Thực Trạng Chính Sách Thuế Đối Với Khuyến Khích Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng Du Lịch


đoạn 2014 - 2020 tỉnh Thanh Hoá đã chi NSNN cho nâng cấp, cải tạo đường giao thông nối các khu điểm du lịch đạt 884,781 tỷ đồng, chiếm 40,49% trong tổng chi NSNN cho CSHT đường giao thông. Cụ thể như: chi NSNN cải tạo, nâng cấp Đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn (đoạn từ chân núi Trường Lệ đến Vạn Chài) đạt 236,416 tỷ đồng; chi NSNN nâng cấp, cải tạo đường Nguyễn Du, thành phố Sầm Sơn đạt 147,352 tỷ đồng; chi NSNN cho nâng cấp, cải tạo Đường từ Quốc lộ 1A đi Khu du lịch Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá (Giai đoạn 1) đạt 149,840 tỷ đồng (NSTW hỗ trợ hoàn toàn); chi NSNN nâng cấp đường tỉnh 506B đoạn từ xã Thọ Lập đi Khu Di tích lịch sử Lam Kinh đạt 54,464 tỷ đồng (NSTW hỗ trợ hoàn toàn); chi NSNN dự án cải tạo, nâng cấp công trình đường giao thông từ ngã ba thôn 8, xã Tân Ninh đến đền Am Tiên, huyện Triệu Sơn đạt 92,995 tỷ đồng... Chi NSNN đã giúp nâng cấp, cải tạo các tuyến đường giao thông bị hư hỏng, xuống cấp đến các khu, điểm du lịch có tiềm năng phát triển và quan trọng đối với du lịch tỉnh Thanh Hoá.

- Chi NSNN xây dựng hạ tầng đường sông: chi NSNN cho hạ tầng giao thông đường sông giai đoạn 2014 - 2020 đạt 134,423 tỷ đồng (chi NSTW đạt 103,528 và chi NSĐP đạt 3,895 tỷ đồng) chiếm 3,8% trong tổng chi NSNN cho CSHT du lịch. Chi NSNN đã hình thành được Cầu Bê tông cốt thép đi xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thuỷ đạt 130,528 tỷ đồng; chi NSNN xây dựng cầu tàu du lịch, nạo vét luồng lạch tại bến thuyền du lịch đền Cô Bơ đạt 600 triệu đồng; chi NSNN hỗ trợ xây dựng Trung tâm đón tiếp khách, nâng cấp cầu tàu du lịch tại bến thuyền Hàm Rồng (thành phố Thanh Hoá) đạt 600 triệu đồng; chi NSNN hỗ trợ xây dựng cầu tàu du lịch, nạo vét luồng lạch bến thuyền tại Thiền viện Trúc Lâm đạt 600 triệu đồng; chi hỗ trợ xây dựng cầu tàu du lịch, nạo vét luồng lạch bến thuyền cụm di tích chùa Khải Nam đạt 600 triệu đồng... chi NSNN chủ yếu cho việc xây dựng cầu bê tông, cầu tầu du lịch, nạo vét cầu tàu du lịch đường sông, hỗ trợ phát triển các tuyến du lịch đường sông.

- Về hệ thống nước thải, rác thải, điện nước: Trong giai đoạn này tỉnh Thanh Hóa đã dành một phần vốn từ NSNN để đầu tư xây dựng, triển khai và hoàn thiện hệ thống hạ tầng nước thải, rác thải, điện nước với nguồn vốn NSNN giai đoạn 2014 - 2020 đạt 159,848 tỷ đồng, chiếm 4,33% trong tổng chi NSNN cho CSHT du lịch. Chi NSNN đã hình thành các hệ thống nước thải, rác thải, điện nước quan trọng gắn với khu vực ven biển như: chi NSNN cải tạo, nâng cấp hệ thống nước thải, nước mưa phía Tây đường Hồ Xuân Hương đạt 147,682 tỷ đồng và chi NSNN hệ thống thoát


nước thải TP Sầm Sơn đạt 4,166 tỷ đồng. Đến nay, số lượng các hệ thống nước thải, rác thải ở các khu du lịch khác chưa được quan tâm đầu tư nhiều. Với số lượng các khu, điểm du lịch lớn như hiện nay thì chi NSNN cho nhiệm vụ này đang còn rất thấp, mới đầu tư được một số công trình nước thải tại một số khu điểm quan trọng ven biển trong khi còn rất nhiều điểm du lịch khác đang cần được đầu tư.

- Về phát triển du lịch làng nghề: Với mục tiêu phát triển làng nghề du lịch bổ trợ cho SPDL chính theo định hướng của tỉnh nên trong thời gian qua tỉnh cũng đã bố trí một phần kinh phí hỗ trợ phát triển các làng nghề gắn với các điểm du lịch. Trong giai đoạn này tỉnh đã hỗ trợ 8 tỷ đồng, chiếm 0,228% trong tổng chi NSNN cho CSHT (đạt 13,33% kế hoạch chi NSNN cho CSHT làng nghề) [phụ lục 11] để hỗ trợ cho hạ tầng PTDL của 14 làng nghề như: đường giao thông đến làng nghề, đường nội bộ, khu đón tiếp, nhà trưng bày sản phẩm - quy trình sản xuất, nhà vệ sinh công cộng, bãi đỗ xe, hệ thống xử lý rác thải, nước thải, hệ thống điện, nước. Với sự hỗ trợ nguồn vốn từ NSNN cho phát triển CSHT làng nghề đã giúp tạo ra nhiều công ăn việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập cho người lao động nông thôn.

- Về phát triển nhà vệ sinh công cộng: Với mục tiêu PTDL bền vững thì việc đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch là yêu cầu cần thiết đã được Tổng cục Du lịch quy định. Trong giai đoạn này, tỉnh Thanh Hoá đã dành 19,2 tỷ đồng từ nguồn NSNN, đạt 92,19% so với kế hoạch đề ra, chiếm 0,54% chi NSNN cho CSHT cho việc đầu tư xây dựng nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn tại các khu du lịch trọng điểm. Với nguồn vốn đó, tỉnh đã xây dựng được 64 nhà vệ sinh công cộng với kinh phí từ NSNN đạt 300 triệu đồng - 400 triệu đồng/1 nhà vệ sinh công cộng đạt tiêu chuẩn tại nhiều khu du lịch trọng điểm như: Thành nhà Hồ (2 khu), Lam Kinh (2 khu); Sầm Sơn (2 khu); Hải Tiến (2 khu); Hải Hòa (2 khu); Bến En (3 khu); Hàm Rồng (4 khu); Cẩm Lương (2 khu); Thác Ma Hao (4 khu); huyện Vĩnh Lộc (05 khu); động Từ Thức (2 khu)... Tuy nhiên với hệ thống các điểm du lịch nhiều như hiện nay thì số nhà vệ sinh công cộng này chưa đủ để phục vụ cho khách du lịch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn, nhất là vào những dịp cao điểm.

- Về hạ tầng hỗ trợ: Trong thời gian qua chi NSNN mới bố trí được để xây dựng và triển khai một số hạ tầng hỗ trợ như dự án khuôn viên bãi biển phía Đông đường Hồ Xuân Hương, thị xã Sầm Sơn đạt 287,682 tỷ đồng chiếm 8,21% tổng chi NSNN


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 274 trang tài liệu này.

cho CSHT du lịch (đạt 91,05% kế hoạch của dự án). Số dự án hạ tầng hỗ trợ cho PTDL còn hạn chế, làm giảm sự hấp dẫn của các SPDL chính, hạn chế thời gian lưu lại của du khách du lịch.

2.2.1.2. Thực trạng chính sách thuế đối với khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch

Giải pháp tài chính nhằm thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hóa - 13

Việc triển khai thực hiện chính sách thuế đối với khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT du lịch được thực hiện thông qua ưu đãi thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu như: các dự án xây dựng hệ thống giao thông, nhà máy điện, hệ thống xử lý nước thải, rác thải,… Trong giai đoạn 2014 - 2020, chính sách thuế TNDN, thuế xuất nhập khẩu đã có những ưu đãi được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư xây dựng CSHT du lịch cụ thể như sau:

- Về Thuế TNDN: Thuế TNDN trong giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được thực hiện theo các văn bản sau: Nghị định số 218/2013/NĐ-CP; Thông tư số 78/2014/TT-BTC; Thông tư số 96/2015/TT-BTC… [19], [7], [8]. Chính sách thuế TNDN khuyến khích đối với CSHT du lịch giai đoạn 2014 - 2020 với những ưu đãi cụ thể như sau:

+ Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm đối với dự án đầu tư mới thuộc các lĩnh vực đầu tư xây dựng nhà máy nước, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nước, cầu, đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga và công trình hạ tầng đặc biệt quan trọng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Doanh nghiệp đầu tư thực hiện dự án đầu tư mới thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, bao gồm: xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, tái chế, tái sử dụng chất thải thì thu nhập từ các hoạt động sản xuất kinh doanh được miễn thuế TNDN trong giai đoạn đầu.

+ Miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với đầu tư phát triển nhà máy nước, nhà máy thủy điện, hệ thống thoát nước, cầu đường bộ, đường sắt, cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, sân bay, nhà ga và công trình CSHT đặc biệt quan trọng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Như vậy, quy định về thuế TNDN thực chất Nhà nước hỗ trợ vốn từ NSNN để doanh nghiệp đầu tư phát triển CSHT phục vụ du lịch, khuyến khích các cơ sở kinh doanh đầu tư vào lĩnh vực CSHT thuộc những lĩnh vực, những vùng có tính chất quan trọng đối với du lịch tỉnh Thanh Hóa. Thuế suất thuế TNDN có tính tới địa


bàn và lĩnh vực đầu tư, những địa bàn kinh tế xã hội khó khăn và lĩnh vực ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được áp dụng thuế suất ưu đãi với thời gian ưu đãi khác nhau thùy thuộc vào từng dự án. Quy định này, đã hướng các CSKDDL đầu tư vào CSHT của những vùng mà nhà nước khuyến khích, nhằm PTDL bền vững của địa phương.

Ưu đãi thuế TNDN đối với doanh nghiệp đầu tư vào CSHT du lịch trong khu công nghiệp và khu kinh tế Nghi Sơn. Quy định này áp dụng đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới. Ưu đãi về thuế TNDN Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 [19]. Cụ thể:

+ KKT Nghi Sơn: Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, miễn thuế 04 năm và giảm 50% số thuế phải nộp cho 09 năm tiếp theo. Khấu hao tài sản cố định: Dự án đầu tư trong KKT Nghi Sơn được áp dụng khấu hao tài sản nhanh đối với tài sản cố định; mức khấu hao tối đa là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản.

+ Đối với các dự án đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ (đáp ứng tiêu chí theo quy định của Nghị định 218/2013/NĐ-CP [19]) được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được miễn, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại. Thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng bằng thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới.

Chính sách thuế hỗ trợ phát triển CSHT du lịch đối với hoạt động xã hội hóa:

Ưu đãi đối với chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, giám định tư pháp (quy định tại Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ; Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/6/2014 của Chính phủ; Quyết định số 4294/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 của UBND tỉnh Thanh Hóa).

+ Cơ sở thực hiện xã hội hóa có thu nhập từ hoạt động xã hội hóa được áp dụng thuế suất thuế TNDN là 10% trong suốt thời gian hoạt động.

+ Cơ sở thực hiện xã hội hoá mới thành lập được miễn thuế TNDN trong 4 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm tiếp theo.


