Khái Quát Về Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế Xã Hội Của Khu Vực


2.5.5. Tổng hợp dự kiến vốn đầu tư

2.5.6. Đánh giá hiệu quả đầu tư

2.5.3.1. Hiệu quả kinh tế

2.5.3.2. Hiệu quả xã hội

2.5.3.3. Hiệu quả môi trường

2.5.3.4. Đánh giá và đề xuất chung cho các mô hình sản suất nông lâm nghiệp.

2.5.7. Các giải pháp thực hiện

2.6. Phương pháp nghiên cứu

2.6.1. Thu thập thông tin cơ bản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Sử dụng phương pháp kế thừa, dựa vào các tài liệu thống kê, các báo cáo tổng kết của huyện, của tỉnh, các văn bản của Nhà nước có liên quan

đến đề tài...

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 3

Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội tại khu vực nghiên cứu: Các số liệu thu thập từ phòng thống kê, phòng tài nguyên và môi trường, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện. Bao gồm:

+ Tài liệu về điều kiện khí tượng thủy văn

+ Tài liệu về dân sinh kinh tế - xã hội

+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng

+ Tài liệu đã có về nông lâm nghiệp

+ Thu thập các tài liệu liên quan khác như: địa giới hành chính, các nguồn tài nguyên (tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, khoáng sản…).

2.6.2. Lựa chọn một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp được người dân ưa thích

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (Rapid Rural Appraisal - RRA) và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của


người dân (Participatory Rural Appraisal - PRA). (Chi tiết xem mẫu phiếu phỏng vấn tại phần phụ biểu 7).

2.6.3. Phương pháp điều tra chi tiết

+ Điều tra khảo sát các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp và tình hình phát triển trên địa bàn nghiên cứu.

Căn cứ vào thu thập thông tin, kết quả làm việc với chính quyền địa phương các cấp đặc biệt là chính quyền cấp xã và bản đồ hiện trạng sử dụng

đất ở từng xã để tiến hành xác định các điểm điều tra cụ thể, điều tra bổ sung.

Quá trình điều tra được tiến hành theo 2 bước

Bước 1: Điều tra khảo sát tổng thể các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn ngiên cứu để nắm được đặc điểm chung trên cơ sở để tiến hành phân loại và tổng kết các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp.

Bước 2: Trên cơ sở phân loại các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở bước 1 tiến hành điều tra chi tiết các loại mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Điều tra chi tiết các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp và thu thập số liệu điều tra.

Đây là công việc quan trọng, nó ảnh hưởng đến độ chính xác và chất lượng đề tài từ đó có đề xuất hợp lý cho từng mô hình.

Trong từng mô hình tiến hành điều tra thu thập các thông tin như: loài cây, năm trồng, các biện pháp kỹ thuật, tình hình sâu bệnh hại, chi phí cho từng giai đoạn và cả mô hình, phương thức canh tác, thu nhập…

Trong từng loài mô hình sản xuất nông lâm nghiệp sau khi đã phân loại tiến hành lựa chọn một số mô hình để điều tra chi tiết. Dung lượng mẫu điều tra

được quyết định dựa vào độ phong phú và đặc thù của các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp hiện có trên địa bàn huyện, sự biến động của các nhân tố điều tra, đặc biệt là về loài cây, tuổi, sinh trưởng... Dựa trên kết quả điều tra tổng thể các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trong địa bàn nghiên cứu.


Quá trình điều tra gồm 2 phần:

Phần 1: Phỏng vấn trực tiếp các hộ tham gia sản xuất có các mô hình nông lâm nghiệp. Mẫu phiếu điều tra được soạn sẵn dưới dạng câu hỏi mở để người dân có thể tham gia trực tiếp đối thoại.

Phần 2: Khảo sát hiện trường, đo đếm các số liệu. Đối với cây lâm nghiệp trồng phân tán tiến hành đo đếm sinh trưởng của 30 cây trên một mô hình. Đối với loài cây lâm nghiệp trồng tập trung lập ô tiêu chuẩn tạm thời diện tích 500 m2 đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng các cây trong ô, thống kê lượng cây nông nghiệp và cây công nghiệp trồng xen.

Sự phân chia quá trình điều tra này chỉ mang tính tương đối trong thực tế phần phỏng vấn và khảo sát hiện trường có thể được tiến hành đồng thời, người dân được trực tiếp tham gia vào quá trình đánh giá.

2.6.4. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn

Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) được vận dụng phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để lựa chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế nhất để tiến hành đề xuất nhân rộng các mô hình phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp trên địa hình gần giống nhau.

+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value)

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất sau khi đã triết khấu để quy về thời điểm hiện tại. Công thức tính như sau:

n Bt

Ct


Trong đó:

NPV =

t 0

(1 i)t

(2-1)

NPV là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng) Bt là giá trị thu nhập ở 1 năm t (đồng)

Ct là giá trị chi phí ở năm t (đồng)



n

t 0

i là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%)

t là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm)


: Tổng thu nhập hiện tại của thu nhập ròng từ năm 0 đến năm thứ n

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất NLN hay các phương thức canh tác. Mô hình sản xuất NLN nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao, nếu NPV > 0 thì mô hình sản xuất NLN có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết được mức độ đầu tư.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ (IRR - Internal Rate of Return):

IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi

n Bt

Ct

t 0

(1 i)t

= 0 thì i = IRR (2-2)

IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu. Nếu IRR càng lớn thì hiệu quả càng cao, khả năng thu hồi vốn càng sớm.

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefits to cost rat).

BCR là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

n

Bt

BCR =

i1 (1 i)t

BPV

(2-3)

n

Ct

CPV


Trong đó:

i1 (1 i)t


BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR<1 thì kinh doanh không có hiệu quả.

Các chỉ tiêu trên được tính trên máy vi tính.


CHƯƠNG 3

ĐIềU KIệN Tự NHIÊN - KINH Tế Xã HộI

3.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1.Vị trí địa lý

Yên Minh là một trong bốn huyện vùng cao núi đá của tỉnh Hà Giang, ở toạ độ địa lý nằm trong khoảng:

22016' đến 22052' vĩ độ Bắc

104057' đến 105023' kinh độ Đông

Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Phía Nam giáp tỉnh Cao Bằng và huyện Bắc Mê Phía Tây giáp huyện Quản Bạ và huyện Vị Xuyên Phía Đông giáp huyện Đồng Văn và Mèo Vạc

Huyện có 17 xã và một thị trấn với tổng diện tích tự nhiên 78.346 ha, trung tâm huyện cách Thành phố Hà Giang 100 km về phía Bắc.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Huyện Yên Minh có đặc điểm địa hình vùng núi, gồm các dãy núi đá, núi đất phân bố không đều tạo nên nhiều các khe, lạch thung lũng hiểm trở, xen kẽ là các làng, bản.

Địa hình huyện Yên Minh có các dạng như sau:

- Địa hình núi cao: Phân bố chủ yếu ở các xã vùng cao như xã Lao Và Chải, Ngam La, Ngọc Long, Du Già với độ dốc lớn (>250). Tỷ lệ đá lộ đầu lớn, nhiều nơi thành từng cụm. Các loại đất hình thành trên địa hình này có tầng dày từ 30 - 70 cm.

- Địa hình núi thấp: Có độ cao dưới 700 m phân bố ở các xã Mậu Duệ, Na Khê, Thị trấn Yên Minh, Bạch Đích, ở dạng địa hình có độ dốc và mức độ chia cắt phức tạp, nhiều khu vực có độ dốc > 250, độ chia cắt mạnh do đá lộ

đầu nhiều, tầng đất thường mỏng, một số khu vực có độ dốc dưới 250 độ chia cắt yếu hơn, tầng đất trung bình.


- Địa hình thung lũng: Thung lũng nằm xen kẽ các dãy núi. Điển hình như ở Thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Bạch Đích, Lũng Hồ, Đường Thượng.

Địa hình có độ dốc nhỏ khá bằng phẳng. Đất được hình thành chủ yếu do bồi tụ của Aluvi và Deluvi.

- Địa hình Krast: Phân bố ở các xã nhưng nhiều ở xã Thắng Mố, Phú Lũng, Sủng Thài, Sủng Tráng, Lũng Hồ và Đường Thượng. Đất hình thành thường là đất đỏ vàng, nâu vàng, tầng đất thường mỏng đến trung bình, kết cấu đất tốt, song hạn chế là có nhiều đá lộ đầu. Về mùa khô thường thiếu nước nghiêm trọng.

Nhìn chung các trên địa bàn huyện có các dạng địa hình khác nhau đã tạo nên những loại đất khác nhau. Do đó chi phối tới hướng sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Huyện Yên Minh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa hàng năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông tuy nhiên có 2 mùa rò rệt:

Mùa nóng thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch, vào mùa này thời tiết nóng nực, nhiệt độ và độ ẩm không khí tăng cao, mưa nhiều. Mùa

đông lạnh trùng với gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, thời tiết lạnh khô và mưa ít, bên cạnh đó thỉnh thoảng xuất hiện sương muối gây bất lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Nhiệt độ:

Nhiệt độ trung bình năm 15,70c, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 20,90c (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất 8,80c (tháng 1).

Nhìn chung yếu tố nhiệt độ thuận lợi cho sản xuất nông lâm nghiệp đặc biệt đối với các loại cây ăn quả, cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới.

- Lượng mưa: lượng mưa trung bình 1.745 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 chiếm tới 85% lượng


mưa của cả năm. Cường độ mưa lớn, tập trung do đó ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là những nơi đất trống, dộ dốc lớn, gây xói mòn mạnh, có thể gây ra lũ quét cục bộ trong mùa mưa.

Một số yếu tố khí hậu khác:

- Độ ẩm không khí bình quân năm: 84%

- Lượng bốc hơi bình quân năm: 63,8%

- Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Đông Bắc (từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau), gió Đông Nam (từ tháng 5 đến tháng 11).

- Sương muối và mưa đá xuất hiện đột xuất và theo mùa, gây thiệt hại tới cây trông vật nuôi, do đó cần theo dòi và đề phòng để giảm thiệt hại trong sản xuất.

3.1.2. Các nguồn tài nguyên

3.1.2.1. Tài nguyên đất

Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng huyện Yên Minh tỷ lệ 1/50.000 do Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (năm 1999), điều tra xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lượng của FAO-UNESCO. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 78.346,0 ha. Diện tích đất trên được chia thành 5 nhóm sau:

- Nhóm đất phù sa (Fluvisols): Diện tích 475 ha chiếm chiếm 0,61% tổng diện tích tự nhiên, Phân bố ở các xã Đường Thượng, Du già, Lũng Hồ, Ngọc Long và Bạch Đích. Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn ngày,

đặc biệt là cây lương thực chủ yếu là lúa nước.

- Nhóm đất Gley (Gleysols): Diện tích 813 ha, chiếm 1,04% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã có địa hình thấp, trũng như Thị trấn Yên Minh, Mậu Duệ, Du Già. Nhóm đất này có tính hơi chua nhưng hàm lượng mùn,

đạm, lân và kali tổng số giàu, chủ yếu trồng lúa nước, đất chặt, bí. Vì vậy trong canh tác cần chú ý tưới tiêu nước và bón lân, vôi cải tạo đất.

- Nhóm đất đen (Luvisols): có diện tích nhỏ nhất 83 ha, được hình thành ở vùng ven chân núi đá vôi có độ dốc thấp phân bố ở bản Pó Mới (Mậu


Duệ). Đất tốt, có tính kiềm, giàu dinh dưỡng nhưng khi thiếu nước đất trai cứng, nứt nẻ làm giảm năng suất cây trồng.

- Nhóm đất xám (Acrisols): Diện tích 57.858 ha chiếm 74% diện tích tự nhiên, phân bố khắp các xã trên địa bàn huyện. Đất có phản ứng chua. Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, đất nghèo dinh dưỡng. Đây là đối tượng chính để trồng các loài cây nông lâm nghiệp dài ngày. Cần có biện pháp chống xói mòn và bảo vệ đất.

- Nhóm đất đỏ (Ferralsols): Diện tích 4.599 ha, chiếm 5,88% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này là sản phẩm phong hoá của của đá vôi. Đất có thành phần cơ giới nặng, phản ứng của đất chua hoặc ít chua, đất giàu dinh dưỡng, thích hợp với nhiều loài cây trồng.

3.1.2.2. Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt

Do địa hình chủ yếu là núi đá, có nhiều hang động, suối ngầm, sông suối ngắn và dốc nên vào mùa khô chỉ những xã thuộc vùng thấp mới đáp ứng

đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt. Còn lại ở nhiều xã vùng cao thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt ngay cả trong mùa mưa. Thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp (trồng lúa nước) nên nhân dân ở đây trồng ngô là chủ yếu trên nương và trong các thung lũng núi đá. Vào mùa mưa, do độ dốc lớn, mức độ che phủ của thảm thực vật thấp đã tạo nên dòng chảy mạnh gây ra lũ cục bộ làm sạt lở

ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất, nhà cửa và các công trình đã và đang xây dựng trong vùng.

- Tài nguyên nước ngầm

Chưa thấy có tài liệu điều tra khảo sát cụ thể nào về tài nguyên nước ngầm ở khu vực nhưng qua thực tế sử dụng của người dân, nước ngầm trong khu vực thường sâu (6-10m), chất lượng nước tốt. Nhưng bên dưới có nhiều đá tảng, đá cục khó đào để khai thác sử dụng.

- Tình hình sử dụng: Trong huyện tuy có những con sông, suối lớn

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022