phát điểm không phải là sinh viên sư phạm nên quá trình lên lớp giảng dạy kiến thức cũng như đánh giá kết quả học tập của SV còn gặp nhiều khó khăn.
Hướng tiếp cận năng lực trong dạy học và đánh giá kết quả học tập mới được đưa vào các trung tâm nên việc triển khai đánh giá theo cách tiếp cận này còn gặp nhiều vướng mắc. Đội ngũ giáo viên chưa nắm chắc và vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức đánh giá theo cách tiếp cận này. Bên cạnh đó, SV học tập tại trung tâm đến từ nhiều trường khác nhau với chất lượng đầu vào khác nhau. Do đó, việc xây dựng chuẩn năng lực phù hợp cho nhiều đối tượng, nhiều trường rất phức tạp. Vì vậy, việc xây dựng mục tiêu, yêu cầu các năng lực người học cần có khi ra trường còn chưa cụ thể nên việc xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá còn chưa sát, đôi khi còn đánh giá chung chung.
* Động cơ, thái độ học tập của SV
Giáo dục quốc phòng và an ninh là môn học quan trọng đối với HSSV. Nhưng do kết quả học tập của môn học này không được tính vào kết quả học tập chung của khóa học nên nhiều SV chưa có động cơ, thái độ học tập tích cực với môn học. Tình trạng ngủ gật, nói chuyện riêng trong giờ, quay cóp khi kiểm tra, thi còn diễn ra ở nhiều lớp, nhiều khóa học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hiện nay, đánh giá theo tiếp cận năng lực là một quan điểm đánh giá phổ biến trên thế giới do những ưu việt của nó là chú trọng đến việc phát triển các năng lực thực của người học, tạo điều kiện cho họ thâm nhập vào thực tiễn, gắn học đi đôi với hành.
Tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, việc hình thành cho sinh viên các năng lực về Quân sự chung và chiến thuật nói riêng, kiến thức quốc phòng - an ninh nói chung theo chuẩn đầu ra được thực hiện ở tất cả các môn học và trong các hoạt động rèn luyện quân sự.
Căn cứ vào đặc điểm của chương trinh giáo dục quốc phòng và an ninh dành cho sinh viên đại học và cao đẳng, những năng lực cần hình thành cho sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh được xác định trong luận văn gồm: năng lực tư duy phân tích, năng lực tư duy tổng hợp, năng lực tư duy phê phán, năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết, năng lực thu thập và xử lý thông tin, năng lực làm việc nhóm, năng lực tự học, các năng lực quân sự.
Mục tiêu đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực là đánh giá các năng lực chung và năng lực quân sự cần thiết của người học. Đó là các năng lực phù hợp với chuẩn đầu ra về kiến thức quốc phòng và an ninh. Việc kiểm tra không tập trung vào khả năng tái hiện kiến thức đã học mà quan tâm đến khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức trong những tình huống thực tiễn khác nhau.
Nội dung đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực đòi hỏi sinh viên thực hiện vận dụng các kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành động để giải quyết các bài tập, nhiệm vụ đề ra để qua đó thể hiện được năng lực của bản thân.
Sử dụng phối hợp đa dạng hóa nhiều phương pháp kiểm tra - đánh giá là điều cần thiết trong đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, trong đó cần thực hiện đánh giá thông qua các phương pháp, hình thức dạy học môn học.
Những bài tập thực hành là công cụ phổ biến và có giá trị trong việc thu thập thông tin về năng lực của người học. Để đánh giá việc người học giải quyết các bài tập, công cụ sử dụng chủ yếu trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực là rubric. Sử dụng rubric không chỉ giúp giảng viên đánh giá định tính mà còn đánh giá
được định lượng, đồng thời góp phần thực hiện tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên hiệu quả hơn.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá kết quả học tập theo năng lực. Trong đó, có các yếu tố chủ quan như năng lực đánh giá của đội ngũ giáo viên; động cơ, thái độ học tập của SV và các yếu tố khách quan như: cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học,…
Nghiên cứu đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực sẽ góp phần đổi mới cách thức đánh giá KQHT giúp nâng cao chất lượng đánh giá cũng như chất lượng dạy học, chất lượng đào tạo.
Chương 2
THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG
VÀ AN NINH ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC
2.1. Vài nét về khách thể khảo sát
Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên là Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trung tâm được thành lập tại Quyết định số 2963/QĐ-TCCB ngày 17/12/1992 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo với tên gọi ban đầu là Trung tâm Giáo dục quốc phòng thành phố Thái Nguyên; Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên. Ngày 15/02/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 437/QĐ-BGDĐT đổi tên Trung tâm Giáo dục quốc phòng Thái Nguyên thành Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên.
Sứ mạng của Trung tâm là: “Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Đại học Thái Nguyên có, nhiệm vụ giáo dục,đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho học sinh sinh viên và đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.” Với tầm nhìn: “Từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên; đổi mới căn bản nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo; hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh sinh viên; đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng, an ninh có chất lượng cao. Phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy về giáo dục quốc phòng và an ninh trong cả nước”.
Hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất của Trung tâm gồm giảng đường, thư viện, hội trường, ký túc xá sinh viên; Nhà làm việc của Ban Giám đốc, Nhà công vụ; Khu thao trường kỹ chiến thuật, nhà kho quân khí, quân trang; sân vận động … với diện tích đất sử dụng là 15,5327 ha. Diện tích này đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu khoa học quân sự và các hoạt động rèn luyện, sinh hoạt tập thể của người học và cán bộ, giảng viên.
Trung tâm gồm 02 phòng chức năng (Phòng Kế hoạch tổng hợp và phòng Đào tạo và quản lý người học) và 01 khoa Giáo viên. Đội ngũ giảng viên tại Trung tâm gồm hai thành phần: sĩ quan biệt phái của Cục Chính trị - Quân khu I và giảng viên dân sự (văn bằng 2)
* Những kết quả thực hiện nhiệm vụ trong những năm qua
Đã tổ chức giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh cho học sinh sinh viên các Trường thành viên, các khoa trực thuộc Đại học Thái Nguyên được 26 khóa; Liên kết giảng dạy cho học sinh sinh viên các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học sinh các trường trung học phổ thông trên địa bàn.
Đã đào tạo được 11 khóa ngắn hạn giáo viên GDQP-AN cho các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề các tỉnh khu vực phía Bắc và trên địa bàn Quân khu 1.
Từ năm 2007, Trung tâm đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo giao nhiệm vụ cùng với Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên xây dựng chương trình đào tạo giáo viên dạy hai môn (môn Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng an ninh). Đến nay đã thực hiện được 09 khóa đào tạo.
Trung tâm đã tham mưu cho Giám đốc Đại học Thái Nguyên và lãnh đạo các trường thành viên về công tác quốc phòng, an ninh; giúp các nhà trường xây dựng các phương án bảo vệ trường và được đánh giá có chất lượng tốt qua kiểm tra của Thanh tra quốc phòng hàng năm.
Huấn luyện hơn 1200 lượt tự vệ cho các trường trong Đại học Thái Nguyên, dân quân tự vệ các phường, xã trên địa bàn; kết quả huấn luyện đều đạt từ khá trở lên.
Trong hơn 27 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm của Đảng ủy, Ban Giám đốc Đại học Thái Nguyên, Quân khu 1 và sự cố gắng, nỗ lực của tập thể đơn vị, đội ngũ cán bộ, viên chức, người lao động đã phát huy tốt bản chất truyền thống Quân đội, quyết tâm vượt qua những khó khăn để từng bước xây dựng, ổn định cơ cở vật chất bảo đảm cho quá trình hoạt động tổ chức. Trong những năm qua,Trung tâm đã đạt được nhiều thành tích và phần thưởng cao quý do Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Quốc phòng trao tặng. Trung tâm đã khẳng định được vị trí trong sự nghiệp giáo dục quốc phòng toàn dân nói chung, giáo dục quốc phòng, an ninh cho học sinh sinh viên nói riêng, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục quốc phòng, an ninh.
2.2. Tổ chức khảo sát
2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Khảo sát nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực một cách khách quan, cụ thể. Qua đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực.
2.2.2. Nội dung khảo sát
Nội dung khảo sát được tập trung vào những vấn đề sau:
- Thực trạng nhận thức về đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm GDQP&AN Đại học Thái Nguyên theo tiếp cận năng lực.
- Thực trạng đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Đánh giá chung về thực trạng.
2.2.3. Đối tượng, địa bàn khảo sát
Khảo sát thực trạng ở Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh, cụ thể gồm 200 sinh viên đang học tại Trung tâm và 20 giảng viên khoa Giáo viên.
2.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát
Trong quá trình khảo sát thực trạng, chúng tôi sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (với hai mẫu phiếu dành cho giảng viên và sinh viên), phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát.
Để tiến hành khảo sát, chúng tôi đã chọn ra 20 giảng viên thuộc Tổ Giáo viên Quân sự có thâm niên giảng dạy từ 3 năm trở lên và 200 sinh viên. Sau khi thu phiếu về, kiểm tra làm sạch phiếu, chúng tôi thu được mẫu gồm 16 giảng viên và 182 mẫu phiếu của sinh viên.
2.3. Kết quả khảo sát
2.3.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Đại học Thái Nguyên về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực
2.3.1.1. Thực trạng nhận thức của giảng viên và sinh viên về vai trò của đánh giá KQHT
Đánh giá KQHT các môn học của sinh viên trong quá trình dạy học tại Trung tâm có vai trò rất quan trọng. Việc đánh giá KQHT không những cho biết thực trạng KQHT đạt được của sinh viên mà còn cung cấp những thông tin ngược về chất lượng học tập của họ để giảng viên và sinh viên điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp.
Ảnh hưởng của đánh giá KQHT đến quá trình dạy học rất lớn, thậm chí nhiều người cho rằng cách thức kiểm tra đánh giá như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cách dạy và cách học như thế ấy.
Để đảm bảo chất lượng dạy học các môn học ở Trung tâm, giảng viên và sinh viên cần xác định rõ vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá KQHT. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 ở phụ lục 1 và 2 để tìm hiểu vai trò của đánh giá KQHT trong quá trình dạy học. Kết quả thu được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.1: Nhận thức của giảng viên và sinh viên
về tầm quan trọng của đánh giá KQHT trong quá trình dạy học ở Trung tâm
Các mức độ | Giảng viên | Sinh viên | |||
SL | % | SL | % | ||
1 | Rất quan trọng | 12 | 75 | 83 | 45,6 |
2 | Quan trọng | 4 | 25 | 52 | 28,5 |
3 | Bình thường | 0 | 0 | 45 | 24,7 |
4 | It quan trọng | 0 | 0 | 2 | 0,6 |
5 | Không quan trọng | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tổng | 16 | 100 | 182 | 100 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập
- Các Thành Tố Của Quá Trình Đánh Giá Kqht Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo
- Quy Trình Đánh Giá Kqht Của Sinh Viên Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Nhận Thức Của Sinh Viên Về Mục Đích Đánh Giá Kqht
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Đánh Giá Của Sinh Viên Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Ý Kiến Của Sinh Viên Về Thực Trạng Châm Chữa Kết Quả Thực Hiện Nhiệm Vụ Của Sinh Viên Trong Đánh Giá Kqht Theo Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Qua kết quả khảo sát thu được có thể thấy:
- Về phía giảng viên: tất cả giảng viên được hỏi đều khẳng định vai trò quan trọng và rất quan trọng của đánh giá KQHT trong quá trình dạy học tại Trung tâm.
- Đối với sinh viên: Có 135 sinh viên (chiếm 74,1%) tổng số sinh viên được hỏi cho rằng đánh giá KQHT có vai trò quan trọng và rất quan trọng trong QTDH các môn học ở Trung tâm. Những lý do được nhiều sinh viên đưa ra để lý giải cho lựa chọn của mình là “Đánh giá KQHT là cơ sở để đánh giá tri thức, kĩ năng và các năng lực của sinh viên, là sự phản ánh chất lượng dạy học của môn học và chất lượng đào tạo của nhà trường”; “Qua đánh giá KQHT giúp giảng viên và sinh viên biết được những thiếu sót mắc phải trong giảng dạy và học tập để từ đó họ điều chỉnh hoạt động dạy học”. Có một vài sinh viên lại cho rằng “Có đánh giá KQHT thì mới tạo động cơ thúc đẩy sinh viên học tập”. Với những lý do đã nêu có thể khẳng định các sinh viên này hiểu rõ vai trò, chức năng của đánh giá KQHT nên đã có sự lựa chọn phù hợp.
Tuy nhiên, vẫn còn một số sinh viên được hỏi cho rằng đánh giá KQHT có vai trò ít quan trọng. Mặc dù số lượng này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ (0,6%) nhưng cho thấy vẫn còn sinh viên có nhận thức chưa đúng hay chưa nhận ra được vai trò của đánh giá KQHT trong quá trình dạy học ở Trung tâm. Nếu không nhận thức được tầm quan trọng của đánh giá và thực hiện tốt sự phản hồi thông tin thì sinh viên rất khó học tập tốt được.
Như vậy, nhìn chung giảng viên và sinh viên đều có nhận thức đúng về tầm quan trọng của đánh giá KQHT, chỉ có một số rất ít sinh viên có nhận thức chưa đúng về vấn đề này.
2.3.1.2. Nhận thức của Giảng viên và sinh viên về mục đích của đánh giá KQHT
Để làm rõ nhận thức của giảng viên và sinh viên về mục đích của đánh giá KQHT, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 2 ở phụ lục 1 và 2 với 5 mức độ lựa chọn: 5 - rất quan trọng; 4 - quan trọng; 3 - bình thường; 2 - ít quan trọng; 1 - không quan trọng
* Ý kiến giảng viên
Bảng 2.2. Nhận thức của giảng viên về mục đích đánh giá KQHT
Các mục đích | Mức độ | Tổng |
X | TB | |||||
5 | 4 | 3 | 2 | 1 | |||||
1 | Nhằm xếp hạng sinh viên | 5 | 9 | 1 | 1 | 0 | 66 | 4,1 | 4 |
2 | Xác định kêt quả đạt được của sinh viên so với mục tiêu đề ra | 11 | 5 | 1 | 0 | 0 | 78 | 4,8 | 2 |
3 | Cung câp thông tin phản hồi đê điều chỉnh hoạt động học của sinh viên | 10 | 4 | 2 | 0 | 0 | 68 | 4,2 | 3 |
4 | Cung cấp thông tin phản hồi để điều chỉnh hoạt động dạy của giảng viên | 12 | 3 | 1 | 0 | 0 | 75 | 4,6 | 1 |
5 | Thúc đẩy sinh viên tích cực học tập | 9 | 5 | 1 | 1 | 0 | 70 | 4,3 | 5 |
6 | Hình thành khả năng tự đánh giá của sinh viên | 7 | 8 | 1 | 0 | 0 | 70 | 4,3 | 6 |
Kết quả của bảng 2.2 cho thấy, điểm trung bình ý kiến của giảng viên về các mục đích của đánh giá KQHT dao động từ 4.1 đến 4,80 (tức là nằm trong khoảng đánh giá rất quan trọng), trong đó mục đích được giảng viên cho là quan trọng nhất của đánh giá là “Xác định trình độ đạt được của sinh viên so với mục tiêu đề ra”. Mục đích đứng