Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 12


bám sát chỉ đạo của Trung ương, tuy nhiên suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng còn thấp và chưa theo kịp sự thay đổi của thị trường. Chưa phân biệt các dạng lập địa, các điều kiện trồng rừng khác nhau trong suất đầu tư, chưa có cơ chế hưởng lợi cho người dân từ rừng phòng hộ,…

- Bên cạnh đó còn có một số vấn đề tồn tại trong việc áp dụng các hướng dẫn kỹ thuật và áp dụng hệ thống chính sách, suất đầu tư xây dựng rừng phòng hộ trong dự án 661 thể hiện:

+ Chất lượng giống một số nơi chưa đảm bảo; cơ cấu cây trồng ở một số địa phương còn chưa phù hợp với điều kiện tự nhiên, nên đa số cây phù trợ lấn át cây trồng chính (cây bản địa), dẫn đến cây chính sinh trưởng kém và bị đào thải; Nhiều mô hình lâm sinh chưa tuân thủ theo đúng thiết kế kỹ thuật về cách bố trí các cây trong mô hình. Điều đặc biệt là ở một số nơi trồng quá sát nhau; Mật độ và cách bố trí trồng rừng còn quá đơn điệu, dập khuôn cho hầu hết các loài cây trồng rừng.

+ Hệ thống cán bộ phụ trách lâm nghiệp của tỉnh hiện nay còn rất thiếu; bên cạnh đó lương cán bộ còn quá thấp để có thể làm cho cán bộ yên tâm công tác và làm tốt nhiệm vụ của mình; Suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng phòng hộ tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn còn quá thấp và chậm thay đổi theo biến động giá cả thị trường. Đặc biệt vẫn áp dụng chung cùng một suất đầu tư cho tất cả các loại mô hình trên tất cả các dạng lập địa có điều kiện trồng rừng khác nhau.

- Để nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn trên địa bàn tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn tới của Dự án, cần áp dụng các nhóm giải pháp sau:

+ Về các biện pháp kỹ thuật cho trồng rừng phòng hộ: Cần có hướng dẫn chi tiết, cụ thể về từng loài cây hỗn giao trong từng mô hình lâm sinh trên từng dạng lập địa cụ thể, có hướng dẫn tỉa thưa cây phù trợ để mở tán cho cây


trồng chính phát triển, chú trọng những loài cây có triển vọng (Keo tai tượng, Luồng, Lim xanh) và các mô hình có triển vọng ( Keo tai tượng + Luồng, Lim xanh + Keo tai tượng,…),…

+ Về cơ chế chính sách, suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ: Tăng suất đầu tư cho 1 ha rừng trồng, suất đầu tư cần phải bám sát giá thị trường và thay đổi tùy vào mức độ khó, dễ của việc trồng rừng, có cơ chế hưởng lợi cho người dân từ rừng trồng phòng hộ, trong quá trình quy hoạch 3 loại rừng cần bố trí xen kẽ rừng phòng hộ với rừng sản xuất,….

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

5.2. Tồn tại

Do điều kiện thời gian nghiên cứu ngắn nên luận văn còn một số hạn chế như sau:

Đánh giá kết quả trồng rừng phòng hộ đầu nguồn Dự án 661 giai đoạn 1999 - 2008 tại tỉnh Hoà Bình - 12

+ Chưa điều tra khảo sát được tất cả các dạng mô hình mà chỉ điều tra ngoài thực địa 18 ÔTC, số còn lại luận văn phải kế thừa của dự án Jica.

+ Chưa đánh giá được khả năng phòng hộ của rừng phòng hộ đầu nguồn.

+ Chưa xem xét, đánh giá được toàn bộ 14 mô hình lâm sinh áp dụng trong Dự án 661 tại tỉnh Hòa Bình.

+ Mới chỉ đánh giá về rừng trồng phòng hộ, chưa đánh giá được các mô hình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và bảo vệ rừng trong Dự án 661.

+ Chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế mà dự án 661 mang lại.


5.3. Kiến nghị

Để nâng cao hiệu quả trồng rừng phòng hộ Dự án 661 giai đoạn tới, tác giả kiến nghị một số điểm như sau:

- Tiếp tục điều tra, đánh giá các mô hình lâm sinh trong Dự án 661 mà luận văn chưa thể tiếp cận được, làm cơ sở đề xuất loài cây và mô hình trồng rừng phòng hộ trong giai đoạn tới.


- Tỉnh Hòa Bình cần tiến hành thêm các nghiên cứu, đánh giá cụ thể trên từng vùng, từng dạng lập địa để có căn cứ lựa chọn ra loài cây và mô hình trồng rừng cụ thể.

- Tỉnh Hòa Bình cần có đánh giá chi tiết, tính toán cụ thể về giá trị thực cần đầu tư cho 1ha rừng trồng phòng hộ là bao nhiêu, làm cơ sở đề xuất tăng suất đầu tư cho trồng rừng phòng hộ theo từng dạng lập địa và điều kiện trồng rừng khác nhau.

- Xã hội hóa công tác xây dựng rừng phòng hộ: Dự án 661 tỉnh Hòa Bình cần huy động thêm nguồn vốn đầu tư từ các đơn vị khác như nhà máy thủy điện Hòa Bình, các doanh nghiệp trên địa bàn, nguồn đóng góp của người dân,….để nâng cao suất đầu tư cho trồng rừng nhằm tăng thêm diện tích rừng trồng, nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác trồng rừng phòng hộ.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2001), Đánh giá tác động môi trường Lâm nghiệp Việt Nam qua một số mô hình liên kết quản lý rừng cộng đồng tại Yên Bái và Hà Giang, Hà Nội 2001.

2. Bộ Lâm nghiệp (1986), Quy chế quản lý, sử dụng rừng phòng hộ ban hành kèm theo quyết định số 1171 ngày 30 tháng 12 năm 1986 của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp.

3. Bộ Lâm nghiệp (1993), Quy phạm các giải pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng cho rừng sản xuất gỗ và tre nứa (QPN 14 – 92).

4. Bộ Lâm nghiệp (1991). Quy phạm kỹ thuật xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn (QPN - 13 - 91) ban hành kèm theo Quyết định số 134- QĐ/KT ngày 4/4/1991 của Bộ trưởng Bộ lâm nghiệp.

5. Vu Chí Dân - Christohp Peisert - Dư Tân Hiểu (2001), Sổ tay rừng bảo vệ nguồn nước, Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc (Nguyễn Tiến Nghênh dịch). Tài liệu chuyên khảo của Bộ môn lâm sinh - Trường Đại học Lâm nghiệp.

6. Vu Chí Dân & Vương Lễ Tiên (2001), Nghiên cứu hiệu quả của rừng nuôi dưỡng nguồn nước, Đại học Bắc Kinh - Trung Quốc, (Nguyễn Tiến Nghênh dịch), Tài liệu chuyên khảo của Bộ môn lâm sinh, Trường Đại học Lâm nghiệp.

7. Trần Hữu Dào (1997), Giáo trình quản lý dự án, Trường Đại học Lâm nghiệp.

8. Phạm Văn Điển (2004), Quản lý đầu nguồn trong Một số vấn đề trong Lâm học nhiệt đới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội - 2004.

9. Lê Đăng Giảng và Nguyễn Thị Hoài Thu (1981), “Một vài nhận xét về khả năng giữ nước, điều tiết dòng chảy của rừng thứ sinh hỗn giao lá rộng có


độ tàn che khác nhau tại vùng núi Tiên - Hữu Lũng - Lạng Sơn”, Thông tin khoa học kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp, 81 (1), tr. 8- 12.

10. Đàm Đình Hùng (2003), Nghiên cứu sự tác động của dự án khu vực Lâm nghiệp và quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn (VN - ADB) tại tiểu dự án xã Tân Thành, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Lâm nghiệp 2003.

11. Hudson N (1981), Bảo vệ đất và chống xói mòn (Đào Trọng Năng và Nguyễn Kim Dung dịch), NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội - 1981.

12. Vò Đại Hải (1996), Nghiên cứu các dạng cấu trúc hợp lý cho rừng phòng hộ đầu nguồn Việt Nam, Luận án PTS khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1996.

13. Vò Đại Hải (2000), Những cơ hội và các giải pháp cho quản lý và xây dựng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên. Tạp chí Lâm nghiệp (10), trang 16 - 18.

14. http://www.monre.gov.vn.

15. Hội Chữ Thập đỏ (2002), Tài liệu hội thảo PIMES - chương trình phòng ngừa thảm hoạ.

16. Tô Duy Hợp, Lương Hồng Quang (2000), Phát triển cộng đồng lý thuyết và vận dụng. Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin - Hà Nội.

17. Hội đồng Bộ trưởng. Quyết định số 219 - CT ngày 15/6/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt dự án đầu tư xây dựng vùng kinh tế phòng hộ xung yếu ven hồ Hòa Bình.

18. Nguyễn Ngọc Lung và Vò Đại Hải (1997), Kết quả bước đầu nghiên cứu tác dụng phòng hộ nguồn nước của một số thảm thực vật chính và các nguyên tắc xây dựng rừng phòng hộ nguồn nước, NXB Nông nghiêp TP. Hồ Chí Minh.


19. Nguyễn Quang Mỹ, Quách Cao Yêm, Hoàng Xuân Cơ (1984), “Nghiên cứu xói mòn và thử nghiệm một số biện pháp chống xói mòn đất nông nghiệp tại Tây Nguyên. UBKHTNN - Báo cáo khoa học của chương trình điều tra tổng hợp vùng Tây nguyên (1976 - 1980), Hà Nội -1984.

