Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 1

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

--------------------


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT 1


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG


Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Đoàn Thị Dung

Lớp: K44B-KT

Niên khóa: 2010 - 2014 ThS. Nguyễn Ngọc Thủy


Huế, tháng 05 năm 2014


LỜI CẢM ƠN

Để có thể thành khóa luận tốt nghiệp này em xin chân thành cảm ơn thầy cô trường Đại học kinh tế Huế đã truyền đạt cho em nhiều kiến thức quý báu trong thời gian học tập tại mái trường thân yêu.

Đặc biệt em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Ngọc Thủy đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tỉ mỉ cho em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo Vietinbank Lâm Đồng, đặc biệt các anh chị trong phòng khách hàng doanh nghiệp và tập thể cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng đã quan tâm, nhiệt tình trao đổi, truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm, cung cấp thông tin thiết thực nhất, tạo điều kiện cho em được nghiên cứu, làm quen với môi trường nghề nghiệp thực tế trong quá trình thực tập tại đơn vị.

Em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ, động viên em, là chỗ dựa tinh thần cho em trong thời gian qua.

Kính chúc quý thầy cô, quý anh chị trong ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng cùng gia đình, bạn bè luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Lý do chọn đề tài: 1

2. Mục đích nghiên cứu: 2

3. Mục tiêu nghiên cứu: 2

4. Đối tượng nghiên cứu: 3

5. Phạm vi nghiên cứu. 3

6. Phương pháp nghiên cứu: 3

7. Tính mới của đề tài: 3

8. Cấu trúc đề tài: 4

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NÓI CHUNG VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRONG NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI. 5

1.1. Tổng quan về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. 5

1.1.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng. 5

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng: 5

1.1.3. Các loại hình tín dụng ngân hàng. 6

1.1.4. Rủi ro tín dụng của hoạt động tín dụng. 7

1.1.5. Vai trò của tín dụng ngân hàng: 10

1.2. Tổng quan về kiểm soát nội bộ trong ngân hàng: 11

1.2.1. Khái niệm về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ 11

1.2.2. Mục tiêu và vai trò của kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. 12

1.2.3. Sự cần thiết của kiểm soát nội bộ đối với tổ chức tín dụng. 13

1.2.4. Các yếu tố cần thiết của một hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. 13

1.3. Hệ thống kiểm soát nội bộ theo Basel II: 18

1.4. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại. 20

1.4.1. Khái quát về hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. 20

1.4.2. Kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp. 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG. 35

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 35

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 35

2.1.2. Các lĩnh vực hoạt động 35

2.1.3. Cơ cấu tổ chức 37

2.1.4. Tình hình lao động cuả Vietinbank Lâm Đồng qua hai năm 2012 – 2013. 39

2.1.5. Tình hình hoạt động của ngân hàng qua các năm 2011, 2012, 2013. 40

2.1.6. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm 42

2.1.7. Tình hình dư nợ 44

2.2. Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng: 46

2.2.1. Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng TMCP Công Thương. 46

2.2.2. Các quy định của ngân hàng trong hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế 50

2.2.3. Thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình cho vay tại Ngân hàng TMCPCT chi nhánh Lâm Đồng. 55

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIETIN BANK LÂM ĐỒNG 69

3.1. Những thành tựu đạt được 69

3.2. Những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong chu trình tín dụng. 77

3.2.1. Những tồn tại: 77

3.2.2. Nguyên nhân: 79

3.3. Đánh giá việc thực hiện quy định, quy trình kiểm soát của cán bộ nhân

viên trong ngân hàng. 80

3.4. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng Vietin Bank Lâm Đồng: 84

3.4.1. Định hướng phát triển và chiến lược phát triển của Vietinbank Lâm Đồng trong thời gian tới. 84

3.4.2. Những khó khăn của Vietinbank Lâm Đồng trong thời gian tới. 86

3.4.3. Các giải pháp hoàn thiện. 87

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

1. Kết luận 92

2. Kiến nghị 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 188

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Bảng số liệu về số lượng lao động tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng. 39

Bảng 2.2.Bảng số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng qua 3 năm 2011, 2012, 2013. (Số liệu cụ thểở Phụ lục 01) 40

Bảng 2.3 Bảng số liệu về tình hình huy động vốn tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng qua 3 năm 2011, 2012, 2013. (Số liệu cụ thểở Phụ lục 02) 42

Bảng 2.4 Bảng số liệu về tình hình dư nợ cho vay của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi Nhánh Lâm Đồng qua 3 năm 2011, 2012, 2013. (Số liệu cụ thểở Phụ lục 03) 44

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHCT Lâm Đồng. 37

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ tại NHCT. 46

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống kiểm soát nội bộ NHCT Lâm Đồng. 48

Sơ đồ 2.4: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Phòng QLRR NHCT Lâm Đồng 49

Sơ đồ 2.5: Sơ đồ cơ quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp NHCT Lâm Đồng. 54

Sơ đồ 2.6: Quy trình kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHCT. 67

Sơ đồ 2.7: Quy trình kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại NHCT Lâm Đồng. 68

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


BGĐ

Ban giám đốc

BKS

Ban kiểm soát

CBPT

Cán bộ phân tích

CPTN

Cán bộ tác nghiệp

CBPKHDN

Cán bộ phòng khách hàng doanh nghiệp

CCDC

Công cụ dụng cụ

DN

Doanh nghiệp

GĐ/ PGĐ

Giám đốc/ phó giám đốc

GHCV

Giới hạn cấp vốn

HĐBĐ

Hợp đồng bảo đảm

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐTD

Hợp đồng tín dụng

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

KTKSNB

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

NHCT

Ngân hàng công thương

NHCTD

Ngân hàng cấp tín dụng

NHCV

Ngân hàng cấp vốn

NHNN

Ngân hàng nhà nước

QLTCNB

Quản lý tài chính nội bộ

QLRR

Quản lý rủi ro

TGĐ/PTGĐ

Tổng giám đốc/Phó tổng giám đốc

TMCP/

TMCPCT

Thương mại cổ phần/ thương mại cổ phần Công Thương

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

SXKD

Sản xuất kinh doanh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương – chi nhánh Lâm Đồng - 1


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

Khóa luận trình bày những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, khóa luận trình bày cơ sở khoa học của hệ thống kiểm soát nội bộ trong ngân hàng thương mại nói chungvà hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay trong ngân hàng thương mại.

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Lâm Đồng. Phần này bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

- Tổng quan về Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

- Quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

- Thực trạng công tác kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng trong các giai đoạn:

- Kiểm soát nội bộ trước khi cấp tín dụng.

- Kiểm soát nội bộ trong khi cấp tín dụng.

- Kiểm soát nội bộ sau khi cấp tín dụng.

- Đưa ra các đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Công Thương chi nhánh tỉnh Lâm Đồng: những thành tựu đạt được, những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó.

Thứ ba trình bày những khó khăn, thuận lợi, trong công tác kiểm soát nộ bộ và các kế hoạch phát triển, định hướng, chiến lược của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng trong giai đoạn tới từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất các biện pháp giải quyết nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay trong ngân hàng.


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ‌

1. Lý do chọn đề tài:‌

Trong nền kinh tế hiện nay, có thể nói ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế.Hệ thống ngân hàng của một quốc gia hoạt động thông suốt, hiệu quả là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Hệ thống ngân hàng phát triển là cơ sở cho việc phân bổ, luân chuyển nguồn lực tài chính hiệu quả, ổn định giá trị đồng tiền, giảm thiểu thất nghiệp, lạm phát, đồng thời là trung gian tài chính, trung tâm thanh toán, chuyển giao vốn, góp phần hiện đại hóa phương thức hoạt động của nền kinh tế.

Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhưng không phải bất cứ quốc gia nào cũng có thể xây dựng cho mình một hệ thống ngân hàng hiện đại, hoạt động hiệu quả.Kinh doanh ngân hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro, gian lận nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây tổn thất rất lớn. Năm 2009, hệ thống ngân hàng ở Hoa Kỳ sụp đổ kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu là một minh chứng thiết thực cho điều đó. Mới đây nhất là cuộc khủng hoảng cục bộ của hệ thống ngân hàng ở Hoa Kỳ cũng gây ra nhiều thiệt hại to lớn về mặt kinh tế, xã hội. Hoa Kỳ được đánh giá là một đất nước hiện đại về mọi mặt, đặc biệt hệ thống, quy mô ngành kinh doanh ngân hàng lớn, thuộc top đầu trên thế giới nhưng cũng không tránh khỏi việc sụp đổ, khủng hoảng. Điều đó cho thấy công tác quản trị, kiểm soát trong ngân hàng là một công việc đòi hỏi nhiều kiến thức, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn và là công việc có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt công tác kiểm tra, kiểm soát nội. Một ngân hàng có hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ đảm bảo tài sản của ngân hàng được sử dụng một cách hợp lý, tránh được những thất thoát, rủi rocho nguồn vốn, tiền,…duy trì độ tin cậy cao thông tin tài chính, sự tuân thủ các luật lệ, gây dựng niềm tin đối với các khách hàng, cổ đông, tạo cơ hội để ngân hàng phát triển vượt bậc.

Công tác xây dựng,vận hành, hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của các ngân hàng tại Việt Nam đang là bài toán khó cho NHNN, các nhà chức trách và các ngân hàng hiện nay. Đặc biệt trong năm 2012, 2013 nền kinh tế đang gặp phải nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt đối với ngành kinh doanh ngân hàng, vì vậy công tác kiểm tra, kiểm


soát nội bộ càng được ngân hàng chú trọng và nâng cao. Các ngân hàng trên địa bàn Việt Nam đang cố gắng đi sâu nghiên cứu, hoàn thiện và ứng dụng thành công mô hình kiểm soát nội bộ theomô hình Basel II với hy vọng tháo gỡ được mọi khó khăn trong công tác quản trị, kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong ngân hàng. Vietinbank là một ngân hàng tiên phong trong công cuộc đổi mới này.Vietinbank đang nổ lực, cố gắng hoàn thành công tác đổi mới hệ thống kiểm soát nội bộ theo mô hình Basel II giai đoạn 2 để nâng cao chất lượng quản trị, kiểm soát rủi ro. Nhận thấy điều này, tôi quyết định thực hiện nghiên cứu đề tài “Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng”.

2. Mục đích nghiên cứu:‌

Khóa luận được thực hiện không chỉ với mục đích đáp ứng yêu cầu, quy định của trường Đại học kinh tế - Đại học Huếđối với mỗi sinh viên trong đợt thực tập cuối khóa.Mà còn xuất phát từ ước nguyện của bản thân muốn được thực tập, cọ xát, làm việc trong môi trường thực tế, muốn được nghiên cứu, tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thương mại.

Khóa luận nghiên cứu, đánh giá hoạt động cho vay, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại ngân hàng thương mại nói chung từ đó phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay, hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

3. Mục tiêu nghiên cứu:‌

Khóa luận nghiên cứu hướng đến những vấn đề sau:

Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại.

Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và quy trình kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.


4. Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động cho vay đối với đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; quy trình cho vay; kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánh Lâm Đồng.

5. Phạm vi nghiên cứu.‌

Thời gian: từ ngày 10/02/2014 đến ngày 18/05/2014.

Không gian: Phòng Khách hàng doanh nghiệp và Phòng Quản lý rủi ro tạiNgân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương – Chi nhánhLâm Đồng.

Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

6. Phương pháp nghiên cứu:‌

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: phỏng vấn trực tiếp cán bộ, nhân viên trong phòng Khách hàng doanh nghiệp và phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Ban giám đốc.

Phương pháp quan sát: thực hiện một số công việc và quan sát cán bộ, nhân viên trong ngân hàng thực hiện các hoạt động.

Phương pháp thu thập và xử lí số liệu: thu thập, thống kê, xử lí các số liệu các thông tin thu thập được để thuận lợi cho việc hoàn thành đề tài nghiên cứu.

Phương pháp phân tích: Phân tích dựa trên những số liệu có sẵn. Chủ yếu phân tích các chỉ số trong báo cáo tài chính, báo cáo dư nợ... để biết được tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị; dựa vào quy trình cho vay, quy trình kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp từ đó phân tích, rút ra những kết luận, đưa ra các ưu điểm, nhược điểm nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh: dựa vào những số liệu để tiến hành so sánh (tuyệt đối lẫn tương đối) đối chiếu giữa các kì, các năm nhằm mục đích tìm ra sự tăng giảm giá trị hỗ trợ cho quá trình phân tích kinh doanh cũng như các quá trình khác.

7. Tính mới của đề tài:‌

Đề tài về hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối đã được thực hiện ở các năm trước tuy nhiên đề tài mà tôi thực hiện với mong muốn đi sâu hơn vào hệ thống kiểm soát nội bộ của NHTM, trong đó đi vào trọng tâm là hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp.

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí