Sự Khác Nhau Giữa Điểm Đến Du Lịch, Điểm Du Lịch Và Địa Điểm Du Lịch


- Phương pháp xử lý số liệu:

Sử dụng xác suất thống kê đểkiểm định độ tin cậy về kết quả điều tra phỏng vấn của các đối tượng. Sử dụng phần mềm SPSS20.0 để phân tích Cronbach Alpha nhằm loại biến có hệ số tương quan với biến tổng nhỏ đồng thời kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Thêm vào đó phầm mềm SPSS20.0 cũng được sử dụngđể phân tích nhân tố khám phá EFA .

1.8. Đóng góp và hạn chế của nghiên cứu

1.8.1. Đóng góp của nghiên cứu

Về mặt lý luận:

- Qua nghiên cứu tổng quan, luận án đã phản ánh được xu thế về đánh giá NLCT của điểm đến du lịch cần phải kết hợp cả cung và cầu. Việc các nghiên cứu trước đây chỉ dựa trên phân tích cung dễ dẫn đến sai lệch và thiếu tính tổng thể khi đưa ra các chỉ số NLCT của điểm đến du lịch.

- Luận án đã tiếp cận xu thế mới để lựa chọn mô hình phù hợp với đặc thù du lịch biển, đảo Việt Nam có thểáp dụng cho Nghệ An. Mô hình này đưa ra một đánh giá tương đối đầy đủ, toàn diện về NLCT du lịch biển, đảo Nghệ An và một số địa phương khác của Việt Nam trên cơ sở phát triển, bổ sung các yếu tố và tiêu chí đánh giá thuộc phía cầu trong mô hình gốc mà Dwyer và Kim (2003) đề xuất. Các tiêu chí này được nghiên cứu, lựa chọn từ kết quả đánh giá tổng quan về lý thuyết và thực nghiệm cũng như từ kết quả đánh giá những điều kiện và thực trạng phát triển du lich biển, đảo Nghệ An. Theo đó, mô hình đánh giá NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An gồm có 2 phần: (1) phần gốc là mô hình của Dwyer và Kim (2003) gồm 5 nhóm yếu tố với 118 tiêu chí đánh giá và (2) phần mở rộng bao gồm các yếu tố thuộc phía cầu mà chưa được đề cập đến trong các mô hình khác trước đó bao gồm 7 nhóm yếu tố với 47 tiêu chí đánh giá.

Về mặt thực tiễn:

- Sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá, luận án kết luận rằng các nhóm yếu tố và tiêu chí đánh giá của phần gốc và phần mở rộng của mô hình đều có ý nghĩa. Vì vậy luận án đã


sử dụng các nhóm yếu tố và tiêu chí của phần gốc và mở rộng để đánh giá NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An.

- Áp dụng mô hình đánh giá được xây dựng và kết quả đánh giá NLCT của du lịch biển, đảo Nghệ An cho thấy Nghệ An đứng ở vị trí chính giữa 5 địa phương được nghiên cứu, đạt giữa mức Trung bình và mức Khá. Phần lớn các tiêu chí NLCT của Nghệ An cao hơn một chút so với Thanh Hóa và Hà Tĩnh nhưng thấp hơn khá nhiều so với Đà Nẵng và Khánh Hòa. Cầu thị trường được đánh giá là mặt mạnh nhất của du lịch biển, đảo Nghệ An ở tiêu chí thương hiệu du lịch biển, đảo (4,10 điểm) và tiêu chí độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, nhân viên, cán bộ bản địa (4,06 điểm). Trong khi kết quả hoạt động du lịch và các nguồn lực đặc biệt là tài nguyên du lịch tự nhiên bị đánh giá thấp nhất (với mức điểm đánh giá trung bình lần lượt là 3,1 và 3,2).

- Luận án đã nêu được một số kinh nghiệm và bài học trong thực tiễn phát triển du lịch. Trong đó phải kể đến kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch thông qua vận dụng mô hình quản lý du lịch tích hợp với nhiều phương pháp hiện đại mà một số quốc gia áp dụng thành công như Singapo, Thái Lan. Trung Quốc. Bài học rút ra là: (1) Yếu tố đầu tiên mà bất cứ quá trình quản lý nhà nước về du lịch nào cũng phải dựa vào chính là tạo ra một môi trường chính sách ổn định, minh bạch và tôn trọng cạnh tranh; (2) Cần ưu tiên việc duy trì hợp lý quy mô, mật độ phát triển. Phát triển du lịch bền vững không có nghĩa là thu hút tối đa số du khách hay doanh thu từ du lịch; (3) Quản lý du lịch hiệu quả cần có một quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp dựa trên cơ sở nhiều nghiên cứu, đánh giá, khảo sát nghiêm túc, khoa học, đồng thời kết hợp với thực thi nghiêm minh các chính sách, quy định pháp luật có liên quan đến phát triển du lịch.

- Luận án khuyến nghị 4 nhóm giải pháp chính sách cho Nghệ An: (1) Nhóm giải pháp chính sách về nghiên cứu thị trường và xúc tiến du lịch, trong đó xác định rõ khách đến từ Hà Nội và nội tỉnh vẫn tiếp tục là những nguồn khách chính của Nghệ An, mặt khác phần lớn du khách tuổi tương đối trẻ, đã lập gia đình, có con nhỏ nên các hoạt động vui chơi, giải trí cho thanh niên, gia đình, trẻ nhỏ cần được phát triển hơn; (2) Nhóm giải pháp phát triển sản phẩm du lịch bằng việc tạo thêm các sản phẩm du lịch mới như du lịch trải nghiệm, kết hợp du lịch biển, đảo với du


lịch di sản, văn hóa ven biển (du thuyền, dân ca ví dặm dọc sông Lam, các di tích văn hóa ven biển); (3) Đổi mới cơ chế chính sách quản lý du lịch như: thu hút những tổ chức có uy tín và tiềm lực mạnh vào đầu tư xây dựng, khai thác, vận hành các cơ sở kinh doanh du lịch (nhất là khách sạn, khu vui chơi giải trí…); thiết lập đường dây nóng để doanh nghiệp và người dân có thể phản hồi về những trường hợp bị nhũng nhiễu; quy định rõ các mức phí (và cả mức phạt tiền nếu vi phạm) đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh du lịch để đóng góp vào công tác quản lý trật tự trị an và bảo vệ môi trường. (4) Liên kết phát triển du lịch với trọng tâm là liên kết phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo.

1.8.2. Hạn chế của nghiên cứu

Các tiêu chí dùng cho mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của Nghệ An được phát triển từ một trong những mô hình thành công nhất trong thực tiễn (Dwyer và Kim (2003) [25]), đồng thời được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện riêng của Nghệ An. Tuy nhiên, do đây là nghiên cứu đầu tiên về đánh giá du lịch biển, đảo Nghệ An dựa trên lý thuyết và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch nên nghiên cứu vẫn có thể mắc phải những sai sót (nhất là trong quá trình thu thập và xử lý số liệu) và chưa phản ảnh chính xác nhất những tiêu chí quyết định năng lực cạnh tranh du lịch của một địa phương tại Việt Nam. Bên cạnh đó, do là công trình đầu tiên về lĩnh vực này dành cho Nghệ An nên nghiên cứu không có điều kiện so sánh, đánh giá kết quả đạt được.

Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu chỉ có ý nghĩa tương đối trong hoàn cảnh của Việt Nam. Những so sánh trong nghiên cứu chỉ giới hạn giữa các địa phương của Việt Nam được lựa chọn. Kết quả này chưa nói lên năng lực cạnh tranh của Nghệ An cũng như một số địa phương khác trong bối cảnh khu vực và quốc tế.

1.9. Kết cấu của nghiên cứu

Kết cấu luận án chia thành 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Chương 3: Thực trạng phát triển của du lịch biển, đảo Nghệ An.

Chương 4: Đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An.

Chương 5: Khuyến nghị giải pháp chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo Nghệ An.


CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH


2.1. Lý luận về điểm đến du lịch

2.1.1. Khái niệm điểm đến du lịch

Trong tiếng Anh, từ “Tourism Destination” được dịch ra tiếng Việt là điểm đến du lịch. Tổ chức Du lịch Thế giới (UN-WTO) đã đưa ra định nghĩa về điểm đến du lịch (Tourism Destination): “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”[57].

Điểm đến du lịch có thể là một khu vực du lịch trên thế giới(Tổ chức Du lịch thế giới chia 6 khu vực du lịch đó là: Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi, Đông Nam Á- Thái Bình Dương; Nam Á và Trung Đông), một quốc gia, một địa phương hoặc một địa điểm nhất định nhằm thỏa mãn động cơ, mục đích đi du lịch của mình về nghỉ dưỡng, tham quan, hội họp,chữa bệnh, giải trí…v.v.

Điểm đến du lịch đóng vai trò quan trọng và quyết định đến sự phát triển du lịch của một đất nước, một địa phương. Điểm đến du lịch là nơi tạo ra sức thu hút đối với khách du lịch ở trong nước và ở nước ngoài. Điểm đến du lịch có tính hấp dẫn và có sức thu hút khách du lịch càng cao thì lượng khách du lịch trong nước và quốc tế đến càng nhiều. Dịch vụ và hàng hóa phục vụ khách được tiêu thụ lớn về số lượng, đa dạng về cơ cấu và chủng loại, có chất lượng tốt thì doanh thu càng lớn và hiệu quả kinh tế - xã hội càng cao.

Điểm đến du lịch là nơi đón tiếp và phục vụ khách du lịch trong thời gianhọ nghỉ ngơi và tham quan du lịch tại điểm đến du lịch này. Đó là nơi mở rộng được các hoạt động dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch, thực hiện “xuất khẩu vô hình” các tài nguyên du lịch và “xuất khẩu tại chỗ” dịch vụ và hàng hóa của địa phương với mục tiêu thu được nhiều ngoại tệ và tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân địa phương.


Ở Việt Nam, khái niệm về điểm đến du lịch chưa được nghiên cứu nhiều và chưa được đưa vào luật hóa. Trong Luật Du lịch (2005) mới đề cập tới 2 khái niệm là khu du lịch và điểm du lịch.Khái niệm thứ nhất, khu du lịch, được hiểu là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường [6]. Nơi có tài nguyên du lịch được công nhận là khu du lịch thì cần phải có đủ các điều kiện theo quy định của Nhà nước. Có hai cấp khu du lịch là khu du lịch quốc gia và khu du lịch địa phương. Để được công nhận là khu du lịch quốc gia thì cần phải có đủ các điều kiện như:Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút lượng khách du lịch cao; Có diện tích tối thiểu một nghìn héc ta, trong đó có diện tích cần thiếtđể xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch phù hợp với cảnh quan, môi trường của khu du lịch; trường hợp đặc biệt mà diện tích nhỏ hơn thì cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trình thủ tướng chính phủ xem xét, quyết định; Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch đồng bộ, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm, trong đó có cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiết phù hợp với đặc điểm của khu du lịch. [6]

Để được công nhận là khu du lịch địa phương thì cần phải có đủ các điều kiện như : Có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch; Có diện tích tối thiểu hai trăm héc ta, trong đó có diện tích cần thiết để xây dựng các công trình, cơ sở dịch vụ du lịch;Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch cần thiếtphù hợp với đặc điểm của địa phương, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm. [6]

Khái niệm thứ hai, điểm du lịch, được hiểulà nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch [6].Nơi được công nhận là điểm du lịch cũng cần phải có đủ các điều kiện theo quy định của Nhà nước. Điểm du lịch cũng có hai loại là điểm du lịch quốc gia và điểm du lịch địa phương. Để đượccông nhận là điểm du lịch quốc gia thì nơi có tài nguyên du lịch phải có đủ các điều kiện như : Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn đối với nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một trăm nghìn lượt khách tham quan một năm. Để được công nhận là điểm du lịch địa phương cần có đủ các điều kiện như:Có tài nguyên du lịch hấp dẫn đối với


nhu cầu tham quan của khách du lịch; Có kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch cần thiết, có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất mười nghìn lượt khách tham quan một năm.[6]

Ngoài ra cũng cần phải hiểu một khái niệm nữa liên quan đến điểm đến du lịch đó là địa điểm du lịch. Địa điểm du lịch (Tourism attraction) được hiểu là nơi cụ thể về không gian của điểm đến du lịch cũng như khu du lịch hoặc điểm du lịch. Địa điểm du lịch được xemnhư là một chỉ dẫn cho du khách trong việc lựa chọn điểm đến, khu du lịch hay là điểm du lịch nào đóhay thậm chí là một sản phẩm dịch vụ trong quá trình du lịch.

Trên cơ sở phân tích các khái niệm và đặc điểm như trên, theo nhận định của tác giả luận án thì có sự khác nhau nhất định giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du lịch, có thểđược khái quát tại Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Sự khác nhau giữa điểm đến du lịch, điểm du lịch và địa điểm du lịch

Nội dung phân biệt

Điểm đến du lịch

Điểm du lịch

Địa điểm du lịch


Khái niệm

Là một khái niệm rộng về không gian có thể là khu vực, một đất nước, một địa phương. Là điểm định hướng cho

khách đến du lịch


Là một khái niệm hẹp về không gian.


Là một khái niệm cụ thể về không gian.

Đối tượng và nhu cầu khách du lịch

Khách du lịch phải nghỉ tại đây ít nhất 1 đêm

Chủ yếu phục vụ khách tham quan(Visitors)

Có thể vừa phục vụ khách du lịch, vừa phục vụ

khách tham quan.


Điều kiện dịch vụ du lịch

Có đầy đủ các loại dịch vụ phục vụ khách, từ đi lại, ăn, ở, vui chơi giải

trí..v.v


Dịch vụ chưa hoàn hảo

Dịch vụ có thể hoàn hảo và chưa hoàn hảo

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 5

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả


2.1.2. Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch

Tính hấp dẫn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch và xây dựng điểm đến du lịch. Tính hấp dẫn thể hiện bằng vẻ đẹp của phong cảnh, sự trong lành của khí hậu, sự độc đáo, đặc sắc, sự khác biệt của tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tính hấp dẫn của điểm đến du lịch được thể hiện ở khả năng đáp ứng được nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đi tới điểm đến du lịch.

Ngoài các nhân tố trên, tính hấp dẫn của điểm đến du lịch còn phụ thuộc vào các nhân tố chính trị, kinh tế và xã hội tại điểm du lịch như : vấn đề an ninh, an toàn cho khách, nhận thức cộng đồng dân cư về phục vụ khách, các cơ chế, chính sách đối với khách du lịch và các doanh nghiệp du lịch...v.v.

Trong hoạt động du lịch, tính hấp dẫn của điểm đến du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch. Tính hấp dẫn du lịch là lực hút giữa điểm đến du lịch và điểm cấp khách, yếu tố quan trọng nhất để tạo nên tính hấp dẫn điểm đến du lịch chính là giá trị của tài nguyên ở điểm đến du lịch cho một loại hoạt động du lịch hoặc cho toàn bộ các hoạt động du lịch nói chung. Những giá trị này bao gồm: sự phù hợp của tài nguyên cho các hoạt động du lịch; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch; sức chứa; khả năng phát triển của điểm du lịch; sự đa dạng, độc đáo của tài nguyên để tổ chức các loại hình du lịch...v.v. Tất cả những giá trị đó sẽ tạo nên sức thu hút đối với khách du lịch và các nhà kinh doanh du lịch. Ngoài ra tính hấp dẫn còn phụ thuộc vào khoảng cách giữa điểm ến ddu lịch và nguồn khách (hay giữa điểm đi và điểm đến).

2.1.3. Phân loại điểm đến du lịch

Có nhiều cách phân loại khác nhau về điểm đến du lịch căn cứ theo các tiêu chí khác nhau như:

- Căn cứ vào hình thức sở hữu: thì có thể phân loại đó là điểm đến thuộc sở hữu Nhà nước hay tư nhân.

- Căn cứ vào vị trí địa lý:thì có thể phân loại điểm đến là một khu vực, một quốc gia, hay là một địa phương cụ thể.

- Căn cứ vào giá trị tài nguyên du lịch: thì có thể phân loại đó điểm đến du lịch có giá trị tài nguyên tự nhiên hay nhân văn.


- Căn cứ vào mục đích: thì có thể phân loại điểm đếnsử dụng với mục đích khác nhau.

- Căn cứ vào vị trí quy hoạch: thì đó là điểm đến thuộc trung tâm du lịch của vùng hay là những điểm đến phụ cận.

Trên cơ sở phân loại này, điểm đến du lịch được xác định để nghiên cứulà điểm đếndu lịch của một địa phương cụ thể, thuộc sở hữu Nhà nước, có giá trị tài nguyên tự nhiên, phục vụ nhiều mục đích khác nhau và là điểm đến thuộc trung tâm của vùng Bắc Trung Bộ.

2.1.4. Điểm đến du lịch biển, đảo

Du lịch biển, đảo là một loại hình du lịch theo địa hình. Cụ thể, đây là hoạt động du lịch tại những vùng sinh thái tự nhiên biển, đảo. Du lịch biển, đảo chịu ảnh hưởng rất lớn bởi sự biến động của tự nhiên như khí hậu, thủy triều…, vì thế du lịch biển, đảo mang tính chất mùa vụ. Có thể nói đây chính là mặt hạn chế rất lớn của du lịch biển đảo.

Du lịch biển, đảo cũng có những nét khác biệt so với các loại hình du lịch khác. Du lịch biển, đảo được xây dựng và phát triển trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên là ven biển, nước biển, cát biển,…và các hòn đảo tự nhiên cũng như phát triển cùng với du lịch nhân văn.

Biển, đảo có rất nhiều yếu tố tiềm năng để chúng ta có thể khai thác và phát được các loại hình du lịch khác nhau.Từ tài nguyên bãi biển, trên biển đến tài nguyên dưới đáy biển, các bãi san hô, các loại thủy hải sản rất phong phú, đấy là một hệ sinh thái mà ít người được tận mắt nhìn thấy, nếu biết cách khai thác sẽ khơi dậy tính tò mò, chinh phục thiên nhiên của con người tạo nên cầu du lịch rất lớn.Biển, đảo còn có những thế mạnh riêng mà các ngành du lịch khác không có được. Đó là các món ăn ẩm thực cũng làm phong phú thêm cho du lịch biển đảo.Chỉ có du lịch biển, hành khách mới có cơ hội thưởng thức những món ăn, những đặc sản của biển.Một bất lợi của du lịch biển đảo là cải tạo hạ tầng khó, và thường rất tốn kém so với các ngành du lịch khác.Ví dụ như cải tạo các bãi biển, bảo tồn và nuôi trồng các khu san hô…đòi hỏi phải có kỹ thuật cao, và chi phí rất lớn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023