20. Bùi Ngạnh, Vũ Văn Mễ (1995), Kết quả bước đầu nghiên cứu tình hình xói mòn và biện pháp phòng chống xói mòn dưới rừng trồng Bồ đề tại Tứ Quận Tuyên Quang (1974 - 1976), Khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Bùi Ngạnh, Nguyễn Ngọc Đích (1985), “Nghiên cứu xây dựng các nguyên tắc để tạo rừng và kinh doanh rừng phòng hộ các lưu vực hồ chứa nước đầu nguồn và dọc bờ sông”, Tạp chí khoa học, Viện nghiên cứu Lâm nghiệp, 96 (2), trang 49 - 53.

22. Lại Thị Nhu (2004), Đánh giá tác động của dự án trồng rừng nguyên liệu ván dăm giai đoạn 1999 - 2003 của Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ, trường Đại học Thái Nguyên - 2004.

23. Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng.

24. Vũ Nhâm (2002), Phương pháp đánh giá dự án trồng rừng có sự tham gia. Trường Đại học Lâm nghiệp.

25. Vương Văn Quỳnh (1999), Quản lý nguồn nước, Đề cương giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp.

26. Vương Văn Quỳnh (1994a), Nghiên cứu thuỷ văn và xói mòn ở khu thực nghiệm Trường Đại học Lâm nghiệp, Kết quả nghiên cứu khoa học 1995 - 1999, Trường Đại học Lâm nghiệp.

27. Vương Văn Quỳnh (1996), “Vai trò bảo vệ đất của thảm tươi cây bụi d- ưới rừng trồng ở vùng nguyên liệu giấy”. Thông tin khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp - 1996.


28. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật bảo vệ và Phát triển rừng 2004.

29. Quy chế quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất là rừng tự nhiên ban hành theo Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg ngày 11/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ.

30.Quyết định số 354-CT ngày 11/12/1989 của Chủ tịch HĐBT phê chuẩn quy hoạch vùng đất xây dựng hệ thống rừng phòng hộ lưu vực sông Đà và thuỷ điện Hoà Bình.

31. Quyết định số 327/CT ngày 15/9/1992 của Chủ tịch HĐBT về một chủ trương, chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước.

32. Quyết định số 661/ QĐ - TTg ngày 29/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

33. Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng.

34. Đỗ Đình Sâm, Ngô Đình Quế và Vũ Tấn Phương (2002), Mối quan hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn, Báo cáo tại hội thảo Mối liên hệ giữa sử dụng đất và phòng hộ đầu nguồn. Hà Nội, tháng 5/2002, FSIV và IIED.

35. Nguyễn Tử Siêm, Thái Phiên (1999), Phương pháp nghiên cứu xói mòn và dòng chảy trên bề mặt đất đồi núi Việt Nam, thoái hoá và phục hồi. NXB Nông nghiệp Hà Nội - 1999.

36. Phạm Văn Sơn (1994), Vấn đề bồi lắng phù sa ở hồ chứa Hoà Bình, Viện Khí tượng thuỷ văn, Hà Nội - 1994.

37. Hoàng Liên Sơn và các cộng tác viên (2005), Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai


đoạn 1998 - 2004 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2006 - 2010.

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam - 2005.

38. Đỗ Đình Sâm (1998), Du canh với vấn đề Quản lý rừng bền vững ở Việt Nam, hội thảo quốc gia về QLRBV và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 66.

39. Hoàng Liên Sơn, Cao Lâm Anh, Đặng Văn Thuyết và nghiên cứu viên phòng NCKTLN và NCKTLS (2005), Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ đầu nguồn trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 1998

– 2004 và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn 2006 – 2010. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

40. Vương Lễ Tiên, Lý Á Quang (1991), Nghiên cứu tác dụng điều tiết lũ của rừng thuộc vùng núi Bắc Kinh, (Trần Văn Mão lược dịch), Tài liệu chuyên khảo của Bộ môn lâm sinh , Trường Đại học Lâm nghiệp.

41. Trần Huệ Tuyền (1954), “Phân tích chức năng giữ nước của rừng bảo vệ nguồn nước đập Tùng Hoa, Côn Minh” (Trần Văn Mão dịch), Thông tin lâm nghiệp nước ngoài, Trường Đại học Lâm nghiệp 96 (1), tr. 22 - 27.

42. Trường Đại học Lâm nghiệp - Bộ môn trồng rừng (1966), Trồng rừng phòng hộ.

43. Phạm Xuân Thịnh (2002), Đánh giá tác động của dự án KFW1 tại vùng dự án xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sỹ, Trường ĐHLN.

Tài liệu tiếng Anh

44. Bruijnzeel L A (1990), Hydrology of moist tropical forest anh effects of conversion: a state of knowledge review, The Netherlands.

45. Bruijnzeel L A (1990a), “Rainfall interception modelling for two tropical forest types in the Luquillo Experimental forest”, Journal of hydrology 90 (38), pp. 49 - 58

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/08/2022