Mô Hình Tmđt Giữa Doanh Nghiệp Với Doanh Nghiệp – B2B (Business To Business)


điện cho công ty và chờ nhân viên kiểm tra tài khoản của mình, giờ đây khách hàng chỉ cần truy cập trực tiếp vào tài khoản cá nhân của mình trên trang web, và thao tác này tốn có vài giây. Nó giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao chất lượng phục vụ.

- Giá thấp hơn, nhiều sự lựa chọn về hàng hóa, dịch vụ hơn: Do cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng, và phong phú hơn nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp, từ đó tìm ra mức giá phù hợp nhất.

- Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa được: Đối với các sản phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách, phần mềm…, sản phẩm dễ dàng được giao thông qua Internet, khách hàng chỉ việc tải xuống bằng phần mềm download có sẵn của các trình duyệt thông dụng như Internet Explorer hay Mozilla Firefox hoặc các phần mềm khác.

- Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nước khuyến khích bằng cách miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.

4.1.3. Lợi ích đối với xã hội.

- Tăng phúc lợi xã hội: Các dịch vụ thanh toán điện tử áp dụng với việc trả thuế, lương hưu và phúc lợi xã hội với chi phí thấp, an toàn và nhanh chóng khi giao dịch qua Internet. TMĐT có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tới những nơi xa xôi.

- Nâng cao mức sống: Có nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ tạo ra áp lực giảm giá, do đó tăng khả năng mua sắm của khách hàng, nâng cao mức sống.

- Lợi ích cho các nước nghèo, các nước đang phát triển: Những nước này có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và TMĐT. Đồng thời cũng có thể học tập được kinh nghiệm, kỹ năng… Việc đào tạo qua mạng cũng nhanh chóng giúp các nước này tiếp thu công nghệ mới.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

4.2. Hạn chế của TMĐT.

Bên cạnh những lợi ích to lớn mà TMĐT đem lại thì cũng có không ít những hạn chế mà đã khiến cho những người tham gia TMĐT gặp không ít khó khăn. Mặc dù hầu hết mặt hàng đều có thể kinh doanh trên mạng nhưng cũng có một số mặt hàng không thuận lợi khi kinh doanh trực tuyến như quần áo do không thử được kích cỡ và chất liệu, thực phẩm tươi sống dễ hỏng, các đồ trang sức đắt tiền có giá trị lớn không thể kiểm tra một cách chính xác.

Nói chung, TMĐT có hai loại hạn chế chủ yếu, đó là hạn chế về kỹ thuật và hạn chế về thương mại.

Hạn chế về kỹ thuật.

- Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.

- Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, nhất là trong TMĐT.

- Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn đang trong giai đoạn phát triển.

- Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống.

- Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.

- Thực hiện các đơn đặt hàng trong thương mại điện tử B2C đòi hỏi phải có hệ thống kho hàng tự động lớn.

- Cần có các máy chủ thương mại đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.

Hạn chế về thương mại.

- An ninh và sự riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham gia TMĐT. Trong năm 2000, theo tạp chí Economist có 95% người Mỹ e ngại khi gửi thông tin về số thẻ tín dụng trên mạng, và hàng triệu khách hàng tiềm năng lo sợ bị mất số thẻ tín dụng trong các giao dịch trên Internet. Họ vẫn chưa cảm thấy thật sự tự tin khi tham gia vào các giao dịch trên mạng.


- Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ. Và một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ tạo điều kiện để TMĐT phát triển.

- Các phương pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn thiện.

- Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực sàng ảo cần thời gian. Một số người tiêu dùng cảm thấy không thoải mái và an tâm khi xem các hàng hóa trên màn hình máy tính. Họ vẫn không muốn thay đổi thói quen mua sắm truyền thống.

- Số lượng người tham gia chưa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô.

- Số lượng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.

- Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ của hàng loạt các công ty dot.com.


5. Các mô hình TMĐT cơ bản.

5.1. Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp – B2B (Business to business)

Thương mại điện tử B2B là phương thức kinh doanh trong đó cả người bán và người mua đều là các doanh nghiệp. Họ thực hiện các giao dịch bằng cách sử dụng các phương tiện điện tử qua mạng Internet. Intranet và Extranet. B2B liên quan đến tất cả các giai đoạn của quá trình thanh toán và thực hiện hợp đồng trong bất kỳ thời gian nào trong ngày. TMĐT B2B đem đến một cách thức giao dịch mới, cũng như việc mở rộng dây chuyền cung ứng cho các doanh nghiệp. Có bốn loại hình giao dịch B2B: B2B định hướng người mua, B2B định hướng nhà cung cấp, B2B định hướng người trung gian và sàn đấu giá trực tuyến.

Giao dịch B2B thường là những giao dịch có giá trị lớn. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống mạng máy tính để đặt hàng với nhà cung cấp của mình với các đơn hàng lớn. Mô hình B2B áp dụng trong hình thức kinh doanh có chứng từ


giữa các công ty, các tổ chức, giữa công ty mẹ và công ty con trong cùng hiệp hội… Khi sử dụng mô hình B2B cần phải kiểm chứng được khách hàng và bảo mật thông tin mua bán thông qua các chữ ký điện tử của các công ty, tổ chức. .

Đặc điểm chính của TMĐT B2B là các công ty phải tự động hóa quá trình giao dịch trao đổi và hoàn thiện quá trình này. Các giao dịch được thực hiện giữa các thành viên của chuỗi quản lý cung cấp hàng hóa, dịch vụ hay giữa các đơn vị kinh doanh với bất kỳ một đối tác kinh doanh khác. Khác với chuỗi cung cấp hàng hóa truyền thống, khách hàng ở đây không phải là những cá nhân mà là các doanh nghiệp. Sự ra đời của TMĐT B2B có thể giúp giảm bớt trung gian trong chuỗi cung ứng như nhà phân phối, nhà bán lẻ.


5.2. Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp với khách hàng – B2C (Business to Customer)

TMĐT B2C là hình thức TMĐT rất phổ biến, là mô hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, trong đó khâu bán hàng trực tuyến, thanh toán trực tuyến và vận chuyển hàng hóa trực tuyến nhanh chóng và an toàn là phương thức kinh doanh quan trọng nhất. Mô hình B2C được áp dụng trong các mô hình siêu thị điện tử và các site bán hàng lẻ, bao gồm cả việc hỗ trợ khách hàng trực tuyến, các site kinh doanh du lịch, khách sạn, đặt vé máy bay v.v… Không giống như B2B, mô hình B2C sử dụng cho các hình thức kinh doanh không có chứng từ.

Một đặc tính rõ rệt nhất của TMĐT B2C là khả năng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng rất hiệu quả mà không cần có sự tham gia của khâu trung gian như nhà phân phối, bán buôn hoặc môi giới. Có thể xét mô hình TMĐT B2C từ 2 góc độ:

- Từ phía doanh nghiệp:

Mô hình TMĐT B2C từ phía doanh nghiệp mô tả chu trình quản lý việc mua hàng của khách hàng, tức là các hoạt động doanh nghiệp cần thực hiện để


đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong quá trình mua hàng như: hoàn thành đơn hàng và giao hàng cho khách hàng cũng như thực hiện các hoạt động hậu cần cho kinh doanh của doanh nghiệp.

- Từ phía khách hàng:

Mô hình TMĐT B2C cụ thể hóa hệ thống các hoạt động của người đi mua hàng thực hiện khi mua hàng hóa hoặc dịch vụ. Các doanh nghiệp cần nắm được điều này khi xây dựng chương trình quản lý TMĐT.

Quá trình mua hàng của khách hàng khi tham gia giao dịch TMĐT: bắt đầu bằng các bước tiền mua hàng, sau đó là mua hàng và cuối cùng là các bước hậu mua hàng. Quá trình tiền mua hàng bao gồm các hoạt động tìm kiếm thông tin và phát hiện các sản phẩm phù hợp với yêu cầu của khách hàng và lựa chọn sản phẩm từ nhóm những sản phẩm xác định trên cơ sở các tiêu chí so sánh. Quá trình mua hàng mô tả dòng các thông tin và các tài liệu có liên quan đến việc mua hàng và thương lượng giữa khách hàng và người bán về những điều khoản cụ thể như giá cả, điều kiện mua hàng, cơ chế thanh toán và thực hiện thanh toán. Giai đoạn hậu mua hàng là các hoạt động dịch vụ khách hàng để giải quyết khiếu nại của khách hàng, các dịch vụ đi kèm hoặc khách hàng có thể trả lại sản phẩm, v.v…


5.3. Các mô hình TMĐT khác.

TMĐT giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng – C2C (Customer to customer): Đây là mô hình TMĐT giữa các cá nhân với nhau, họ có thể tham gia hoạt động thương mại với tư cách người bán hoặc người mua. Một cá nhân có thể tự lập website để kinh doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website có sẵn để đấu giá món hàng mình có, ví dụ: www.chodientu.com v.v…

TMĐT giữa doanh nghiệp với Nhà nước – B2G (Business to Government): Trong mô hình này, cơ quan Nhà nước đóng vai trò như


khách hàng và quá trình trao đổi thông tin cũng được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan Nhà nước cũng có thể lập các website, tại đó đăng tải những thông tin về nhu cầu mua hàng của mình và tiến hành việc mua sắm hàng hóa, lựa chọn nhà cung cấp trên website. Ví dụ Hải quan điện tử, thuế điện tử v.v..

TMĐT giữa cơ quan nhà nước và người tiêu dùng – G2C (Government to Customer): Mô hình G2C chủ yếu đề cập tới các giao dịch mang tính hành chính. Ví dụ: hoạt động đóng thuế qua mạng, trả phí đăng ký hồ sơ.


6. Tổng quan hệ thống thanh toán điện tử.

6.1. Khái niệm thanh toán điện tử.

Việc giao dịch trong TMĐT diễn ra hoàn toàn trực tuyến đòi hỏi phải có hệ thống thanh toán điện tử . Theo báo cáo quốc gia về kỹ thuật TMĐT của Bộ thương mại: “Thanh toán điện tử (Electronic Payment) theo nghĩa rộng được định nghĩa là việc thanh toán tiền thông qua các thông điệp điện tử (Electronic Message) thay cho việc trao tiền mặt.” Theo nghĩa hẹp, thanh toán trong TMĐT có thể hiểu là việc trả tiền và nhận tiền hàng cho các hàng hóa, dịch vụ được mua bán trên Internet. Chẳng hạn như: trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng; công ty trả lương nhân viên bằng cách trả tiền trực tiếp vào tài khoản ngân hàng v.v…


6.2. Các hình thức thanh toán của hệ thống thanh toán điện tử (Smart Card, Credit Card, DigiCash …)

Ngày nay, với sự phát triển của TMĐT, thanh toán điện tử đã mở rộng sang các lĩnh vực mới : các máy rút tiền tự động (ATM – Automatic Teller Machine), thẻ tín dụng (Credit card). Thẻ mua hàng (Purchasing card), thẻ thông minh (Smart card), ví tiền điện tử (E-wallet), các chứng từ điện tử (như hối phiếu. giấy nhận nơ điện tử).. Việc xây dựng một hệ thống thanh toán tài chính


tự động và chuyển tiền tự động (hệ thống các thiết bị tự động chuyển tiền từ tài khoản này sàng tài khoản khác trong hệ thống liên ngân hàng) là điều kiện tiên quyết để thực hiện thành công TMĐT tiến tới nền KT số hóa. Cụ thể:

- Thẻ thông minh (Smart Card): bản chất cũng giống thẻ tín dụng, là một thẻ làm bằng chất dẻo có gắn những con chip bên trong. Trong một số trường hợp, những bộ vi xử lý bên trong thẻ sẽ đóng vai trò làm thiết bị lưu trữ thông tin nhiều hơn thẻ tín dụng gấp trăm lần. Nói chung, bản thân những chiếc thẻ thông minh này là những máy tính siêu nhỏ ngoại trừ việc cung cấp năng lượng và làm thiết bị đầu cuối. Nhờ tính năng linh hoạt của mình, thẻ thông minh được sử dụng rất phổ biến ở Châu Âu và châu Á và được xem như giải pháp thích hợp cho việc thực hiện các giao dịch thanh toán trên mạng với mức độ an toàn bảo mật cao hơn rất nhiều so với thẻ tín dụng bởi nó cung cấp cho người sử dụng cả sự bảo vệ về phần cứng cả sự bảo vệ bằng phần mềm mã hóa ( Encryption – là một kỹ thuật bảo mật làm biến đổi dữ liệu từ hình thức đơn giản, rõ ràng sàng hình thức dữ liệu biến thành mật mã. Encryption có thể là một chiều nghĩa là mã hóa được thiết kế để ẩn thông tin dữ liệu đi và không bao giờ quay trở lại được, còn hai chiều là chuỗi ký tự được mã hóa có thể chuyển lại thành dạng text và đọc được.)


Hình 2 Website của công ty Gemalto – công ty hàng đầu của Pháp về phát hành 6


Hình 2. Website của công ty Gemalto – công ty hàng đầu của Pháp về phát hành thẻ thông minh.


- Tiền điện tử (E-Cash): là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành, sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, có thể áp dụng trong phạm vi một nước cũng như giữa các quốc gia. Tất cả đều được thực hiện bằng công nghệ kỹ thuật số hóa, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hóa” (DigiCash).

- Ví điện tử (E - Wallet): thực chất là một nơi lưu trữ thẻ tín dụng trên internet, hay còn gọi là thẻ giữ tiền (Stored Value Card). Người giữ ví có thể chọn một trong số thẻ của mình để tiến hành mua hàng và một giao dịch hoàn toàn bảo mật được thực hiện. Ví điện tử này được cá nhân hóa bằng mật mã bảo vệ sử dụng giao thức SET (Secure Electronic Transactions).

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/05/2022