Quy Hoạch Sử Dụng Đất Nông Nghiệp


- Nghị quyết số 09/2005/NQ-HĐND ngày 8 tháng 12 năm 2005 của Hội

đồng nhân tỉnh Hà Giang khoá XV - Kỳ họp thứ 5, trong đó có nội dung về việc thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006-2010 cho phù hợp với thực tế.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Minh lần thứ XV (nhiệm kỳ 2005 - 2010).

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội và kết quả điều tra hiện trạng sử dụng đất đai. Kết quả phân chia 3 loại rừng của huyện Yên Minh

Quy hoạch sử dụng đất đai chung của huyện thể hiện biểu 4.14

Biểu 4.14: Quy hoạch sử dụng diện tích các loại đất đai

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Mã ĐC

Quy hoạch

Hiện trạng

So sánh


Tổng diện tích tự nhiên


78.346

78.346


1

Đất nông nghiệp

nnp

72.571

72.571


1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

sxn

20.901

18.610

2.291

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

chn

18.502

16.790

1.712

1.1.1.1

Đất trồng lúa

lua

2.325

2.260

65

1.1.1.2

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

coc

4.000

1.287

2.713

1.1.1.3

Đất trồng cây hàng năm khác

hnk

12.177

13.242

-1.065

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

cln

2.399

1.821

578

1.2

Đất lâm nghiệp

lnp

51.671

53.961

-2.291

1.2.1

Đất rừng sản xuất

rsx

21.372

23.632

-2.261

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

rph

27.505

27.535

-30

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

rdd

2.794

2.794


2

Đất phi nông nghiệp

PNN

2.108

2.108


3

Đất chưa sử dụng

csd

3.666

3.666


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 8

Từ số liệu bảng 4.14 cho thấy diện tích đất sản xuất nông nghiệp tăng thêm

2.291 ha trong đó diện tích tăng chủ yếu là đất trồng trồng cỏ, đất trồng cây lâu năm và đất lúa nước. Diện tích đất trồng cây hàng năm khác giảm 1.065 ha, nguyên nhân là chuyển từ loại đất này sang trồng cây lâu năm, đất trồng cỏ và

đất trồng lúa.

Diện tích lâm nghiệp giảm 2.291 ha do chuyển một số diện tích sang đất sản xuất nông nghiệp. Còn lại đất trống được quy hoạch cho trồng rừng và trồng cây có giá trị khác.


4.4.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

4.4.1.1. Quy hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.

- Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Yên Minh, căn cứ vào hiện trạng sử dụng đất và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với phương châm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp một cách toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi. Đảm bảo mục tiêu chung của công tác quy hoạch sử dụng đất là sau khi quy hoạch đời sống của nhân dân ngày một nâng lên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá để nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích nhưng vẫn

đảm bảo sự phát triển bền vững là một yêu cầu cấp thiết, tăng cường năng lực hệ thống thuỷ lợi, tập trung vào thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng

đất. Phát triển mô hình kinh tế trang trại (chủ yếu là trang trại chăn nuôi gia súc như trâu, bò, lợn, dê v.v.)

- Căn cứ vào thực tế sản xuất lương thực của huyện trong những năm qua và điều kiện sản xuất lương thực của huyện. Qua phân tích hiệu quả kinh tế của một số mô hình sản xuất nông nghiệp, diện tích quy hoạch cho đất sản nông nghiệp của huyện Yên Minh cụ thể như sau:

1) Đất trồng cây hàng năm

a. Đất trồng lúa

- Đất chuyên trồng lúa nước: Việc quy hoạch phát triển hệ thống thuỷ lợi dự kiến sẽ nâng diện tích đất trồng cây hàng năm được tưới lên 800 – 1000 ha đến năm 2010. Trong giai đoạn quy hoạch 2007 – 2012 với mục tiêu đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, sẽ duy trì và mở rộng diện tích đất trồng 2 vụ lúa. Quy hoạch vùng chuyên trồng lúa đặc sản và mở rộng diện tích chuyên trồng lúa, đặc biệt là thâm canh tăng vụ từ đất 1 vụ lúa lên 2 vụ lúa hoặc một vụ lúa, một vụ màu. Quy hoạch vùng trồng lúa đặc sản tại thị trấn Yên Minh dọc quốc lộ 4C với quy mô 20 ha. Quy hoạch vùng trồng lúa đặc sản ở Mậu Duệ quy mô 20 ha. Diện tích đất chuyên trồng lúa nước tăng lên là 75 ha, cụ thể như sau:


+ Chuyển 10 ha diện tích trồng lúa nước còn lại (đất 1 vụ lúa) sang đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ lúa) ở các xã (Mậu Duệ, Hữu Vinh, Ngọc Long).

+ Chuyển 65 ha diện tích đất trồng cây hàng năm khác sang đất 2 vụ lúa ở các xã (Mậu Duệ, Mậu Long, Ngọc Long, Du Tiến, Du Già, Bạch Đích, Na Khê, Hữu Vinh, Đường Thượng).

Về kỹ thuật:

+ Bố trí cơ cấu giống lúa phù hợp với từng mùa vụ, tăng thêm diện tích trồng các loại lúa lai có khả năng kháng trừ sâu bệnh và cho năng suất cao.

+ Thực hiện đồng bộ các quy trình kỹ thuật thâm canh lúa theo quy trình hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ đạo hàng năm.

+ áp dụng phương pháp quản lý sâu dịch hại tổng hợp (IPM) và tưới nước hợp lý theo yêu cầu của từng giai đoạn và từng loài cây trồng.

b. Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi

Diện tích đất trồng cỏ hiện tại là 1.287ha, thực tế sản xuất cho thấy việc phát triển đồng cỏ gắn với chăn nuôi trâu, bò, dê…khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện và cho hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích.

Chuyển 2.713 ha các loại đất khác sang đất trồng cỏ phục vụ chăn nuôi có ở tất cả các xã nhưng tập trung chủ yếu ở một số xã như Đường Thượng, Du Tiến, Lũng Hồ, Mậu Long, Ngọc Long... Như vậy, đến năm 2010 quy mô diện tích đất trồng cỏ toàn huyện là 4000 ha, phương án chuyển mục đích sử dụng các loại đất khác sang đất trồng cỏ các địa điểm cụ thể như sau:

+ Chuyển 1.000 ha diện tích đất trồng cây hàng năm khác kém hiệu quả sang đất trồng cỏ bao gồm các xã Đường Thượng, Du Tiến, Lũng Hồ, Mậu Long, Ngọc Long, Đông Minh, Thắng Mố, Hữu Vinh, Sủng Thài, Mậu Duệ, Du Già, Phú Lũng.

+ Chuyển 1.713 ha diện tích đất đồi núi chưa sử dụng sang đất trồng cỏ bao gồm các xã Đường Thượng, Du Tiến, Lũng Hồ, Mậu Long, Ngọc Long,

Đông Minh, Du Già, Mậu Duệ, Na Khê, Bạch Đích, Ngam, La.


c. Đất trồng cây hàng năm khác

- Quy hoạch đất trồng cây đậu tương: Cây đậu tương dễ trồng, lại cho hiệu quả kinh tế khá cao so với việc trồng một số loại cây hoa màu khác và là một trong những loại cây chủ lực trong phát triển nông nghiệp hiện trạng của huyện. Diện tích đất trồng cây đậu tương tăng nhanh từ 781 ha năm 2001 lên 2.798 ha năm 2006. Hiện tại UBND huyện đã xây dựng vùng chuyên canh cây

đậu tương tại 10 xã: Lao và Chải, Sủng Thài, Du Già, Lũng Hồ, Du Tiến,

Đường Thượng, Ngọc Long, Sủng Cháng, Thắng Mố, Phú Lũng với quy mô diện tích 2.095 ha. Diện tích này được tiến hành thâm canh, tăng vụ nâng cao hệ số sử dụng đất. Phương án tăng diện tích đất trồng cây đậu tương cụ thể như sau:

+ Thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích đất trồng cây đậu tương trên đất lúa 1 vụ với quy mô là 500 ha bao gồm các xã Đường thượng, Lũng Hồ, Du Tiến, Ngọc Long, Sủng Cháng, Thắng Mố, Hữu Vinh, Sủng Thài, Du Già, Phú Lũng, Lao Và Chải.

+ Thâm canh, tăng vụ, tăng diện tích đất trồng cây đậu tương trên đất trồng ngô với quy mô là 595 ha bao gồm các xã (Lũng Hồ, Du Tiến, Ngọc Long, Sủng Cháng, Thắng Mố, Hữu Vinh, Sủng Thài, Du Già, Lao Và Chải,

Đông Minh).

- Quy hoạch đất trồng ngô: Cùng với cây đậu tương, cây ngô cũng là cây chủ lực trong sản xuất nông nghiệp của huyện và tỏ ra rất phù hợp với

điều kiện tự nhiên và truyền thống canh tác của người dân trong huyện, ngô

được gieo trồng từ tháng 2 và đến tháng 6, 7 là cho thu hoạch, là một trong các nhóm cây giúp cho việc đảm bảo an ninh lương thực của huyện. Diện tích

đất trồng cây ngô 1 vụ là 6.205 ha năm 2006 phân bố ở tất cả các xã trong huyện, hiện tại UBND huyện đã xây dựng được vùng chuyên canh cây ngô hàng hoá, ngô thâm canh với quy mô 5.000.


- Quy hoạch đất trồng mía: Diện tích đất trồng mía hiện trạng là 235 ha, cây mía đang nổi lên với sự phù hợp về điều kiện tự nhiên ở một số xã trong huyện, mía có chất lượng khá, nhu cầu thị trường cũng lớn, trong giai

đoạn điều chỉnh quy hoạch sẽ tăng quy mô diện tích đất trồng mía lên 500 ha. Như vậy diện tích đất trồng mía sẽ tăng lên là 265 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Hữu Vinh, Ngọc Long, Du Già, Đông Minh. Phương án cụ thể như sau:

+ Chuyển từ loại đất trồng cây hàng năm khác là 165 ha bao gồm các xã Hữu Vinh, Ngọc Long, Du Già, Đông Minh.

+ Chuyển từ đất đồi núi chưa sử dụng sang là 100 ha bao gồm các xã Hữu Vinh, Ngọc Long, Du Già, Đông Minh.

- Quy hoạch đất trồng rau sạch: Trồng rau an toàn nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, rau sạch đã và sẽ tỏ ra là một mặt hàng có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Trong giai đoạn điều chỉnh quy hoạch sẽ quy hoạch vùng chuyên trồng rau sạch, đưa diện tích đất trồng rau sạch tăng từ 20 ha tại thời điểm hiện trạng lên 65 ha vào năm 2010 tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Minh, xã Hữu Vinh và xã Lao và Chải. Phương án cụ thể như sau:

Chuyển từ loại đất cây hàng năm khác sang đất chuyên trồng rau sạch là 35 ha, chuyển từ đất trồng lúa nước còn lại sang đất chuyên trồng rau sạch là 10 ha bao gồm thị trấn Yên Minh, xã Hữu Vinh, xã Lao và Chải.

2) Đất trồng cây lâu năm

Cây lâu năm trên địa bàn huyện bao gồm cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả, việc phát triển cây lâu năm sẽ là mục tiêu quan trọng với khả năng nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích sử dụng đất, có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất đai và môi trường.

a. Quy hoạch diện tích trồng chè

Quy hoạch 618 ha tổng diện tích trồng chè đến năm 2010 trong đó:

+ Hiện trạng trên địa bàn huyện đã có là 276 ha.


+ Quy hoạch thành vùng chuyên canh chè mở rộng diện tích trồng mới 300 ha tập trung ở các xã Ngam La, Đông Minh, Mậu Duệ.

+ Quy hoạch trồng chè tập trung tại các xã Lao và Chải, Mậu Long, Ngọc Long, Lũng Hồ, với quy mô là 105 ha.

+ Quy hoạch xây dựng vùng chè năng suất, chất lượng cao tại 3 xã biên giới là Na Khê, Bạch Đích, Phú Lũng với quy mô trồng mới là 207 ha.

+ Quy hoạch mở rộng diện tích chè ở các xã còn lại với quy mô rải rác với quy mô diện tích đất chè tăng lên 30 ha.

* Như vậy trong quá trình quy hoạch, quy mô diện tích đất trồng chè toàn huyện Yên Minh là 618 ha, diện tích đất trồng chè tăng lên so với hiện trạng là 342 ha, diện tích này được chuyển từ loại đất trống, nương rẫy không cố định sang đất trồng chè bao gồm các xã Ngam La, Đông Minh, Mậu Duệ, Ngọc Long, Lũng Hồ, Na Khê, Bạch Đích, Phú Lũng, Lao và Chải, Mậu Long.

Biện pháp kỹ thuật

+ Giống Chè:

Sử dụng chủ yếu là các giống chè lai chất lượng cao, các giống nhập nội từ Đài Loan, Nhật Bản như giống Chè Bát tiên, Kim tiên, Ô long đã được thuần hoá. Đối với chè Shan sử dụng giống chè tại địa phương.

+ Kỹ thuật trồng mới:

Trồng song song với đường đồng mức

Mật độ 13.000 - 13.500 cây/ha đối với Chè thâm canh và 1.600 cây/ha

đối với trồng kết hợp phòng hộ.

Kỹ thuật chăm sóc và thu hái, chế biến, bảo quản thực hiện đồng bộ theo quy trình kỹ thuật do ngành Chè ban hành.

b. Quy hoạch đất trồng cây ăn quả

- Quy hoạch đất trồng xoài: Diện tích đất trồng xoài được quy hoạch là 1016 ha, hiện trạng là 880 ha, diện tích tăng thêm được điều chỉnh như sau:


+ Chuyển từ loại đất cây hàng năm khác sang trồng xoài là 50 ha bao gồm các xã Hữu Vinh, Đông Minh, thị trấn, Mậu Duệ, Mậu Long, Du Già.

+ Chuyển từ loại đất đồi núi chưa sử dụng sang trồng xoài là 86 ha, Hữu Vinh 13 ha, Đông Minh 15 ha, thị trấn Yên Minh 13 ha, Mậu Duệ 15 ha, Mậu Long 15 ha, Du Già 15 ha.

- Quy hoạch đất cây lâu năm khác: Quy hoạch mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả khác như Nhãn, Vải, Lê, Hồng không hạt, Bưởi,... phân tán ở các xã, thị trấn và trồng cây dược liệu lâu năm ở Thắng Mố; trồng cây Thảo quả ở xã Lao Và Chải với diện tích tăng thêm là 150 ha, cụ thể như sau:

+ Chuyển 150 ha đất đồi núi chưa sử dụng sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu ở các xã Hữu Vinh, Đông Minh, Thị trấn, Mậu Duệ, Mậu Long, Du Già, Thắng Mố, Na Khê, Lao Và Chải.

4.4.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

4.4.2.1. Những căn cứ

- Căn vào quỹ đất dành cho sản xuất lâm nghiệp

- Kết quả đánh giá hiệu quả của các mô hình rừng trồng hiện có trên địa bàn

- Kết quả phỏng vấn người dân và cán bộ quản lý địa phương.

- Căn cứ vào đặc điểm địa hình và điều kiện đất đai tại huyện Yên Minh.

- Căn cứ vào giá cả thị trường và nguồn lực lao động tại địa phương.

Từ kết quả phân tích hiệu quả mô hình canh tác, các căn cứ và nguyện vọng của người dân. Đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện được quy hoạch như sau:

4.4.2.2. Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Từ số liệu biểu 4.15 cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp: 51.670 ha, chủ yếu là đất rừng phòng hộ và sản xuất. Trong đó đất có rừng 22.171 ha chiếm 43% đất lâm nghiệp, tiềm năng để phát triển lâm nghiệp của huyện còn khá lớn thể hiện đất chưa có rừng là 18.302 ha, trong đó đất có khả năng trồng rừng là 6.086 ha tập trung chủ yếu ở vùng quy hoạch cho trồng rừng sản xuất

đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế lâm nghiệp trong những năm tới.


Biểu 4.15: Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

Đơn vị tính: ha


TT

Hạng mục

Tổng

Phân theo loại rừng

Sản xuất

Phòng hộ

Đặcdụng


Tổng

51.670

21.371

27.505

2.794

1

Đất có rừng

22.171

7.864

12.144

2.163


+ Rừng tự nhiên

18.466

5.704

10.599

2.163


+ Rừng trồng

3.705

2.160

1.545

-

2

Đất chưa có rừng

18.303

8.683

8.988

632


+ Đất có khả năng trồng rừng

6.086

3.091

2.659

336


+ Đất có khả năng phục hồi rừng

12.217

5.592

6.329

296

3

Đất lâm nghiệp chưa sử dụng

11.197

4.824

6.373


4.4.2.3. Quy hoạch tác nghiệp đất lâm nghiệp

Biểu 4.16: Quy hoạch tác nghiệp đất lâm nghiệp

Đơn vị tính: ha


TT

Hạng mục

Tổng

Phân theo loại rừng

Sản xuất

Phòng hộ

Đặc dụng

1

Bảo vệ rừng

26.430

8.173

12.409

2.196


+ Rừng tự nhiên

18.466

5.704

10.599

2.163


+ Rừng trồng

3.704

2.160

1.545

-


+ Rừng trồng sau chăm sóc

4.260

309

266

34

2

Khoanh nuôi phục hồi rừng

12.217

5.592

6.329

296

3

Trồng rừng

6.086

3.091

2.659

336

a. Bảo vệ rừng

* Đối tượng

Rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có và rừng trồng sau thời gian chăm sóc.

* Diện tích: 26.430 ha trong đó:

- Rừng phòng hộ: 12.409 ha

- Rừng đặc dụng: 2.196 ha

- Rừng sản xuất: 8.173 ha

- Rừng sau chăm sóc: 4.260 ha

* Biện pháp thực hiện

- Xây dựng biện pháp kỹ thuật và quy chế bảo vệ rừng, phổ biến tới từng hộ nhận khoán bảo vệ rừng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022