Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: ThS. Hồ Phan Minh Đức
SVTH: Hồ Thị Phương Anh i
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ CHI NHÁNH HUẾ
SV thực hiện: Hồ Thị Phương Anh Giáo viên hướng dẫn: Lớp: K43A Kế toán - Kiểm toán Th.s Hồ Phan Minh Đức Niên khóa: 2009 – 2013
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh Huế - 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Công Tác Kiểm Soát Hoạt Động Cho Vay
- Thực Trạng Hoạt Động Ksnb Đối Với Nghiệp Vụ Cho Vay Khcn Tại Vib Huế
- Thủ Tục Kiểm Soát Trong Nghiệp Vụ Cho Vay Khcn Tại Vib Huế
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh Huế - 6
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh Huế - 7
Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.
Huế, tháng 5 năm 2013
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Nội dung
NH : Ngân hàng
KH : Khách hàng
TMCP : Thương mại cổ phần
CBTD : Cán bộ tín dụng
KSNB : Kiểm soát nội bộ
VIB : Ngân hàng TMCP Quốc tế
KHCN : Khách hàng cá nhân
TSBĐ : Tài sản bảo đảm
HĐTD : Hợp đồng tín dụng
QHKH : Quan hệ khách hàng
HĐQT : Hội đồng quản trị
TCTD : Tổ chức tín dụng
NHNN : Ngân hàng nhà nước
QLKH : Quản lý khách hàng
DN : Doanh nghiệp
NQH : Nợ quá hạn
CIC : Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN AMC : Bộ phận thẩm định tài sản
GDTD : Giao dịch tín dụng
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ vii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
I.1 Lý do chọn đề tài 1
I.2 Mục tiêu của đề tài 2
I.3 Đối tượng nghiên cứu 3
I.4 Phạm vi nghiên cứu 3
I.5 Phương pháp nghiên cứu 3
I.6 Kết cấu khóa luận 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại 5
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 5
1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại 5
1.2 Tín dụng và rủi ro tín dụng 6
1.2.1 Hoạt động tín dụng 6
1.2.2 Hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân 6
1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay đối với khách hàng cá nhân 6
1.2.2.2 Quy trình tín dụng khách hàng cá nhân 7
1.2.2 Rủi ro tín dụng 9
1.2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng 9
1.2.2.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng ngân hàng 9
1.2.2.3 Những thiệt hại gây ra từ rủi ro tín dụng ngân hàng 10
1.3 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB trong NHTM 11
1.3.1 Các khái niệm về hệ thống KSNB trong NHTM 11
1.3.2 Sự cần thiết phải xây dựng hệ thống KSNB trong NHTM 11
1.3.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống KSNB trong NHTM 12
1.4 Những vấn đề cơ bản về hoạt động kiểm soát nội bộ trong nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân 13
1.4.1 Khái niệm về kiểm soát hoạt động cho vay 13
1.4.2 Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB hoạt động cho vay đối với KHCN 14
1.4.2.1 Môi trường kiểm soát (Control Environment) 14
1.4.2.2 Đánh giá rủi ro (Risk Assessment) 16
1.4.2.3 Hoạt động kiểm soát (Control Activities) 16
1.4.2.4 Hệ thống thông tin và truyền thông (Information and Communication) 17
1.4.2.5 Hoat động giám sát (Monitoring) 18
1.4.3 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB hoạt động cho vay 18
1.4.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát hoạt động cho vay 19
1.4.4.1 Những yếu tố từ phía ngân hàng 19
1.4.4.2 Những yếu tố từ phía khách hàng 20
1.4.5 Mục tiêu của KSNB trong NHTM đối với hoạt động cho vay 21
1.4.6 Các yếu tố đánh giá chất lượng kiểm soát hoạt động cho vay 21
1.4.6.1 Tính tuân thủ trong quy trình cho vay 21
1.4.6.2 Khả năng nhận biết, đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 21
1.4.6.3 Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ NGHIỆP
VỤ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI VIB HUẾ 23
2.1 Tổng quan về ngân hàng 23
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHTMCP Quốc tế Việt Nam Chi nhánh Huế... 23
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của NH TMCP Quốc tế VIB Huế 24
2.1.2.1 Chức năng 24
2.1.2.2 Nhiệm vụ 24
2.1.3 Tình hình nguồn lực của Chi nhánh ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2012 25
2.1.3.1 Tình hình lao động 25
2.1.3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 25
2.1.3.3 Tình hình dư nợ và nợ quá hạn 28
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2010 - 2012 29
2.1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 30
2.1.5.1 Sơ đồ tổ chức của NH TMCP Quốc tế VIB Chi nhánh Huế 30
2.1.5.2 Chức năng của các phòng ban 31
2.2 Thực trạng hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ cho vay KHCN tại VIB Huế 33
2.2.1 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân33
2.2.2 Thực trạng công tác KSNB đối với hoạt động cho vay tại Ngân hàng Quốc tế Huế... 41
2.2.2.1 Môi trường kiểm soát 41
2.2.2.2 Đánh giá rủi ro 45
2.2.2.3 Hoạt động kiểm soát 46
2.2.2.4 Hệ thống thông tin và truyền thông 62
2.2.2.5 Hoạt động giám sát 63
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB NGHIỆP VỤ CHO VAY KHCN TẠI VIB HUẾ 65
3.1 Đánh giá hệ thống KSNB nghiệp vụ cho vay KHCN của Ngân hàng Quốc tế Chi nhánh Huế 65
3.1.1 Những kết quả đạt được 65
3.1.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 66
3.2 Mục tiêu và định hướng đối với hoạt động KSNB của ngân hàng 71
3.3 Các giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của Ngân hàng TMCP Quốc tế Chi nhánh Huế 72
3.3.1 Đề xuất giải pháp đối với quy trình cho vay 72
3.3.2 Đề xuất giải pháp đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của Chi nhánh 73
3.3.2.1 Nâng cao chất lượng môi trường kiểm soát 73
3.3.2.2 Tăng cường các thủ tục kiểm soát đối với quy trình cho vay KHCN 73
3.3.2.3 Đầu tư hoàn thiện hệ thống thông tin và truyền thông 74
3.3.2.4 Tăng cường đánh giá rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát 74
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 - Bảng tóm tắt quy trình tín dụng 7
Bảng 2.1 - Tình hình lao động của VIB Huế giai đoạn 2010 - 2012 25
Bảng 2.2 - Tình hình tài sản và nguồn vốn của VIB Huế giai đoạn 2010 - 2012 27
Bảng 2.3 - Tình hình dư nợ và nợ quá hạn của VIB Huế giai đoạn 2010 - 2012 28
Bảng 2.4 - Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB Huế giai đoạn 2010 - 2012 29
Bảng 2.5 - Danh mục Hồ sơ khách hàng 33
Bảng 2.6 - Thủ tục kiểm soát trong nghiệp vụ cho vay KHCN tại VIB Huế 46
DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý NH VIB Huế 30
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế Thế giới trải qua nhiều biến động gay gắt, gây ra những tác động không nhỏ đến toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam. Điều này làm cho hoạt động của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn, kể cả hoạt động của các NHTM. Sau gần bảy năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đang ngày càng được cải thiện với nỗ lực giảm lạm phát, tuy nhiên vẫn còn phải đối mặt với nhiều áp lực về sự trì trệ của nền kinh tế. Nguyên nhân chính là do hai nút thắt của nền kinh tế là nợ xấu và hàng tồn kho đang làm tắc nghẽn quá trình chu chuyển nguồn lực quốc gia. Những rắc rối của nền kinh tế Việt Nam dần trở nên lan rộng hơn đối với khu vực ngân hàng.
Bên cạnh đó, nước ta đang trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong điều kiện nhiều vấn đề chưa được giải quyết đồng bộ, như các yếu tố về luật pháp, quy định, quy chế... dẫn đến việc điều hành quản trị hoạt động ngân hàng ít nhiều bị ảnh hưởng. Các NHTM thường tổ chức kinh doanh với một mạng lưới gồm các Chi nhánh, các phòng giao dịch trải rộng theo các khu vực lãnh thổ hành chính. Vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát và giám sát trong toàn hệ thống ngân hàng có thể dễ xảy ra sai sót dẫn đến rủi ro không mong muốn, đặc biệt là trong vấn đề quản lý tín dụng.
Đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Quốc tế VIB Thừa Thiên Huế nói riêng, hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống, chiếm quả nửa giá trị tổng tài sản và tạo ra gần 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi ro trong hoạt động ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của một số ngân hàng thường phát sinh từ các khoản cho vay khó đòi, tiêu biểu là rủi ro trong nghiệp vụ cho vay đối với khách hàng cá nhân. Đặc biệt, tại NH Quốc tế VIB Huế, hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân đang ngày càng được mở rộng, tuy nhiên chất lượng tín dụng vẫn chưa cao như mong muốn do tình hình nợ xấu diễn ra khá phức tạp. Danh mục tín dụng còn tiềm ẩn rủi ro xuất phát từ chất lượng khách hàng, chất lượng khoản vay, chất lượng TSBĐ, công tác quản lý TSBĐ sau giải ngân và một số yếu tố khác.
Do đó, muốn tồn tại và phát triển bền vững, NH cần phải có những biện pháp hữu hiệu mà một trong những giải pháp quan trọng, thiết yếu nhất là tạo lập và duy trì một hệ thống kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng, cũng như rủi ro trong toàn bộ hoạt động kinh doanh. Hệ thống KSNB là một phần không tách rời trong các hoạt động hằng ngày của TCTD, Chi nhánh NH. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn mới về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn; việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống KSNB có hiệu lực, hiệu quả đang còn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Với xu thế chung đó, trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, các NHTM nói chung, NH TMCP Quốc tế VIB nói riêng, trong thời gian qua cũng đã quan tâm đến nâng cao chất lượng KSNB trong hoạt động tín dụng, từng bước có những cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên chất lượng KSNB hoạt động tín dụng KHCN của NH TMCP Quốc Tế Huế vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần nghiên cứu và cần có những giải pháp khắc phục phù hợp. VIB Huế là một chi nhánh ngân hàng bán lẻ quy mô vừa, có tần suất giao dịch với đối tượng KHCN chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng số nghiệp vụ của ngân hàng. Do vậy, rủi ro trong tín dụng cá nhân là điều không thể tránh khỏi và có mối liên hệ rất chặt chẽ với hệ thống KSNB quy trình cho vay. Trong những năm gần đây, mặc dù nợ xấu từ hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng đang có xu hướng giảm nhưng mức độ nghiêm trọng cũng như hệ quả của các rủi ro tín dụng xảy ra vẫn còn là mối lo ngại lớn của Chi nhánh.
Nhận thức được tình hình đó, em quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc tế Chi nhánh Huế”, với mong muốn có một số đóng góp nhất định vào việc hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng tại NH TMCP Quốc tế VIB Huế.
I.2 Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu ngắn hạn:
- Đánh giá thực trạng hoạt động KSNB trong quy trình cho vay KHCN, phát hiện
được những điểm mạnh, điểm yếu và hạn chế của hệ thống KSNB;
- Đề xuất giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB nghiệp vụ cho vay
đối với KHCN.
- Mục tiêu dài hạn:
- Hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động KSNB nói chung cho NH;
- Góp phần giúp cải thiện chất lượng tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NH.
I.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối lượng nghiên cứu của đề tài là Hệ thống KSNB hoạt động tín dụng tại NH VIB Chi nhánh Huế.
I.4 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Ngân hàng TMCP Quốc tế VIB Thừa Thiên Huế.
- Thời gian: 18/02/2013 - 02/5/2013.
- Lĩnh vực nghiên cứu: Nghiên cứu hoạt động KSNB nghiệp vụ cho vay đối với KHCN.
- Các dữ liệu được thu thập trong 3 năm, từ năm 2010 đến năm 2012.
I.5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu về phần cơ sở lý luận liên quan đến NH, hoạt động tín dụng cá nhân và quy trình thủ tục tín dụng đối với KHCN tại NH.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Là phương pháp hỏi trực tiếp những người cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết cho việc nghiên cứu đề tài. Phương pháp này sử dụng để thu thập những thông tin cần thiết và số liệu thô có liên quan đến đề tài. Đây là phương pháp hữu hiệu trong quá trình thực tập để tìm hiều các thông tin chi tiết.
- Phương pháp so sánh: Vận dụng phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã lượng hóa có cùng nội dung, cùng tính chất tương tự để xác định các xu hướng và mức biến động của các chỉ tiêu. Nó cho phép ta tổng hợp được nét chung, tách ra được nét riêng của các hiện tượng để so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các phương pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể.
- Phương pháp quan sát: Quá trình tri giác (mắt thấy, tai nghe) và ghi chép lại những yếu tố liên quan đến đối tượng nghiên cứu, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu... nhằm mô tả, phân tích, nhận định, đánh giá.
I.6 Kết cấu khóa luận
Kết cấu khóa luận được chia làm ba phần với các nội dung chính sau đây:
- Phần I: Đặt vấn đề;
- Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu:
+ Chương 1: Cơ sở lý luận về ngân hàng và hoạt động kiểm soát nội bộ trong Ngân hàng thương mại;
+ Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại VIB Huế;
+ Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại VIB Huế;
- Phần III: Kết luận và kiến nghị.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGÂN HÀNG VÀ HOẠT ĐỘNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Cơ sở lý luận về ngân hàng thương mại
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Theo một số chuyên gia về NH trên thế giới thì NH trong nền kinh tế thị trường được quan niệm: “Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, tuân thủ theo pháp luật theo đuổi mục tiêu lợi nhuận.”
Theo Luật các TCTD được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung số 47/2010/QH12 được thông qua ngày 16/6/2010, xác định: Ngân hàng thương mại là loại hình TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận.
Như vậy, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chung nhất về NHTM như sau: NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh về tiền tệ với hoạt động thường xuyên là nhận tiền gửi, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, cung cấp các dịch vụ tài chính, dịch vụ thanh toán và các hoạt động khác có liên quan. NHTM là tổ chức tài chính trung gian cung cấp danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
1.1.2 Hoạt động của ngân hàng thương mại
- Hoạt động huy động vốn.
- Hoạt động tín dụng.
- Dịch vụ thanh toán.
- Dịch vụ ngân quỹ.
- Các hoạt động khác.
1.2 Tín dụng và rủi ro tín dụng
1.2.1 Hoạt động tín dụng
NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức cá nhân dưới hình thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN như bao thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức tín dụng.
Tín dụng là một trong những hoạt động cơ bản, với “lợi nhuận thường chiếm từ 60 - 70% tổng thu nhập trong kinh doanh ngân hàng” (Nguyễn Văn Tiến, 2005). Trong đó, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
1.2.2 Hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân
1.2.2.1 Khái niệm và đặc điểm của cho vay đối với khách hàng cá nhân
-Khái niệm: Theo quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN: “Cho vay là một hình thứccấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vàomục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.”
Cho vay KHCN là sản phẩm tín dụng dành cho KHCN nhằm đáp ứng nhu cầu của KH như: mua nhà, xây dựng sửa chữa nhà; chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống; bổ sung vốn thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh... KH phải sử dụng tiền vay đúng như mục đích vay đã cam kết đồng thời có nghĩa vụ trả gốc và lãi định kỳ dựa trên khoản tiền mà NH đã cho vay.
-Đặc điểm của cho vay đối với khách hàng cá nhân:
Việc vay vốn NH là nhu cầu tự nguyện của KH và là cơ hội để NH cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hoạt động của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng vốn huy động của KH nên phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định như sau:
- Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong HĐTD;
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐTD. Nghiệp vụ cho vay KHCN có một số đặc trưng cơ bản:
- Các KHCN thường có tâm lý ngại phiền phức thủ tục, sợ bị lộ thông tin cá nhân và thông tin về tình hình tài chính dẫn đến việc ngại giao dịch qua NH.
- Về mặt nghiệp vụ NH, giao dịch với KHCN dễ gặp nhiều rủi ro như: