Thủ Tục Kiểm Soát Trong Nghiệp Vụ Cho Vay Khcn Tại Vib Huế


tại của Chi nhánh thì cơ cấu tổ chức như thế là khá hợp lý.

-Đảm bảo về năng lực:

Nhận thức được mức độ phức tạp và tính chất rủi ro của công việc, đặc biệt của Phòng KHCN, các Nhà quản lý Chi nhánh luôn quan niệm phải tuyển dụng một cách công minh các nhân viên có đủ năng lực và hiểu biết cần thiết để thực hiện nhiệm vụ được giao. Nhân viên hầu hết đều đạt trình độ Đại học, sau Đại học và có các kỹ năng khác phù hợp với lĩnh vực công việc liên quan đến cho vay KHCN tại VIB Huế. NH cũng thường xuyên tổ chức các khóa học trực tuyến nhằm củng cố và nâng cao kiến thức chuyên ngành cho các CBTD giúp đảm bảo về năng lực trong quá trình làm việc, hạn chế rủi ro và nâng cao hiệu quả cho hoạt động của NH.

-Chính sách về nhân sự:

Nhân sự là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi tổ chức. Nắm bắt được điều này, NH đã rất quan tâm đến công tác tuyển chọn và đào tại CBTD nói riêng và cán bộ NH nói chung, cụ thể:

- Chính sách tuyển dụng của Chi nhánh luôn chú trọng về trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm làm việc. Sau khi tuyển dụng, sẽ có 03 tháng học việc trước khi vào làm việc chính thức, đảm bảo cho nhân viên có thể nắm rõ về công việc và hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

- Ngoài ra, Chi nhánh còn có các khóa đào tạo về nghiệp vụ cho nhân viên mới, cử đi học các khóa nâng cao nghiệp vụ. Trong quá trình tìm hiểu công việc luôn có một cán bộ giúp đỡ, hướng dẫn tận tình đối với những nhân viên mới này.

- Hằng năm, NH tổ chức những đợt kiểm tra nghiệp vụ đối với toàn thể cán bộ nhân viên trong toàn hệ thống, đảm bảo kiến thức và năng lực chuyên môn luôn được cải thiện một cách hiệu quả.

Bên cạnh việc chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo thì Chi nhánh luôn quan tâm đến chính sách đãi ngộ đối với các nhân viên của mình. Cụ thể, để khuyến khích nhân viên, CBTD làm việc phục vụ vì lợi ích của NH, các chính sách nhân sự đã được thực hiện như: cải thiện môi trường làm việc, tổ chức các cuộc gặp gỡ, giao lưu tạo môi trường thân thiện giữa các nhân viên; áp dụng cơ chế tiền


lương, tiền thưởng thỏa đáng. Mọi chế độ của Nhà nước đối với người lao động như

bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phụ cấp chức vụ... đều được đảm bảo.

Một số chương trình ưu đãi dành cho nhân viên như Triển khai gói dịch vụ tài khoản cho cán bộ nhân viên VIB (Thông báo số 169/2009/TB-VIB), Chính sách Cho vay thấu chi tín chấp cho cán bộ nhân viên VIB (Quyết định số 168/2009/QĐ- VIB)... một mặt vừa thể hiện sự quan tâm đặc biệt của NH đến nhân viên như một lời tri ân sâu sắc, mặt khác vừa góp phần gia tăng lợi nhuận cho NH.

Nhờ chính sách nhân sự thích hợp và thỏa đáng mà các cán bộ trong Phòng KHCN nói riêng và trong NH VIB Huế nói chung đã có được một môi trường văn hóa làm việc tích cực, năng động và có nhiều cơ hội để phát triển năng lực bản thân.

-Hội đồng quản trị và Ủy ban kiểm soát:

Tại VIB Huế không có HĐQT và Ủy ban kiểm soát, tuy nhiên, tất cả các hoạt động tại Chi nhánh đều được giám sát, theo dõi thường xuyên bởi bộ phận này được đặt tại Hội sở.

HĐQT của NHTM CP Quốc tế Việt Nam gồm 8 thành viên, trong đó có 02 Ủy viên là người nước ngoài. Tất cả đều là những người có kinh nghiệm và có năng lực tốt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, được tuyển chọn một cách kỹ càng và thận trọng nhằm tất cả mọi thành viên đều đảm đương tốt nhiệm vụ của mình cũng như phối hợp ăn ý với các thành viên khác nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho toàn đơn vị. HĐQT đặt ra các quy định, các chính sách quản lý về quản lý rủi ro tín dụng và một số lĩnh vực kinh doanh quan trọng khác, đồng thời thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động KSNB và hoạt động quản lý rủi ro của NH.

Ban kiểm soát gồm các thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận của tất cả các cổ đông dự họp. Nhiệm vụ của Ban kiểm soát là kiểm tra thường xuyên hoạt động tài chính, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của NH; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết; báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính


chính xác, trung thực và hợp pháp của các chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống KSNB. Ban kiểm soát họp định kỳ ít nhất mỗi quý một lần và có thể được triệu tập họp bất thường để kịp thời giải quyết những công việc đột xuất. Giúp việc trực tiếp cho ban kiểm soát là phòng KSNB của NH.

Nhìn chung, môi trường kiểm soát của Chi nhánh NH TMCP VIB Huế là tốt. Chi nhánh luôn quan tâm xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, chính sách nhân sự phù hợp, phân chia trách nhiệm rõ ràng, cụ thể, cơ cấu tổ chức hợp lý, bộ máy làm việc hiệu quả phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, góp phần nâng cao hiệu của của hệ thống KSNB hoạt động tín dụng trong NH VIB Huế.

Bảng hỏi đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại VIB Huế (Phụ lục 6).

2.2.2.2 Đánh giá rủi ro

Từ những đặc điểm cơ bản của quy trình cho vay như đã tìm hiểu ở phần trước, chúng ta nhận thấy rằng đối với cho vay nói chung và cho vay KHCN nói riêng thì rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra nhất là KH không trả được nợ hoặc trả nợ không đủ, không đúng hạn.

Một vài cách nhận dạng rủi ro tín dụng đối với KHCN:

- Nhận dạng các yếu tố tác động đến thu nhập của KH: Thu nhập là nguồn trả nợ quan trọng của KH, do đó xác định được nguyên nhân gây ra thay đổi trong thu nhập của KH sẽ giúp NH có những biện pháp quản lý thích hợp.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị TSBĐ của KH: Sự sụt giảm giá trị của TSBĐ chính là rủi ro tín dụng của NH.

- Phân tích hồ sơ, số liệu tổn thất trong quá khứ: Lịch sử trả nợ của KH sẽ giúp NH xác định được KH đang quan hệ tín dụng với mình có tốt hay không

- Kiểm tra thực tế trước và sau khi cho vay: Công tác kiểm tra giúp cho CBTD có được những thông tin bổ ích về hiệu quả sử dụng vốn của KH và tạo mối quan hệ thân thiết nhằm nâng cao thiện chí trả nợ cho NH sau này.


2.2.2.3 Hoạt động kiểm soát

Bảng 2.6 - THỦ TỤC KIỂM SOÁT TRONG NGHIỆP VỤ CHO VAY KHCN TẠI VIB HUẾ


STT


Rủi ro

Bộ phận

thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể

được ban hành bằng văn bản

1

Giai đoạn tiếp xúc và làm việc với khách hàng

1.1

CBTD và KH “cấu kết”

Phòng

-Dễ dàng bỏ qua các thủ

-Xem xét tính độc lập giữa CBTD và KH đi vay (Kiểm tra độc lập việc thực hiện).

-Đối chiếu hồ sơ KH với điều kiện cho vay đối với KHCN trong quy chế do VIB ban hành.

- Những trường hợp không


với nhau, dẫn đến cho

KHCN

tục không cần thiết;

được vay theo quy định của


vay những đối tượng


-Không đảm bảo quá

pháp luật: Điều 15,17,18 -Quy


không thuộc đối tượng


trình cho vay;

chế cho vay đối với KHCN


được cho vay theo quy


-Dễ bị mất vốn, khó có

(số 1356/2006/QC-VIB).


định của NH, không đủ


khả năng thu được nợ;

- Những điều kiện cho vay


tiêu chuẩn cho vay.


-Gây thiệt hại cho NH.

có/không có đảm bảo: Quy





chế cho vay đối với KHCN





(số 1356/2006/QC-VIB).

1.2

CBTD thu nhận hồ sơ

Phòng

-Thiếu căn cứ lập hợp

-Đối chiếu Hồ sơ vay vốn với Danh

-Hồ sơ và thủ tục cho vay:


không đầy đủ, thiếu

KHCN

đồng, đối chiếu thông

mục hồ sơ cho vay theo mục đích sử

Chương V- Quy chế cho


thông tin cần thiết.


tin trong các bước sau;

dụng để phát hiện thiếu sót.

vay KH (số 1356/2006/QC-


(như Giấy chứng nhận


-Thêm nhiều rủi ro cho

(Phân tích soát xét lại việc thực

VIB).


đối với ngành nghề


quá trình ra quyết định;

hiện).


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 59 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế chi nhánh Huế - 5



STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản


kinh doanh có điều



-Trường hợp CBTD đánh giá chưa đầy


kiện, bản vẽ thiết kế

đủ, yêu cầu bổ sung thêm các nội dung

trong trường hợp cho

cần thiết đảm bảo cho các thông tin cung

vay xây dựng...)

cấp trong Báo cáo đề xuất tín dụng đầy


đủ và chính xác.

1.3

CBTD nhận hồ sơ của

Phòng

-Chi nhánh không thể

-Quy trình cho vay yêu cầu CBTD phải

Tham khảo thêm tại Quy


những trường hợp mà

KHCN

cung cấp dịch vụ cho

trình bộ hồ sơ cho vay, báo cáo lãnh đạo

định về việc cấp tín dụng


Chi nhánh không đủ


vay choKH;

về khoản vay để cân đối nguồn vốn,

đối với một số trường hợp


khả năng cho vay.


-Mất uy tín NH.

kiểm tra hạn mức tín dụng của KH, phải

đặc biệt (số





có sự đồng ý của cấp trên mới được

2163/2010/QĐ-VIB).





nhận hồ sơ để thẩm định.


1.4

Cho vay những KH có

Phòng

-Quan hệ tín dụng

-Phải có Bản thông tin CIC của KH

-Tiêu chí tính cách (Phụ


trong danh sách đen

KHCN

không đảm bảo;

trong bộ Hồ sơ vay vốn, dùng để đối

lục 7)


của NH và các NH khác.


-Khả năng dễ phát sinh nợ khó đòi.

chiếu trong quá trình tiếp xúc với KH.

-Đối chiếu thông tin KH với tiêu chí

đánh giá KH.

-Tiêu chí về năng lực (Phụ lục 8)

-Tiêu chí tài chính (Phụ lục 9)



STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản

2

Giai đoạn thẩm định khách hàng

2.1

Có sự móc nối giữa

Nhân

-Kết quả thẩm định bị

-AMC độc lập với bộ phận tín dụng tiến



CBTD và KH nên cố

viên

sai lệch;

hành thẩm định.


tình bỏ qua hoặc bỏ sót

QLKH

- Ảnh hưởng rất lớn

- NH quy định 01 hợp đồng cho vay thì


thông tin quan trọng.

và AMC

đến quyết định cho vay.

phải có ít nhất 02 CBTD tham gia,





không có cá nhân nào có thể tiến hành





thực hiện và quyết định một quy trình





nghiệp vụ, một giao dịch cụ thể.





(Phân chia trách nhiệm đầy đủ).

2.2

Thời gian thẩm định

Nhân

-KH đợi lâu, có thể rời

-NH có quy định và công khai thời hạn



kéo dài, không đúng

viên

bỏ NH và đi vay vốn ở

tối đa phải thông báo quyết định cho


quy định của NH.

QLKH

NH khác.

vay/không cho vay cho KH: ≤03 ngày



và AMC

-Doanh số cho vay bị

đối với khoản vay ngắn hạn và ≤15 ngày




sụt giảm.

đối với khoản vay trung và dài hạn.

2.3

-Không thẩm định rủi

ro độc lập với KH lần

đầu quan hệ tín dụng,

Nhân viên

QLKH và AMC

-Bỏ qua những đánh giá

cần thiết về KH để

quyết định cho vay.

Chi nhánh yêu cầu phải có Báo cáo thẩm định rủi ro độc lập trong những

trường hợp phải qua thẩm định rủi ro




STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản


chưa phân tích bảo đảm nợ vay.

-Có thẩm định nhưng

chỉ mang tính hình thức.



trước khi xét duyệt cho vay. (Kiểm soát quá trình xử lý thông tin nghiệp vụ).


2.4

CBTD trực tiếp thẩm

Nhân

Kết quả thẩm định

-Kiểm tra lại theo nội dung trên Tờ trình

Quy định về Nhiệm vụ


định còn hạn chế về

viên

không chính xác, ảnh

cho vay và Báo cáo thẩm định, đánh giá

quyền hạn của những


năng lực, quyền hạn

QLKH

hưởng đến quyết định

mức độ hợp pháp của CBTD khi thẩm

người xét duyệt cho vay


tương ứng với khoản

và AMC

cho vay.

định khoản vay; lãnh đạo phòng KHCN

tại Quy định nghiệp vụ cho


vay.



kiểm tra, rà soát lại rồi trình Giám đốc

vay-VIB.





Chi nhánh phê duyệt.






-Chi nhánh quy định việc thẩm định






không được thực hiện một mình, mà






phải do 02 CBTD thực hiện và cùng






chịu trách nhiệm về tính trung thực của






thông tin.




STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản

2.5

Thẩm định xong không để lại bằng chứng, hoặc có nhưng sơ sài, không đủ sức thuyết phục.

Bộ phận QLKH

và AMC

Không có căn cứ ra quyết định cho vay.

-Việc thẩm định được thể hiện qua Tờ trình thẩm định, trình lên lãnh đạo phòng KHCN xem xét sau đó mới trình lên cấp trên để xét duyệt cho vay (Kiểm tra độc lập việc thực hiện).

- Quy định mẫu Tờ trình thẩm định.


2.6

Không phân tích tình hình quan hệ tín dụng của khách hàng với các

TCTD khác.

Phòng KHCN

-Lịch sử trả nợ của NH

không được quan tâm.

-NH chịu thiệt khi có rủi ro xảy ra.

-Tìm hiểu quan hệ tín dụng của KH thông qua Hồ sơ KH, hệ thống CIC, các mối quan hệ quen biết với KH...


2.7

Cán bộ NH thực hiện

Bộ phận

-TSBĐ bị định giá quá

- Xem xét quá trình kiểm tra TSBĐ,

-Thẩm định TSBĐ:


thẩm định rủi ro giá trị

QLKH

cao=> nếu vỡ nợ xảy ra,

đánh giá giá trị TSBĐ trước khi cho vay

Chương III - Quy định về


TSBĐ chưa đúng quy

và AMC

NH khó bán được TS

thông qua các nội dung trên biên bản,

điều kiện, thủ tục nhận bảo


định.


thế chấp;

đánh giá mức độ chi tiết công tác kiểm

đảm tiền vay (số




- Không thu hồi đủ số

tra của cán bộ trước khi cho vay (Phân

1676/2009/QĐ-VIB).


(VD: Định giá chưa


nợ phải trả nếu xử lý

tích, soát xét lại việc thực hiện).

-Định giá TSBĐ tiền vay:


chính xác; Định giá


TSBĐ.


Điều 5- Quy chế bảo đảm



STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản


TSCĐ không phân loại



- Kiểm tra tính hợp lý, đầy đủ của giấy

tiền vay (số 4861/2007/QC-

theo từng loại đất một

tờ liên quan đến TSBĐ trong hồ sơ vay

VIB).

cách phù hợp...)

vốn.

-Quy định về phân loại


- Thường xuyên phân công cán bộ cập

TSBĐ (số 3870/2008/QC-


nhật giá trị thị trường của các loại TSBĐ

VIB).


(Phân tích, soát xét lại việc thực hiện).



- Thành lập Tổ định giá TSBĐ tiền vay,



gồm 03 thành phần: Trưởng đơn vị KD



làm tổ trưởng; Cán bộ quản lý KH trực



tiếp quản lý KH và Chuyên viên GDTD



không trực tiếp quản lý KH đang được



xem xét cho vay.



- Các thông tin trên Báo cáo kết quả



thẩm định rủi ro giá trị TSBĐ được



Trưởng phòng KHCN rà soát lại và trình



Giám đốc Chi nhánh phê duyệt



(Phân chia trách nhiệm đầy đủ).




STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản







2.8

Nhận TSBĐ để thế chấp khoản vay nhưng thời gian sử dụng còn lại của TSBĐ ngắn hơn thời gian cho vay.

QHKH

Khoản nợ không được hoàn vốn đầy đủ nếu KH không có thu nhập để trả nợ.

-Thu thập thông tin về TSBĐ thông qua nội dung trong biên bản, giấy tờ liên quan đến tài sản.

- Đối chiếu với thời gian vay vốn để có

điều chỉnh kịp thời thích hợp.

- Ban hành Tiêu chí về TSBĐ, có mẫu Bảng mô tả TSBĐ. (Kiểm soát quá

trình xử lý thông tin nghiệp vụ)

Quy định về TSBĐ tiền vay: Chương III- Quy định về điều kiện, thủ tục nhận bảo đảm tiền vay (số 1676/2009/QĐ-VIB).

2.9

Nhận TSBĐ để thế chấp khoản vay nhưng tài sản đó đã được đem đi thế chấp vào một

khoản vay ở NH khác.

QHKH

NH chịu thiệt về mặt pháp lý khi KH không có khả năng hoàn trả nợ, dẫn đến NH bị mất vốn.

-Kiểm tra thông tin CIC.

-Đối chiếu với Tiêu chí về TSBĐ đã được ban hành.

Quy định về TSBĐ tiền vay: Chương II - Quy định về điều kiện, thủ tục nhận bảo đảm tiền vay (số

1676/2009/QĐ-VIB).

3

Giai đoạn xét duyệt cho vay

3.1

Quyết định cho vay

không tương ứng với

Giám đốc

Chi

- Phê duyệt không được

đảm bảo;

- Ban hành Quy trình xác định, quản lý

giới hạn tín dụng và mức phán quyết tín

-Quyết định về việc Ủy

quyền tại Chi nhánh Huế (số



STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản


quyền hạn, hoặc vượt mức ủy quyền của Chi nhánh nhưng không trình Hội sở phê duyệt.

nhánh

- Khả năng mất vốn cao.

dụng.

- Kiểm tra xem giá trị khoản vay được duyệt có vượt quyền phán quyết của người phê duyệt hay không, có phù hợp với việc phân cấp ủy quyền trong từng khâu xét duyệt tín dụng hay không.

- VIB Việt Nam quy định cụ thể mức giới hạn cho vay đối với từng Chi nhánh.

(Phân chia trách nhiệm đầy đủ).

051/2009/QĐ-VIBHUE).

- Thẩm quyền

phê duyệt cho vay:Điều 24- Quy chế cho vay (số 1356/2006/QC-VIB).

-Quy định về Nhiệm vụ quyền hạn những người xét duyệt cho vay-Quy định

Nghiệp vụ cho vay-VIB.

3.2

Quyết định cho vay khi

chưa có sự phê duyệt của lãnh đạo.

Phòng KHCN

-Cho vay khống;

-Ảnh hưởng doanh thu, lợi nhuận.

Kiểm tra chữ kí xét duyệt cho vay trong Hồ sơ xét duyệt cho vay (Phân tích soát

xét lại việc thực hiện).


3.3

Cho vay với mục đích kinh doanh thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.

Phòng KHCN,

Giám đốc

Chi nhánh.

- Khoản vay có khả năng không thu hồi được;

- Ảnh hưởng tình hình

nợ xấu của NH.

Kiểm tra, đối chiếu mục đích cho vay với danh mục hàng hóa dịch vụ bị cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật và của VIB (Kiểm soát quá trình xử lý thông

tin).

-Danh mục hàng hóa, dích vụ cấm kinh doanh: Phụ lục 01- Quy định về điều kiện, thủ tục nhận bảo đảm tiền

vay (số 1676/2009/QĐ-VIB)



STT


Rủi ro

Bộ phận thực hiện


Ảnh hưởng


Thủ tục kiểm soát tương ứng

Quy chế, quy định cụ thể được ban hành bằng văn bản







4

Giai đoạn ký kết hợp đồng, giao nhận TSBĐ và Giải ngân

4.1

Hợp đồng lập không đúng, không đầy đủ, thiếu chặt chẽ (thiếu Biên bản giao nhận TSBĐ, chứng nhận của các cơ quan liên quan).

Phòng KHCN

-Thiếu căn cứ pháp lý nếu có tranh chấp, NH thua thiệt;

-NH có thể bị khởi kiện vì vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng tình hình

kinh doanh.

- Lãnh đạo phòng KHCN phải tiến hành rà soát lại các giấy tờ liên quan đến HĐTD, Hợp đồng bảo đảm trước khi kí nháy vào hợp đồng;

- Ban hành quy định về lập HĐTD.

(Phân chia trách nhiệm đầy đủ, phân tích soát xét lại việc thực hiện).

Quy định về HĐTD: Chương VI - Quy chế cho vay đối với KH (số 1356/2006/QC-VIB)

4.2

HĐTD bị sửa đổi, nội dung trái quy định, cho vay thực tế không như

trong hợp đồng.

Phòng KHCN

-Sai thông tin về khoản vay;

- Ảnh hưởng đến tình

hình cho vay của NH.

- Lãnh đạo phòng KHCN ký nháy trên từng trang của HĐTD trước khi trình lên cấp trên phê duyệt.

(Phân tích soát xét lại việc thực hiện).


4.3

CBTD tiến hành giải ngân khi chưa được phê duyệt.

Phòng KHCN, GDTD

và Kế

Thất thoát nguồn vốn của NH.

Kiểm tra chữ kí của người có thẩm quyền phê duyệt trên Phiếu giải ngân. (Kiểm soát quá trình xử lý thông tin

nghiệp vụ)


Xem tất cả 59 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí