Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 2

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Chúng ta đang sống trong thời đại b ng nổ thông tin, các phương tiện truyền thông hiện đại đang có những bước phát triển vượt bậc. Chưa bao giờ phát thanh, truyền hình, báo điện tử lại phát triển với tốc độ mạnh m như hiện nay. Chính điều này đã tạo cho công chúng nhiều cơ hội thuận lợi trong việc tiếp nhận thông tin. Song c ng với điều đó, các thế lực th địch cũng ra sức lợi dụng sự thuận lợi này h ng thực hiện các mưu đồ chính trị của mình. Thông tin đối ngoại đóng một vai tr vô c ng quan trọng trong thời đại hội nhập ở nước ta hiện nay. Việc tăng cường thông tin tuyên truyền cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài giúp cho họ hiểu biết đúng đắn và kịp thời về đất nước là vấn đề hết sức quan trọng.

Nhận thức được điều đó, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin đối ngoại, trong đó có công tác thông tin tuyên truyền cho đồng bào Việt Nam sống xa Tổ quốc trên Đài Tiếng nói Việt Nam. Để đáp ứng nhu cầu thông tin của kiều bào sống xa Tổ quốc, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV5) đóng một vai tr quan trọng trong việc tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước tới đông đảo người Việt Nam đang làm ăn, sinh sống, học tập ở nước ngoài. Chương trình này nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin hai chiều giữa cộng đồng người Việt Nam sống xa Tổ quốc và thân nhân sống trong nước, giúp cho bà con kiều bào tiếp nhận được nhiều thông tin về sự phát triển của đất nước qua những thông tin về chính trị, kinh tế, xã hội của nước nhà. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có nhiều nhóm đối tượng với những đặc điểm khác nhau bởi họ ra đi trong những hoàn cảnh khác nhau. Do đó, việc nghiên cứu đề tài c n nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, bóp méo của các thế lực th địch và bọn

phản động lưu vong với âm mưu thực hiện “diễn biến hòa bình”. Ngoài chức năng thông tin, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” c n có nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì nền văn hóa Việt Nam, trong đó có việc giữ gìn bản sắc tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đặc biệt là thế hệ trẻ kiều bào.

Với sự phát triển của công nghệ truyền thông trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện đặc biệt là áp lực cạnh tranh quyết liệt của các phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của VOV5 cần phải kịp thời đổi mới và nâng cao chất lượng để chương trình trở thành món ăn tinh thần của bà con kiều bào. Để làm được điều này, chúng ta cần có sự nghiên cứu, đánh giá thực tiễn chất lượng và hiệu quả chương trình và đề xuất các biện pháp khắc phục những bất cập, c n tồn tại của chương trình.

Tác giả chọn và nghiên cứu đề tài: Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện với mục đích nâng cao hiệu quả tuyên truyền đối ngoại, cải tiến theo hướng nâng cao tính đa dạng và tính thuyết phục nhằm tạo được sức thu hút trong thời đại kỷ nguyên số với cuộc đua cạnh tranh về thông tin khốc liệt như hiện nay.

Là phóng viên của chương trình, khi nghiên cứu đề tài này, tác giả mong muốn góp sức mình trong việc tìm ra những cách thức để chương trình ngày một sống động, hấp dẫn, thực sự là cầu nối giữa những người Việt Nam ở nước ngoài với đất nước. Tác giả cũng hi vọng, luận văn là cơ sở để Đài Tiếng nói Việt Nam có những kế hoạch quy hoạch phát triển chương trình trong thời gian tới.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong mấy chục năm trở lại đây, có nhiều sách, giáo trình, công trình nghiên cứu và tìm hiểu về phát thanh, chương trình phát thanh, chương trình

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

đối ngoại và chương trình phát thanh dành cho người Việt ở nước ngoài Ở cấp độ luận văn, tác giả chia ra thành những mảng nghiên cứu chính như sau:

Các nghiên cứu về những vấn đề l luận và thực tiễn phát thanh và các chương trình phát thanh đã được các nhà nghiên cứu, các cơ quan báo chí, các nhà khoa học, giáo viên và sinh viên chuyên ngành phát thanh quan tâm. Những nghiên cứu về phát thanh và chương trình phát thanh có thể kể ra một số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu như: Lý luận báo phát thanh của tác giả Đức Dũng, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2003; Truyền thông lý thuyết và kĩ năng cơ bản của tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2014; Báo phát thanh do một nhóm tác giả thực hiện, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội, 2002; Thính giả và quá trình sản xuất chương trình phát thanh của tác giả Vũ Thúy Bình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2000. Những cuốn sách, giáo trình này nói về những vấn đề cơ bản của phát thanh, cách thức tổ chức sản xuất chương trình. Hay có thể liệt kê một số đề tài sau: “Xây dựng mô hình lí thuyết cho kênh phát thanh kinh tế chuyên biệt trên Đài tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh” của Hoàng Mai Trân, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; “Xu thế phát triển của phát thanh phi truyền thống tại Việt Nam” (khảo sát trường hợp Viettel Radio và Tuổi Trẻ online) của Đặng Thị Huệ, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Sơn Minh (năm 2002) với đề tài: Phát thanh trên mạng Internet, trình bày cơ sở khoa học và cơ sở pháp l cho sự phát triển của hệ thống phát thanh Việt Nam, trong đó có phát thanh trên mạng internet, nghiên cứu về công nghệ số hóa và âm thanh kỹ thuật số, đề xuất một mô hình chuẩn cho phát thanh internet Việt Nam.

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 2

Một số cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu về chương trình phát thanh khác, tác giả có thể kể đến: Luận văn của tác giả Đồng Mạnh Hùng: Đổi mới, nâng cao chất lượng chương trình thời sự Đài Tiếng nói Việt

Nam; Luận văn của tác giả Phạm Nguyên Long: Đổi mới và nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh Kinh tế của Đài Tiếng nói Việt Nam đã nghiên cứu và đề xuất nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả các chương trình phát thanh và bước đầu đề cập đến một số phương thức phát thanh hiện đại Đề tài luận văn thạc sỹ của tác giả Vũ Trà My (năm 2001) là: Nâng cao hiệu quả của các chương trình phát thanh tập trung nghiên cứu vấn đề hiệu quả và tìm hướng nâng cao hiệu quả của phát thanh trong hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng.

Một số luận văn khác liên quan đến chương trình phát thanh dành cho đối tượng, cụ thể như: “Nâng cao chất lượng chương trình về biển đảo trên sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam” (Qua thực tế các chương trình trên Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp VOV1) của Nguyễn Thị H a, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; “Phát thanh tiếng dân tộc với người dân tộc thiểu số bản địa Kon Tum” của Trịnh Thị Hà Oanh, Khoa Báo chí và Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Thông qua việc khảo cứu, có thể thấy đây đều là những cuốn sách, giáo trình và các công trình nghiên cứu đi sâu nghiên cứu về các kỹ năng trong việc sáng tạo tác phẩm cũng như nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh. Những tài liệu này là những nghiên cứu nền tảng, làm tiền đề cho tác giả củng cố kiến thức và triển khai đề tài của mình.

Liên quan đến những nghiên cứu về thông tin đối ngoại và các chương trình đối ngoại, có thể kể đến đề tài “Nâng cao chất lượng hiệu quả phát thanh đối ngoại của Đài tiếng nói Việt Nam” của tác giả Tô Quốc Tuấn thực hiện năm 2006 tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; Công tác thông tin đối ngoại qua kênh báo nói trong hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta của tác giả Thu Viễn thực hiện tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; Bản tin đối ngoại phát thanh, truyền hình – Thực trạng và hiệu quả của tác giả Nguyễn Tiến Long thực hiện

năm 2006, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Những đề tài, luận văn, công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề thông tin đối ngoại và chương trình đối ngoại chiếm một tỉ lệ nhỏ. Tuy nhiên, các công trình đã phân tích, đánh giá thành công và hạn chế của các chương trình phát thanh đối ngoại, công tác thông tin tuyên truyền đối ngoại trên báo nói từ đó đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh cả lượng và chất để phục vụ đắc lực cho sự phát triển và hội nhập của đất nước ta.

Các nghiên cứu về chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam có thể kể đến: Kỷ yếu “Tiếng nói Việt Nam với đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” (Tài liệu lưu hành nội bộ 1999). Mặc d chỉ là những bài phát biểu tham luận, được tập hợp lại nhưng đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên, trực tiếp về chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc”. Kỷ yếu bước đầu cung cấp cho người đọc một số thông tin về hoạt động thông tin đối ngoại của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đối với đối tượng thính giả và độc giả là người Việt Nam sống xa Tổ quốc. Đây là kết quả nghiên cứu đầu tiên trực tiếp về chương trình này mặc d chỉ là những bài tham luận được tập hợp lại. Đối với công trình nghiên cứu dưới dạng tổng kết l luận, có khóa luận tốt nghiệp năm 2003, đề tài mang tên “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của tác giả Phạm Thị Hồng Yến, Khoa Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Khóa luận bước đầu đề xuất một vài giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng chương trình nhưng chưa đi sâu nghiên cứu nét đặc th của chương trình.

Luận văn thạc sĩ báo chí “Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam (khảo sát từ năm 2002 đến 6/2004)” của tác giả Nguyễn Văn Trường, giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, được thực

hiện vào năm 2004. Luận văn của tác giả Nguyễn Văn Trường đã đề cập một số vấn đề về nội dung và hình thức của chương trình. Tuy nhiên, luận văn này mới dừng lại ở mức độ mô tả và dựng lại cấu trúc của chương trình cách đây gần 15 năm, thời điểm VOV vẫn c n sử dụng hệ thống kỹ thuật băng từ cũ kỹ (c n gọi là băng cối), thời điểm các tiết mục chuyên sâu về kiều bào của chương trình chưa được đăng lên trang web. Năm 2008, VOV đưa vào sử dụng công nghệ số là phần mềm Netia và Dalet với nhiều tính năng ưu việt, từ ghi âm đến biên tập, dàn dựng sản xuất chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, khắc phục nhiều nhược điểm của phát thanh truyền thống. Ngoài ra, sau hơn một thập kỷ, nhiều tiết mục trong chương trình đã có sự sắp xếp và thay đổi đáng kể so với trước để đáp ứng nhu cầu của thính giả trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện hiện nay. Việc chương trình được đăng trên trang web vovworld.vn năm 2012 cũng là một dấu mốc mới, một bước chuyển trong việc kết nối, tương tác với thính giả kiều bào.

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Đài Tiếng nói Việt Nam “Nâng cao chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của tác giả Lê Quốc Hưng, cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam, thực hiện năm 2008, có nhiều thông tin tư liệu thực tế tuy nhiên, nền tảng về l luận được thực hiện trong đề tài này hết sức sơ sài, tính l luận chưa cao. Bên cạnh đó, các tư liệu thực tế được trình bày dàn trải, chưa khái quát thành các luận điểm rò nét. Đề tài của tác giả cũng chưa đặt chương trình trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.

Trong chục năm trở lại đây, c ng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số, tình hình truyền thông thế giới và Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Truyền thông Internet ra đời tạo ra xu hướng hội tụ truyền thông và đa phương tiện, đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của báo chí truyền thông hiện đại. Với sự phát triển ồ ạt của báo điện tử, truyền hình mở rộng diện phủ sóng, phát thanh đang đứng trước những thách thức không nhỏ. C ng với đó, trong những năm gần đây, cộng đồng người Việt Nam ở nước

ngoài đang sinh sống trên khoảng 109 quốc gia và v ng lãnh thổ trên thế giới đang có những xu hướng biến đổi về bản sắc. Việc tập hợp, thu hút kiều bào gắn bó xây dựng đất nước vẫn là một nhiệm vụ quan trọng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị và của toàn dân. Cho đến nay, các chương trình nghiên cứu mới nhất liên quan đến chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” cũng cách đây gần 10 năm. Gần một thập kỷ đã qua, chương trình có rất nhiều sự biến đổi và thay đổi về kết cấu, nội dung, hình thức, các tiết mục trong chương trình để ph hợp với bối cảnh cạnh tranh thông tin đang diễn ra rất khốc liệt. Do vậy, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng cần có những thay đổi để ph hợp với tình hình mới.

Với đề tài Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc của Đài Tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện (khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016), tác giả kế thừa những yếu tố, tư liệu lịch sử của các công trình nghiên cứu đi trước nhưng chúng tôi nhìn nhận, đánh giá lát cắt hiện tại của chương trình, bổ sung nghiên cứu những vấn đề mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa sâu sắc. Tác giả đề xuất những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng và vai tr , hiệu quả tác động của chương trình này trong bối cảnh cạnh tranh thông tin đang diễn ra rất quyết liệt trong thời đại công nghệ số hiện nay.

3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề l luận liên quan đến phát thanh và thông tin đối ngoại trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện, luận văn khảo sát chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” nhằm khẳng định thành công, chỉ ra những hạn chế của chương trình, từ đó rút ra khuyến nghị giải pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng

chương trình phát thanh, giúp chương trình thực sự là người bạn tin cậy của đồng bào Việt Nam sống xa Tổ quốc.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện.

4.2. Phạm vi nghiên cứu đề tài

Luận văn chỉ đề cập chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Hệ phát thanh đối ngoại quốc gia, Đài Tiếng nói Việt Nam. Thời gian khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016, với tổng số 163 chương trình.

5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn này gồm: Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; Phương pháp phân tích nội dung thông điệp; Phương pháp phân tích, tổng hợp; Phỏng vấn sâu; so sánh đối chiếu.

Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp:

- Hệ thống hóa l thuyết thông qua các kiến thức đã được học, được đọc, thông qua các giáo trình, tài liệu có liên quan tới báo chí và phát thanh.

- Sử dụng các văn bản báo chí đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực truyền thông trong sách báo và các công trình đã nghiên cứu trước đây về giải pháp nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh nói chung và chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” nói riêng. Từ những tiền đề đó, tác giả rút ra những thông tin cần thiết để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của mình.

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nội dung thông điệp nhằm phân tích nội dung và hình thức của Chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí