Các Văn Bản Đề Nghị Vay Vốn Đầu Tư Dự Án Của Khách Hàng



STT


Thông tin

DAĐT lựa chọn nghiên cứu tại VCB

DAĐT Bệnh

viện

DAĐT Khu căn hộ

và TTTM

DAĐT Nhà máy SX

bột đá

DAĐT Hạ tầng lấn

biển

DAĐT Khu Resort bờ

biển

1

Thời gian thẩm định

2013

2014

2014

2013

2014


2


Mô tả dự án


Bệnh viện đa

khoa quốc tế

Khu phức hợp căn hộ cao cấp và trung tâm thương mại

Nhà máy nghiền bột đá mịn và tráng phủ men sứ

Xây dựng hệ thống công trình lấn biển và hạ tầng kỹ thuật đô thị


Khu khách sạn và biệt thự ven biển

4

Lĩnh vực

SXKD

Y tế

Bất động sản

Sản xuất vật liệu xây

dựng

Hạ tầng, Bất động sản

Bất động sản, du lịch

5

Đơn vị thẩm định

Phòng QHKH - HSC VCB

Phòng QHKH - HSC VCB

Sở Giao Dịch - VCB

Chi nhánh Thành Công - VCB

Sở Giao Dịch - VCB

6

Kết quả thẩm định

Đồng ý tài trợ

Đồng ý tài trợ

Đồng ý tài trợ

Từ chối tài trợ

Đồng ý tài trợ


7


Giá trị tín dụng được phê duyệt


1.100 tỷ VND


40.000.000 USD


95 tỷ VND


3.988 tỷ VND

- Dài hạn: 358.5 tỷ VND

- Trung hạn: 358.5 tỷ VND

8

Thời hạn cho

vay

10 năm

8 năm

5 năm


- Dài hạn: 10 năm

- Trung hạn: 4 năm

9

Ân hạn

2 năm

1,5 năm

1 năm


2 năm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 130 trang tài liệu này.

Giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định cho vay dự án đầu tư tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam - 8

Bảng 2.6. Các dự án được lựa chọn nghiên cứu tại VCB


77


Nguồn: [32]

2.3.1. Phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư

Tính đến thời điểm nghiên cứu, VCB chưa ban hành văn bản nào quy định thống nhất về phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư trong hệ thống. Do đó, nội dung nghiên cứu về phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư trong hệ thống VCB được NCS thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp 05 cán bộ quản lý và 24 cán bộ thẩm định cho vay dự án đầu tư trong hệ thống VCB tại các đơn vị: Hội sở chính, Sở giao dịch, Chi nhánh Ba Đình, Chi nhánh Thành Công, Chi nhánh Thăng Long, Chi nhánh Chương Dương (Mẫu phiếu điều tra theo phụ lục 01 và 02). Theo các cán bộ quản lý, các phương pháp thẩm định từ xưa đến nay đều lấy cơ sở từ Quy trình tín dụng và Cẩm nang tín dụng được VCB ban hành và áp dụng trong toàn hệ thống. Thêm vào đó, công việc thẩm định luôn được kiểm tra, hướng dẫn bởi các phòng ban chức năng tại Hội sở chính nên tuy VCB chưa có văn bản quy định cụ thể về phương pháp thẩm định nhưng nhìn chung, qua quá trình tác nghiệp nhiều năm cho đến nay, phương pháp thẩm định cho vay dự án đầu tư tại tất cả các chi nhánh về cơ bản là giống nhau. Do đó, kết quả nghiên cứu từ các đối tượng được phỏng vấn hoàn toàn có thể đại diện cho thực trạng phương pháp thẩm định của toàn hệ thống VCB.

2.3.1.1. Phương pháp thẩm định theo trình tự

Phương pháp này được sử dụng để thẩm định cho vay tất cả các dự án trong hệ thống VCB. Cán bộ thẩm định thường tiến hành việc thẩm định dự án theo một trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền để cho kết luận sau. Trước tiên các cán bộ thẩm định tiến hành thẩm định tổng quát: là việc xem xét khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ phù hợp, hợp lý của dự án như: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của CĐT...Việc thẩm định tổng quát này giúp cho cán bộ thẩm định biết được quy mô, tầm quan trọng của dự án, biết được các cơ quan có liên quan trong quá trình thẩm định. Nhưng trong quá trình này vì xem xét tổng quát các nội dung của dự án, do đó giai đoạn này khó phát hiện được các vấn đề cần phải bác bỏ hoặc các sai sót của dự án cần bổ sung hoặc sửa đổi. Vì vậy, sau khi tiến hành thẩm định tổng quát các cán bộ thẩm định tiếp tục tiến hành thẩm định chi

tiết. Chỉ khi tiến hành thẩm định chi tiết, những sai sót của dự án mới được phát hiện. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết với từng nội dung của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Mỗi nội dung xem xét đều đưa ra những ý kiến đánh giá đồng ý hay cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Tuy nhiên, mức độ tập trung cho những nội dung cơ bản có thể khác nhau tùy theo đặc điểm và tình hình cụ thể của dự án.

Trong bước thẩm định chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tực nghiên cứu. Nếu một số nội dụng cơ bản của dự án bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo. Nói chung, phương pháp này đơn giản không tốn kém nhiều thời gian và chi phí, nhưng mang lại hiệu quả cao trong việc thẩm định cho vay DADT.

2.3.1.2. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu

Đây là phương pháp được sử dụng kết hợp với phương pháp thẩm định theo trình tự. Các cán bộ thẩm định tiến hành so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, theo thông lệ (quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau:

- Tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể cấp nhận được.

- Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu ra, công nghệ quốc gia, quốc tế.

- Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi

- Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư

- Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý... của ngành theo các định mức kinh tế- kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Bên cạnh đó, khi thẩm định, các cán bộ thẩm định có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá

trình thẩm định các dự án tương ứng để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu hay chi phí nói chung....).

- Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư của dự án: NPV, IRR, điểm hòa vốn .v.v.

- Phân tích so sánh lựa chọn các phương pháp tối ưu (địa điểm xây dựng,

chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng..)


2.3.1.3. Phương pháp phân tích rủi ro

Các phương pháp phân tích rủi ro thường được áp dụng là: phân tích độ nhạy, dự báo rủi ro… thường sử dụng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án đầu tư đối với những thay đổi bất lợi từ các yếu tố bên ngoài hoặc nội tại của dự án. Nội dung của các phương pháp phân tích rủi ro là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Khi sử dụng phương pháp này các cán bộ thẩm định sẽ tiến hành cho một yếu tố nào đó như doanh thu hoặc chi phí thay đổi theo hướng bất lợi rồi tính lại các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án như NPV, IRR, thời gian hoàn vốn nội bộ... Qua đó các cán bộ thẩm định sẽ rút ra kết luận dự án có vững chắc về mặt tài chính hay không. Dự án đầu tư là một hoạt động lâu dài do đó luôn tiềm ẩn rủi ro vào mọi thời điểm. Rủi ro có thể xảy ra cả trong giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn vận hành dự án. Vì vậy, để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả tài chính của dự án, các cán bộ thẩm định thường sử dụng phương pháp này để kiểm tra và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với dự án.

2.3.1.4. Phương pháp dự báo

Phương pháp này cũng được sử dụng trong thẩm định tất cả các dự án tại VCB. Do đặc điểm của đầu tư là hoạt động mang tính chất lâu dài. Việc vận dụng phương pháp dự báo để đánh giá tính khả thi của dự án là vô cùng quan trọng. Các cán bộ thẩm định sử dụng số liệu điều tra thống kê, phương pháp dự báo thích hợp để kiểm tra các yếu tố đầu ra, đầu vào của dự án như: tình hình cung cầu sản phẩm của dự án, giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu đầu

vào... qua đó đánh giá quy mô thị trường, hiệu quả tài chính của dự án, tạo thêm cơ sở để kết luận về tính khả thi của dự án. Phương pháp này có ưu điểm là bổ sung luận chứng cho các quyết định đánh giá tính khả thi của dự án trong quá trình thẩm định nhưng nhược điểm là thời gian và chi phí để thực hiện khá cao.

2.3.2. Nội dung thẩm định hồ sơ vay vốn

Thẩm định hồ sơ vay vốn là khâu đầu tiên, quan trọng trong quy trình thẩm định cho vay dự án đầu tư. Thẩm định hồ sơ vay vốn hiệu quả sẽ giúp NHTM sàng lọc, loại bỏ những hồ sơ vay vốn không phù hợp ngay từ đầu, tiết kiệm thời gian và chi phí cho ngân hàng. Các biểu mẫu lấy thông tin khách hàng trong hồ sơ vay vốn của VCB được thiết kể để đảm bảo khách hàng cung cấp thông tin đầy đủ, toàn diện về tình hình hoạt động của khách hàng và thông tin về DAĐT, qua đó VCB sẽ có những nhận định ban đầu về khách hàng và dự án xin tài trợ vốn. Bộ hồ sơ vay vốn theo quy định của VCB gồm những loại giấy tờ sau:

- Các văn bản đề nghị vay vốn đầu tư dự án của khách hàng

- Hồ sơ pháp lý của khách hàng

- Hồ sơ tài chính, thông tin tính dụng của khách hàng

- Hồ sơ Dự án đầu tư

- Hồ sơ tài sản đảm bảo

- Các tài liệu khác

Bảng 2.7. Các văn bản đề nghị vay vốn đầu tư dự án của khách hàng



STT


Tên hồ sơ


DAĐT

Bệnh viện

DAĐT

Khu căn hộ và TTTM

DAĐT

Nhà máy SX bột đá


DAĐT

Hạ tầng

lấn biển

DAĐT

Khu Resort bờ biển


1

Đề nghị vay vốn kiêm phương án trả nợ của Doanh

nghiệp


Bản gốc


Bản gốc


Bản gốc


Bản gốc


Bản gốc


2

Nghị Quyết/BB HĐQ/HĐTV/TGĐ

của DN chấp thuận phương án vay vốn và sử dụng TSBĐ đồng thời uỷ quyền cho đại diện giao dịch với VCB


Bản gốc


Bản gốc


Bản gốc


Bản gốc


Bản gốc


3

Các giấy tờ liên quan đến việc thu xếp đồng tài trợ






Nguồn: [32]

Các văn bản đề nghị vay vốn đầu tư dự án của khách hàng là căn cứ đầu tiên để thẩm định cho vay dự án đầu tư. Hồ sơ này phải khẳng định việc vay vốn đầu tư dự án là chủ trương đã được lên kế hoạch, xem xét và phê duyệt của ban lãnh đạo/hội đồng quản trị của doanh nghiệp với tư cách là người đi vay.

Các văn bản đề nghị vay vốn đầu tư lý của các dự án trên đều đầy đủ, hợp

lệ, đã được VCB tiếp nhận và thẩm định…

Bảng 2.8. Hồ sơ pháp lý của khách hàng



STT


Tên hồ sơ


DAĐT

Bệnh viện

DAĐT

Khu căn hộ và TTTM

DAĐT

Nhà máy SX bột đá


DAĐT

Hạ tầng

lấn biển

DAĐT

Khu Resort bờ biển

1

Quyết định thành lập/chuyển đổi

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao


2

Giấy đăng ký kinh

doanh/Giấy phép đầu tư


Bản sao


Bản sao


Bản gốc


Bản gốc


Bản sao


3

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề kinh

doanh có điều kiện;


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao

4

Điều lệ hoạt động

của Khách hàng

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao


5

Quyết định bổ nhiệm TGĐ/GĐ, Kế toán trưởng… (xác định người đại diện đủ thẩm quyền

của DN)


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


6

Quy chế tài chính của khách hàng

(nếu có)


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao

Nguồn: [32] Hồ sơ pháp lý của khách hàng là căn cứ khẳng định tính đầy đủ về mặt pháp lý trong hoạt động kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, tính khoa học trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của khách hàng cũng có thể thẩm định thông

qua bộ hồ sơ này. Các giấy tờ quan trọng cần thẩm định kỹ lưỡng bao gồm:


- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh: là cơ sở pháp lý đầu tiên đảm bảo chủ đầu tư được phép thực hiện dự án.

- Điều lệ hoạt động của khách hàng: mỗi doanh nghiệp có điều lệ hoạt động khác nhau. Việc nghiên cứu kỹ điều lệ hoạt động của khách hàng là hết sức cần thiết để soạn thảo hợp đồng tín dụng sau này (trong trường hợp dự án

được chấp thuận cho vay) bởi những quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp ghi trong điều lệ hoạt động có thể có liên quan trực tiếp đến nghĩa vụ thanh toán tiền vay say này hoặc có liên quan đến vấn đề sở hữu, đồng sở hữu tài sản được đem thế chấp cho khoản vay.

- Quy chế tài chính của khách hàng cũng cần phải được xem xét kỹ, đặc biệt là những nội dung liên quan đến quản lý tài chính, cơ chế ưu tiên thanh toán các khoản nợ… Ngoài ra, đây cũng là một căn cứ để đánh giá về tính khoa học trong cơ cấu, quy chế quản lý hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Hồ sơ pháp lý của các dự án trên đều đầy đủ, hợp lệ, đã được VCB tiếp

nhận và thẩm định.


Bảng 2.9. Hồ sơ tài chính, thông tin tín dụng của khách hàng



STT


Tên hồ sơ


DAĐT

Bệnh viện

DAĐT

Khu căn hộ và TTTM

DAĐT

Nhà máy SX bột đá


DAĐT

Hạ tầng

lấn biển

DAĐT

Khu Resort bờ biển

1

Báo cáo tài chính

(3 năm gần nhất)

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

2

Bảng tính các chỉ

tiêu tài chính

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

3

Thông tin CIC

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Nguồn: [32] Hồ sơ tài chính và thông tin tín dụng của khách hàng là căn cứ để thẩm định tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của chủ đầu tư, thuộc nội dung thẩm định năng lực chủ đầu tư. Cán bộ thẩm định sẽ căn cứ vào bộ hồ sơ này để tính toán và thẩm định 04 nhóm chỉ tiêu tài chính của chủ đầu tư

(đã nêu tại mục 1.2.5.2. của chương 1).

Hồ sơ tài chính và thông tin tín dụng của các dự án trên đều đầy đủ, hợp lệ, đã được VCB tiếp nhận và thẩm định.

Bảng 2.10. Hồ sơ Dự án đầu tư



STT


Tên hồ sơ


DAĐT

Bệnh viện

DAĐT

Khu căn hộ và TTTM

DAĐT

Nhà máy SX bột đá


DAĐT

Hạ tầng

lấn biển

DAĐT

Khu Resort bờ biển

1

Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

2

Quyết định đầu tư

của Doanh nghiệp

Bản sao

Bản sao

Bản gốc

Bản gốc

Bản sao


3

Quyết định/Chấp

thuận đầu tư của Cơ

quan có thẩm quyền


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao

4

Giấy chứng nhận đầu tư

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

5

Giấy phép xây

dựng

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao


6

Giấy chứng nhận

đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


7

Giấy chứng nhận

thẩm duyệt về

PCCC


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao

8

Giấy phép khai

thác tài nguyên

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Nguồn: [32] Hồ sơ dự án đầu tư là phần quan trọng và phức tạp nhất của bộ hồ sơ đề nghị vay vốn, trong đó chứa đựng toàn bộ thông tin về: tính pháp lý của dự án và các báo cáo, nghiên cứu về thông số kỹ thuật cũng như tính khả thi của dự án. Tính pháp lý của dự án thể hiện ở Quyết định/chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường, giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng

cháy chữa cháy, giấy phép khai thác tài nguyên.

Báo cáo nghiên cứu của dự án thường được gửi cho VCB kèm theo bảng tính toán hiệu quả kinh tế và tài chính của dự án. Đối với những dự án lớn, chủ đầu tư thường phải chi phí rất tốn kém để thuê đơn vị tư vấn chuyên nghiệp trong việc tính toán và lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Đây là nguồn thông tin

quan trọng và hữu ích cho công tác thẩm định cho vay dự án. Dựa vào thông tin trong báo cáo khả thi, cán bộ thẩm định có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí trong việc tìm kiếm và tập hợp thông tin để thẩm định cho vay dự án.

Bảng 2.11. Hồ sơ tài sản đảm bảo



STT


Tên hồ sơ


DAĐT

Bệnh viện

DAĐT

Khu căn hộ và TTTM

DAĐT

Nhà máy SX bột đá


DAĐT

Hạ tầng

lấn biển

DAĐT

Khu Resort bờ biển


1

Giấy tờ pháp lý

chứng nhận quyền

sở hữu tài sản


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao


Bản sao

2

Giấy chứng nhận

bảo hiểm tài sản

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

Bản sao

3

Giấy cam kết thế

chấp/cầm cố tài sản

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Bản gốc

Nguồn: [32]

Tài sản đảm bảo là cấu phần không thể thiếu trong mọi khoản cho vay dự án đầu tư. Tài sản đảm bảo của DAĐT thường là tài sản hình thành từ vốn vay. Hồ sơ tài sản đảm bảo là căn cứ để soạn thảo và ký kết hợp đồng thế chấp (trong trường hợp dự án được chấp thuận cho vay).

2.3.3. Nội dung thẩm định năng lực chủ đầu tư

Theo quy định của VCB việc thẩm định năng lực CĐT vay vốn đều bao gồm các nội dung chủ yếu: (1) đánh giá năng lực thực hiện dự án; (2) thẩm định tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại;

2.3.3.1. Đánh giá năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư

Năng lực thực hiện dự án của CĐT được thể hiện ở các khía cạnh như sau:


- Sự hợp lý trong cơ cấu tổ chức hoạt động của CĐT;

- Năng lực của cán bộ quản lý, các cán bộ trực tiếp tham gia quản lý dự án

- Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự về loại hình, quy mô, vị trí...

- Thương hiệu, vị thế và uy tín của CĐT trên thị trường;

- Phân tích đánh giá triển vọng HĐKD của CĐT trong thời gian tới;

Các yếu tố này chỉ có thể đánh giá theo các phương pháp định tính, đóng

vai trò rất quan trọng trong việc thẩm định năng lực của CĐT.


Bảng 2.12. Đánh giá năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư


Dự án đầu tư

Đánh giá của VCB về năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư


DAĐT

Bệnh viện

Các cổ đông của CĐT là những công ty lớn, có uy tín trên thị trường BĐS và đặc biệt là có kinh nghiệm thực hiện nhiều Dự án BĐS quy mô lớn tại trung tâm của các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM và Hải Phòng. Có thể huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau (Cổ phiếu, trái phiếu, vay ngân hàng) và có khả năng tham gia đủ vốn góp để đáp ứng phần vốn tự có tham

gia vào Dự án.

DAĐT

Khu căn hộ và TTTM

Các vị trí lãnh đạo của Công ty đều có có năng lực, trình độ (tốt nghiệp các trường đại học nổi tiếng trên thế giới), kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý tài chính và đầu tư (đã từng điều hành nhiều tổ chức, doanh nghiệp trên thế giới và khu vực), có nhiều kinh nghiệm kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt

là trong lĩnh vực đầu tư BĐS, xây dựng.


DAĐT

Nhà máy SX bột đá

CĐT là một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Bộ GTVT trong lĩnh vực xây dựng, xuất nhập khẩu thiết bị vật tư ngành xây dựng và xuất khẩu lao động. Đơn vị đã có 45 năm xây dựng và phát triển.. Hiện nay, CĐT hoạt động rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng CSHT, các công trình công nghiệp và dân dụng, các công trình thủy lợi, SXKD vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị ngành xây dựng, tư vấn thiết kế công trình xây dựng, kinh doanh BĐS, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh với các

nước, gia công chế biến hàng xuất nhập khẩu, xuất khẩu lao động.

DAĐT Hạ

tầng lấn

biển

Ban lãnh đạo của CĐT là những người đã có kinh nghiệm trong đầu tư hạ tầng du lịch, kinh doanh BĐS du lịch. CĐT đã từng thực hiện rất nhiều dự án tương tự tại các địa điểm như: dọc bãi trước, bãi sau của thành phố biển

Vũng Tàu; thực hiện hạ tầng dọc bờ biển TP.Đà Nẵng .v.v.

DAĐT

Khu Resort bờ biển

CĐT của Dự án có nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh BĐS cũng như kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Dự án được thực hiện bởi các nhà thầu có kinh nghiệm, uy tín trên thế giới ngay từ khâu quy hoạch, thiết kế

đến khâu thi công, giám sát, hoàn thiện.

Nguồn: [32]

Sau khi đánh giá từ nhiều nguồn thông tin, VCB kết luận: CĐT các dự án trên có năng lực thực hiện dự án, có khả năng xây dựng, hoàn thành dự án đúng tiến độ theo đề xuất.

2.3.3.2. Thẩm định tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh

hiện tại của chủ đầu tư

Đây là nội dung quan trọng nhất trong toàn bộ nội dung thẩm định năng lực của CĐT. Bởi lẽ tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của CĐT là thể hiện tính hiện thực về khả năng thực hiện dự án cũng như tính khả thi của dự án đầu tư. Thẩm định tình hình tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh hiện tại của CĐT vay vốn với nội hàm phức tạp, bao gồm nhiều vấn đề. Nội dung thẩm định là phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của CĐT thực hiện dự án.

Theo quy định của VCB [34], khi thẩm định tình hình tài chính và năng lực

sản xuất kinh doanh hiện tại của CĐT cần đi sâu phân tích:

a. Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của CĐT:

Trên cơ sở Hệ thống báo cáo tài chính của CĐT (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Bản thuyết minh báo cáo tài chính), cán bộ thẩm định tính toán và đưa ra nhận xét về các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của CĐT.

Theo quy định của VCB [34], Có 04 nhóm các chỉ tiêu, hệ số tài chính cần tính toán và thẩm định:

- Các chỉ tiêu về mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lời

- Các hệ số về cơ cấu vốn và tài sản, hệ số đòn bẩy tài chính

- Các hệ số khả năng thanh toán

- Các chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động

Việc phân tích tình hình tài chính của CĐT trên cơ sở các chỉ tiêu, hệ số tài chính là rất quan trọng trong xác định năng lực tài chính của CĐT, là một trong những cơ sở để đưa ra quyết định cho vay. Để đánh giá ý nghĩa của các chỉ tiêu, hệ số trên, cần phải căn cứ vào đặc thù ngành nghề mà đơn vị đang hoạt động.

Việc phân tích các chỉ tiêu tài chính sẽ có độ tin cậy cao hơn nếu số liệu Báo cáo tài chính của CĐT đã được một đơn vị kiểm toán độc lập có uy tín xác nhận.

Xem tất cả 130 trang.

Ngày đăng: 23/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí