Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân bổ phỏng vấn du khách tại các bãi biển Nghệ An 20

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du lịch 27

Bảng 3.1. Lượng khách du lịch đến các vùng ven biển tỉnh Nghệ An 58

Bảng 3.2: Cơ cấu lao động du lịch biển, đảo Nghệ An theo trình độ 66

Bảng 3.3: Cơ sở lưu trú vùng ven biển Nghệ An 73

Bảng 4.1. Đặc điểm cá nhân của chuyên gia được hỏi ý kiến 93

Bảng 4.2: Đánh giá về các tài nguyên phát triển du lịch biển, đảo 94

Bảng 4.3: Đánh giá về các tài nguyên thừa kế 95

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Bảng 4.4: Đánh giá về các tài nguyên tạo thêm 96

Bảng 4.5: Đánh giá về các yếu tố phụ trợ 98

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 2

Bảng 4.6: Đánh giá về quản lý của chính quyền tỉnh đối với du lịch tại địa phương..100 Bảng 4.7: Đánh giá về các điều kiện hoàn cảnh 102

Bảng 4.8: Đánh giá về cầu 104

Bảng 4.9: Đánh giá về kết quả hoạt động du lịch 105

Bảng 4.10: Đặc điểm nhân khẩu học của du khách được điều tra 107

Bảng 4.11: Tỷ trọng du khách theo nghề nghiệp 108

Bảng 4.12: Tỷ trọng du khách theo địa phương 109

Bảng 4.13: Mục đích chuyến thăm của du khách 110

Bảng 4.14: Số lần đi du lịch Nghệ An 110

Bảng 4.15: Hình thức tổ chức chuyến đi 111

Bảng 4.16: Hình thức thu thập thông tin về du lịch biển, đảo Nghệ An 111

Bảng 4.17: Phương tiện giao thông 112

Bảng 4.18: Mức chi tiêu 112

Bảng 4.19: Khoản chi tiêu tốn kém nhất 113

Bảng 4.20: Đánh giá về sản phẩm/điểm thu hút du lịch 114

Bảng 4.21: Đánh giá về an ninh, trật tự, môi trường xã hội 115

Bảng 4.22: Đánh giá về vệ sinh, môi trường 116

Bảng 4.23: Đánh giá về cơ sở hạ tầng, tiện ích 116

Bảng 4.24: Đánh giá về giá cả 117

Bảng 4.25: Đánh giá về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa 118

Bảng 4.26: Đánh giá về thương hiệu du lịch biển, đảo Nghệ An 118

Bảng 4.27: Kết quả phân tích hệ số Cronbach Alpha phần gốc của mô hình 120

Bảng 4.28: Kết quả phân tích nhân tố khám phá phần gốc của mô hình 123


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 19

Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 35

Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch 38

Sơ đồ 4.1: Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An 87


BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tỷ trọng khách du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương 60

Biểu đồ 3.2. Số ngày nghỉ bình quân của khách du lịch biển, đảo Nghệ An 61

Biểu đồ 3.3: Doanh thu từ du lịch biển, đảo của Nghệ An 61

Biểu đồ 3.4: Tỷ trọng đóng góp của các địa phương vào tổng doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An 62

Biểu đồ 3.5: Tỷ trọng đóng góp vào doanh thu du lịch biển, đảo Nghệ An của khách quốc tế và khách nội địa 63

Biểu đồ 3.6: Lực lượng lao động du lịch biển, đảo trực tiếp của Nghệ An 64

Biểu đồ 3.7: Tỷ trọng lực lượng lao động du lịch biển, đảo của Nghệ An theo địa bàn .65 Biểu đồ 3.8: Đầu tư cho du lịch biển, đảo của Nghệ An 71

Biểu đồ 3.9: Tỷ trọng đầu tư vào du lịch biển, đảo Nghệ An theo địa phương 72

Biểu đồ 3.10: Tỷ trọng cơ sở lưu trú theo địa phương 74


CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. Giới thiệu luận án

Sự hình thành ý tưởng nghiên cứu:Cũng như các ngành nghề kinh doanh khác, kinh doanh du lịch hiện nay cũng đối mặt với những sức ép cạnh tranh to lớn. Hoạt động du lịch tự phát, đơn thuần dựa vào các nguồn lợi sẵn có, dù là rất đặc sắc, vẫn không thể đảm bảo cho các điểm đến du lịch có được một chỗ đứng chắc chắn trên thị trường du lịch nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay.Do đó, để phát triển thành công du lịch, các điểm đến du lịch cần phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh mới và tìm cách khắc phục những bất lợi cố hữu. Chính vì vậy, đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng. Nghệ An là một tỉnh có tiềm năng về du lịch, trong đó có du lịch biển, đảo nhưng thực tiễn cho thấy phát triển du lịch biển, đảo Nghệ An thời gian qua chưa tương xứng với khả năng hiện có. Vì vậy cần phải có những giải pháp thực sự có hiệu quả để nâng cao khả năng thu hút du khách đến với du lịch biển, đảo Nghệ An. Muốn vậy tỉnh Nghệ An cần phải xác định một cách chính xác các lợi thế cũng như bất lợi trong phát triển du lịch biển, đảo của mình để từ đó có các giải pháp hữu hiệu. Chính vì vây, tác giả tiến hành nghiên cứu đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo cả ở góc độ lý luận và thực tiễn.

Kết cấu tổng thể của luận án: Ngoài phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận án được thể hiện trong 5 chương với 33 bảng số liệu; 10 biểu đồ và 04 sơ đồ.

Về các kết quả của luận án: lựa chọn, phát triển và áp dụng mô hình của Dwyer và Kim (2003) cũng như sử dụng một số công cụ định lượng trong việc lựa chọn, đánh giá và kiểm định các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch,cụ thể là điểm đến du lịch biển,đảo Nghệ An trong quá trình phát


triển du lịch biển, đảo; trên cơ sở so sánh với năng lực cạnh tranh của một số điểm đến du lịch tương đồng và điểm đến hàng đầu khác ở Việt Nam, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch biển, đảo Nghệ An. Từ đó khuyến nghịcác giải pháp chính sách giúp phát triển du lịch biển, đảo tại Nghệ An. Từ kết quả nghiên cứu này có thể nhân rộng vận dụng cho các điểm đến du lịch biển khác ở Việt Nam.

1.2.Lý do chọnđề tài nghiên cứu

Du lịch được Việt Nam xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, phát triển du lịch của Việt Nam nói chung, của nhiều địa phương nói riêng còn chưa tương xứng với tiềm năng và thiếu bền vững. Bên cạnh những tác dụng tích cực (tạo thu nhập, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo; tạo công ăn việc làm; nâng cao trình độ nguồn nhân lực; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; bảo tồn, phát huy và phổ biến các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; mở mang cơ hội kinh doanh, đầu tư, v.v…), hoạt động du lịch còn là nguyên nhân của nhiều vấn đề kinh tế - xã hội - môi trường (tội phạm, mất trật tự trị an; ô nhiễm môi trường văn hóa, tự nhiên; quy hoạch, xây dựng lộn xộn, phá vỡ cảnh quan tự nhiên, v.v…). Quản lý nhà nước về du lịch còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa tạo được sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa các chương trình, chính sách, hoạt động phát triển du lịch, giữa các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cũng như giữa các địa phương trong cả nước. Phát triển du lịch chủ yếu vẫn theo chiều rộng, hiệu suất vốn đầu tư vào du lịch chưa cao. So với các nước trong khu vực, quy mô ngành du lịch của Việt Nam (thông qua các chỉ tiêu như số khách, doanh thu du lịch, đóng góp vào nền kinh tế, việc làm tạo thêm, cơ sở vật chất du lịch, v.v…) cũng như trình độ nguồn nhân lực, khả năng quản lý, mức độ áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến còn khiêm tốn. Những yếu kém, hạn chế này được bộc lộ ở năng lực cạnh tranh còn thấp của du lịch Việt Nam. Thực trạng này đã được trình bày rất chi tiết tại nghiên cứu “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Tổng cục Du lịch (2012) [7].

Ở cấp địa phương, các chương trình phát triển du lịch thường được triển khai dàn hàng ngang, dập khuôn từ trên xuống dưới với ít khác biệt giữa các tỉnh, thành, mặc dù qua cơ chế phân cấp, các địa phương được tương đối tự chủ trong việc xây


dựng và thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển và quản lý du lịch (Trần Thị Bích Hằng, 2012) [2]. Kết quả chủ yếu cho đến nay mới chỉ dừng lại ở việc khai thác, tận dụng trực tiếp các nguồn lợi du lịch sẵn có. Đúng như nhận định trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”của Tổng cục Du lịch (2012) [7], những điểm nhấn, sản phẩm du lịch đặc trưng mang tính biểu trưng của nhiểu địa phương còn mờ nhạt, không tạo được dấu ấn trong lòng du khách. Các hoạt động tạo giá trị gia tăng cho nguồn lợi du lịch sẵn có còn nghèo nàn, kém hấp dẫn (Bùi Xuân Nhàn, 2012) [3]. Phát triển du lịch thường chỉ được các địa phương tập trung thực hiện các chỉ tiêu tăng trưởng về số khách, doanh thu du lịch, việc làm mà bỏ qua những tác động về mặt xã hội, môi trường, nhân lực và mối liên hệ với các ngành kinh tế khác cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Nguyên nhân quan trọng của thực trạng này là sự phát triển mang tính phong trào, tự phát, ít dựa trên cơ sở lý luận khoa học và phân tích chính xác thực tiễn về tiềm năng, lợi thế và năng lực cạnh tranh du lịch tại các địa phương cũng như đặc điểm và sự biến động trong nhu cầu của các thị trường (Ngô Đức Anh, 2007) [1].

Nghệ An, giống với nhiều địa phương trong cả nước, cũng đặt mục tiêu phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Chủ trương đã này được Đảng bộ, chính quyền các cấp của Nghệ An kiên trì thực hiện trong nhiều năm nay. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An [5], nhiều chính sách, biện pháp, hoạt động phát triển du lịch đã được triển khai trên địa bàn tỉnh. Nhiều thành tựu đã đạt được nhưng bất cập, khó khăn cũng không ít.

Trong các chương trình phát triển du lịch tại Nghệ An, du lịch biển đảo được xác định là một trọng tâm trong chiến lược tổng thể phát triển du lịch của tỉnh. Phát triển du lịch biển, đảo đã được xác định là ưu tiên hàng đầu, gắn chặt với các chính sách kinh tế lớn khác của tỉnh cũng như quốc gia như phát triển kinh tế biển, an ninh, quốc phòng. Các nguồn lực được tỉnh ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch biển đảo. Tuy nhiên, giống như nhiều địa phương khác trong cả nước, Nghệ An cũng gặp phải những vấn đề trên đây trong phát triển du lịch nói chung, phát triển du lịch biển đảo nói riêng. Cụ thể, du lịch biển của Nghệ An vẫn chủ yếu dựa vào


khai thác trực tiếp nguồn lực tự nhiên sẵn có. Giá trị gia tăng thêm được tạo ra từ quản lý du lịch chưa nhiều. Dấu ấn về du lịch biển của Nghệ An không có nhiều khác biệt so với các tỉnh, thành lân cận và chưa thể có được thương hiệu mang tính quốc gia, quốc tế so với nhiều địa phương khác của Việt Nam. Giống với các chương trình phát triển du lịch khác, các biện pháp phát triển đưa ra chủ yếu theo chiều rộng. Hiệu quả thực tế thường chỉ được đơn thuần thông qua sự gia tăng về số khách, doanh thu, việc làm mà không có sự so sánh tương đối với các địa phương có liên quan cũng như phân tích về nguồn cầu của khách hàng. Hiệu suất của vốn đầu tư cũng như những tác động kinh tế - văn hóa - xã hội - văn hóa - môi trường thường không được đánh giá đầy đủ.

Mặc dù các nghiên cứu trước đây về phát triển du lịch biển đảo do Nghệ An thực hiện đã đề cập đến những mặt mạnh, mặt yếu của du lịch biển tỉnh nhà nhưng những nhận định đưa ra vẫn chủ yếu mang tính định tính. Các giải pháp đưa ra rất nhiều nhưng chưa đề ra được đâu là giải pháp đột phá cần phải ưu tiên thực hiện. Vì thế một đánh giá cụ thể, định lượng chi tiết về năng lực cạnh tranh du lịch biển của Nghệ An so với các địa phương khác, nhất là các địa phương lân cận có một ý nghĩa hết sức to lớn. Đây là cơ sở để Nghệ An sử dụng các nguồn lực về tự nhiên, vốn, nhân lực, chính sách một cách hiệu quả, tránh dàn trải, phân tán như thời gian vừa qua. Việc áp dụng các mô hình mà thế giới đã áp dụng thành công vì thế hứa hẹn sẽ đem lại một cách đánh giá khác với trước đây. Ngoài ra, điều này còn có ý nghĩa học thuật, bổ sung vào những phương pháp đánh giá đã được xây dựng, nhấn mạnh vào một điểm đến du lịch cụ thể.

Chính vì vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. Mặt khác kết quả của nghiên cứu có thể bổ sung vào lý luận về cạnh tranh của điểm đến du lịch biển, đảo tại các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi với nhiều khác biệt về thể chế kinh tế - xã hội như Việt Nam.

1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan

Hoạt động du lịch thời gian qua đã có những thay đổi hết sức lớn lao cả về lượng lẫn chất. Nhìn chung, du lịch truyền thống, phổ thông, đại trà dựa trực tiếp,


chủ yếu vào các tài nguyên sẵn có đã được thay thế bởi những hình thức du lịch hiện đại với hàm lượng giá trị gia tăng cao bổ sung thêm vào tài nguyên du lịch có sẵn. Cạnh tranh trên các thị trường du lịch trở nên khốc liệt hơn trước, đòi hỏi các điểm đến du lịch phải đổi mới, sáng tạo liên tục nếu không muốn bị đào thải (Cracolici và Rietveld, 2008) [17]. Cũng giống với nhiều loại hình kinh doanh khác, các điểm đến du lịch muốn thành công cần phải xác lập cho mình những thế mạnh nhất định trên cơ sở xây dựng những lợi thế cạnh tranh bền vững song song với việc không ngừng tư duy, định vị những lợi thế cạnh tranh mới và tìm cách khắc phục những bất lợi cố hữu. Chính vì vậy, đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một đề tài thu hút nhiều quan tâm trong cả nghiên cứu lý thuyết lẫn áp dụng thực tiễn.

Trên thế giới, số lượng nghiên cứu về lĩnh vực này rất nhiều và đã có một lịch sử khá lâu dài. Khá nhiều mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch đã được đề xuất và áp dụng. Theo Hassan (2000) [33], những mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh truyền thống thường tập trung về phía cung, tức chỉ nghiên cứu các yếu tố liên quan đến quá trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề hoặc thị trường. Mặc dù mô hình truyền thống có tác dụng đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại nhưng chúng không phân tích được những xu thế biến động trong tương lai cũng như ảnh hưởng của phía cầu. Những mô hình truyền thống này cũng thường bỏ qua những đặc trưng riêng có của kinh doanh du lịch, đánh đồng kinh doanh du lịch với các loại hình hàng hóa, dịch vụ khác. Do đó, dựa vào mô hình truyền thống dễ dẫn đến thiếu sót, bất cập khi lập kế hoạch phát triển du lịch. Để giải quyết vấn đề nói trên, nhiều học giả như Crouch và Ritchie (1999) [21], Dwyer và Kim (2003) [25] đã cố gắng đưa vào mô hình đánh giá rất nhiều các yếu tố từ cả cung và cầu, đồng thời phân tích cả mối tương tác giữa các yếu tố cũng như môi trường hoạt động cho các yếu tố.Do đó, phân tích và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch có một ý nghĩa lớn lao cả về lý luận lẫn thực tiễn. Kết quả của việc đánh giá tổng quan này sẽ là cơ sở để các điểm đến du lịch của Việt Nam (trong đó có du lịch biển, đảo Nghệ An) có thể xây dựng và áp dụng một mô hình phù hợp nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023