- Mật độ trồng sa mộc là 1.600 cây/ha; sắn trồng xen theo hàng giữa 2 hàng sa mộc với 5.000 gốc/ha.
- Kỹ thuật trồng: Kích thước hố sa mộc là 40 x 40 x 40 cm, sắn được trồng theo hàng.
- Lượng phân bón: Sa mộc trồng không bón phân, sắn bón lót phân chuồng mỗi gốc 0,3 kg.
- Chăm sóc: Trong suốt thời gian trồng xen sắn khi làm cỏ sắn người dân kết hợp xới cỏ vun gốc cho sa mộc.
Chi phí và thu nhập của mô hình được thể hiện ở biểu 4.8
Biểu 4.8: Chi phí và thu nhập của mô hình Sa mộc +Sắn
Đơn vị tính: 1000 đồng/ha
Hạng mục | Năm | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | ||
Tổng chi phí | 16.825 | ||||||||||
A | Chi phí từng năm | 7.755 | 4.085 | 4.085 | 400 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
I | Cây lâm nghiệp | 4.370 | 700 | 700 | 400 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
1 | Phân bón | ||||||||||
2 | Công trồng & ch.sóc | 3.390 | 600 | 600 | 300 | ||||||
2.1 | Trồng | 2.790 | |||||||||
2.2 | Chăm sóc | 600 | 600 | 600 | 300 | ||||||
2.3 | Bảo vệ rừng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | |
II | Cây nông nghiệp | 3.385 | 3.385 | 3.385 | |||||||
Tổng thu nhập | 35.800 | ||||||||||
B | Thu nhập hàng năm | 4.000 | 2.800 | 2.000 | 27.000 | ||||||
1 | Sản phẩm N. nghiệp | 4.000 | 2.800 | 2.000 | - | ||||||
2 | Sản phẩm phụ | 400 | 1.000 | 600 | 6.000 | ||||||
3 | Sản phẩm chính | 21.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Điều Kiện Tự Nhiên Và Tài Nguyên Thiên Nhiên
- Các Mô Hình Canh Tác Nông Lâm Nghiệp Tại Địa Phương Và Hiệu Quả Kinh Tế Từng Mô Hình
- Mô Hình Canh Tác Cây Công Nghiệp + Cây Nông Nghiệp
- Quy Hoạch Sử Dụng Đất Nông Nghiệp
- Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 9
- Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 10
Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.
(Chi tiết xem phụ biểu 2.5)
Qua biểu 4.8 cho thấy chi phí của mô hình là 16,8 triệu đồng, chủ yếu tập trung vào mấy năm đầu, do những năm đầu từ phát dọn thực bì, trồng và chăm sóc cộng với cây nông nghiệp đòi hỏi nhiều công chăm sóc, những năm tiếp theo khi hết trồng xen, chi phí cũng giảm đi.
Thu nhập của mô hình sa mộc + sắn ở biểu trên cho thấy: Chu kỳ kinh doanh của sa mộc là 10 năm nhưng đến năm thứ 6 sa mộc đã cho sản phẩm phụ. Tổng thu nhập của mô hình sau 10 năm là 35,8 triệu đồng.
4) Mô hình canh tác Tre, Luồng
Tre luồng là loài cây dễ trồng và được trồng phổ biến trong các hộ gia
đình ở nơi đây. Diện tích không tập trung, mỗi hộ gia đình trồng vài chục gốc gần nhà. Canh tác mô hình tre luồng cũng có thể trồng xen các loài cây nông nghiệp khác. Thời gian trồng xen trong 3 năm đầu.
Loài cây trồng chủ yếu là Tre bát độ, Tre mai, Luồng Chi phí và thu nhập của mô hình thể hiện trong biểu 4.9
Biểu 4.9: Chi phí và thu nhập của mô hình Tre, luồng
Đơn vị: 1000đồng/ha
Hạng mục | Năm | ||||||||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | ||
Tổng chi phí | 18.039 | ||||||||||
A | Chi từng năm | 9.193 | 3.173 | 3.173 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 100 |
I | Cây lâm nghiệp | 6.720 | 700 | 700 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 100 |
1 | Cây giống | 4.400 | |||||||||
2 | Phân bón | 360 | |||||||||
3 | Trồng, chăm sóc | 1.860 | |||||||||
3.1 | Trồng | 1.260 | |||||||||
3.2 | Chăm sóc | 600 | 600 | 600 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | |
Phát chăm sóc | 300 | 300 | 300 | ||||||||
Xới vun gốc | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | ||
4 | Bảo vệ rừng | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
II | Cây nông nghiệp | 2.473 | 2.473 | 2.473 | |||||||
Tổng thu nhập | 149.750 | ||||||||||
B | Thu từng năm | 3.750 | 3.250 | 2.750 | 4.000 | 23.000 | 28.000 | 28.000 | 28.000 | 28.000 | |
1 | Từ nông nghiệp | 3.750 | 3.250 | 2.750 | |||||||
2 | Sản phẩm phụ | 1.000 | 4.000 | 5.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | 10.000 | |||
3 | Sản phẩm chính | 18.000 | 18.000 | 18.000 | 18.000 | 18.000 |
(Chi tiết xem phụ biểu 2.6)
Từ biểu 4.9 cho thấy: Tổng chi phí cho mô hình sản xuất trong 10 năm là 18 triệu đồng, trong đó chủ yếu là chi phí cho 3 năm đầu xây dựng cơ bản mô
hình và sản suất cây nông nghiệp. Từ năm thứ 4 trở đi chi phí cho mô hình chủ yếu là chăm sóc và bảo vệ.
Giá trị thu nhập của mô hình Tre, Luồng trong 10 năm là khá lớn: gần150 triệu đồng/ha. Năm thứ 4 trở đi Tre, Luồng đã cho sản phẩm phụ (măng), năm thứ 5 cho sản phẩm cả măng và Tre. Thời gian thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 12, măng ra mạnh nhất từ tháng 5 - 10. Tổng thu nhập từ măng gần 50 triệu.
4.2.2.4. Mô hình trồng cây ăn quả + cây nông nghiệp
Chí phí và thu nhập từ mô hình cây ăn quả + cây nông nghiệp thể hiện trong biểu 4.10
Biểu 4.10: Chi phí và thu nhập của mô hình cây ăn quả + cây nông nghiệp
Đơn vị tính: 1000 đồng/ha
Hạng mục | Nhãn Vải + Ngô | Xoài + Ngô | Lê + Ngô | |
A | Tổng chi phí | 23.389 | 21.759 | 19.174 |
I | Cây ăn quả | 17.110 | 15.480 | 12.895 |
1 | Cây giống | 8.800 | 6.600 | 4.950 |
2 | Phân bón | 140 | 140 | 105 |
3 | Công trồng, chăm sóc | 7.170 | 7.740 | 6.840 |
3.1 | Trồng | 1.680 | 1.680 | 1.680 |
3.2 | Chăm sóc | 5.490 | 6.060 | 5.160 |
4 | Bảo vệ rừng | 1.000 | 1.000 | 6.279 |
II | Cây nông nghiệp | 6.279 | 6.279 | 210 |
B | Tổng thu nhập | 84.750 | 69.750 | 54.750 |
1 | Sản phẩm nông nghiệp | 9.750 | 9.750 | 9.750 |
2 | Sản phẩm chính (quả) | 75.000 | 60.000 | 45.000 |
(Chi tiết xem phụ biểu 2.7; 2.8 và 2.9)
Từ biểu 4.10 cho thấy: Chí phí sản xuất cho một ha cây ăn quả trong một chu kỳ 10 năm là khá lớn. Đầu tư sản xuất cho 1 ha Nhãn, Vải là trên 23 triệu
đồng vì cây ăn quả ngoài tiền vốn đầu tư giống ban đầu còn đòi hỏi phải thường xuyên chăm sóc, bón phân nên công sản xuất của mô hình cây ăn quả thường cao hơn nhiều so với trồng các loài cây lâu năm khác.
Biểu 4.10 cho thấy mô hình trồng cây ăn quả cho thu nhập tương đối lớn, trong đó mô hình trồng nhãn vải có thu nhập cao hơn cả.
4.2.3. Tổng hợp đầu tư và thời gian cần hỗ trợ các mô hình canh tác Biểu 4.11: Nhu cầu đầu tư, nhu cầu hỗ trợ và thời gian cần hỗ trợ cho
từng loại mô hình
Mô hình canh tác | Đầu tư trồng và ch.sóc/ha | Thời gian chờ sản phẩm | Thời gian cần có trợ giúp | Mức hỗ trợ bình quân năm/ha | |
1 | Chè | 12.020.000 | 5 | 4 | 1.132.500 |
2 | Sở | 13.290.000 | 6 | 5 | 1.730.000 |
3 | Thông | 6.670.000 | 10 | 8 | 2.670.000 |
4 | Tre luồng | 10.620.000 | 3 | 3 | 1.086.699 |
5 | Sa mộc | 6.670.000 | 10 | 8 | 2.570.000 |
6 | Keo | 8.660.000 | 7 | 5 | 1.420.000 |
7 | Nhãn Vải | 17.110.000 | 4 | 3 | 1.420.000 |
8 | Lê | 15.480.000 | 4 | 4 | 1.170.000 |
9 | Xoài | 12.660.000 | 4 | 3 | 1.420.000 |
Trung bình | 11.464.444 | 5,9 | 4,8 |
Theo biểu 4.11: thì nhu cầu đầu tư cho mô hình cây ăn quả là cao nhất (Nhãn, Vải hơn 17 triệu đồng) và thời gian chờ có sản phẩm đầu tiên từ cây trồng dài nhất là Thông và Sa mộc (10 năm) tiếp đến là keo 6 - 7 năm và Sở 6 năm. Với kết quả này việc hỗ trợ người dân tham gia trồng rừng phát triển kinh tế trên đất trống và nương rẫy không cố định có năng suất và sản lượng thấp sang trồng rừng sản xuất và trồng rừng phòng hộ thì nhà nước cần hỗ trợ hàng năm cho người dân khoảng 1,6 triệu đồng trên mỗi ha. Đối với Thông và Sa mộc là hai loài cây phải chờ thời gian dài mới cho thu hoạch thì nhà nước có thể hỗ trợ trên dưới 1 triệu đồng để người dân ổn định cuộc sống, đảm bảo nhu cầu lương thực trong thời gian chờ đợi sản phẩm được thu hoạch. Bình quân mỗi ha trồng rừng cần đầu tư gần 12 triệu đồng cho mỗi ha.
4.2.4. Kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế
Kết quả phân tích chỉ số NPV, BRR và IRR làm cơ sở cho chọn loại cây trồng trên quan điểm kinh tế được thể hiện trong biểu 4.19
Biểu 4.12: Kết quả phân tích các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình canh tác
Mô hình canh tác | NPV (đồng) | BCR | IRR (%) | |
1 | Chè + ngô | 18.129.640 | 1,81 | 41,3 |
2 | Sở + Ngô | 10.041.461 | 1,63 | 24,7 |
3 | Thông + Ngô | 9.177.976 | 1,69 | 31,0 |
4 | Tre luồng + Ngô | 66.944.201 | 5,43 | 64,6 |
5 | Sa mộc + Sắn | 6.306.493 | 1,44 | 18,1 |
6 | Keo + Ngô | 13.631.205 | 1,97 | 36,0 |
7 | Nhãn Vải + Ngô | 28.543.135 | 2,47 | 35,8 |
8 | Lê + Ngô | 16.798.186 | 2,10 | 37,1 |
9 | Xoài + Ngô | 22.352.298 | 2,26 | 36,0 |
10 | Lúa nương | 7.096.774 | 1,52 | |
11 | Ngô | 15.944.700 | 1,65 | |
12 | Sắn | 4.193.548 | 1,39 | |
13 | Mía | 42.626.728 | 2,7 | |
14 | Cỏ voi | 44.239.631 | 2,5 |
Qua phân tích các chỉ số kinh tế ở biểu 4.12 cho thấy:
Đối với loài cây trồng lâu năm, mô hình cho hiệu quả kinh tế cao nhất là tre luồng, kế đến là cây ăn quả xen cây nông nghiệp và mô hình chè + ngô.
Đối với loài cây ngắn ngày thì Cỏ voi, mía cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
Chỉ số BCR và IRR của các mô hình cây trồng đều dương (>1), chỉ ra rằng nếu đầu tư vào các mô hình sản xuất đảm bảo có lãi trong chu kỳ kinh doanh, trong đó mô hình tre luồng mang lại hiệu quả cao nhất. Nói cách khác, nếu đầu tư chi phí một đồng cho mô hình canh tác Tre, Luồng thì lợi nhuận thu được sau một chu kỳ là 5,43 đồng, tiếp đến là cây ăn quả, Keo, Chè. Tuy nhiên cây ăn quả cần đầu tư nhiều và đòi hỏi cao về điều kiện lập địa phù hợp với từng loài cây.
Tóm lại, hiệu quả kinh tế của các mô hình cây trồng được đầu tư đều
đem lại hiệu quả kinh tế, tuy nhiên tuỳ theo từng điều kiện đất đai, điều kiện thích nghi của từng loài cây để lựa chọn cây trồng nào cho phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng địa phương.
4.2.5. Kết quả phỏng vấn hộ gia đình
Qua thu thập thông tin từ cán bộ địa phương rồi tiến hành phỏng vấn các hộ gia đình về xây dựng các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện.
Tiêu chí chọn hộ phỏng vấn chọn hộ phỏng vấn
- Các hộ có sản xuất các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp
- Các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã cho thu nhập ổn định.
- Giá trị sản phẩm của các mô hình đóng vai trò đáng kể trong thu nhập của các hộ gia đình. Kết quả như sau:
Biểu 4.13: Kết quả phỏng vấn người dân
Mô hình canh tác | Số hộ | Ưa thích | Không ưa thích | |||
Số hộ | % | Số hộ | % | |||
1 | Chè + Ngô | 54 | 44 | 80,6 | 10 | 19,4 |
2 | Sở + Ngô | 54 | 12 | 21,7 | 42 | 78,3 |
3 | Sa Mộc + Ngô | 54 | 17 | 30,9 | 37 | 69,1 |
4 | Thông + Ngô | 54 | 15 | 27,6 | 39 | 72,4 |
5 | Tre Luồng + Ngô | 54 | 42 | 77,3 | 12 | 22,7 |
6 | Cây ăn quả+ Ngô | 54 | 43 | 80,3 | 11 | 19,7 |
7 | Keo + Ngô | 54 | 45 | 84,2 | 9 | 15,8 |
Kết quả trên cho thấy: trong các mô hình canh tác được hỏi, mô hình
được lựa chọn nhiều nhất là mô hình Keo + Ngô, chiếm 84,2%. Tiếp theo là mô hình Chè + Ngô, Cây ăn quả + Ngô và mô hình tre luồng. Lý do lựa chọn chủ yếu của người dân là các mô hình này sớm cho sản phẩm, thu nhập thường xuyên và sản phẩm dễ tiêu thụ trên thị trường. Những loài cây thông và sa mộc có thể trồng rừng phòng hộ được ở những nơi có điều kiện không thuận lợi, nếu canh tác nông nghiệp ở đây rất khó khăn và hiệu quả rất thấp.
4.3. Định hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp
4.3.1. Sử dụng đất nông nghiệp
Diện tích đất nông nghiệp trong những năm tới ít thay đổi, do điều kiện
địa hình khả năng mở rộng diện tích lúa nước rất khó khăn và tốn kém. Vì vậy canh tác nông nghiệp tại địa phương cần theo hướng thâm canh tăng vụ, áp
dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như đưa các giống mới: Lúa lai, Ngô lai, Sắn cao sản... có năng suất cao trên diện tích đã có.
Xây dựng các mô hình sản xuất tăng vụ như 2 vụ lúa + 1 vụ màu để nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng thu nhập ổn định lương thực trong các vụ giáp hạt như các mô hình:
1 - 2 vụ lúa + 1 vụ ngô đông
1 - 2 vụ lúa + 1 vụ khoai tây, khoai lang
1 - 2 vụ lúa + 1 vụ rau màu, đỗ tương, lạc...
Những diện tích đất thuận lợi gần nhà, đất vườn tạp có diện tích đủ lớn thì trồng các loài cây có giá trị kinh tế cao như: cây ăn quả Vải, Lê, Xoài, Nhãn... mà các mô hình trên địa bàn đã đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Những diện tích đất hiện đang canh tác nương rãy trồng một số loài cây như Ngô, Lúa nương, Khoai, Sắn và các loài cây trồng hàng năm khác như rau, đậu... cho năng suất thấp được quy hoạch trồng các loài cây có giá trị kinh tế cao hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Tiếp tục ổn định diện tích cây lâu năm tại địa phương với diện tích hiện có là 1.821ha với những loài cây có giá trị kinh tế cao như Xoài, Vải, Lê.
4.3.2. Sử dụng đất lâm nghiệp
- Quản lý bảo vệ diện tích rừng hiện có 22.170 ha bằng cách nhà nước hỗ trợ kinh phí giao khoán bảo rừng tới các hộ gia đình những diện tích còn chưa giao khoán trên địa bàn huyện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc các nguyên tắc tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển rừng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010. Để những diện tích rừng có chủ thực sự qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân trong công tác bảo vệ rừng, ngoài việc
được hỗ trợ kinh phí bảo vệ rừng thì chủ rừng được tận thu các sản phẩm phụ từ rừng được giao. Những diện tích ở nơi cao, xa thì giao khoán cho các đoàn thể trong từng xã quản lý như đoàn thanh niên, cộng đồng thôn bản, phụ nữ,
hội cựu chiến binh... quản lý theo hướng quản lý rừng cộng đồng để công tác bảo vệ rừng có hiệu quả tốt hơn.
+ Đối với rừng sản xuất
- Quản lý sử dụng hiệu quả 5.704 ha rừng tự nhiên hiện có và 2.160 ha rừng trồng, đặc biệt quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng rừng phục hồi trạng thái IIA, IIB với diện tích 4.106 ha. Để rừng phát triển tốt có giá trị cao về kinh tế và phòng hộ đầu nguồn.
+ Đối với rừng phòng hộ
- Quản lý bảo vệ tốt diện tích 10.590 ha rừng tự nhiên và 1.545 ha rừng trồng hiện có.
- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ, các loại cây thuốc cũng như Song, Mây hiện có trong rừng, tăng thu nhập cho người dân quản lý bảo vệ rừng, giảm tác động tiêu cực đến rừng phòng hộ hiện có.
- Nâng cao khả năng phòng hộ của rừng bằng các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đặc biệt trên diện tích rừng phục hồi và rừng núi đá.
+ Đối với rừng đặc dụng
- Bảo vệ nghiêm ngặt diện tích 2.163 ha rừng tự nhiên hiện có
- Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng đặc dụng bằng cách tuyên truyền vận động, không khai thác, chặt phá trong rừng đặc dụng, không dùng lửa như việc đốt ong, đốt nương nhất là vào mùa khô.
4.4. Quy hoạch sử dụng đất đai
Những căn cứ
- Căn cứ vào Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003.
- Quyết định số 748/QĐ-TTg ngày 19 tháng 6 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2000 - 2010 tỉnh Hà Giang.
- Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Giang đến năm 2010