Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 2


Trường đại học lâm nghiệp (1990 – 1999) [20] đã tiến hành nghiên cứu

đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và khả năng gây trồng các loài: Nghiến, Mạy sao, Trai lý, Hoàng đàn, Dầu choòng (Mắc rạc) (Delavaya toxocarpa Franch), Xoan nhừ, Mắc mật… ở một số tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung nước ta, kết quả nghiên cứu đã xác định được một số đặc điểm chính và đã được trồng thử nghiệm ở một số địa phương như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn. Thành quả bước đầu thu được rất khả quan, chi phí tạo rừng không quá cao. Tuy nhiên chưa có thể khẳng định việc áp dụng sẽ thành công ở các địa phương khác khi chưa được nghiên cứu và thử nghiệm một cách tổng hợp và hệ thống trong các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khác nhau.

Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối hợp với một số cơ quan khác như: Viện Sinh thái tài nguyên sinh vật, Viện Dược liệu đã tiến hành điều tra, nghiên cứu một số đặc điểm tài nguyên và đa dạng sinh học trên núi đá vôi, quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững rừng và đa dạng sinh học trên núi đá vôi và nghiên cứu chủ yếu ở Cao Bằng, và rải rác ở một số tỉnh khác như Hà Giang, Tuyên Quang.

Vườn Quốc gia Cát Bà, Thành phố Hải Phòng; Vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn đã tiến hành trồng thử loài cây Kim giao trên núi đá vôi, nhưng vì thiếu những nghiên cứu cơ bản trước đó nên kết quả thu được rất hạn chế, quy mô rừng trồng không được mở rộng [20].

Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Tây Bắc thuộc viện khoa học lâm nghiệp Việt nam đã trồng thử loài cây Keo dậu trên núi đá vôi ở Chiềng Sinh tỉnh Sơn La thấy rằng loài cây này sinh trưởng khá tốt, mô hình rừng này có thể là những dẫn chứng về hiện trường cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi thì nhiều loài cây bản

địa khác của vùng núi đá nên được tiếp tục nghiên cứu làm cơ sở cho công tác xây dựng và phục hồi rừng trên núi đá vôi của các vùng khác.


- Trung tâm Tài nguyên và Môi trường - (thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng)

+ Báo cáo đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi Cao Bằng - Lạng Sơn của Nguyễn Huy Dũng và cộng sự (1996) [4].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

Bước đầu đã nghiên cứu đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi đồng thời đưa ra một số quy trình kỹ thuật gieo trồng các loài cây nhằm mục đích phục hồi rừng và làm giàu rừng bao gồm: Hoàng đàn (Cupressus terulus); Lát hoa (Chukhasia tabularis A.Juss); Nghến (Sinocalamus Gig Anter w. keng.f). Trong báo cáo có các kiến nghị rất sát thực đáng quan tâm, việc nghiên cứu sinh thái học trên núi đã vôi không thể ngày một ngày hai mà chúng ta phải

đầu tư hơn nữa cả về kinh phí, phương tiện và thời gian thì công tác này mới

Đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện - 2

đạt hiệu quả tốt hơn.

Tuy chỉ là những báo cáo về đặc điểm của rừng núi đá vôi nhưng nó mang giá trị khoa học nhất định, là cơ sở để phân loại các kiểu địa hình, kiểu loại rừng và từ đó có thể đề ra các giải pháp lâm sinh cho rừng. Việc đưa ra các quy trình kỹ thuật gây trồng một số loài cây sẽ giúp một số nơi áp dụng vào thực tế đồng thời là hướng mở ra cho việc nghiên cứu một tập đoàn các loài cây trồng cho các vùng núi đá vôi.

+ Báo cáo đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi vùng Tuyên Quang - Hà Giang (1997) [3].

Đã đưa ra đặc điểm lâm học của rừng trên núi đá vôi, các quy luật tái sinh, diễn thế tự nhiên trên núi đá. Việc nắm bắt các quy luật tái sinh và diễn thế tự nhiên là vần đề quan trọng nó sẽ góp phần vào việc phục hồi và phát triển rừng. Đồng thời báo cáo đã nêu rò việc áp dụng các tiêu chuẩn phân loại rừng theo điều kiện trạng thái của Loeschau và theo Quy phạm QPN-6-84 của Bộ Lâm nghiệp nay là Bộ NN và Phát triển Nông thôn để phân loại các trạng thái núi đá là không hợp lý, cần xây dựng các chỉ tiêu phù hợp khác. Việc giao

đất giao rừng là rất cần thiết vì tái sinh phục hồi rừng là rất khó khăn cho nên


cần có một chế độ bảo vệ nghiêm ngặt thì quá trình tái sinh rừng mới thành công. Cũng trong báo cáo này đã đề xuất ý kiến cho công tác quy hoạch khoanh vùng, khai thác hợp lý cây thuốc trên địa bàn. Đây là hướng kinh doanh lợi dụng rừng mang nhiều ý nghĩa, cần được sự phối hợp giữa người dân bản địa, các cơ quan chuyên môn với đơn vị quy hoạch.

+ Báo cáo đặc điểm lâm học rừng núi đá vôi vùng Tây Bắc - Tây Thanh Hoá, Nghệ An (1998) [22]

Trong báo cáo này đã nêu lên những vấn đề kết cấu rừng trên núi đá vôi, khả năng tái sinh và xu hướng diễn thế rừng, đồng thời đưa ra những giải pháp kiến nghị cho việc kinh doanh sử dụng rừng trên núi đá vôi.

+ Báo cáo đặc điểm lâm học rừng trên núi đá vôi vùng Trường Sơn Bắc (1999) [22]

Báo cáo đã nói lên đặc điểm của cấu tạo của lớp đá vôi vùng này. Các dạng địa hình thể hiện quá trình Karst đang phát triển mạnh, dòng chảy bề mặt ít, sông suối ngầm phát triển. Báo cáo chỉ ra vùng này là nơi gặp gỡ của 2 luồng thực vật di cư tới. Một từ Hymalaya qua Vân Nam xuống và một từ Indonêxia lên nên hệ thực vật trên núi đá vôi ở đây cũng khác so với vùng khác. Thực vật chủ yếu là các họ phân bố rộng ở rừng nhiệt đới như họ Xoan, họ Đậu, họ Mộc lan, họ Dâu tằm.

Nguyễn Huy Dũng và cộng sự (1999) [22] nghiên cứu mô hình cộng đồng quản lý rừng trên núi đá vôi xã Xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Kết quả cho thấy nhân dân đã tiến hành trồng cây Mắc rạc (Delavaya toxocarpa Franch) trên khu vực núi đá vôi toàn xã loài cây này đã sinh trưởng và phát triển tốt cũng như cho thấy nguồn lợi từ trồng rừng trên núi đá. Báo cáo đã kiến nghị với Nhà nước, Uỷ ban nhân dân tỉnh cần có chương trình hỗ trợ để xây dựng xã Phúc Sen thành một điểm tham quan học tập, cung cấp giống và huấn luyện trồng các loài cây trên núi đá vôi.


Sở khoa học công nghệ tỉnh Hà Giang, Lâm trường Yên Minh đã trồng thử nghiệm loài cây Mắc rạc tại huyện Yên Minh vào năm 1998, sau hơn một năm cây sinh trưởng tốt, chiều cao bình quân là 50cm, tỷ lệ sống trên 90% [20].

Trần Hữu Viên - Trường Đại học Lâm nghiệp (2004) [20], cùng các cộng sự đã nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng các giải pháp quản lý bền vững rừng trên núi đá vôi. Trong đó đã cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng các giải pháp kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển rừng trên núi đá vôi. Xây dựng được các mô hình trình diễn tổng hợp theo hướng quản lý rừng bền vững rừng núi đá vôi. Đề xuất giải pháp kinh tế kỹ thuật nhằm khôi phục và phát triển rừng trên núi đá vôi.

Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác về tính chất đất của vùng núi đá vôi:

* Trần Khải, Nguyễn Vi (1965), [20] đã phân tích thành phần khoáng sét của đất đen trên núi đá vôi của Mộc Châu. Các mẫu đất được phân tích tại Viện Thổ nhưỡng, Bắc Kinh, Trung Quốc. Kết quả cho thấy tầng đất mặt (0-27cm) khoáng sét chủ yếu là Montmorilonit và Illit, có thêm ít khoáng Kaolinit, Gibbsit và Gotit; ở độ sâu 28 – 100cm thì khoáng sét Vecmiculit chiếm ưu thế và có thêm ít khoáng Gibbsit và Illit.

* Các nghiên cứu về thành phần khoáng sét của đất đen trên núi đá vôi ở Sơn La của Phạm Tín (1978) [20] cũng nhận thấy: Khoáng sét chủ yếu của loại đất này là Montmorilonit, Vecmiculit. Khoáng sét thứ yếu là Hydromyca. Như vậy thành phần khoáng sét của đất đen trên núi đá vôi ở Sơn La cũng giống với thành phần khoáng sét của Rugin, Grumosol và đất Macgalit.

- Các nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất cấp xã, mô hình nông lâm kết hợp.

- Nghiên cứu về quy hoạch sử dụng đất và mô hình nông lâm kết hợp là nền tảng cho sự phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp nhất là trên địa bàn đồi núi. Khi có quy hoạch sử dụng đất phù hợp sẽ phát huy được các điểm mạnh,


khắc phục được các hạn chế tiềm năng đất đai và mang lại hiệu quả sử dụng

đất cao nhất trên cùng một mảnh đất.

+ Nguyễn Bá Ngãi: Luận án tiến sĩ (2001) [8] - Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng Trung tâm vùng núi phía Bắc Việt Nam. Luận án đã đưa ra cơ sở lý luận, quan điểm nghiên cứu, trình tự các bước tiến hành quy hoạch nông lâm nghiệp cấp xã dựa trên hiện trạng sử dụng đất của xã, thị trường và nhu cầu của người dân

địa phương. Luận án đã kế thừa các kinh nghiệm trong và ngoài nước để xây dựng lên cở sở lý luận khoa học cho phát triển nông lâm nghiệp cấp xã ở Việt Nam, đặc biệt là trung tâm vùng núi phía Bắc Việt Nam.

* Nghiên cứu đánh giá dự án

Đánh giá hiệu quả dự án nhằm đưa ra những nhận xét theo định kỳ về kết quả thực hiện các hoạt động dự án và những hiệu quả cũng như tác động của dự án trên cơ sở so sánh một số tiêu trí, chỉ tiêu đã lập trước, hay nói cách khác, đánh giá hiệu quả là qua trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, tính hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với các mục tiêu đã vạch ra.

- Các mô hình thành công và hiệu quả nhất của các nhà nghiên cứu là hệ thống canh tác trên đất dốc (SALT) được thế giới ghi nhận như mô hình SALT1, mô hình SALT2, mô hình SALT3 và mô hình SALT4.

- Năm 1990 Per Hstahl và Krekula [16] đã tiến hành đánh giá hiệu quả kinh tế cho hoạt động kinh doanh rừng bạch đàn trồng làm nguyên liệu giấy tại khu công nghiệp giấy Bãi Bằng - Phú Thọ. Các chỉ tiêu kinh tế NPV, IRR

đã được đề cập và đánh giá.

- Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành (1995) [21], phân tích đánh giá tỷ lệ các thành phần dân tộc ít người Việt Nam để đưa ra một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc và phương thức nông lâm kết hợp.


- Năm 1994 Trung tâm nghiên cứu phát triển lâm nghiệp Phù Ninh kết hợp với Trường đại học Lâm nghiệp đã nghiên cứu khả năng giữ nước và bảo vệ đất của các phương thức canh tác trên đất dốc tại Tuyên Quang, đề tài do GS.TS Phùng Ngọc Lan và TS. Vương Văn Quỳnh thực hiện [16].

Tóm lại: Trong những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như tích cực của các đại phương. Nhiều mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã được triển khai và đem lại những kết quả tốt đẹp. Tuy nhiên, do

điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng sinh thái khác nhau, tập quán cánh tác cũng khác nhau. Vì vậy cần thiết phải tiến hành công tác đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn vùng núi nói chung và trên địa bàn vùng núi đá vôi riêng, nhằm cung cấp những thông tin cần thiết và sát thực cho việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế của địa phương vùng núi đá,

đồng thời giúp cho người dân vừa phát triển kinh tế hộ gia đình vừa có thể

đem lại hiệu quả về đa dạng sinh thái và môi trường trên địa bàn núi đá vôi

đang bị suy thoái nơi họ đang sinh sống một cách thực tiễn.


CHƯƠNG 2

MụC TIÊU - ĐốI TƯợNG - NộI DUNG - PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1.1. Về lý luận

- Đánh giá được các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã có về các mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường.

- Xây dựng được cơ sở khoa học cho việc phát triển các mô hình nông lâm nghiệp.

2.1.2. Về thực tiễn

- Đề xuất được các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp có hiệu quả cao trong việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp có những vùng núi đá vôi.

2.2. Đối tượng nghiên cứu

- Các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi

- Hiện trạng các loại đất đai

2.3. Địa điểm

Trong khuôn khổ giới hạn về điều kiện và thời gian đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một số mô hình sản xuất nông lâm nghiệp đã được người dân sản xuất canh tác tại huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang, vì lý do sau đây:

- Nhu cầu tham gia của nhiều hộ gia đình và yêu cầu bức thiết của việc sử dụng hiệu quả diện tích đất trên vùng núi đá vôi vào sản xuất nông lâm nghiệp

- Đa dạng hóa về các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp

- Đây là địa bàn thuận tiện cho việc điều tra, thu thập thông tin

2.4. Giới hạn của đề tài

- Đánh giá hiệu quả kinh tế tập trung vào các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa hình núi đá vôi trên địa bàn. Đề tài chỉ giới hạn phân tích hiệu quả kinh tế thông qua các chỉ tiêu như NPV, BCR và IRR của các mô hình hiện đang được canh tác trên địa hình núi đá vôi của huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.


- Đánh giá hiệu quả xã hội các mô hình giới hạn trong việc tạo công ăn việc làm, nâng cao nhận thức hiểu biết của người dân địa phương trong việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cho cây trồng, vai trò phòng hộ của cây trồng trên các mô hình.

- Đánh giá hiệu quả môi trường các mô hình giới hạn trong việc đánh giá một số chỉ tiêu cải thiện đất, vai trò chống xói mòn, điều tiết nguồn nước nhưng chỉ dừng lại ở việc đánh giá định tính.

2.5. Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau:

2.5.1. Điều tra, đánh giá tình hình cơ bản, hiện trạng đất đai

2.5.1.1. Điều tra đánh giá tình hình quản lý sử dụng đất đai, dân sinh kinh tế xã hội và các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Minh.

2.5.1.2. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang

2.5.2. Tổng kết được các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp và hiệu quả của các mô hình sản xuất trên địa bàn huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.

2.5.2.1. Thống kê, phân loại được các mô hình trên địa bàn

2.5.2.2. Đánh giá chung về các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng và thực hiện trên địa bàn

2.5.2.3. Phân tích hiệu quả của các mô hình

2.5.2.4. Tổng hợp đầu tư và thời gian cần hỗ trợ của các mô hình

2.5.3. Định hướng sử dụng đất nông lâm nghiệp

+ Định hướng sử dụng đất nông nghiệp

+ Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp

2.5.4. Quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp

+ Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp

+ Quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022