Khái Niệm Năng Lực Cạnh Tranh Của Điểm Đến Du Lịch


Du lịch biển, đảo cũng có nhiều loại hình khác nhau. Các loại hình du lịch biển, đảo được xây dựng dựa vào khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn vùng ven biển. Do đó, tùy thuộc vào các tài nguyên du lịch này mà mỗi điểm đến du lịch có thể đưa ra những sản phẩm du lịch biển, đảo khác nhau trong đó tắm biển, nghĩ dưỡng là sản phẩm chủ đạo. Ngoài ra, du lịch biển, đảo còn có thể có những sản phẩm khác như: du lịch ẩm thực biển; du lịch thể thao trên biển, du lịch mua sắm; du lịch giải trí; du lịch thăm quan; du lịch văn hóa; du lịch lễ hội; du lịch nghiên cứu; du lịch sinh thái biển; du lịch mạo hiểm, khám phá; du lịch MICE; du lịch làm ăn kinh doanh…

2.2. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

2.2.1. Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy đối tượng và mục tiêu hướng tới. Hiểu một cách cơ bản nhất thì năng lực cạnh tranh là khả năng vượt trội đối thủ, nhờ đó mà đạt được mục tiêu khi tiến hành các hoạt động phát triển kinh tế hay sản xuất, kinh doanh. Mặc dù đây là cách hiểu khá phổ biến nhưng cũng có một số quan điểm khác, chẳng hạn Porter (1990) [44] cho rằng năng lực cạnh tranh cần dựa trên năng suất lao động. Năng lực cạnh tranh có thể được dùng cho quốc gia/địa phương, doanh nghiệp hay thậm chí sản phẩm.

Ở cấp độ quốc gia hay địa phương, năng lực cạnh tranh thường được dùng để chỉ khả năng của nền kinh tế (quốc gia hay địa phương) đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, đảm bảo ổn định kinh tế - xã hội và nâng cao đời sống nhân dân. Những yếu tố thường được đề cập khi đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia hay địa phương là mức độ mở cửa, thể chế, vai trò của chính phủ/chính quyền địa phương, kết cấu hạ tầng, năng lực tài chính, lực lượng lao động, trình độ công nghệ và trình độ quản lý doanh nghiệp.

Ở cấp độ doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh thường chỉ khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp.Năng lực cạnh tranh đồng


nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) thì hiểu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh [44].

Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

Ở cấp độ sản phẩm, năng lực cạnh tranh chỉ khả năng của một sản phẩm có thể bán được nhanh chóng với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh tranh sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như chất lượng, giả cả, kênh phân phối, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo hay là chính sách hậu mãi…

2.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Nói đến năng lực cạnh tranh trong du lịch là nói đến năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch cụ thể do sản phẩm du lịch có sự khác biệt rất lớn với các sản phẩm, dịch vụ thông thường. Nhìn chung, sản phẩm du lịch bao giờ cũng gắn với một điểm đến du lịch cụ thể, là đầu ra của việc kết hợp rất nhiều các yếu tố của địa phương, do nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức cùng tham gia (ví dụ như doanh nghiệp du lịch (khách sạn, nhà hàng, hàng không, điều hành tua, v.v…), doanh nghiệp hoặc tổ chức hỗ trợ du lịch (nghệ thuật, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng, v.v…), tổ chức quản lý du lịch (công, tư hoặc đối tác công/tư), đơn vị thuộc khu vực công (cung ứng hàng hóa công cộng như đường sá, cơ sở hạ tầng) hay cư dân địa phương và công chúng (Crouch, 2007) [19]. Muốn thưởng thức sản phẩm du lịch, khách du lịch phải thăm viếng những điểm đến du lịch cụ thể. Theo Ritchie và Crouch (2003) [47], khách hàng thường căn cứ vào các tiện ích, danh thắng, tiêu chuẩn dịch vụ, v.v… của những điểm đến du lịch để ra quyết định đi thăm. Lợi ích thu được từ sản phẩm du lịch chính là trải nghiệm của du khách từ rất nhiều yếu tố khác nhau trong suốt quá trình nghỉ ngơi, vui chơi, thăm viếng… điểm đến du lịch.

Cạnh tranh trong việc thu hút khách du lịch cơ bản là cạnh tranh giữa các

điểm đến du lịch với nhau (Buhalis, 2000) [14]. Mặc dù lợi ích và mục tiêu cuối


cùng của các cá nhân, đơn vị (doanh nghiệp, chính quyền, người dân…) là khác nhau nhưng tất cả đều hướng đến việc thu hút khách du lịch đến với địa phương mà mình sống và hoạt động.

Chính vì vậy, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch cần phải được nhìn nhận từ nhiều cấp độ. Khái niệm này vừa mang ý nghĩa của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia, địa phương, nhất là địa phương, vừa mang ý nghĩa của năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh cấp sản phẩm.

Có rất nhiều định nghĩa thế nào là năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Như đã nêu trên, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều yếu tố. Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch vì thế có thể dựa vào nhiều tiêu chí, có thể là tiêu chí khách quan (như số du khách, thị phần, chi tiêu của du khách, số lao động sử dụng và giá trị gia tăng của ngành du lịch) hay tiêu chí chủ quan (như sự phong phú văn hóa và di sản, chất lượng sản phẩm, độ hài lòng của du khách, v.v…). Cách tiếp cận khác nhau về tiêu chí được sử dụng sẽ cho định nghĩa khác nhau về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch.

Crouch và Ritchie (1999) [21]cho rằng năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng tạo ra giá trị gia tăng, vì thế tăng thu nhập, của cải, thông qua quản lý tài sản và các quy trình, sự hấp dẫn, lôi cuốn và những địa điểm lân cận cũng như thông qua tích hợp các mối quan hệ này trong một mô hình kinh tế - xã hội cho phép khai thác, đồng thời gìn giữ nguồn vốn tự nhiên của điểm đến cho các thế hệ tương lai. Định nghĩa này rất gần với quan điểm của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, theo đó năng lực cạnh tranh được xác định dựa trên lợi ích kinh tế mà cư dân của điểm đến du lịch có được. Cách tiếp cận này cũng rất phù hợp ở cấp quốc tế do cho phép so sánh giữa các quốc gia với nhau về lợi ích kinh tế do du lịch mang lại (Dwyer và Kim, 2003) [25].

Ngoài ra cũng có khá nhiều các định nghĩa khác được sử dụng trong thực tế. Theo d’Hartserre (2000) [22], “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến trong việc duy trì sức mạnh, thị phần trên thương trường và


tăng chúng lên theo thời gian”. Hassan (2000) [33] thì cho rằng “năng lực cạnh tranh của một điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc tạo ra và tích hợp các sản phẩm có giá trị gia tăng, vừa giúp bảo tồn các tài nguyên trong khi vẫn duy trì sức hút thị trường so với các đối thủ cạnh tranh”. Dwyer và cộng sự (2000) [24] định nghĩa “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là một khái niệm tổng thể bao gồm khả năng tạo khác biệt về giá, tỷ giá hối đoái, năng suất của các bộ phận trong ngành du lịch cũng như các yếu tố ảnh hưởng sự hấp dẫn của điểm đến du lịch”. Dwyer và Kim (2003) [25]lại xác định “năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khả năng của điểm đến du lịch trong việc đưa ra hàng hóa, dịch vụ tốt hơn các điểm đến du lịch khác theo những tiêu chí đánh giá được cho là quan trọng của du khách”.

Trong nghiên cứu này, năng lực cạnh tranh sẽ chủ yếu được hiểu theo định nghĩa của Crouch và Ritchie (1999) vì như sẽ trình bày dưới đây, lý thuyết của Crouch và Ritchie (1999) sẽ là cơ sở lý luận cho việc xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An. Trong định nghĩa bởi Crouch và Ritchie (1999), năng lực cạnh tranh du lịch có đầy đủ những ý nghĩa chung, đồng thời có nhiều điểm tương đồng với các định nghĩa khác.

2.2.3. Một số cách tiếp cận vềnăng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch là thước đo khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến du lịch, được quyết định bởi một hệ thống rất nhiều yếu tố.

Theo Dwyer và Kim (2003) [25], năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch nhìn chung được quyết định bởi 3 nhóm yếu tố chính là: (i) lợi thế so sánh giúp cạnh tranh về giá; (ii) khả năng về chiến lược và quản trị; và (iii) tài nguyên về lịch sử, văn hóa, xã hội.

Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch có thể được đánh giá ở nhiều cấp độ, vĩ mô (cấp quốc gia) hay vi vô (cấp doanh nghiệp) (Ritchie và Crouch, 2003; Dwyer và Kim, 2003) [47] [25].


Theo một cách tiếp cận khác, lợi thế cạnh tranh và lợi thế so sánh thường được đề cập khi bàn về năng lực cạnh tranh trong du lịch (Porter, 1990) [44] mặc dù sự khác biệt giữa hai loại lợi thế này ít khi được làm rõ (Ritchie và Crouch, 2003) [47]. Ritchie và Crouch (2003) [ 47] cho rằng đối với mỗi điểm đến du lịch, lợi thế so sánh chỉ các tài nguyên có sẵn như khí hậu, cảnh quan, thảm động - thực vật, v.v… Lợi thế cạnh tranh trong khi đó chỉ những tài nguyên được tạo ra như cơ sở hạ tầng (lưu trú, giao thông, v.v…), lễ hội và sự kiện, kỹ năng quản trị, chất lượng nhân lực, v.v… Nói cách khác, lợi thế so sánh là tài nguyên mà điểm đến du lịch sở hữu còn lợi thế cạnh tranh là khả năng của điểm đến trong khai thác hiệu quả các tài nguyên của mình. Năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được quyết định bởi cả hai loại lợi thế này.

2.3. Mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

Như đã đề cập trong Chương 1, lịch sử phát triển các mô hình lý thuyết đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch là khá dài, đã tạo ra số lượng lớn mô hình lý thuyết được áp dụng rộng rãi trong thực tế. Trong dòng chảy đó, hai công trình được ghi nhận tạo ra những dấu ấn quan trọng là do Crouch và Ritchie (1999)

[21] và Dwyer và Kim (2003) [25]đề xuất. Những mô hình này đều đưa vào hoặc có thiết kế mở để đưa vào những lý thuyết, quan điểm và phát hiện mới nhất về năng lực cạnh tranh nói chung, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch nói riêng, vì thế rất có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn.

Công trình của Crouch và Ritchie (1999) [21]được đa số ghi nhận lần đầu tiên tích hợp tương đối đầy đủ, toàn diện các yếu tố cần phải có đối với năng lực cạnh tranh du lịch, cả từ phía cung và phía cầu. Công trình này vốn được phát triển từ phiên bản trước đó, trong Ritchie và Crouch (1993) [45], và mở rộng trong các nghiên cứu sau này như Richie và Crouch (2000, 2003) [46] [47], thường được gọi là mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Mô hình này được thể hiện trong Sơ đồ 2.1.


NĂNG LỰC CẠNH TRANH & SỰ BỀN

VỮNG CỦA ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

QUẢN LÝ

Địa vật lý & Khí hậu

Văn hóa & Lịch sử

CÁC NGUỒN LỰC VÀ ĐIỂM THU HÚT CHỦ CỐT

Sự

Kết hợp hoạt động

kiện đặc biệt

Giải trí

Kết cấu Quan hệ

thượng thị

tầng trường

CÁC YẾU TỐ & NGUỒN LỰC HỖ TRỢ

Cơ sở Khả năng Các nguồn Độ thân Doanh Ý chí hạ tầng tiếp cận lực phụ trợ thiện nghiệp chính trị

Lợi thế cạnh tranh (Khai thác tài nguyên

* Kiểm toán/Kiểm kê.

* Bảo quản

* Tăng trưởng/Phát triển

* Hiệu suất

* Hiệu lực

Lợi thế so sánh

(Tài nguyên sẵn có)


*Nguồn nhân lực

* Nguồn lực vật chất

* Nguồn vốn

* Kết cấu hạ tầng và thượng tầng du lịch

* Nguồn lực tự nhiên/văn hóa

* Quy mô nền kinh tế

MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH (VI MÔ)

MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH (VĨ MÔ)

CHÍNH SÁCH, LẬP KÊ HOẠCH & PHÁT TRIỂN

Xác định hệ thống

Triết lý/ Giá trị

Tầm nhìn

Định vị/ Nhãn hiệu

Phát triển

Phân tích cạnh tranh/

hợp tác

Theo dõi & Đánh giá

Kiểm tra

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 6

Theo Cracolici và cộng sự (2008) [18], các công trình về năng lực cạnh tranh du lịch của Crouch và Ritchie có khởi thủy từ nghiên cứu của Porter (1990) [44]. Dựa trên công trình của Porter (1990), Ritchie và Crouch (1993, 2000, 2003) và Crouch và Ritchie (1999) [45] [46] [47] [21] đã phát triển lên thành mô hình năng lực cạnh tranh cho một điểm đến du lịch cụ thể. Trong các nghiên cứu của hai ông, năng lực cạnh tranh du lịch được xây dựng trên cơ sở tập hợp của rất nhiều yếu tố. Việc tính toán đúng giá trị của từng yếu tố cũng như mối tương tác giữa chúng sẽ giúp xác định chính xác thế mạnh mà mỗi điểm đến, địa phương hay quốc gia nên dựa vào để phát triển du lịch một cách bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất có thể. Năng lực cạnh tranh sẽ quyết định sự thành bại phát triển du lịch.



CÁC YẾU TỐ CƠ SỞ & PHỔ BIẾN

Vị trí

An toàn/ An ninh

Chi phí/ Giá trị

Sự thụ thuộc

Hình

ảnh

Sức tiếp nhận



Chất

Thông

Quản

Tài

Quản

Quản

Quản

Tổ

Tiếp

lượng

tin/

trị

chính/

chức

thị

dịch

Nghiên

nhân

Đầu

du

nguồn

khủng



vụ

cứu

sự

khách

lực

hoảng

Sơ đồ 2.1: Mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

(Nguồn: Ritchie và Crouch (2003) [47]


Theo các ông, năng lực cạnh tranh và sự bền vững của phát triển du lịch được quyết định theo nhiều chiều khác nhau. Ở chiều thứ nhất, nó được hình thành từ những tài nguyên sẵn có (gọi là lợi thế so sánh) và việc khai thác các tài nguyên này (gọi là lợi thế cạnh tranh). Chiều thứ hai thông dụng hơn xác định năng lực cạnh tranh trong du lịch gồm có ba cấu phần chính: (1) các yếu tố và tài nguyên phụ trợ; (2) các tài nguyên và điểm thu hút chủ chốt (hay được hiểu là tài nguyên du lịch); (3) quản lý lập kế hoạch. Cấu phần thứ nhất được hiểu theo nghĩa là các lợi thế so sánh trong kinh tế học thương mại, thường được quyết định bởi những tài nguyên sẵn có do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử, dân tộc mang lại. Cấu phần thứ hai là sự tác động của con người, thể hiện một “quy trình sản xuất” kết hợp cấu phần thứ nhất cùng các yếu tố đầu vào khác nhằm tạo ra sản phẩm du lịch thu hút được nhiều khách hàng. Cấu phần thứ ba thể hiện vai trò của các quá trình quản lý, lập kế hoạch và phổ biến, quảng bá... nhằm sử dụng và khai thác các tài nguyên du lịch.

