Điều Kiện Phát Triển Du Lịch Biển, Đảo Của Nghệ An


Các tài nguyên du lịch

Tạo mới

Chính quyền

Quản lý điểm đến du lịch

Tự

Di sản

Sẵn có

Phụ trợ

Các điều kiện hoàn cảnh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Cầu

Chỉ số năng lực cạnh tranh

Đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch biển, đảo của tỉnh Nghệ An và khuyến nghị chính sách - 7

Năng lực cạnh tranh của điểmđế n du lịch

Phúc lợi kinh tế

xã hội

Sơ đồ mô hình của Dwyer và Kim (2003) được thể hiện tại sơ đồ 2.2



Doanh nghiệp


Chỉ số chất lượng sống

Sơ đồ 2.2: Mô hình tích hợp năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch

(Nguồn: Dwyer và Kim (2003) [25])

(i) Các tài nguyên được chia thành nhiều loại: tài nguyên sẵn có, tài nguyên được tạo mới và tài nguyên phụ trợ. Tài nguyên sẵn có gồm tài nguyên tự nhiên (núi non, hồ, sông, biển, khí hậu, v.v…) và tài nguyên di sản (ngôn ngữ, văn hóa, tập tục, nghề truyền thống, lễ hội, v.v…). Các tài nguyên tạo mới có rất nhiều loại, có thể kể ra như cơ sở hạ tầng du lịch (lưu trú, ăn uống, v.v…), hoạt động, sự kiện, vui chơi giải trí, mua sắm, v.v… Các tài nguyên phụ trợ cũng rất đa dạng, ví dụ như cơ sở hạ tầng chung (giao thông), chất lượng dịch vụ (tài chính, ngân hàng v.v…), sự thân thiện mến khách, các mối liên kết thị trường. v.v… Tất cả các tài nguyên cùng nhau tạo nên đặc điểm đa dạng của một điểm đến du lịch, từ đó hấp dẫn du khách tới thưởng ngoạn và tạo nền tảng cho năng lực cạnh tranh của địa phương.

(ii) Các điều kiện hoàn cảnh là những lực tác động tồn tại trong môi trường hoạt động của hoạt động du lịch. Lực tác động đến từ thể chế kinh tế, xã hội, đặc điểm dân cư, công nghệ, môi trường, chính trị, luật pháp, v.v… Những lực tác động này quyết định giới hạn, khả năng khai thác các tài nguyên du lịch và có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến năng lực cạnh tranh.

(iii) Cầu cũng có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến năng lực cạnh tranh, cụ thể thông qua loại hình sản phẩm, dịch vụ được phát triển trong địa phương. Một số


đặc điểm chính của cầu là sở thích du lịch, hiểu biết về điểm đến du lịch và hình ảnh của điểm đến du lịch. Kết quả hoạt động du lịch chịu tác động của việc có đưa ra thị trường được hay không các sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp ứng sở thích của du khách. Hiểu biết về điểm đến du lịch trong khi đó được tạo lập bằng nhiều phương tiện như quảng bá tiếp thị, liên kết thị trường. Hình ảnh của điểm đến du lịch ảnh hưởng đến nhận thức và do đó cũng quyết định kết quả hoạt động du lịch.

(iv) Quản lý điểm đến du lịch bao hàm các yếu tố có tác dụng tăng cường khả năng khai thác các tài nguyên du lịch chủ chốt (tự nhiên, di sản, tạo mới), cải tiến chất lượng, hiệu suất các tài nguyên phụ trợ và thích ứng tốt nhất với các điều kiện hoàn cảnh. Cần phân biệt quản lý của khu vực công (quản lý hành chínhcủa chính quyền) và quản lý thuộc khu vực tư (ví dụ quản lý trong các doanh nghiệp). Các hoạt động quản lý công gồm đề ra chiến lược phát triển du lịch, tổ chức quản lý chung điểm đến du lịch (điều phối, cung cấp thông tin, giám sát và đánh giá), quản lý việc quảng bá địa phương, đất nước;lập kế hoạch, chính sách; phát triển nguồn nhân lực; quản lý môi trường, trật tự trị an. v.v… Quản lý thuộc khu vực tư là hoạt động quản lý của các tổ chức kinh doanh du lịch, ví dụ chi trả cho các chương trình quảng bá du lịch, tài trợ các chương trình đào tạo, áp dụng các nghiệp vụ du lịch xanh, phát triển sản phẩm mới, tham gia các chương trình môi trường v.v…Quản lý công và tư cùng nhau quyết định loại hình sản phẩm, dịch vụ du lịch đưa rathị trường để đáp ứng sở thích của du khách.

(v) Mối liên hệ giữa các yếu tố. Tất cả các yếu tố nói trên cũng như sự tương tác giữa chúng sẽ quyết định năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Để đo lường năng lực cạnh tranh, có thể thông qua các chỉ số năng lực cạnh tranh cứng hay mềm. Chỉ số cứng là những thống kê thường hay sử dụng như số lượt khách, số tiền chi tiêu, thị phần, đóng góp của du lịch trong nền kinh tế, đầu tư vào ngành du lịch, chỉ số giá cả du lịch v.v… Chỉ số mềm có thể là độ thân thiện của điểm đến du lịch, chất lượng dịch vụ, cảnh quan, an toàn, v.v…

Tiêu chí để kiểm định năng lực cạnh tranh du lịch là sự bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa, sinh thái, môi trường, văn hóa, chính trị, v.v… mà hoạt động du


lịch mang lại. Chẳng hạn Dwyer và Kim (2003) [25] đã có lập luận năng lực cạnh tranh cao đồng nghĩa với phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện qua các chỉ tiêu chất lượng cuộc sống. Sự bền vững thường được biểu hiện trong phúc lợi mà kinh doanh du lịch đem lại cho cư dân bản địa. Theo Crouch và Ritchie (1999) [21], điểm đến du lịch có năng lực cạnh tranh mạnh nhất là nơi hiệu quả nhất trong việc tạo ra phúc lợi một cách bền vững cho cư dân bản địa. Chính vì vậy, vai trò của cư dân bản địa cần được đặc biệt chú ý khi lập kế hoạch phát triển du lịch. Thực tế, ví dụ trong Yoon và cộng sự (2001) [53], đã chứng minh rằng sự ủng hộ, tham gia tích cực của nhân dân địa phương vào các chương trình, hoạt động du lịch có tác dụng rất lớn đến hiệu quả. Ngược lại, Teye và cộng sự (2002) [51]đã chỉ ra rằng nếu cư dân bản địa không có nhiều lợi ích từ hoạt động phát triển du lịch, họ sẽ không hợp tác, làm cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả. Những quá trình này sẽ đóng góp tích cực vào việc tạo ra năng lực cạnh tranh cho mỗi điểm đến du lịch.

Như đã phân tích ở Chương 1, hai mô hình của Crouch và Ritchie (1999)

[21] và Dwyer và Kim (2003) [25] đã được áp dụng tương đối phổ biến và mở rộng theo nhiều hướng khác nhau trong thực tế cả trên thế giới và trong nước. Vì vậy, cấu trúc và nguyên tắc lập mô hình trên đây là cơ sở, xuất phát điểm về mặt lý luận để thực hiện các nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch. Trong nghiên cứu này cũng vậy, cơ sở lý luận để xây dựng mô hình đáng giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An sẽ dựa trên mô hình của Crouch và Ritchie (1999) [21] và Dwyer và Kim (2003) [25].


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Để phát triển thành công du lịch, việc đánh giá chính xác năng lực cạnh tranh là hết sức quan trọng. Lý thuyết cũng như thực nghiệm đã chỉ ra tương đối chính xác những yếu tố chính quyết định khả năng thu hút khách hàng của các điểm đến du lịch. Mặc dù tầm quan trọng của từng yếu tố có thể thay đổi theo không gian, thời gian nhưng về cơ bản để có một năng lực cạnh tranh mạnh, tất cả các yếu tố thuộc cung, cầu và môi trường hoạt động của cung, cầu cần được cải thiện. Nhìn chung, điều kiện cần mà mọi điểm đến du lịch cần phải có là những tài nguyên sẵn có (về tự nhiên, văn hóa, lịch sử…) dùng làm cơ sở ban đầu để thu hút du khách. Tuy nhiên, để có một năng lực cạnh tranh mạnh thì còn cần đến rất nhiều điều kiện đủ bổ trợ, nâng cao giá trị của điều kiện cần.

Chính vì vậy, các mô hình hiện đại phải đưa vào xem xét cùng lúc nhiều yếu tố, cả về phía cung và phía cầu, trong một môi trường động với nhiều thay đổi. Các công trình đánh dấu những bước chuyển lớn khi đánh giá năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được đa số cho rằng do Crouch và Ritchie (1999) và Dwyer và Kim (2003) đề xuất. Trong các nghiên cứu này, năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch được xây dựng trên cơ sở tập hợp của rất nhiều tiêu chí. Việc tính toán đúng giá trị của từng tiêu chí sẽ giúp xác định chính xác thế mạnh nào mà mỗi điểm đến, địa phương hay quốc gia nên dựa vào để phát triển du lịch một cách bền vững, đem lại hiệu quả cao nhất có thể.

Về mặt áp dụng thực tiễn, các mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch đã được nhiều học giả dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh du lịch trong những trường hợp cụ thể, cả cho quy mô quốc gia lẫn các địa danh du lịch cụ thể. Nhìn chung, các ứng dụng thực tiễn có nền tảng lý thuyết chắc chắn đều đưa ra những nhận định rất chính xác về năng lực cạnh tranh của các điểm đến du lịch. Nhờ đó, các giải pháp đề xuất nhằm cải thiện năng lực cạnh tranh, từ đó nâng cao kết quả thu được từ hoạt động du lịch có tính thực tiễn và hiệu suất lớn hơn.


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BIỂN, ĐẢO TẠI NGHỆ AN


Nằm ở trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ với đường bờ biển dài có nhiều bãi tắm, thắng cảnh biển, di sản văn hóa, lịch sử phong phú cùng một số điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội… khác, Nghệ An có vị trí tương đối thuận lợi để phát triển du lịch biển, đảo. Trong thực tế, nhận thức được tầm quan trọng của du lịch biển, đảo trong cơ cấu thành phần kinh tế biển, tất cả các cấp từ trung ương đến địa phương đều có nhiều chính sách, giải pháp nhằm phát triển mạnh mẽ du lịch biển, đảo tại Nghệ An. Chính quyền và nhân dân tỉnh Nghệ An cũng có nhiều nỗ lực để tạo nên những điểm nhấn trong hoạt động du lịch biển, đảo của tỉnh nhà.

Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành du lịch nói chung, du lịch biển, đảo nói riêng đã có những bước phát triển hết sức mạnh mẽ, đóng góp to lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Nghệ An. Trong các hoạt động du lịch, du lịch biển, đảo có một vị trí đặc biệt quan trọng, thể hiện qua đóng góp phần lớn tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh. Hoạt động du lịch biển, đảo đã góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho hàng ngàn lao động (tính đến cuối năm 2013 tạo công ăn việc làm cho hơn 7000 người) [7]; tham gia bảo vệ môi trường biển, đảm bảo an ninh quốc phòng và thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó, du lịch biển, đảo được xác định là ngành kinh tế chủ lực nhằm thực hiện phát triển kinh tế biển của Nghệ An nói riêng, khu vực Bắc Trung Bộ và cả nước nói chung.

Tuy nhiên, những kết quả mà du lịch biển, đảo của Nghệ An đã đạt được trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và còn nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết. Tốc độ phát triển du lịch tuy tăng khá nhưng thiếu vững chắc. Tăng trưởng về khách quốc tế còn khiêm tốn. Mức chi tiêu bình quân của khách du lịch đạt thấp, nhất là các chi tiêu cho các dịch vụ, tham quan, mua sắm. Sản phẩm du lịch Nghệ An nhìn chung vẫn còn đơn điệu. Số khu du lịch cao cấp chưa nhiều, hiện tại chỉ có khu du lịch Bãi Lữ đã đi vào hoạt động nhưng hiệu


quả khai thác chưa cao. Hoạt động lữ hành còn thiếu tính chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp du lịch chủ yếu quy mô nhỏ (hiện nay cả tỉnh có khoảng 40 doanh nghiệp), lại thiếu sự hợp tác, liên kết nên hiệu quả kinh doanh thấp. Tiến độ triển khai một số dự án đầu tư còn chậm (như dự án Khu du lịch sinh thái Đảo Ngư, Mũi Rồng), một số dự án hạ tầng du lịch chưa thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường du lịch ở một số khu, điểm du lịch có nguy cơ xuống cấp. Tệ nạn xã hội, hành xử thiếu văn minh, chuyên nghiệp còn khá phổ biển, ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch Nghệ An.

Những điều kiện và thực trạng phát triển du lịch biển, đảo của Nghệ An nói trên cần được đánh giá một cách khách quan, trung thực, đầy đủ, tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của du lịch biển, đảo Nghệ An trong những chương tới. Để thực hiện công việc này, các chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch và báo cáo… có liên quan đến du lịch biển, đảo của Nghệ An sẽ được tổng hợp và phân tích.

Giống với bất kỳ hoạt động du lịch nào khác, du lịch biển, đảo cũng được quyết định bởi những điều kiện, nguồn lực mà điểm đến du lịch sở hữu. Nhìn chung, Nghệ An có tương đối nhiều lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo. Quy hoạch tổng thể Phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020 (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nghệ An, 2009) đã phân tích rất toàn diện, đầy đủ những đặc điểm về nguồn lực mà Nghệ An có thể dựa vào để phát triển ngành kinh tế này.

3.1. Điều kiện phát triển du lịch biển, đảo của Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Nghệ An nằm ở phía Đông Nam Bắc Bộ và tọa lạc tại trung tâm của khu vực Bắc Trung Bộ. Cụ thể, Nghệ An có tọa độ địa lý từ 18033' đến 20000' vĩ độ Bắc và 103052' đến 105048' kinh độ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển trên 82km, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp 3 tỉnh của Lào là Huaphanh, Xieangkhuang và Borikhamxay.

Nghệ An có vị trí địa lý là trung tâm khu vực Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu


Bắc – Nam, và Đông – Tây, nằm trong hành lang kinh tế Đông – Tây nối liền Myanmar – Thái Lan – Lào – Việt Nam – Biển Đông theođường 7 đến cảng Cửa Lò. Chính vì vậy, Nghệ An là điểm dừng chân quan trọng trên các tuyến du lịch xuyên Việt, xuyên Á, trên bộ cũng như trên biển và là điểm khởi đầu Con đường Di sản miền Trung và Đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Đi và đến Nghệ An có thể thông qua nhiều phương tiện giao thông khác nhau nhưđường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa.

3.1.1.2. Địa hình, đất đai, thủy văn

Diện tích tự nhiên của Nghệ An là 16.488 km2, rộng nhất cả nước, với phần lớn là đồi núi có độ cao trung bình 400-500 mét. Ba vùng địa hình chính của Nghệ An là vùng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng. Hai vùng địa hình đầu tiên chiếm phần lớn diện tích (83%) và phân bố chủ yếu ở phía Tây của tỉnh. Vùng đồng bằng nằm dọc bờ biển có diện tích nhỏ nhất nhưng là nơi tập trung đông dân cư và các cơ sở hành chính, kinh tế, kỹ thuật. Đây cũng là nơi tập trung các nguồn lợi tự nhiên phục vụ phát triển du lịch biển, đảo.

Về chế độ thuỷ văn, Nghệ An có hệ thống sông suối khá dày đặc với mật độ lưới sông trung bình khoảng 0,9 km/km2. Toàn tỉnh có 7 con sông trực tiếp đổ ra biển Đôngvới chiều dài trung bình khoảng 60-70 km. Sông Cả (sông Lam) dài nhất, bắt nguồn từ thượng Lào, có đoạn đoạn chảy qua Nghệ An dài 375km. Đặc điểm chung của các sông là độ dốc lớn, lòng hẹp, ít có bãi bồi hoặc chỉ có bãi bồi ở phía hạ lưu. Với hệ thống sông ngòi dày đặc và lượng mưa trung bình cao, Nghệ An có tổng lượng nước mặt trên 20 tỷ m3 và nguồn nước ngầm khá dồi dào. Lượng nước lớn là lợi thế để sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất và các nhu cầu khác kể cả du lịch.

Nhờ có hệ thống địa hình, sông suối đa dạng, Nghệ An có nhiều thắng cảnh thiên nhiên, là tiềm năng quan trọng để phát triển du lịch, trong đó có du lịch biển, đảo. Chi tiết cụ thể sẽ được đưa ra trong các mục tới đây.

3.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Xét một cách tổng thể, khí hậu có tính chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam. Mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều còn


mùa đông lạnh, ít mưa. Nhiệt độ trung bình của Nghệ An cả năm là 25,20C và số giờ nắng trung bình trong năm lên tới 1500-1700 giờ. Mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 với nhiệt độ bình quân từ 23-240C trong đó tháng nóng nhất là tháng 7. Mùa lạnh kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau với nhiệt độ bình quân 200C. Độ ẩm không khí của Nghệ An khá cao, trung bình 80-90%. Vùng đồng bằng nhìn chung có độ ẩm thấp hơn vùng đồi, núi và mùa nóng có độ ẩm cao hơn mùa lạnh.

Tóm lại, khí hậu, thời tiết của Nghệ An có tính mùa vụ rất rõ rệt. Về cơ bản, mùa nóng thuận lợi hơn nhiều mùa lạnh để khai thác du lịch biển, đảo.Tuy nhiên, mưa nhiều, bão, lũ, nhiệt độ quá cao, gió Lào… vào một số thời điểm cũng hạn chế không nhỏ việc phát triển du lịch, biển đảo trong mùa nóng.

3.1.1.4. Tài nguyên du lịch biển, đảo

Với đường bờ biển dài 82 km, Nghệ An có một hệ thống tương đối phong phú, đa dạng các tài nguyên có thể khai thác để phát triển du lịch biển, đảo. Cả 5 địa phương duyên hải của Nghệ An là thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, các huyện Nghi Lộc, Diễn Châu và Quỳnh Lưu đều sở hữu những tiềm năng du lịch biển, đảo nhất định.

Nhìn chung, vùng biển và ven biển Nghệ An có địa hình trung bình thấp. Từ Quỳnh Lưu đến bắc Cửa Lò có địa hình khá phức tạp. Các dãy núi đá trầm tích chạy sát bờ biển có hình dạng khúc khuỷu, lồi lõm, có nơi dạng vòng cung. Nhiều đồi núi, bán đảo nhỏ nhô ra như: hòn Câu (Diễn Châu), mũi Rồng (Nghi Lộc), đảo Lan Châu (Cửa Lò)… Trái lại, vùng Nam Cửa Lò đến Cửa Hội có địa hình đơn giản, bằng phẳng và còn khá hoang sơ, tĩnh lặng với những rặng phi lao bạt ngàn. Do đặc điểm địa hình duyên hải như vậy, Nghệ An có khá nhiều thắng cảnh biển, bãi tắm đẹp, lãng mạn rất thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

So với nhiều địa phương khác trong cả nước, Nghệ An có số lượng bãi tắm lớn. Nhìn chung, các bãi biển ở Nghệ An đẹp, dài, phẳng, độ sâu vừa phải, sóng hiền hòa và có nồng độ muối thích hợp cho các loại hình du lịch biển. Tắm biển, nghỉ dưỡng đặc biệt phù hợp, đem lại nhiều giá trị về giải trí, sức khỏe vào mùa nóng. Nhiều bãi biển đã được đưa vào khai thác và là điểm đến quen thuộc, ưa thích của du

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/03/2023