Về Thuế xuất khẩu, nhập khẩu: Thuế xuất khẩu, nhập khẩu được quy định tại Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14//6/2005 [63]. Luật thuế Xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành ngày 6/4/2016 [72]. Luật thuế đưa ra ưu đãi đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để hình thành TSCĐ, nguyên vật liệu trong nước chưa sản xuất được, khuyến khích đầu tư vào địa bàn KTXH khó khăn cụ thể:

+ Miễn thuế lần đầu đối với hàng hóa là trang thiết bị nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án CSHT du lịch được ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với dự án đầu tư CSHT của các dự án đầu tư kinh doanh bảo tàng cấp quốc gia, nhà văn hoá dân độc; đoàn ca, múa, nhạc dân tộc; rạp hát, trường quay, cơ sở sản xuất phim, in tráng phim, triển lãm mỹ thuật - nhiếp ảnh; sản xuất, chế tạo, sửa chữa nhạc cụ dân tộc; duy tu, bảo tồn bảo tàng, nhà văn hoá dân tộc và các trường văn hoá nghệ thuật; cơ sở, làng nghề giới thiệu và phát triển các ngành nghề truyền thống, đầu tư kinh doanh thư viện công cộng, rạp chiếu phim… khoản 11 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu [72].

+ Miễn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường bao gồm: Máy móc, thiết bị, phương tiện, dụng cụ, vật tư chuyên dùng nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để thu gom, vận chuyển, xử lý, chế biến nước thải, rác thải, khí thải, quan trắc và phân tích môi trường, sản xuất năng lượng tái tạo; xử lý ô nhiễm môi trường, ứng phó, xử lý sự cố môi trường;

+ Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sản xuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ.

Việc triển khai chính sách thuế khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT du lịch tại tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2014 - 2020 đã thu hút được một số dự án CSHT hỗ trợ PTDL tiêu biểu như sau:

- Cơ sở hạ tầng điện: Dự án Nhiệt điện Nghi Sơn 2 công suất 1.200 MW với số vốn đầu tư đạt 2.793,00 triệu USD; Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 công suất


600MW với vốn đầu tư đạt 1.060 triệu USD; Nhà máy nhiệt điện Công Thanh công suất 600 MW với vốn đầu tư 919,55 triệu USD…

- Cơ sở hạ tầng nước: Dự án Nhà máy cấp nước sạch cho KKT Nghi Sơn công suất 90.000 m3/ngày - đêm với vốn đầu tư 36,31 triệu USD; Hệ thống cấp nước KKT Nghi Sơn với công suất: Nước thô: 90.000 m3/ngày.đêm và Nước sạch: 60.000 m3/ngày.đêm với vốn đầu tư 50,86 triệu USD...

- Cơ sở hạ tầng xử lý chất thải: Nhà máy xử lý chất thải Nghi Sơn: Giai đoạn 1: Chất thải sinh hoạt 250 tấn/ngày, chất thải nguy hại 10.000 tấn/năm, chất thải công nghiệp: 15.000 tấn/năm và Giai đoạn 2: Nâng công suất lên gấp đôi giai đoạn 1 với vốn đầu tư: 9,33 triệu USD…

- Cơ sở hạ tầng lưu trú: Với các chính sách ưu đãi về thuế đã thu hút được vốn đầu tư vào các dự án tổ hợp dịch vụ cơ sở lưu trú quy mô lớn như: Tổ hợp dịch vụ tổng hợp KKT Nghi Sơn Phục vụ nhu cầu lưu trú, ăn uống và vui chơi giải trí cho người lao động tại KKT Nghi Sơn với vốn đầu tư 16,7 triệu USD; Khách sạn Nghi Sơn Tiêu chuẩn khách sạn 4 sao với 230 phòng lưu trú và 3.000m2 văn phòng cho thuê cùng các loại hình dịch vụ giải trí với vốn đầu tư 6,4 triệu USD; Central Resort

01 Khách sạn khoảng 900 phòng với vốn đầu tư 48 triệu USD; Khu du lịch FLC Sầm Sơn golf links và khu đô thị sinh thái FLC với nguồn vốn 2.730 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Lĩnh Nam với nguồn vốn huy động 6 tỷ; Dự án đầu tư xây dựng Khu du lịch Động Tiên Sơn với nguồn vốn là 8,4 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển Tiến Thanh với nguồn vốn huy động 930 tỷ đồng; Khu du lịch sinh thái biển và nghỉ dưỡng Linh Trường với nguồn vốn huy động đạt 40 tỷ đồng; Hải Tiến Resort với nguồn vốn 100 tỷ đồng…

- Cơ sở hạ tầng hỗ trợ: Đã thu hút được một số dự án CSHT hỗ trợ có tầm ảnh hưởng như Bệnh viện đa khoa quốc tế Hợp Lực khu vực Nghi Sơn Đầu tư xây dựng bệnh viện với quy mô 480 giường bệnh, trong đó có ít nhất 03 khoa đạt tiêu chuẩn quốc tế với vốn đầu tư 21 triệu USD. Quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí Sầm Sơn trị giá hơn 1 tỷ USD (tương đương 1.455 tỉ đồng)…

Nhìn chung, chính sách thuế khuyến khích đầu tư xây dựng CSHT du lịch tại tỉnh Thanh Hóa đã phần nào tạo động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu tư vào một số dự án CSHT du lịch có vốn lớn, góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho NSNN nhằm PTDL bền vững. Mặt khác với nguồn vốn đa dạng và


quy mô nguồn vốn lớn từ bên ngoài đã làm cho bộ mặt du lịch tỉnh Thanh Hóa được thay đổi hoàn toàn nhưng vẫn theo đúng quy hoạch đã xây dựng. Từ đó làm cho du lịch tỉnh Thanh Hoá phát triển không chỉ phát triển 1 mùa giống như trước kia mà tăng lên cả 4 mùa.

2.2.1.3. Thực trạng tín dụng Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng du lịch

Để khai thác những tiềm năng, thế mạnh nhằm PTDL bền vững của tỉnh Thanh Hoá. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã luôn thay đổi tích cực về cơ chế, chính sách quản lý TDNN. Tín dụng đầu tư được coi là một giải pháp cực kỳ quan trọng nhằm giúp các CSKDDL có điều kiện để đầu tư phát triển CSHT nhằm thúc đẩy du lịch phát triển. Trong giai đoạn 2014 - 2020, ngân hàng Phát triển chi nhánh Thanh Hoá đã triển khai đồng bộ các chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước cụ thể là theo một số văn bản tiêu biểu sau:

Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/8/2011; Nghị định số 32/2017/NĐ-CP Về tín dụng đầu tư của Nhà nước [18] [23]. Tín dụng Nhà nước đã hỗ trợ lãi suất cho vay đối với các dự án CSHT du lịch lớn, tạo ra sự đột phá cho PTDL của các địa phương. Theo đó VDB đã cho vay đối với các doanh nghiệp, chủ thể đầu tư vào các dự án CSHT như: dự án xây dựng nước sạch phục vụ kinh doanh du lịch; dự án xây dựng công trình nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nơi mà có các SPDL của địa phương… Cơ chế: Nguồn tín dụng đầu tư phát triển đối với dự án CSHT du lịch được áp dụng với lãi suất ưu đãi bằng lãi suất bình quân các nguồn vốn với phí hoạt động của VDB.

Những ưu đãi tín dụng nói trên đã góp phần hỗ trợ cho ngành du lịch được hưởng lợi từ tín dụng cho các dự án CSHT chung cả tỉnh. Cụ thể trong giai đoạn 2014

- 2020, mới có 1 dự án CSHT du lịch đã tiếp cận được nguồn vốn tín dụng NHPT đó là dự án Nhà máy nước sạch xã Hoằng Xuân, huyện Hoằng Hoá của Công ty TNHH và thương mại Trường Thành với số vốn được giải ngân giai đoạn 2017 - 2020 là 195,548 tỷ đồng (năm 2017: 36,972 tỷ đồng; năm 2018: 52,672 tỷ đồng; năm 2019: 54,132 tỷ đồng; năm 2020: 51,772 tỷ đồng). Nhà máy đi vào hoạt động đã cung cấp nước sạch cho hơn 200 CSKDDL trên địa bàn huyện Hoằng Hoá, đây là vùng ven biển, nơi mà thường xuyên thiếu nước sạch. Từ đó thúc đẩy phát triển SPDL biển Hải Tiến, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá.

Như vậy, số lượng các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn TDNN đối với lĩnh vực CSHT rất ít. Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy trong số 422 doanh


nghiệp được hỏi thì có 58 CSKDDL đã đến để xin vay vốn ưu đãi Nhà nước. Tuy nhiên các cơ sở kinh doanh này đều không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng Nhà nước. Khi tiếp cận nguồn vốn này, các cơ sở kinh doanh du lịch được hỏi có các ý kiến như sau: có 100% ý kiến cho rằng thủ tục vay vốn phức tạp, 63,79% ý kiến cho rằng tài sản thế chấp của mình không đủ, 77,58% ý kiến cho rằng thời gian vay đang còn ngắn, 62,06% ý kiến cho rằng lãi suất ngân hàng chưa thực sự ưu đãi và 32,7% ý kiến cho rằng quy mô khoản vay vẫn đang còn nhỏ [phụ lục 2]. Nguyên nhân là do hầu hết các cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá là những doanh nghiệp nhỏ nên không đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng Nhà nước với lãi suất ưu đãi. Có một số doanh nghiệp quy mô lớn có khả năng tiếp cận được nguồn vốn này nhưng khi làm thủ tục lại gặp những vướng mắc về thủ tục, dự án chưa được phê duyệt trong danh mục được vay.

Ngoài ra, nguồn vốn TDĐT của Nhà nước còn tài trợ cho một số loại dự án đầu tư được thực hiện tại một số địa bàn thuộc diện ưu tiên theo chính sách của Nhà nước (địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; vùng đồng bào dân tộc Khơ me sinh sống tập trung, các xã thuộc Chương trình 135 và các xã biên giới thuộc Chương trình 120, các xã vùng bãi ngang…) và dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài theo hiệp định Chính phủ. Tuy nhiên những cơ sở kinh doanh du lịch ở những vùng này cũng không tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ưu đãi Nhà nước do thủ tục vay vốn phức tạp và không có tài sản đảm bảo thế chấp.

Trong giai đoạn hiện nay, nhất là sau thời gian dài các CSKDDL phải chống chọi với dịch bệnh covid 19, đang gặp rất nhiều khó khăn về vốn, trong khi tiềm lực tài chính đã bị giảm sút thì tín dụng Nhà nước với lãi suất ưu đãi là đòn bẩy hữu hiệu giúp các chủ thể này có thể vực dạy hoạt động và phát triển. Như vậy, việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước tại tỉnh Thanh Hoá vừa qua chưa thực sự hiệu quả và chưa có nhiều tác động đến mục tiêu PTDL bền vững của địa phương.

2.2.2. Thực trạng các giải pháp tài chính đào tạo nguồn nhân lực du lịch

2.2.2.1. Thực trạng chi ngân sách nhà nước đào tạo nguồn nhân lực thúc đẩy phát triển du lịch bền vững tỉnh Thanh Hoá

Đối với chi NSNN cho đào tạo NNL cho PTDL bền vững, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có một số chính sách tiêu biểu nhằm hỗ trợ kinh phí từ NSNN cho đào tạo NNL trong lĩnh vực du lịch cụ thể:

Xem tất cả 274 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí