khác nhau về năng lực tự học của SV khác nhau giữa

những khoa nào và giữa những khóa học nào. Để xác định được điều này, tác giả tiếp tục tiến hành phân tích sâu ANOVA. Kết quả phân tích sâu (xem chi tiết ở bảng 2 phụ lục 5) cho thấy năng lực tự học của sinh viên sự khác nhau giữa SV ở khoa Toán và Vật lý (giá trị Mean Difference (I-J) = -0,1399 với mức ý nghĩa sig.=0.15) trong đó SV khoa Toán có năng lực tự học thấp hơn khoa Vật lý. Năng lực tự học của sinh viên khoa Tin thấp hơn năng lực tự học của SV khoa Vật lý (giá trị Mean Difference (I-J) = -0,1308 với mức ý nghĩa sig.=0,49). Năng tự học của SV khoa Vật lý cao hơn năng lực tự học của SV khoa Sinh-MT, SV khoa Lịch sử, SV khoa Ngữ văn (giá trị Mean Difference (I-J) lần lượt là 0,1391; 0,1403; 0,1545 và mức ý nghĩa sig. lần lượt là 0,18; 0,13; 0,007).

Kết quả phân tích sâu ANOVA về sự khác nhau giữa năng lực tự học của sinh viên ở các khóa khác nhau (xem chi tiết ở bảng 3 phụ lục 5) cho thấy: Sinh viên năm thứ 3 (khóa 2010-2014) có năng lực tự học cao hơn so với sinh viên năm thứ nhất (giá trị Mean Difference (I-J) = 0,0831 với mức ý nghĩa =0,001)


Kiểm định xem có mối quan hệ nào giữa năng lực tự học và kết quả học tập của sinh viên hay không. Đặt giả thuyết H0 là không có mối quan hệ giữa kết quả học tập với năng lực tự học của sinh viên.

Bảng 3.4.3. Kiểm định tương quan Pearson giữa năng lực tự học và kết quả học tập



Điểm trung bình

Năng lực tự học

Điểm trung bình

Tương quan Pearson

1

,446**

Mức ý nghĩa (2 chiều)


,000

N

851

851

Năng lực tự học

Tương quan Pearson

,446**

1

Mức ý nghĩa (2 chiều)

,000


N

851

851

**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 chiều).

Kết quả kiểm định giả thuyết về hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson) cho thấy có mối tương quan khá chặt chẽ theo chiều thuận giữa 2 biến là “Năng lực tự học” và “kết quả học tập” (r = 0.446). Như vậy có thể kết luận những sinh viên có năng lực tự học tốt thì cũng sẽ có kết quả học tập cao và ngược lại. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế đang diễn ra ở các trường học hiện nay.

Trên cơ sở phân tích về năng lực tự học của sinh viên các ngành sư phạm của Trường ĐHSP Đà Nẵng có thể kết luận như sau: Năng lực tự học của sinh viên ở Trường ĐHSP Đà Nẵng ở mức trung bình thấp, năng lực tự học không đồng đều giữa các khoa. SV ở khoa Toán có năng lực tự học thấp hơn khoa Vật lý. Năng lực tự học của sinh viên khoa Tin thấp hơn năng lực tự học của SV khoa Vật lý. Năng lực tự học của SV khoa Vật lý cao hơn năng lực tự học của SV khoa Sinh-MT, SV khoa Lịch sử, SV khoa Ngữ văn. Năng lực tự học cũng có sự khác nhau giữa SV ở các khóa khác nhau. Sinh viên năm thứ 3 (khóa 2010-2014) có năng lực học tập tốt hơn so với sinh viên năm thứ nhất (khóa 2012-2016).


Kết luận Chương 3

Trong chương 3, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá năng lực tự học của sinh viên các ngành đại học sư phạm học theo học chế tín chỉ tại Trường Đại học Sư


phạm Đà Nẵng, trên cơ sở kết quả phân tích các dữ liệu thu được có thể đưa ra một số kết luận sau đây:

Năng lực tự học của sinh viên ở mức độ trung bình và có sự khác nhau giữa các thành tố tạo nên năng lực tự học, cụ thể:

+ Về mặt nhận thức: Đa số SV có nhận thức đúng về giá trị của việc tự học, thấy được tầm quan trọng của việc tự học đối với sinh viên.

+ Về thái độ đối với việc tự học (biểu hiện qua hành vi): Mức độ đạt được của SV ở mức trung bình khá, nhiều sinh viên còn thụ động trong việc học tập, chỉ thực hiện việc tự học khi đến kì thi hoặc khi có yêu cầu của giảng viên.

+ Về kĩ năng tự học: Kĩ năng tự học của SV ở mức trung bình thấp, không có sự khác biệt nào về khả năng của sinh viên ở các kĩ năng khác nhau.


Chương 4: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC TỰ HỌC

CỦA SINH VIÊN CÁC NGÀNH SƯ PHẠM

4.1. Xây dựng mô hình hồi quy chung

Trên cơ sở phân tích lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu, tác giả đã xác định có 2 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực tự học của sinh viên đó là nhóm nhân tố bên trong (giới tính, điểm trung bình học kỳ gần nhất, năng lực ngoại ngữ) và nhóm nhân tố bên ngoài (phương pháp giảng dạy của giảng viên, hình thức kiểm tra đánh giá, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học, số năm học đại học).

Để xác định được các yếu tố nào trong các yếu tố thuộc hai nhóm nhân tố bên trong và bên ngoài có tác động thực sự đến năng lực tự học của sinh viên và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới năng lực tự học của sinh viên, tác giả xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội để nhằm dự đoán khả năng ảnh hưởng của các biến số độc lập thuộc nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.

Phương trình chung để tính toán hồi quy tuyến tính bội:

Y = β0 + β1X1 + β2X2 + ….+ βnXn

Trong đó, Y biểu thị biến phụ thuộc, X1, X2, … Xn biểu thị các biến độc lập. Công thức này mô tả sự phản ứng của biến phụ thuộc Y như một hàm tuyến tính của biến độc lập X. Vì vậy đồ thị của nó là một đường thẳng với độ dốc β (slope) và hằng số α (alpha).

Biến phụ thuộc:

Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc là năng lực tự học của sinh viên. Điểm của năng lực tự học là điểm trung bình của cả 3 yếu tố (nhận thức, thái độ, kĩ năng tự học) với trọng số tương ứng với số câu hỏi của mỗi yếu tố.

Biến độc lập:

Dựa vào giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết của nghiên cứu, tác giả đưa vào khảo sát các nhân tố thuộc hai nhóm nhân tố bên trong và nhóm nhân tố bên ngoài. Nhóm nhân tố bên trong bao gồm các biến giới tính, điểm trung bình học kỳ gần nhất, năng lực ngoại ngữ; nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm biến phương


pháp giảng dạy của giảng viên, hình thức kiểm tra đánh giá, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động tự học, số năm học đại học.

Có thể viết lại mô hình hồi quy tuyến tính bội như sau:

Năng lực tự học = α + β1 Giới tính + β2 Năng lực ngoại ngữ + β3 Số môn giảng viên đọc cho SV chép + β4 Số môn giảng viên cho SV làm việc theo nhóm + β5 Số môn thi bằng hình thức tự luận + β6 Số môn thi bằng các hình thức khác + β7 Điều kiện cơ sở vật chất

Giải thích các biến số độc lập:

Giới tính:

Biến giới tính giữ 2 giá trị là nam giới hoặc nữ giới. Tập hợp dữ liệu về giới tính sẽ chỉ có các giá trị bằng 0 và 1 tương ứng trên X1.

Năng lực ngoại ngữ:

Điểm tính cho năng lực ngoại ngữ được dao động từ 1 đến 4 với các mức tương ứng lần lượt mức 4 điểm khi SV có khả năng giao tiếp và tham khảo tài liệu bằng tiếng nước ngoài, 3 điểm khi SV có thể tham khảo được tài liệu nhưng không thể giao tiếp bằng tiếng nước ngoài, mức 2 điểm cho SV chỉ có thể tham khảo một phần tài liệu nước ngoài và mức 1 điểm cho SV không thể sử dụng được ngoại ngữ phục vụ cho hoạt động học tập.

Mức độ phổ biến của các phương pháp giảng dạy mà giáo viên sử dụng:

Mức độ phổ biến của các phương pháp giảng dạy của giáo viên sử dụng trong các môn học khác nhau được tính toán bằng đơn vị số môn học có sử dụng phương pháp đó trong học kỳ đang học của sinh viên. Phương pháp giảng dạy bao gồm 2 nhóm là nhóm phương pháp giảng dạy tiêu cực như “Giảng viên chỉ đọc và sinh viên chép” và nhóm phương pháp giảng dạy tích cực như “Giảng viên cho SV làm việc theo nhóm và giữ vai trò quản lý, điều hành”.

Phương pháp kiểm tra đánh giá:

Các hình thức thi chủ yếu được sử dụng là hình thức tự luận, trắc nghiệm khách quan, vấn đáp, tiểu luận, bài tập lớn, đồ án… Các hình thức thi được phân thành 2 nhóm, nhóm 1 là hình thức là hình thức thi tự luận và nhóm 2 bao gồm các


hình thi còn lại. Mức độ phổ biến các hình thức thi được tính toán dựa trên đơn vị

số môn học có sử dụng các hình thức thi này.

Điều kiện cơ sở vật chất:

Điều kiện cơ sở vật chất được đánh giá theo thang điểm mức độ đáp ứng của nó đối với nhu cầu tự học của sinh viên. Điểm của nhân tố điều kiện cơ sở vật chất được tính là điểm trung bình của 5 nhân tố là Chất lượng phòng học, Trang thiết bị phục vụ học tập, Tài liệu môn học, Hệ thống điện, nước và Vệ sinh môi trường.

Điểm của nhân tố này dao động từ 1 đến 5 với mỗi mức tăng dần từ đáp ứng 20% yêu cầu đến đáp ứng 100% yêu cầu.

4.2. Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới năng lực tự học của sinh viên sư

phạm

Để xác định các mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả xây dựng ma trận tương quan cho tất cả các biến này. Kết quả cho thấy, có tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc cũng như hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Trong nghiên cứu này, biến phụ thuộc đều tương quan tương đối với các biến độc lập. Cụ thể: Tương quan giữa biến “Năng lực tự học” và “giới tính” là 0,220 (với mức ý nghĩa thống kê sig = 0,000 < 0,01); với biến “Năng lực ngoại ngữ” là 0,639 (với mức ý nghĩa 0,000 <0,01), với biến “mức độ thường xuyên của phương pháp giảng dạy thầy đọc trò chép” là - 0,612 (với mức ý nghĩa 0,000 <0,01); tương quan với biến “mức độ thường xuyên của phương pháp dạy học thầy tổ chức hướng dẫn SV làm việc nhóm” là 0,734 (với mức ý nghĩa 0,000 <0,01), tương quan với biến “Hình thức thi tự luận” là -0,316 (sig = 0,000 < 0,01) và tương quan với biến “hình thức thi khác là 0,190 (với mức ý nghĩa 0,000 <0,01). (xem chi tiết tại phụ lục 6)

Từ kết quả phân tích có thể nhận thấy có 2 biến có mối quan hệ yếu với biến “Năng lực tự học” là biến “Giới tính” và biến “Hình thức thi khác” với mức tương quan lần lượt là 0,22 và 0,19. Nên tác giả quyết định loại 2 biến này ra khỏi phương trình hồi quy. Như vậy, lúc này phương trình hồi quy tuyến tính bội có dạng:


Năng lực tự học = α + β1 Năng lực ngoại ngữ + β2 Số môn giảng viên đọc cho SV chép + β3 Số môn giảng viên cho SV làm việc theo nhóm + β4 Số môn thi bằng hình thức tự luận + β5 Điều kiện cơ sở vật chất

Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội:

Sử dụng lệnh Regression của phần mềm SPSS để xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính bội với phương pháp Enter (đưa các biến vào một lượt). Kết quả thu được như sau:

Bảng 4.2.1. Kiểm tra sự phù hợp của mô hình


Model


R

R bình

phương

R bình phương điều chỉnh


Sai số tính toán

1

,813a

,661

,659

,14009

a. Predictors: (Constant), CSVC, ThiTuLUAN, NANGLUCNGOAINGU, GVdayLVnhom, GVDOsvCHEP

Kết quả từ bảng 4.2.2 cho thấy chỉ số Adjusted R Square (R bình phương hiệu chỉnh) = 0.659. Điều đó có nghĩa là mô hình hồi quy tuyến tính bội đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu ở mức 65.0%, tức là 65.0 % sự khác biệt của biến phụ thuộc có thể được giải thích bởi sự khác biệt của các biến độc lập.

Tiếp tục sử dụng kiểm định F trong bảng phân tích phương sai để kiểm định

giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính tổng thể.


Bảng 4.2.2. Bảng phân tích phương sai ANOVA


Mô hình

Tổng bình

phương


Bậc tự do

Bình phương trung bình


F

Mức ý nghĩa

1

Hồi quy

32,309

5

6,462

329,236

,000a

Phần dư

16,584

845

,020



Total

48,893

850




a. Biến dự báo: (liên tục), CSVC, ThiTuLUAN, NANGLUCNGOAINGU, GVdayLVnhom,

GVDOsvCHEP

b. Biến phụ thuộc: nangluctuhoc

Với giả thuyết Ho là β1 = β2 = β3= β4 =0, nếu giả thuyết Ho bị bác bỏ thì có thể kết luận là kết hợp các biểu hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của biến phụ thuộc, điều này cũng có nghĩa là mô hình xây dựng phù hợp với


tập dữ liệu. Sử dụng kết quả phân tích ANOVA tại Bảng 4.2.2 để kiểm định giả thuyết H0. Kiểm định F có giá trị Mức ý nghĩa = 0.00 < 0.01 nên giả thiết H0 bị bác bỏ, có nghĩa là giả thiết “các hệ số hồi quy riêng phần bằng không” bị bác bỏ, mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu trong nghiên cứu.

Xác định hệ số hồi quy riêng phần trong mô hình:

Bảng 4.2.3. Bảng ước lượng các hệ số hồi quy cho mô hình


Mô hình


Hệ số chưa chuẩn hóa

Hệ số đã chuẩn hóa


t


Mức ý nghĩa

B

Sai số

Beta

1

(Hằng số)

2,442

,039


62,142

,000

Năng lực ngoại ngữ

,080

,007

,297

10,932

,000

PPGD: thầy đọc trò chép

-,013

,004

-,084

-2,936

,003

PPGD: GV tổ chức SV LV nhóm


,061


,004


,430


15,434


,000

Thi bằng Tự luận

-,020

,003

-,129

-5,967

,000

Cơ sở vật chất

,045

,007

,152

6,631

,000

a. Biến phụ thuộc: Năng lực tự học




Bảng 4.2.3. cho thấy các hệ số hồi quy riêng phần (βi) đều đảm bảo có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa = 0.000 < 0.01. Sử dụng kết quả ước lượng hệ số hồi quy riêng phần của các biến độc lập, có thể viết lại phương trình hồi quy như sau:

Năng lực tự học = 2.442 + 0.080*X1 - 0.013* X2 + 0.061* X3 – 0.020X4 + 0.045X5

Trong đó:

X1: Năng lực ngoại ngữ của sinh viên

X2: Phương pháp giảng dạy của GV (Thầy đọc, trò chép)

X3: Phương pháp giảng dạy của GV (Thầy hướng dẫn tổ chức cho SV

làm việc nhóm)

X4: Hình thức thi Tự luận

X5: Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022