Các cấu phần nói trên quyết định phần lõi của năng lực cạnh tranh, đồng thời chịu ảnh hưởng của môi trường vi mô và môi trường vĩ mô. Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố cơ bản của điểm đến du lịch giúp so sánh với các điểm đến du lịch khác, ví dụ như các thành viên trong ngành du lịch lữ hành, thị trường du lịch, các đối thủ cạnh tranh, các đơn vị thụ hưởng, v.v… Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố xung quanh và ảnh hưởng đến môi trường vi mô. Những yếu tố vĩ mô có thể kể ra là: nhận thức tăng lên về môi trường tự nhiên; quá trình tái cơ cấu kinh tế của các nền kinh tế; sự thay đổi của đặc điểm nhân khẩu học; sự phức tạp trong mối tương tác giữa tài nguyên công nghệ và nguồn nhân lực, v.v… Môi trường vi mô và môi trường vĩ mô tác động lẫn nhau, đồng thời ảnh hưởng đến các cấu phần trong phần lõi của năng lực cạnh tranh. Ví dụ Lordkipanidze và cộng sự (2005) đã chỉ ra rằng thông lệ, thói quen kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến thu hút khách du lịch tại một vùng nông thôn của Thụy Điển.

Nghiên cứu của Crouch và Ritchie (1999) [21]đã được mở rộng mạnh mẽ theo nhiều hướng, từ đó nhiều mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh điểm đến du


lịch đã được xây dựng và áp dụng thành công trong thực tiễn. Về mặt lý thuyết, mô hình của các ông đã được bổ sung, nâng cấp thông qua chính các nghiên cứu sau này của các ông, trong Ritchie và Crouch (2000, 2003) [46] [47] hay Dwyer và Kim (2003) [25]. Đặc điểm chung của các nghiên cứu này là tiếp tục phát triển, hoàn thiện hệ thống các tiêu chí trong Crouch và Ritchie (1999) [21].

Đặc biệt, trên cơ sở kết quả của Crouch và Ritchie (1999) [21], Dwyer và Kim (2003) [25]đã phát triển thành công mô hình tích hợp đa yếu tố để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch, giải quyết sự thiếu liên kết, tương tác giữa các yếu tố trong mô hình gốc (Tanja và cộng sự, 2011) [50]. Trong mô hình này, các tác giả tập hợp và đa dạng hóa những yếu tố quan trọng trong năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp cũng như các điểm đến du lịch. Tanja và cộng sự (2011) [50] nhận xét rằng mô hình của Dwyer và Kim (2003) [25] vẫn giữ lại phần lớn cấu trúc của các mô hình do Crouch và Ritchie (1999) [21] đề xuất. Tuy nhiên, Dwyer và Kim (2003) [25] giải thích rõ hơn sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh du lịch. Hai học giả đã chi tiết hóa bốn cấu phần của năng lực cạnh tranh trong Crouch và Ritchie (1999) [21] thông qua một loạt các tiêu chí. Ví dụ, các tài nguyên du lịch trong mô hình của Crouch và Ritchie (1999) [21] được xác định đều thuộc một nhóm thì đến Dwyer và Kim (2003) [25] được tách bạch rõ ràng thành tài nguyên tự nhiên, văn hóa, lịch sử, v.v… Mô hình này cũng nhấn mạnh rõ hơn tầm quan trọng của các yếu tố về phía cầu. Theo đó hiểu biết, nhận thức của du khách về một điểm đến du lịch là một yếu tố then chốt quyết định lượng khách. Do đó, hệ thống các tiêu chí nhằm lượng hóa chỉ số năng lực cạnh tranh có thành phần đa dạng hơn, đồng thời cho phép so sánh giữa các nước và giữa các ngành trong công nghiệp du lịch. Tuy nhiên, các ông cho rằng hệ thống tiêu chí trong mô hình tích hợp đa yếu tố cần được điều chỉnh linh hoạt khi áp dụng. Tóm lại, mô hình lý thuyết của Dwyer và Kim (2003) [25] đưa ra những nhóm yếu tố chính sau đây khi đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch: (i) Các tài nguyên; (ii) Các điều kiện hoàn cảnh; (iii) Cầu; (iv) Quản lý; (v) Mối liên hệ giữa các yếu tố.

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí