Trên cơ sở nội dung bài tập nhằm đánh giá sản phẩm hoặc quá trình hoạt động của người học mà hình thức thể hiện bài tập cũng rất đa dạng và phong phú.
+ Đối với các bài tập yêu cầu tạo ra sản phẩm có các hình thức như: bài viết tự luận, bài tiểu luận, bài thu hoạch, một bài tập lớn, ...
+ Các bài tập phản ánh quá trình thực hiện có các hình thức như: thuyết trình một vấn đề, thực hành thao tác, thực hiện động tác v.v...
+ Các hình thức như thảo luận nhóm, tập luyện theo nhóm, xêmina,... là các hình thức vừa đánh giá sản phẩm, vừa đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Cách sử dụng bài tập: Để đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, bài tập thực hành không chỉ được sử dụng như một công cụ kiểm tra - đánh giá mà còn được sử dụng như một công cụ dạy học. Do vậy, bài tập thực hành có thể sử dụng ở nhiều thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học môn học này. Nó có thể được làm trong các giờ tự học, trong các giờ kiểm tra đánh giá hay được thực hiện trên lớp trong các giờ học lý thuyết, giờ thực hành, gắn liền với những phương pháp, hình thức dạy học khác nhau trong quá trình dạy học.
Như vậy, có thể thấy bài tập thực hành dùng trong đánh giá KQHT của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực nói riêng và trong đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực nói chung phản ánh đầy đủ cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp đánh giá theo tiếp cận năng lực. Do đó, nó là một công cụ hữu hiệu, có giá trị trong đánh giá năng lực của sinh viên.
* Công cụ chấm điểm KQHT của sinh viên tại Trung tâm theo tiếp cận năng lực
Những công cụ có thể dùng để chấm điểm trong đánh giá theo tiếp cận năng lực gồm: bảng kiểm tra, thang đánh giá và rubric. Cả ba công cụ này đều liên quan đến những tiêu chí đánh giá năng lực.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau bàn về định nghĩa tiêu chí, qua tìm hiểu một vài định nghĩa khác nhau về tiêu chí [18] có thể hiểu: Tiêu chí là các đặc điểm, tính chất, dấu hiệu đặc trưng của sản phâm hay hoạt động được sử dụng làm cơ sở để nhận biết, xác định, so sánh, đánh giá sản phâm hay hoạt động đó. Từ đó có thể rút ra định nghĩa về tiêu chí đánh giá năng lực như sau: Tiêu chí đánh giá năng lực là những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng của năng lực được sử dụng làm căn cứ để xác định, đánh giá mức độ năng lực đạt được của người học.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Kết Quả Học Tập Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Các Hình Thức Kiểm Tra, Đánh Giá Kết Quả Học Tập
- Các Thành Tố Của Quá Trình Đánh Giá Kqht Của Sinh Viên Tại Trung Tâm Giáo
- Thực Trạng Nhận Thức Của Giảng Viên Và Sinh Viên Trung Tâm Giáo Dục Quốc Phòng Và An Ninh Đại Học Thái Nguyên Về Đánh Giá Kqht Theo Tiếp Cận Năng Lực
- Nhận Thức Của Sinh Viên Về Mục Đích Đánh Giá Kqht
- Thực Trạng Thực Hiện Nội Dung Đánh Giá Của Sinh Viên Theo Tiếp Cận Năng Lực
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
giá.
Những tiêu chí đánh giá năng lực cần phải đảm bảo:
- Thể hiện đúng trọng tâm của các khía cạnh quan trọng của năng lực cần đánh
- Các tiêu chí cần phải đảm bảo tính riêng biệt, phản ánh một dấu hiệu đặc trưng
nào đó của năng lực cần đánh giá.
- Những tiêu chí đưa ra phải quan sát và đánh giá được.
Các tiêu chí đánh giá này được thể hiện trong từng công cụ chấm điểm một cách khác nhau.
Bảng kiểm tra
Bảng kiểm tra là một danh sách ghi lại xem những tiêu chí (đặc điểm, phâm chất) cần đánh giá có được biểu hiện hay không. Ở bảng kiểm tra thường chỉ rõ sự một đặc điểm, phâm chất nào đó có xuất hiện hay không xuất hiện. Tuy nhiên, nó lại không giúp cho người đánh giá biết được mức độ xuất hiện của các tiêu chí đó như thế nào.
Thang đánh giá
Thang đánh giá bao gồm một hệ thống những đặc điểm, phẩm chất cần đánh giá và một thước đo dung để đo mức độ đạt được ở những đặc điểm, phẩm chất đó. Mặc dù tương tự như bảng kiểm tra, song bảng kiểm tra chỉ đưa ra cho người đánh giá 2 lựa chọn cho từng tiêu chí cụ thể nào đó thì thang đánh giá lại đưa ra nhiều lựa chọn với mức độ rõ ràng hơn.
Có 3 hình thức cơ bản nhất của thang đánh giá đó là thang đo dạng số, thang đo dạng đồ thị và thang mô tả, trong đó thang mô tả thường được sử dụng hơn cả. Trong thang mô tả, mỗi tiêu chí được mô tả ngắn gọn, cụ thể ở các mức độ khác nhau.
Rubric
Rubric, trong luận văn tác giả gọi là “bản hướng dẫn chấm điểm”, đây là một bảng ma trận hai chiều gồm hai yếu tố cơ bản: các tiêu chí đánh giá và các mức độ thực hiện tương ứng với các tiêu chí của một năng lực cụ thể nào đó (thực chất các mức độ mô tả tiêu chí là những chỉ báo của tiêu chí), trong đó các mức độ hay được phản ánh dưới dạng thang mô tả hoặc kết hợp giữa thang đo dạng số và thang mô tả để có thể mô tả một cách chi tiết, cụ thể các mức độ thực hiện năng lực của sinh viên.
Rubric gồm rubric phân tích và rubric tổng hợp. Trong đó, rubric phân tích chia năng lực thành các yếu tố cụ thể và xác định mức độ cho từng yếu tố đó. Còn rubric tổng hợp cho phép đánh giá chung về mỗi tiêu chí của năng lực, không đi sâu vào từng chi tiết. Như vậy, căc cứ vào mục đích đánh giá và loại nhiệm vụ cần thực hiện để thiết kế rubric (bản hướng dẫn chấm điểm) cho phù hợp.
Trong những công cụ đánh giá nêu trên, rubric cung cấp các minh chứng trực tiếp với từng mức độ cụ thể, rõ ràng nhất. Qua việc dùng thang đo mô tả, rubric có thể tích hợp đánh giá cả kiến thức, kĩ năng, cũng như thái độ của sinh viên. Do đó, người dạy thường dung rubric để đánh giá năng lực của người học.
Khi xây dựng và sử dụng rubric để đánh giá các năng lực của sinh viên sư tại Trung tâm cần quan tâm:
- Mỗi tiêu chí phải nêu rõ đặc trưng về các năng lực cần đánh giá. Việc miêu tả từng mức độ thể hiện năng lực của rubric phải tích hợp được cả kiến thức, kĩ năng thái độ, hành động cần đánh giá.
- Giảng viên cần đưa ra những yêu cầu về việc thực hiện tiêu chí cho sinh viên khi giao bài tập thực hành cho họ để họ hình dung rõ rang công việc phải làm và cách làm để giải quyết nhiệm vụ. Bên cạnh đó, giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên cùng tham gia xây dựng tiêu chí đánh giá các bài tập, nhiệm vụ để họ tập làm quen và có thể vận dụng vào quá trình đánh giá KQHT của bản thân và người học khác.
Cùng với đánh giá của giảng viên, cần tổ chức cho sinh viên sử dụng rubric để tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng. Thông qua đó, sinh viên nhận thấy được những gì mình đã làm tốt và những gì còn yếu kém trong quá trình thực hiện bài tập được giao. Trên cơ sở đó, giảng viên có sự khuyến khích, động viên sinh viên tự đề ra hướng khắc phục những sai sót còn mắc phải.
Ưu điểm của việc sử dụng rubric trong đánh giá KQHT theo tiếp cận NL:
- Cho phép người đánh giá cùng một lúc có thể vừa đánh giá định tính, vừa đánh giá định lượng kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của sinh viên.
- Giảng viên đánh giá một cách khách quan và ổn định hơn.
- Người dạy và người học xác định rõ ràng hoạt động của người học sẽ được đánh giá như thế nào và cần đạt được kết quả gì.
- Cung cấp những minh chứng về KQHT của sinh viên, giúp họ có nhiều thông
tin hữu ích về KQHT của bản thân.
- Đây là công cụ hữu hiệu giúp giảng viên tạo sự kết nối giữa đánh giá và tự đánh giá.
Tóm lại, đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực có mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, công cụ đánh giá đều hướng vào hình thành và phát triển các năng lực của người học, cụ thể ở đây là các năng lực chung và năng lực chuyên môn của họ. Bên cạnh đó, thực hiện đánh giá KQHT môn học này theo tiếp cận năng lực còn giúp sinh viên hình thành năng lực tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng, qua đó giúp họ nâng cao chất lượng môn học được tốt hơn.
1.4.4. Quy trình đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
Có nhiều cách phân loại quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên khác nhau, dựa trên lý luận về kiểm tra, đánh giá trong dạy - học đại học, quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên có thể bao gồm các bước sau:
Bước 1: Phân tích mục tiêu, nội dung đánh giá; Bước 2: Chọn các hình thức đánh giá phù hợp; Bước 3: Thiết kế các công cụ đánh giá;
Bước 4: Thử nghiệm các công cụ đánh giá;
Bước 5: Tổ chức thực hiện đánh giá, thu thập các dữ liệu đánh giá; Bước 6: Phân tích thống kê số liệu đánh giá;
Bước 7: Đánh giá lại các công cụ đánh giá thông qua kết quả; Bước 8: Chuẩn hóa kết quả đánh giá;
Bước 9: Công bố kết quả đánh giá;
Bước 10: Nhận xét, đánh giá, cải tiến.
Các bước của quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên có thể tích hợp lại hoặc thêm để phù hợp với các hình thức đánh giá khác nhau.
1.4.5. Những yêu cầu đối với việc thực hiện đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
Đánh giá KQHT của sinh viên Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh theo
tiếp cận năng lực chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Để thực hiện đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực đạt hiệu quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1.4.4.1. Yêu cầu đối với giảng viên
Trong đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, giảng viên giữ vai trò chủ đạo trong việc xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lựa chọn phương pháp, công cụ đánh giá. Do vậy, để thực hiện tốt việc này giảng viên cần phải:
- Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của đào tạo theo tiếp cận năng lực, vai trò của dạy học và đánh giá KQHT môn học đối với sự hình thành và phát triển các năng lực về Quân sự chung và chiến thuật cho sinh viên để từ đó có định hướng và thực hiện hoạt động này trong giảng dạy môn học đạt hiệu quả cao.
- Giảng viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng, nghiệp vụ sư phạm giỏi, luôn có ý thức tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, thường xuyên cập nhật các kiến thức mới liên quan đến môn học mà bản thân tham gia giảng dạy để đáp ứng các thay đổi nhanh chóng của chương trình, nội dung dạy học và đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo. Ngoài ra, giảng viên cũng phải có sự hiểu biết sâu rộng ở nhiều lĩnh vực khác như thời sự, chính trị , triết học, tâm lí học, xã hội học, v.v...
- Giảng viên cần có kiến thức, kĩ năng về đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, hiểu rõ các triết lí đánh giá đang được sử dụng hiện nay để áp dụng vào quá trình đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực, cụ thể là:
+ Giảng viên phải căn cứ vào chuẩn đầu ra của sinh viên tại Trung tâm để từ đó phân tích mục tiêu, chương trình môn học để xác định được các mục tiêu năng lực cần hình thành cho sinh viên trong môn học. Qua đó, xác định các kiến thức, kĩ năng, thái độ, hành động cần thiết mà sinh viên phải có để đạt được các năng lực đó.
+ Giảng viên xây dựng được các công cụ đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực, đó là những bài tập thực hành để sinh viên vận dụng kiến thức, kĩ năng, thái độ và hành động của bản thân để giải quyết, qua đó thể hiện năng lực của chính mình. Những bài tập thực hành cần được xây dựng phù hợp với trình độ, khả năng của sinh viên cũng như đặc trưng của môn học. Cùng với đó, giảng viên cũng cần xây dựng bộ công cụ chấm điểm rubric cụ thể, rõ ràng nhằm đánh giá việc thực
hiện bài tập thực hành của sinh viên để xác định mức độ năng lực mà họ đạt được. Trong quá trình đạhọc, giảng viên nên thông báo rõ ràng tiêu chí đánh giá khái quát cho sinh viên trước khi họ làm các bài tập thực hành để họ hiểu rõ cách làm và cách đánh giá.
+ Giảng viên phải biết sử dụng kết hợp các phương pháp để đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực, phối hợp giữa đánh giá với dạy học môn học. Không chỉ sử dụng các phương pháp kiểm tra - đánh giá để đánh giá năng lực của sinh viên mà còn thực hiện việc đánh giá này thông qua nhiều phương pháp, hình thức dạy học khác nhau như thảo luận nhóm, thuyết trình, ...
+ Trong quá trình đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực, giảng viên cần tổ chức hướng dẫn cho sinh viên tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng dựa trên cơ sở công cụ rubric để người học biết cách đánh giá và tự đánh giá, đồng thời họ nắm rõ điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để cải tiến hoạt động học tập của bản thân. Bên cạnh đó, giảng viên tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá.
+ Đảm bảo thực hiện chấm bài, trả bài và chữa bài cho sinh viên cẩn thận, đúng quy trình. Việc trả bài và chữa bài rất quan trọng trong đánh giá theo tiếp cận năng lực nói riêng và đánh giá KQHT nói chung bởi nó giúp cho mỗi sinh viên biết được bài làm của mình đúng, sai ở chỗ nào, nguyên nhân dẫn đến kết quả đó. Từ đó, họ biết cách khắc phục, bổ sung kiến thức, kĩ năng cần thiết để nâng chất lượng học tập môn học theo chuẩn năng lực đã đề ra.
1.4.4.2. Yêu cầu đối với sinh viên
Sinh viên phải chủ động, tự giác, tích cực trong đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực, được thể hiện ở những điều sau:
- Sinh viên phải nhận thức được vai trò của đánh giá KQHT đối với việc học tập để thực hiện một cách tự giác và có trách nhiệm đối với hoạt động này.
- Sinh viên cần hoàn thành đầy đủ các bài tập, nhiệm vụ được giảng viên giao đảm bảo về chất lượng và thời gian quy định.
- Tích cực, có trách nhiệm cao tham gia vào quá trình xây dựng tiêu chí đánh giá khi giảng viên yêu cầu.
- Sinh viên cần tham gia đầy đủ và có trách nhiệm trong quá trình đánh giá, tự
đánh giá và đánh giá bạn học. Tự đánh giá và đánh giá bạn học một cách khách qua, trung thực theo tiêu chí đã đề ra, không thiên vị hay đánh giá thiếu chính xác. Trong quá trình đánh giá, sinh viên cần phải chỉ ra được những ưu, nhược điểm của bản thân và đề xuất các hướng sửa chữa, khắc phục các nhược điểm đó.
- Mỗi sinh viên cần tự trang bị cho bản thân kĩ năng đánh giá và tự đánh giá để thực hiện hoạt động đánh giá có chất lượng và hiệu quả tốt nhất.
1.4.4.3. Yêu cầu đối với các điều kiện thực hiện
Để thực hiện được đánh giá KQHT của sinh viên theo tiếp cận năng lực nói riêng và đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực nói chung ở Trung tâm cần đảm bảo các điều kiện sau:
Trung tâm cần xây dựng được chuẩn năng lực đầu ra về giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên theo tiếp cận năng lực. Không có chuẩn năng lực đầu ra cho sinh viên, Trung tâm sẽ rất khó xây dựng các chuẩn năng lực cho từng từng học phần, môn học cụ thể.
- Chương trình môn học phải được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tăng thời lượng thực hành môn học. Chương trình môn học hiện nay vẫn được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung, nặng về lý thuyết, thời gian dành cho thực hành môn học còn ít nên chưa phát huy được hiệu quả của đánh giá KQHT môn học theo tiếp cận năng lực.
- Trung tâm phải có các quy chế, chính sách phù hợp để giảng viên thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực. Việc có các quy chế là cần thiết để tạo căn cứ pháp lý cho việc thực hiện dạy học và đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực.
- Thực hiện đánh giá KQHT theo tiếp cận năng lực cần đảm bảo sĩ số sinh viên trong một lớp không quá đông (không quá 50 sinh viên) để đánh giá được đến từng cá nhân sinh viên.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh theo tiếp cận năng lực
1.5.1. Các yếu tố khách quan
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Khác với các môn học khác, môn học quốc phòng - an ninh đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phải được trang bị đầy đủ, đặc biệt ở môn học kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK cần các phương tiện dạy học hiện đại, chất lượng tốt để đảm bảo chất lượng dạy và học cũng nhu an toàn tính mạng trong quá trình học tập. Song, không phải trung tâm nào cũng có điều kiện về kinh tế để đầu tư và lắp đặt các thiết bị máy móc này.
* Nội dung chương trình
Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực vô cùng phức tạp với nhiều biểu hiện “diễn biến hòa bình”. Song, nội dung chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh cho HSSV chưa có sự cập nhật liên tục, chậm đổi mới. Thông tư 03/2017 của Bộ GD
-ĐT đã được ban hành nhưng chưa được đưa vào triển khai thực hiện gây khó khăn cho công tác giảng dạy cũng như đánh giá kêt quả học tập của người học.
1.5.2. Các yếu tố chủ quan
* Năng lực đánh giá của đội ngũ giảng viên
Tại các Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, đội ngũ giáo viên bao gồm: đội ngũ sĩ quan biệt phái và giáo viên dân sự.
Đội ngũ giáo viên là sĩ quan biệt phái được học tập và rèn luyện trong môi trường quân đội, do đó kiến thức về quốc phòng - an ninh nắm chuẩn, chắc, đúng tác phong quân đội. Đội ngũ này khi lên lớp luôn nhận được sự tin tưởng, kính trọng và ngưỡng mộ của sinh viên. Tuy nhiên, sĩ quan biệt phái tại các trung tâm thường có niên hạn là 5 năm hoặc 10 năm. Do đó, đội ngũ này luôn có sự luân chuyên, biến dộng, dẫn đến sự xáo trộn trong đội ngũ giáo viên giảng dạy. Mặt khác, đội ngũ giáo viên này tuy có chuyên môn tốt nhưng nghiệp vụ sư phạm còn nhiều hạn chế dẫn đến việc đánh giá kết quả học tập còn mang tính chủ quan, đôi khi cứng nhắc, máy móc.
Đội ngũ giáo viên dân sự ở các trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh hiện nay đều là văn bằng 2 (thời gian học từ 18 tháng đến 24 tháng) nên việc tiếp thu kiến thức, điều lệnh, tác phong của người lính gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, với xuất