Mô Hình Tích Hợp Năng Lực Cạnh Tranh Của Điểm Đến Du Lịch


tham khảo và sử dụng. Kết quả thu được là Serbia có thế mạnh về các nguồn lực du lịch tự nhiên, văn hóa trong khi lại yếu về khả năng quản lý. Các yếu tố thuộc về phía cầu cũng có nhiều bất lợi do hình ảnh của du lịch Serbia trên thế giới cũng như hiểu biết của du khách về du lịch Serbia còn mờ nhạt.

Armenski và cộng sự (2012) [12] đã sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) [25] để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch của cả Seriba và Slovenia. Nghiên cứu này đã khẳng định lại kết quả của các nghiên cứu trước đó. Theo đó, cả Serbia và Slovenia có lợi thế cạnh tranh về nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nguồn lực tạo thêm nhưng còn yếu về quản lý.

Đối với các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam phần lớn được tiến hành theo những phương pháp truyền thống thiên về mô tả và đánh giá dựa trên cảm quan. Những nghiên cứu kiểu này hiện diện ở tất cả các loại hình, từ luận văn, luận án tốt nghiệp, bài báo đến báo cáo của các cơ quan, đơn vị hoạt động du lịch…Cách làm này có tác dụng miêu tả chi tiết, cụ thể tình hình và những vấn đề cần giải quyết. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất là do không có khuôn khổ lý luận vững chắc, chúng thường sa đà vào mô tả thực trạng. Các giải pháp đề xuất của các nghiên cứu này thường mang nặng tính tình huống, thiếu đi một tầm nhìn tổng thể xuyên không gian, thời gian. Chính vì vậy, các nghiên cứu thường liệt kê ra một loạt các giải pháp cần phải thực hiện mà không chỉ ra được đầu là giải pháp đột phá cũng như trình tự tiến hành các hành động.

Để khắc phục tình hình này, một số học giả gần đây cũng bắt đầu theo trào lưu của thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch thông qua kết hợp mô hình lý thuyết và khảo sát thực tế. Một số công trình tiêu biểu trong số này được liệt kê dưới đây.

Ví dụ Trương Thị Ngọc Thuyên (2010) [10] đã thu thập ý kiến của du khách quốc tế cho một loạt các tiêu chí, qua đó đánh giá lợi thế của du lịch Đà Lạt. Tác giả nhờ thế đã có một phát hiện rất chi tiết về cơ cấu, đặc điểm nguồn khách quốc tế, sở thích cá nhân, nhận định của họ về du lịch Đà Lạt cũng như ý kiến để Đà Lạt có thể phát triển tốt hơn.


Nguyễn Anh Tuấn (2010) [8] đánh giá năng lực cạnh tranh của Việt Nam như một điểm đến du lịch. Tác giả đã áp dụng một số mô hình lý thuyết nói trên để đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam, qua đó chỉ ra mặt mạnh, mặt yếu, nguyên nhân của hạn chế và cơ hội, thách thức của du lịch Việt Nam.

Nguyễn Thị Thu Vân (2012) [11] đã sử dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) [25] nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh về du lịch của Đà Nẵng so với các thành phố lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả đã rút gọn mô hình gốc và chỉ đưa vào phân tích 84 chỉ số. Cách làm này khá giống với Gomezelj và Mihalič (2008) [31], Cracolici và cộng sự (2008)18] và Armenski và cộng sự (2012) [12]. Nghiên cứu đã đưa ra kết luận mặc dù Đà Nẵng có phần lớn các yếu tố đạt trên mức trung bình nhưng không thực sự xuất sắc. Để thực sự cạnh tranh hơn nữa, Đà Nẵng nên tập trung khai thác 7 yếu tố chính liên quan đến nguồn lực du lịch, quản lý, điều kiện hoành cảnh và điều kiện về cầu.

Trần Thị Tuyết (2013) [9]đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch Bình Thuận. Tác giả cũng dựa vào một số mô hình lý thuyết trên đây để đánh giá các yếu tố cấu thành và ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Bình Thuận. Sau khi khảo sát, lấy ý kiến từ các chuyên gia, nghiên cứu đã kết luận Bình Thuận có nhiều điều kiện thuận lợi về tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng để phát triển nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điểm cần khắc phục. Giải pháp đề xuất tập trung vào ba nhóm chính gồm tận dụng ưu điểm, khắc phục điểm yếu và bổ sung hỗ trợ.

Các nghiên cứu dựa vào mô hình lý thuyết trên đây ở Việt Nam đã bước đầu giúp đánh giá năng lực cạnh tranh về du lịch của một số địa phương toàn diện, đầy đủ với cơ sở khoa học vững chắc. Ý nghĩa ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu vì vậy trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới thành công về mặt thực nghiệm. Đối với lý luận, chúng chưa có đóng góp trong việc đánh giá các mô hình lý thuyết hiện có cũng như tạo ra mô hình lý thuyết mới đặc trưng cho hoàn cảnh, điều kiện của các địa phương tại Việt Nam.

Tóm lại, các nghiên cứu thực nghiệm đã góp phần làm sáng tỏ, chứng minh sự đúng đắn của lý thuyết hiện đại về năng lực cạnh tranh du lịch. Điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc kết hợp rất nhiều các yếu tố để có được thành công trong phát triển du lịch.


1.4. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là lựa chọn, phát triển và áp dụng một mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đối với du lịch biển, đảo của Nghệ An. Kết quả của việc áp dụng mô hình là cơ sở để khuyến nghị giải pháp chính sách cho chính quyền tỉnh nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An.

Với mục tiêu nghiên cứu trên, luận áncó các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

- (1) Đánh giá được tổng quan cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Việc đánh giá này nhằm có được một bức tranh toàn cảnh về tình hình phát triển các nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cả về mặt lý luận và thực nghiệm. Đây là cơ sở để nghiên cứu có thể đưa ra những đóng góp mới cho học thuật và ứng dụng thực tiễn.

- (2) Lựa chọnvà phát triểnđược mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh thích hợp cho du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An trên cơ sở tổng kết lý thuyết và thực nghiệm. Về nguyên tắc, mô hình này sẽ kế thừa, phát triển có chọn lọc những mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đã được áp dụng thành công trên thế giới và tại Việt Nam, trong đó nhấn mạnh đến các mô hình sử dụng cho du lịch biển, đảo. Đồng thời, những đặc điểm riêng biệt có tính đặc thù của Nghệ An và Việt Nam sẽ được đưa vào trong mô hình.

- (3) Đánh giá được năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An thông qua vận dụng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh đã được xây dựng, từ đó tổng kết được những lợi thế và bất lợi về năng lực cạnh tranh du lịch biển đảo Nghệ An.

- (4) Khuyến nghị được một số giải pháp chính sách cho chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho du lịch biển, đảo Nghệ An. Về cơ bản, các giải pháp sẽ được tập trung để nâng cao những tiêu chí cạnh tranh quan trọng trong mô hình.

1.5. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở tình hình thực tiễn, những giả thuyết nghiên cứu sau đây sẽ được kiểm chứng:

Giả thuyết 1: Nghệ An không có nhiều thuận lợi về tài nguyên sẵn có nhưng lại chủ yếu khai thác dựa vào các lợi thế tài nguyên sẵn có để cạnh tranh. Do đó


điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An chưa thể phát triển thành một điểm đến du lịch biển, đảo trongtốp đầu của cả nước.

Giả thuyết 2: Để cải thiện năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An, cách tốt nhất là đánh giá đúng cầu thị trường, nâng cao chất lượng quản lý, môi trường chính sách, đồng thời bổ sung, nâng cấp các tài nguyên du lịch tạo thêm cũng như các yếu tố phụ trợ.

Với mục tiêu nghiên cứu và giả thuyết như trên, các câu hỏi nghiên cứu sau

đây cần được trả lời:

Câu hỏi 1: Cơ sở lý thuyết nào được lựa chọn để xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An?

Câu hỏi 2: Tình hình phát triển du lịch biển, đảo của Nghệ An thời gian qua như thế nào?

Câu hỏi 3: Áp dụng mô hình nào để đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An?

Câu hỏi 4: Năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An đạt mức nào?

Câu hỏi 5: Những lợi thế mà Nghệ An có thể khai thác và dựa vào để phát triển du lịch biển, đảo là gì, so với các địa phương khác trong cả nước ra sao?

Câu hỏi 6: Bối cảnh, xu thế phát triển của ngành du lịch quốc tế, khu vực và nội địa thời gian tới thế nào?

Câu hỏi 7: Những giải pháp chính sách nào Nghệ An cần thực hiện để nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo?

1.6. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:Đối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An.

- Phạm vi nghiên cứu

+Về nội dung: nghiên cứu và xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An

+ Về không gian: phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở Nghệ An và các tỉnh, thành được lựa chọn để so sánh với Nghệ An.

+ Về thời gian: phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung chủ yếu giai đoạn 2005- 2014, thông qua phân tích số liệu, báo cáo cho thời kỳ này


1.7. Phương pháp nghiên cứu

1.7.1. Mô hình nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu của luận án sẽ được xây dựng và vận dụng trên cơ sở lựa chọn,kế thừa từ mô hình tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Dwyer và Kim (2003) [25]. Mô hình này được lựa chọn vì trong nghiên cứu tổng quan ở Chương 1 cho thấy có nhiều mô hình đã được xây dựng và áp dụng cho nhiều lĩnh vực du lịch, hơn nữa mỗi mô hình đều có ưu và nhược điểm. Mô hình Dwyer và Kim (2003) đã kế thừa được nhiều ưu điểm từ công trình tiên phong của Crouch vàRitchie (1999) [21] và RitchievàCrouch (2000, 2003) [46] [47]. Theo Hudson và cộng sự (2004) [37], cơ sở lý luận do Crouch và Ritchie phát triển là khá toàn diện, đầy đủ, có thể áp dụng rộng rãi và cho kết quả đáng tin cậy. Bên cạnh đó, Dwyer và Kim (2003) [25] đã làm rõ hơn hệ thống các yếu tố cũng như mối tương tác giữa các yếu tố và nhấn mạnh hơn vai trò của cầu. Mặt khác du lịch biển đảo là một loại hình du lịch tổng hợp và phổ biến nhất trong các loại hình dịch vụ du lịch. Đánh giá về du lịch biển, đảo vì vậy cần dựa trên cách tiếp cận tổng thể, từ nhiều khía cạnh, theo nhiều chiều… Do đó, mô hình Dwyer và Kim có thể đáp ứng được đòi hỏi này. Thực tế cũng đã chứng minh một số đánh giá về du lịch biển, đảo áp dụng mô hình này đã cho kết quả tin cậy như: Hudson và cộng sự (2004) [37], Enright và Newton (2005) [27], Cracolici và Nijkamp (2008) 17], Crouch (2010)

[20], Gomezelj và Mihalič (2008) [31], Cracolici và cộng sự (2008) [18] và Armenski và cộng sự (2012) [12], Nguyễn Thị Thu Vân (2012) [12]. Cụ thể và chi tiết về xây dựng mô hình nghiên cứu của luận án sẽ được trình bày chi tiết tại chương 4.

Mô hình lý thuyết của Dwyer và Kim (2003) [25] đưa ra những nhóm yếu tố chính sau đây khi đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch: (i) Các nguồn lực; (ii) Các điều kiện hoàn cảnh; (iii) Cầu; (iv) Quản lý; (v) Mối liên hệ giữa các yếu tố. Sơ đồ mô hình của Dwyer và Kim (2003) được thể hiện tại sơ đồ 1.1.


Doanh nghiệp


Chỉ số chất lượng sống


Các tài nguyên du lịch

Tạo mới

Chính quyền

Quản lý điểm đến du lịch

Tự

Di sản

Sẵn có

Phụ trợ

Các điều kiện hoàn cảnh

Cầu

Chỉ số năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của điểmđế n du

Phúc lợi kinh tế

xã hội

Sơ đồ 1.1: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

(Nguồn: Dwyer và Kim (2003))

1.7.2.Phương pháp nghiên cứu

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch, biển, đảo Nghệ An và khuyến nghị giải pháp phát triển, luận án không chỉ dựa vào phân tích định tính (thông qua miêu tả) mà còn cung cấp những phân tích định lượng (thông qua điều tra, phân tích thống kê số liệu). Cụ thể, những phương pháp sau sẽ được đưa vào sử dụng:

1.7.2.1. Phương pháp chọn mẫu

+ Lựa chọn mẫu điều tra: Đối tượng điều tra và phỏng vấn mẫu nghiên cứu gồm 2 nhóm đối tượng: (1) các chuyên gia (đó là các chuyên gia du lịch làm việc tại các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan quản lý nhà nước cả ở cấp trung ương và cấp địa phương, các doanh nhân, nhân viên kinh doanh du lịch; (2) khách du lịch (khách nội địa và quốc tế)

+ Quy mô và cách chọn mẫu:

- Đối với nhóm chuyên gia thì dự kiến số lượng phiếu điều tra phỏng vấn xin ý kiến là 150 phiếu (150 người). Các chuyên gia được chọn một cách cóchọn lọcnhằm đảm bảo thu thập được những thông tin chính xác. Mặt khác, đối tượng được phỏng vấn ở nhiều địa điểm khác nhau chứ không tập trung một nơi cũng như nghề nghiệp khác nhau nhằm thu được những thông tin đa dạng về nhân khẩu học.


Việc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia thực hiện bằng cách gặp gỡ, liên lạc để chuyên gia đồng ý đánh giá sau đó gửi cho chuyên gia Bảng hỏi qua email hoặc trực tiếp bản in. Chuyên gia có thể cho ý kiến trực tiếp vào file mềm rồi trả lời lại bằng email hoặc bản in.

- Đối với khách du lịch dự kiến 250 phiếu cho cả khách nội địa và nước ngoài. Thời điểm lấy ý kiến đánh giá của du khách chọn thời điểm đông khách tại các bãi biển của Nghệ An. Nguyên tắc chọn du khách phỏng vấn theo cách thức ngẫu nhiên. Phân bổ phỏng vấn du khách tại các bãi biển của Nghệ An dự kiến cụ thể như sau:

Bảng 1.1. Phân bổ phỏng vấn du khách tại các bãi biển Nghệ An


Bãi biển

Số lượng (khách)

Bãi lữ (Resort)

70

Cửa Lò

100

Cửa hội

30

Diễn Thành (Diễn Châu)

30

Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương (Quỳnh Lưu)

20

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 4


- Thiết kế phiếu theo thang đo được đo lường bằng thang Likert 5điểm, trong

đó 1 là Rất kém; 2 là Kém; 3 là Trung bình; 4 là Khá và 5 là Tốt.

- Thời gian thực hiện tiến hành phỏng vấn, điều tra từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2014

1.7.2.2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu

- Nghiên cứu tài liệu tại bàn: Tập hợp, sưu tầm và phân tích các nghiên cứu có liên quan đã được công bố. Phương pháp này giúp tìm ra khoảng trống cả về lý luận lẫn thực tiễn để nghiên cứu có thể bổ sung, đóng góp. Phương pháp này còn giúp tiếp cận các thành tựu, kết quả và cách giải quyết vấn đề, phương pháp nghiên cứu mà các học giả đi trước đã sử dụng thành công, nhờ đó có thể tiết kiệm thời gian, công sức và đi thẳng vào những vấn đề mà nghiên cứu đặt ra một cách hiệu quả nhất.

- Phương pháp chuyên gia: Đối tượng chuyên gia mà nghiên cứu này sẽ tiếpcận, đó là các nhà nghiên cứu, giảng viên, doanh nhân, nhân viên kinh doanh,


cán bộ quản lý nhà nước, v.v… thuộc lĩnh vực du lịch. Những đối tượng này sẽ được phỏng vấn, hỏi ý kiến về các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An lấy ra từ mô hình tích hợp đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của Dwyer và Kim (2003).Trên cơ sở đó một mô hình phù hợp sẽ được xây dựng nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An. Các tiêu chí trong mô hình đánh giá sẽ được xây dựng và chuyển thành bảng hỏi dùng để điều tra phỏng vấn các đối tượng nghiên cứu.

Ngoài ra, nghiên cứu này còn có mục tiêu khuyến nghị các giải pháp chính sách nhằm phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An, do đó nội dung của phỏng vấn còn quan tâm đến những ý kiến của chuyên gia trong đề xuất các giải pháp chính sách nhằm phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An

- Phương pháp nghiên cứu so sánh: với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu là đánh giá NLCT của điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An nên phương pháp nghiên cứu so sánh được lựa chọn sử dụng. Phương pháp này giúp nghiên cứu có thể tìm ra được những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt giữa điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An so với các điểm đến du lịch biển, đảo khác. Cụ thể có 4 đối tượng được lựa chọn so sánh với điểm đến du lịch biển, đảo Nghệ An là Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Đà Nẵng và Khánh Hòa. Kết quả của việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp xác định điểm khác biệt mà Nghệ An cần tập trung khai thác để có lợi thế tương đối so với hai tỉnh bạn Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu so sánh Nghệ An với Đà Nẵng và Khánh Hòa giúp định vị Nghệ An trên bản đồ du lịch biển, đảo toàn quốc.

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu thứ cấp: Thu thập các số liệu thứ cấp có liên quan qua Niên giám thống kê, các tài liệu, báo cáo của các cơ quan có liên quan (ví dụ: Bộ Văn hóa du lịch và thể thao, Tổng cục du lịch, Viện nghiên cứu phát triển du lịch, UBND Tỉnh Nghệ An, Sở Văn hóa du lịch và thể thao tỉnh Nghệ An, các sở ban ngành có liên quan đến du lịch của Nghệ An…), các dự án về du lịch, kế thừa bộ số liệu của các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài.

+ Dữ liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra xã hội học. Đối tượng điều tra là các chuyên gia và các khách du lịch (đã trình bày ở trên)

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí