Ảnh Hưởng Của Trợ Cấp Y Tế Đến Chăm Sóc Sức Khỏe Của Người Dân



Cụ thể tỷ lệ huy động trẻ đến trường đúng độ tuổi theo cấp học như sau Tiểu học đạt 82,93%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung học phổ thông 32,65%. Trong đó thành thị đi học đúng độ tuổi ở 100% các cấp học, ngược lại vùng nông thôn tỷ học đi học đúng độ tuổi chỉ đạt Tiểu học 82,05%, Trung học cơ sở 84,78% và Trung học phổ thông 26,67%. Qua số liệu trên cho thấy các bậc học có nhiều chính sách ưu đãi và trợ cấp thì tỷ lệ học sinh đi học cao hơn còn cấp học ưu đãi thấp đi học ít hơn, do vậy cơ hội để người nghèo và ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn tiếp cận đối với các dịch vụ giáo dục ở bậc cao hơn còn rất thấp cần phải có chính sách tốt hơn để tạo điều kiện cho khu vực này tiếp cận được với các cấp học cao hơn để nâng cao trình độ dân trí góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo.

2.6.7. Ảnh hưởng của trợ cấp y tế đến chăm sóc sức khỏe của người dân


Trong những năm qua các chương trình y tế nhất là các chương trình liên quan đến công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu được ưu tiên đầu tư cho vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Tuy nhiên, các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa việc tiếp cận với các dịch vụ y tế còn gặp nhiều khó khăn. Theo kết quả điều tra, trước thời điểm điều tra 12 tháng có 31,2% tỷ lệ người đi khám chữa bệnh, tỷ lệ này cao hơn năm 2006 là 1,7%. Trong đó thành thị là 56,25%, nông thôn là 28,54% (cao hơn năm 2006 là 6,3%). Như vậy, năm 2008 việc chăm sóc sức khoẻ ở khu vực nông thôn đã được các cơ sở y tế và người dân quan tâm hơn. Tỷ lệ này cũng cao tăng dần theo nhóm thu nhập (nhóm 1: 20,83% trong khi nhóm 5: 40,00%), chứng tỏ với trình độ cao hơn và thu nhập cao hơn thì việc chăm sóc sức khoẻ cũng được quan tâm nhiều hơn (do nhận thức và do điều kiện kinh tế).

Tỷ lệ người có điều trị nội trú là 8,6% trong tổng số người có khám bệnh. Trong đó tỷ lệ người có BHYT hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 7,4%; Tỷ lệ người có điều trị ngoại trú là 25,40%. Trong đó tỷ lệ người có BHYT hoặc sổ khám chữa bệnh miễn phí chiếm 20,60% và tập trung sử dụng dịch vụ y tế chủ yếu ở các cơ sở y tế thuộc nhà nước qua số liệu bảng 2.26.


Bảng 2.26. Tỷ lệ lượt người khám chữa bệnh trong 12 tháng qua tại các cơ sở y tế

Đơn vị tính: %




Tổng


Bệnh viện nhà nước


Trạm y tế xã, phường

Phòng khám đa khoa khu vực


Y tế tư nhân


Lang y


Cơ sở y tế khác

I - Nội trú

100,00

52,00

24,00

24,00

-

-

-

Tr.đó: - Thành thị

100,00

20,00

40,00

40,00

-

-

-

- Nông thôn

100,00

55,56

22,22

22,22

-

-

-

II – Ngoại trú

100,00

24,44

49,84

4,50

8,36

12,86

-

Tr.đó: - Thành thị

100,00

54,26

19,15

5,32

21,28

-

-

- Nông thôn

100,00

11,52

63,18

4,15

2,76

18,43

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Chế độ hôn sản trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 - 13

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008

Chi tiêu y tế bình quân 1 người có khám chữa bệnh trong năm là 319.000 đồng so với năm 2006 tăng 112,6%. Trong đó: điều trị nội trú 724.000 đồng, so với năm 2006 tăng 151,00%; điều trị ngoại trú là 182.000 đồng tăng 57,6% so với năm 2006. Như vậy, chi tiêu y tế có chiều hướng tăng lên, đặc biệt là điều trị nội trú điều này có nghĩa là ngoài việc giá dịch vụ tăng lên thì người dân do điều kiện kinh tế có khá hơn nên đã lựa chọn những dịch vụ y tế có chất lượng hơn để sử dụng.

Chi tiêu y tế bình quân một người trong năm có khám chữa bệnh khu vực thành thị: 349.000 đồng, gấp1,12 lần khu vực nông thôn: 313.000 đồng. Một phần do khu vực thành thị tiếp cận các dịch vụ y tế thuận lợi hơn, mặt khác điều kiện kinh tế khá hơn. Ngược lại ở nông thôn có nhiều hộ nghèo không đủ khả năng đi khám, chữa bệnh hoặc có những hộ được cấp bảo hiểm y tế và có vùng được miễn giảm khám, chữa bệnh nên người dân tuy có đi khám, chữa bệnh nhưng chi phí


không đáng kể. Chi tiêu y tế của nhóm 5 (390.000 đồng) gấp 3,25 lần nhóm 1 (120.000 đồng).

Các hộ thu nhập thấp ở khu vực nông thôn chi phí chữa bệnh chiếm tỷ trọng (9,0%) trong tổng chi tiêu lớn hơn ở khu vực thành thị (5,04%) và ngược lại các hộ có thu nhập cao chi phí chữa bệnh chiếm tỷ trọng trong tổng chi tiêu thấp hơn ở thành thị. Là do các hộ nghèo ở khu vực nông thôn đời sống còn nhiều khó khăn, đầu tư cho chăm sóc sức khoẻ ban đầu và phòng tránh bệnh còn thấp. . . chính vì vậy họ hay mắc bệnh và thường bệnh quá nặng mới đi chữa nên chi phí cho khám chữa bệnh lúc đó khá cao và chiếm phần lớn trong tổng chi tiêu của hộ.

Như vậy, qua số liệu chi cho khám chữa bệnh của các hộ ở khu vực nông thôn, dân tộc thiểu số và hộ có thu nhập thấp cho thấy tuy ở khu vực này đã được hưởng những chính sách về y tế nhưng khi bị bệnh nặng, hiểm nghèo các nhóm dân cư này sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc chữa bệnh hay nói cách khác chi phí cho chữa bệnh thật sự là gánh nặng đối với họ, đòi hỏi phải có những chính sách trợ giúp tốt hơn nữa để giảm bớt gánh nặng cho người dân khi gặp phải những rỏi ro về sức khỏe.

2.6.8. Ảnh hưởng của chương trình 135 đến phát triển kinh tế - xã hội


Chương trình phát triển kinh - tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa (gọi tắt là chương trình 135). Huyện Văn Chấn được thực hiện từ năm 2000. Giai đoạn 1 của trương trình có 11 xã tham gia, giai đoạn 2 huyện Văn Chấn có 15 xã tham gia, với những hợp phần của chương trình thực hiện đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương ổn định đời sống nhân dân đặc biệt là các xã có triển khai chương trình cụ thể.

* Về phát triển kinh tế: Năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,8%, cơ cấu kinh tế nhóm Nông, lâm nghiệp - thủy sản 53%, Công nghiệp - xây dựng 26%, Dịch vụ 20,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,6 triệu đồng/năm. Đến năm 2008 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13%, nhóm Nông, lâm nghiệp - thủy sản còn


40,97%; Công nghiệp - xây dựng tăng lên 35,32% và nhóm dịch vụ tăng lên 23,7%, thu nhập bình quân đầu người đạt 6,7 triệu đồng/năm, gấp 2,6 lần so với năm 2000

- Sản xuất nông nghiệp: Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2000 theo giá hiện hành đạt 184,1 tỷ, năm 2008 đạt 523,8 tỷ tăng 184% so với năm 2000. Sản lượng lương thực có hạt tăng từ 40.149 tấn năm 2000, lên 50.001,1 năm 2008, sản lượng chè búp tươi tăng từ 19.000 tấn lên 34.143 tấn, đàn gia súc, gia cầm đều tăng đàn trâu từ 16.566 con lên 19.979 con, đàn bò 3.106 lên 6.257 con...

- Lâm nghiệp, thủy sản: Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 33,9 tỷ đồng năm 2000 lên 48,7 tỷ năm 2008, tăng 43,6%; giá trị sản xuất thủy sản từ 1,8 tỷ lên 14,3 tỷ đồng.

- Công nghiệp - Xây dựng: Số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2000 là 632 cơ sở năm 2008 là 1.910 cơ sở tăng gấp 3 lần so với năm 2000, giá trị sản xuất tăng từ 81,7 tỷ lên 204,8 tỷ đồng. Vốn đầu tư xây dựng trên địa bàn tăng từ 60 tỷ năm 2000 lên 310 tỷ năm 2008. 100% số xã dùng điện trong đó có 29/31 xã sử dụng điện lưới quốc gia, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Trong đó: năm 2000 đường đến trung tâm xã bằng đường nhựa có 10 xã, đường đá có 9 xã và đường cấp phối có 12 xã đến năm 2008 số xã có đường nhựa đến trung tâm là 22 xã, đường đá là 2 xã và đường cấp phối còn 7 xã.

- Dịch vụ: Năm 2000 có 433 cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn trên địa bàn, năm 2008 đã có 1.607 cơ sở tham gia kinh doanh trong lĩnh vực này, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 44,5 tỷ đồng năm 2000 lên 153,6 tỷ năm 2008.

* Về lĩnh vực xã hội: Cùng với những tác động đến phát triển kinh tế chương trình cũng đã góp phần vào phát triển các lĩnh vực xã hội.

- Lao động việc làm, xóa đói giảm nghèo và thực hiện các chính sách xã hội: Đã giải quyết và tạo việc làm năm 2000 cho 13.700 lao động, năm 2008 là 23.600 lao động, tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu trí cũ giảm từ 24,6% năm 2000, còn 11,5 %. Theo tiêu trí mới giảm từ 41,95% năm 2005 còn 31,8% năm 2008, đã hoàn thành việc xóa 1.406 căn nhà dột nát cho hộ chính sách, hộ nghèo.....


- Giáo dục và đào tạo: Cơ sở vật chất ngành giáo dục được đầu tư nâng cấp năm 2000 trên địa bàn còn có 4 trường tạm đến năm 2005 trên địa bàn 100% được xây dựng từ nhà từ cấp 4 trở lên. Năm 2000 có 19 xã được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và chưa có đơn vị nào được công nhận phỏ cập trung học cơ sở, đến nay đã có 31/31 xã đạt phổ cập giáo dục tiểu học và 28/31 xã đạt phổ cập trung học cơ sở và 3 trường đạt chuẩn quốc gia.

- Y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân: Bệnh viện tuyến huyện và phòng khám đa khoa khu vực được nâng cấp cả về cơ sở vật chất và trang thiết bị, 100% xã có trạm y tế, năm 2000 có 25 trạm y tế có nhà xây cấp III và cấp IV đến nay đã có 31/31 trạm y tế được xây dựng.

2.7. ẢNH HƯỞNG CỦA AN SINH XÃ HỘI TỚI NGHÈO ĐÓI CỦA HỘ NÔNG DÂN

Phần phân tích thu nhập và cơ cấu thu nhập ở mục 2.6 là cần thiết để tách ASXH ra khỏi các nguồn thu nhập và ước lượng tác động của chúng tới thu nhập chung, phân tích dựa trên thu nhập không phải là cách tiếp cận tốt nhất để phân tích mức sống của hộ như ở nước ta có mức thu nhập thấp, chi tiêu cho tiêu dùng hộ gia đình được xác định chính xác hơn thu nhập rất nhiều. Tuy nhiên, số liệu về chi tiêu cho tiêu dùng là bức tranh của ASXH vì nó là cơ sở cho phân tích nghèo. Chỉ cần xem xét số liệu về chi tiêu cho tiêu dùng chúng ta có thể chỉ ra mức độ tương tác giữa ASXH và nghèo.

Cơ cấu phần chi tiêu theo điều tra khảo sát bao gồm:

- Chi tiêu dùng lương thực, thực phẩm - cho các dịp lễ, tết và ngày thường; bao gồm lương thực, thực phẩm tự sản xuất tự sản xuất hoặc được cho và lương thực thực phẩm qua trao đổi hàng hóa.

- Chi cho hàng hóa phi lương thực, thực phẩm thường xuyên và không thường xuyên, trừ các hàng hóa lâu bền.

- Chi tiêu cho giáo dục, y tế và chi tiêu sinh hoạt.

Chi phí gửi tiền cho người thân, thuế và các khoản chi tiêu lớn như mua sắm hàng hóa lâu bền không được đưa vào trong cấu phần chi tiêu.


Để đánh giá các hình thức trợ cấp ASXH trong mối quan hệ với nghèo phần này tập trung vào 5 loại trợ cấp trợ cấp giáo dục, trợ cấp y tế, BHXH tại nơi làm việc, phúc lợi xã hội và BHXH dưới dạng lương hưu. Như kết quả khảo sát phần thu nhập về mặt tài chính, hai nguồn quan trọng nhất là lương hưu và trợ cấp y tế. Mức độ thụ hưởng của người nghèo từ trợ cấp này như thế nào. Để trả lời câu hỏi này chia số dân số thành các nhóm khác nhau dựa trên vị trí của họ so với chuẩn nghèo (đối với thành thị 260.000 đồng/người/tháng; nông thôn 200.000 đồng/người/tháng) để phân biệt những người ở bên trên chuẩn nghèo rất cao (khó có thể rơi lại tình trạng nghèo trong tương lai); những người ở sát trên chuẩn nghèo (có khả năng tái nghèo trong tương lai); những người ngay dưới chuẩn nghèo (có thể vượt lên chuẩn nghèo trong tương lai hoặc đang nghèo trong giai đoạn này do gặp rủi ro; những người ở sâu dưới chuẩn nghèo, do đó có khả năng sẽ nghèo lâu dài. Cách phân nhóm này dựa trên cách đo tiêu dùng ở trên và điều đó có nghĩa một số khoản chi tiêu của một số nhóm phải dựa vào nhận trợ cấp ASXH.

Bảng 2.27. Tỷ lệ phần trăm dân số được nhận trợ cấp an sinh xã hội, theo nhóm nghèo


Nhóm hộ nghèo: Mức tiêu dùng so với chuẩn nghèo

%

nhận trợ cấp giáo

dục

%

nhận trợ

cấp y tế

%

nhận BHXH

nơi

làm việc

%

nhận phúc lợi xã hội

%

nhận lương hưu

Gấp hơn 2 lần chuẩn nghèo

20,8

32,3

3,6

5,1

16,3

Hơn chuẩn nghèo từ 1,5 đến 1,99 lần

15,1

29,9

0,9

6,5

9,4

Hơn chuẩn nghèo từ 1,2 đến 1,49 lần

16,4

27,1

0,4

6,2

6,2

Hơn chuẩn nghèo từ 1 đến 1,19 lần

16,5

30,5

0,6

8,7

6,7

Hơn chuẩn nghèo từ 0,8 đến 0,99 lần

16,1

30,0

0,3

12,8

3,6

Hơn chuẩn nghèo từ 0,5 đến 0,79

25,2

33,1

0,2

12,1

2,4

Dưới một nửa chuẩn nghèo

37,7

30,3

2,8

31,2

1,3

Tổng số

18,9

30,7

1,6

7,7

9,5

Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra năm 2008


Qua số liệu bảng 2.27 phản sánh tỷ lệ hộ trong từng nhóm nhận được bất kỳ trợ cấp nào. Tỷ lệ phần trăm nhận được từ trợ cấp giáo dục và phúc lợi xã hội cao nhất ở nhóm nghèo nhất. Đối với lương hưu thì ngược lại những người trong nhóm hộ giàu hơn nhận được nhiều hơn và các hộ nghèo nhất nhận được ít hơn. Trợ cấp xã hội nhận được chủ yếu là BHYT tương đối đồng đều nhau giữa các nhóm và số người hưởng BHXH nơi làm việc rất ít.

Nếu xem xét dưới dạng nhận được trung bình một khoản trợ cấp nào đó cũng phân theo nhóm nghèo như trên, về trị tuyệt đối lương hưu vẫn là khoản trợ cấp lớn nhất; tiếp theo là phúc lợi xã hội (đối với những người được nhận). Đối với các loại trợ cấp, giá trị tuyệt đối của các hộ giàu – khá nhận được theo đầu người cao hơn nhiều so với hộ nghèo nhất. Riêng trợ cấp về giáo dục sự chênh lệch này không cao.

Vấn đề phải xem xét các khoản trợ cấp này so với chi tiêu của hộ gia đình thì lương hưu vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 38,5% tiếp đến phúc lợi xã hội 12,2%, BHXH nơi làm việc 2,8%, trợ cấp y tế 3,2% và thấp nhất là trợ cấp giáo dục 1,2%.


37,2

36,2

34,7

34,2

33,5

33,7

33,6

38

37

36

35

34

33


32

31

Ban đầu Không


Không


Không


Không


Không


Không

có trợ

có trợ

có có phúccó lương có loại

cấp giáocấp y tế BHXH

lợi xã

hưu

trợ cấp

dục

nơi làm việc

hội

nào


Tỷ lệ nghèo trong từng trường hợp giả định


Hình 2.9. Mức độ nghèo khi loại trừ từng loại trợ cấp


Để đánh giá tác động của việc nhận trợ cấp ASXH với nghèo cách đơn giản nhất là trừ đi trợ cấp ASXH được nhận của một hộ ra khỏi tổng chi tiêu dùng trong một giai đoạn và tính toán lại nghèo dựa trên mức chi tiêu mới này. Qua hình 2.9 cho thấy khi so sánh tỷ lệ nghèo ban đầu với các tỷ lệ nghèo được tính khi không có từng loại trợ cấp ASXH, cho thấy nghèo sẽ tăng trong mọi trường hợp và rò nhất ở lương hưu. Các khoản nhận trợ cấp khác có ít tác động thể hiện ở tỷ lệ nghèo tăng không đáng kể khi không có chúng. Tuy nhiên tác động tổng hợp là mức tăng 3,7% nếu không có bất kỳ khoản trợ cấp nào. Nhìn chung tác động giảm nghèo lớn nhất là lương hưu, sau đó là trợ cấp y tế và phúc lợi xã hội còn trợ cấp giáo dục và BHXH ngắn hạn tại nơi làm việc có tác động rất nhỏ.

2.8. KẾT LUẬN VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI HUYỆN VĂN CHẤN


2.8.1. Những thành công


Trong những năm qua với sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy và chính quyền địa phương cùng với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội, nhằm duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và nhà nước. Hệ thống ASXH huyện Văn Chấn cũng đạt được những thành tựu quan trọng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương

+ Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo mới giảm từ 37,5% năm 2006 xuống còn 31,8% năm 2008. Đây là một thành công có sự đóng góp quan trọng của các chính sách ASXH được triển khai trong giai đoạn này tại địa phương. Các chính sách ASXH ngày càng được đổi mới và hoàn thiện. Do đó có khoảng trên 5.000 người (chiếm 5,28% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động) tham gia BHXH hoặc hưởng chính sách xã hội (bao gồm người có công); Đời sống của người yếu thế ngày càng được quan tâm có đến 2.117 người được trợ cấp thường xuyên, cuộc sống của hộ được cải thiện rò rệt và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.

+ Thành công của chính sách BHXH là tổng thu từ BHXH, BHYT ngày càng tăng, từ 11,9 tỷ đồng năm 2006, tăng lên 15,2 tỷ năm 2008; Việc chi trả BHXH dài hạn và ngắn hạn tăng từ 46,9 tỷ đồng năm 2006 lên 73,6 tỷ đồng năm

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí