Mục Tiêu Và Nguyên Tắc Quản Lý Các Công Ty Cổ Phần Tại Tổng Công Ty Với Theo Mô Hình Công Ty Mẹ - Công Ty Con.


vốn cho sản xuất kinh doanh là rất lớn. Tuy nhiên, việc vay vốn từ các ngân hàng hay các quỹ tín dụng đối với doanh nghiệp là rất khó khăn. Ngoài những khó khăn vốn ít, kinh nghiệm quản lý và công nghệ sản xuất chưa ngang bằng khu vực kèm theo sự thiếu minh bạch về tài chính của các doanh nghiệp, thì trên thực tế các quy định của pháp luật về thủ tục cầm cố, thế chấp, về xử lý tài sản đảm bảo đối với các doanh nghiệp chưa rõ ràng, đồng bộ, chưa tạo điều điều kiện thuận lợi cho ngân hàng và doanh nghiệp tìm được điểm gặp. Vấn đề ở đây là cần một hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng. Và việc hình thành một nguồn vốn cho khu vực này là một yêu cầu bức xúc.

+ Khó khăn về mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Để có mặt bằng sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp thường gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Ông Phùng Văn Nghệ, Vụ trưởng Vụ Thống kê đất đai – Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết : “Qua tổng hợp ý kiến, kiến nghị từ quá trình thực hiện các thủ tục để có mặt bằng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp cho thấy, đến nay việc tiếp cận thông tin, lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy, trụ sở, cửa hàng cũng như việc tiến hành bồi thường, giải phóng mặt bằng thông qua cơ chế thoả thuận để có đất sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp còn nhiều trở ngại khó khăn”. Nguyên nhân của tình trạng trên cũng theo Ông Phùng Văn Nghệ là do hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở nhiều địa phương không có hoặc có thì không chắc chắn; quy hoạch còn chung chung nên việc bố trí mặt bằng cho các doanh nghiệp chưa được quan tâm; thậm chí không công khai quy hoạch dẫn đến tình trạng doanh nghiệp thiếu thông tin, khó khăn tiếp cận với đất. Một nguyên nhân nữa cũng cần nhắc đến là chúng ta chưa có một hệ thống đăng ký đất đai thống nhất trên toàn quốc, do đó việc đăng ký đất đai còn nhiều khó khăn; thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đặc biệt là ở các khu đô thị rất


phức tạp. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành bồi thường để có mặt bằng sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp đều rơi vào tình trạng tự thoả thuận với dân nên họ chịu rất nhiều thiệt thòi, tốn kém về thời gian và tiền bạc, nhưng không phải sự thoả thuận nào cũng thành công, nên nhiều doanh nghiệp phải bỏ dở công trình. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với đất làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh là một việc làm hết sức cần thiết trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp.

+ Khó khăn về các yếu tố đầu vào, nguyên vật liệu, chi phí trong hoạt động kinh doanh. Qua khảo sát cho thấy, chi phí cho đầu vào nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong thành phẩm. Các doanh nghiệp chủ yếu dựa vào yếu tố lao động hoặc điều kiện tự nhiên, nên nguồn nguyên liệu thường không ổn định. Hơn nữa, phần lớn các đầu vào cho sản xuất chủ yếu từ nhập khẩu gây tổn phí cho doanh nghiệp về tiền bạc cũng như thời gian. Sự chậm trễ trong việc giao nhận các đầu vào nhập khẩu luôn đe doạ khả năng hoàn thành giao nộp sản phẩm do các nhà nhập khẩu hầu như không thể kiểm soát được thời gian đầu vào. Ngoài ra, các doanh nhân doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế để tìm kiếm nguồn nguyên liệu, do đó sẽ không xác định được chính xác và duy trì các thị trường cho sản phẩm của mình hay phát triển những sản phẩm mới theo thị hiếu thời trang luôn thay đổi.

+ Chi phí kinh doanh là những khoản tiền mà doanh nghiệp phải chi để sản xuất và bán những sản phẩm hay dịch vụ của mình. Các chi phí hoạt động kinh doanh như: chi phí nguyên vật liệu,chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, giá cước điện thoại, giá bốc xếp ở cảng, chi phí nhà xưởng, đất đai, các loại thuế, giá của các sản phẩm độc quyền,… của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực vẫn còn ở mức cao bất hợp lý khiến cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và phát huy lợi thế so sánh trên trường quốc tế và không thể chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ


quản lý doanh nghiệp cũng như tay nghề cho người lao động v.v...Kết quả là nhiều doanh nghiệp có chi phí đầu vào khá cao.

+ Công nghệ lạc hậu, năng suất lao động thấp. Các vấn đề kỹ thuật và công nghệ là những yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trên thương trường mà đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà chúng ta đã trờ thành thành viên thứ 150 của WTO. Tuy nhiên, cũng như với các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng trang thiết bị máy móc, công nghệ lạc hậu, què quặt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

+ Thiếu tiếp cận thông tin và các dịch vụ hỗ trợ. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc được đáp ứng nhu cầu thông tin từ thông tin về thị trường bao gồm thông tin về thị trường sản phẩm và thông tin về đánh giá chất lượng sản phẩm. Thông tin về thị trường sản phẩm là vấn đề cốt yếu mà doanh nghiệp cần phải quan tâm nhiều nhất, bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cuộc điều tra của Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2013 đã đưa ra kết luận rằng “doanh nghiệp Việt Nam thiếu nhiều thông tin về thị trường hiện có và cả thị trường tiềm năng đối với sản phẩm của mình”, một kết luận tương tự trong cuộc điều tra của Viện kinh tế thế giới năm 2011 là “phần lớn các doanh nghiệp còn hiểu biết thị trường quá ít và chưa đánh giá đầy đủ vai trò và thị phần của mình trên thị trường”. Do đó, cần phải có các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn, triển khai cụ thể từ phía Chính phủ, mà đặc biệt là hệ thống cung cấp thông tin cần tích cực hơn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nắm bắt thông tin một cách đầy đủ kịp thời giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược tối ưu.

Thông tin về cơ chế chính sách, khung khổ pháp lý. Một trong các loại thông tin mà doanh nghiệp tỏ ra hết sức quan tâm đó là thông tin về chính sách, khung khổ pháp lý như: Thông tin về cơ chế chính sách, thông tin về thủ tục hành chính và thông tin về đất đai cũng như Luật Đất Đai. Vấn đề thông

Quản lý các công ty cổ phần tại Tổng công ty xây dựng công trình giao thông I Bộ giao thông vận tải - 4


tin về cơ chế chính sách là vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm. Theo số liệu của Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều tra doanh nghiệp trên địa bàn 30 tỉnh, thành phố phía Bắc thì các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm đến các thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp. Do đó, cần phải đẩy mạnh việc nâng cao nhận thức cũng như cung cấp tốt loại thông tin về cơ chế, chính sách liên quan đến doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp Việt Nam.

Thông tin về quy định của hội nhập. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có cuộc điều tra khá chi tiết trong năm 2013 mà cụ thể như sau: Đánh giá hiểu biết và khả năng và yêu cầu hội nhập quốc tế đối với ngành hàng của doanh nghiệp thì 67% các doanh nghiệp cho biết họ nắm bắt được thông tin cần thiết đối với quá trình hội nhập, còn 14% trả lời chưa biết về những thách thức đối với doanh nghiệp mình trong tương lai. Cụ thể là: số doanh nghiệp biết các thông tin về lịch trình giảm thuế trong khuôn khổ AFTA – APEC là 53%, còn không biết là 14%; thông tin về WTO và quá trình hội nhập WTO lần lượt là 42% và 11%. Nhìn chung các doanh nghiệp chưa có hiểu biết chung về quá trình hội nhập do ít được tiếp cận đến các thông tin về những vấn đề này. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa khi tiếp cận và khai thác những thông tin cụ thể liên quan đến các quy định hội nhập trong lĩnh vực này.

-Các công ty cổ phần tại tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1- Bộ giao thông được hình thành theo hình thức thoái vốn nhà nước trong vốn điểu lệ. Sau khi hình thành, các công ty tăng vốn điều lệ bằng nhiều cách trong đó bán cổ phần ra ngoài thị trường và có thể bán một phần hoặc toàn bộ phần vốn nhà nước để thu hồi ngân sách nhà nước và giúp các doanh nghiệp chủ đông về vốn.


1.2.1.2. Mục tiêu và nguyên tắc quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty với theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Tổng công ty với vai trò là công ty mẹ góp vốn cho các công ty con và các công ty liên kết với danh nghĩa là cổ đông. Cổ đông này là pháp nhân và đại diện pháp nhân là đại diện theo pháp luật của công ty mẹ.

Tổng công ty cũng là công ty cổ phần có vốn nhà nước, tổng công ty hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu trách nhiệm với các cổ đông về sử dụng vốn trong đó có cổ đông đặc biệt là nhà nước.

Về mặt bản chất, quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty chính là quản lý phần vốn góp cho các công ty cổ phần nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất từ số vốn đầu tư do tổng công ty góp vào các công ty cổ phần..

Mục tiêu của tổng công ty là quản lý có hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho các cổ đông của mình.

Chủ thể quản lý là tổng công ty và đối tượng quản lý là vốn mà tổng công ty đầu tư vào các công ty cổ phần.

Bản thân các tổng công ty hiện nay cũng là các công ty cổ phần và hoạt động theo hình thức công ty mẹ - công ty con. Nguyên tắc quản lý phần vốn đầu tư vào các công ty con và công ty liên kết của tổng công ty do hội đồng quản trị đưa ra và được đại hội đồng cổ đông nhất trí.

Tiêu chí trong công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty là quản lý chặt chẽ, an toàn và mang lại lợi ích cao nhất cho số vốn góp tại các công ty cổ phần.

1.2.2. Nội dung quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.

1.2.2.1.Kế hoạch quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.

Tổng công ty nghiên cứu và lên phương án đầu tư cho các đơn vị trong tổng công ty thực hiện cổ phần hóa. Phòng kế hoạch của tổng công ty phải nghiên cứu tình hình thực tế và kế hoạch kinh doanh tại các công ty con và


công ty liên kết để quyết định số vốn đầu tư cũng như hình thức đầu tư nhằm đảm bảo quyền lợi cao nhất cho các cổ đông của tổng công ty trong đó có cổ đông là nhà nước.

Việc lập kế hoạch đầu tư và quản lý vốn đầu tư phải xây dựng chi tiết căn cứ khả năng tài chính của tổng công ty và hiệu quả kỳ vọng vào số vốn đầu tư.Việc lập kế hoạch bao gồm cả công tác tổ chức thực hiện và quy trình kiểm tra giám sát công tác quản lý.

Tổng công ty đưa ra các tiêu chí cụ thể về công tác quản lý các công ty cổ phần làm căn cứ thực hiện và kiểm tra giám sát cũng như đánh giá hiệu quả quản lý.

1.2.2.2. Tổ chức quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.

Về bộ máy quản lý: Hội đồng quản trị , ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc tổng công ty có trách nhiệm quản lý theo chức năng để mang lại hiệu quả cao nhất cho số vốn đầu tư.

Đại diện của tổng công ty là cổ đông của công ty cổ phần tại tổng công ty. Tùy theo tỷ lệ vốn góp để giữ vai trò trong hội đồng quản trị của các công ty cổ phần có thể giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị hay ủy viên.

Tổng công ty có quyền và nghĩa vụ đưa ra các quyết sách cũng như các phương án kinh doanh tại các công ty cổ phần mà tổng công ty góp vốn

1.2.2.3. Kiểm tra giám sát trong công tác quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty.

Bản chất của việc quản lý các công ty cổ phần tại tổng công ty chính là quản lý nguồn vốn. Việc quản lý nguồn vốn liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần do đó trong việc kiểm tra giám sát công tác quản lý phải đảm bảo tính khách quan , minh bạch và xem xét trên nhiều khía cạnh mới đảm bảo yêu cầu.


Công việc giám sát đòi hỏi quy trình nghiêm ngặt dựa trên các tiêu chí cụ thể đã được đặt ra và điều chỉnh phù hợp trong từng giai đoạn nhất định.

Quá trình kiểm tra giám sát thường xuyên liên tực thông qua cán bộ được cử làm đại diện cho tổng công ty tham gia hội đồng quản trị tại các công ty cổ phần.

Bên cạnh đó, theo định kỳ các công ty cổ phần phải báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh và báo cáo tài chính lên tổng công ty. Các phòng ban chức năng của tổng công ty như phòng tài chính, phòng kế hoạch...thường xuyên theo dõi và giám sát quá trình sử dụng vốn tại các công ty cổ phận. Khi có các vấn đề phát sinh hoặc cần thay đổi kế hoạch quản lý các công ty cổ phần thì tổng công ty sẽ thành lập các đoàn kiểm tra đến các công ty cổ phần để rà soát các hoạt động liên quan đến sử dụng vốn.

Hàng năm, tổng công ty có bộ phận kiểm toán nội bộ về các nguồn vốn đầu tư vào các công ty cổ phần. Tổng công ty cũng thuê các đơn vị kiểm toán độc lập vào kiểm toán tài chính của tổng và yêu cầu các công ty cổ phần cũng phải thuê các đơn vị kiểm toán độc lập vào kiểm toán đơn vị mình.

Do tổng công ty có vốn nhà nước nên theo định kỳ, kiểm toán nhà nước cũng có kế hoạch kiểm toán tổng công ty về sử dụng vốn nhà nước.

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý các công ty cổ phần tại các tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con

Nước ta đang trên con đường hội nhập sâu với nền kinh tế thế giới song do hệ thống và trình độ quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước còn chưa phù hợp với xu thế phát triển. Do đó, việc quản lý nhà nước đối với các công ty cổ phần còn gặp nhiều bất cập đặc biệt trong vấn đề quản lý phần vốn nhà nước trong các công ty cổ phần có vốn nhà nước gây ra các tổn hại nghiêm trọng cho ngân sách nhà nước.Hiện tại, nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, hạ tầng cơ sở vật chất nói chung và hạ tầng giao thông còn lạc hậu nên


trình độ phát triển của quản lý nhà nước và các đơn vị thi công còn yếu đồng thời vốn để đầu tư và thi công các công trình là vấn đề khó giải quyết.

Do đặc thù ngành giao thông vận tải và đặc biệt là ngành xây dưng công trình giao thông là ngành cần số vốn đầu tư rất lớn, hiệu quả kinh tế và các lợi ích xã hội khác là vô cung to lớn của sản phẩm đầu ra song chi phí đầu tư quá lớn là trở ngại rất lớn cho công tác quản lý. Vì mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông hiện đại, vì sự lớn mạnh của thành phần kinh tế tư nhân như các công ty cổ phần, để tránh nguy cơ thâm hụt vốn nhà nước tại các doanh nghiệp vốn nhà nước và gánh nặng trong quản lý ngân sách song ngay lập tức xóa bỏ các doanh nghiệp nhà nước và thoái vón nhà nước trong các công ty cổ phần vốn nhà nước hoạt đông trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông là một quyết định khó khăn. Điều này, về chiến lược là hiệu quả nhưng thực hiện không chắc chắn vô hình dung đã đặt lên vai các doanh nghiệp non trể một gánh nặng quá sức và có thể làm suy yếu có thể diệt vong các công ty cổ phần trong nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm thị trường việt nam.

Bài học từ quản lý các công ty cổ phần sau khi cổ phần hóa từ các doanh nghiệp nhà nước tại Bộ Xây dựng, Bộ công thương.v.v.. là một minh chứng.Theo thống kê 2014 của bộ xây dựng, trong 1600 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa thì có 500 doanh nghiệp chính thức phá sản, 450 doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc chuyển mục đích kinh doanh, số còn lại vẫn kinh doanh hiệu quả (nguồn www.boxaydung.congthongtin.com.vn) song phân tích ra thì các doanh nghiệp đang kinh doanh hiệu quả lại là các doanh nghiệp có tài sản lớn là đất đai và đều tham gia trong lĩnh vực đầu tư. Vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý là định giá tài sản trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã nghiêm minh chưa? Phần vốn nhà nưóc có được thu hồi hiệu quả không? Các công ty cổ phần hoạt động sản xuất kinh doanh

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 20/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí