Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng - 2

môi trường ASEAN”. Tuy nhiên, công tác thu gom, vận chuyển đã bắt đầu xuất hiện những bất cập, xuất hiện các điểm nóng môi trường do chất thải rắn mà nguyên nhân chính là: thùng rác xuống cấp hư hỏng, gây mùi hôi thối, phản cảm, mất mỹ quan đô thị; người dân đổ chất thải rắn bừa bãi không đúng nơi quy định; ô nhiễm mùi hôi từ các trạm trung chuyển,...

Để đạt được thành phố thân thiện với môi trường vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố trong những năm tới, việc đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng góp phần phát triển bền vững và phấn đấu đến năm 2020 trở thành thành phố Môi trường tiêu biểu của cả nước là một việc hết sức có ý nghĩa.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hướng quản lý chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng” để làm luận văn cao học. Đề tài này tập trung vào đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn của thành phố Đà Nẵng với các mục đích cụ thể sau:

- Nghiên cứu và đánh giá được tình hình phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Nghiên cứu và đánh giá được khối lượng và thành phần chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Nghiên cứu và đánh giá các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Đề xuất được các biện pháp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Đề xuất một số định hướng cho thành phố Đà Nẵng trong vấn đề quản lý chất thải rắn.

Kết quả nghiên cứu của luâṇ chất thải rắn tại thành phố Đà Nẵng.

văn này sẽ đề xuất được các định hướng quản lý

Luận văn được trình bày theo các chương, phần như sau:

- Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu;

- Chương 2. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu;

- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và Thảo luận;

- Kết luận và kiến nghị;

- Tài liệu tham khảo.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU‌‌‌

1.1. Tổng quan chung về chất thải rắn

1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn

CTR được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa. (theo Giáo trình Quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại).

1.1.2. Phân loại chất thải rắn

Các lại CTR được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân loại theo nhiều cách.

a) Theo vị trí hình thành: người ta phân biệt rác hay CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ.

b) Theo thành phần hóa học và vật lý: người ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim loại, da , giẻ vụn, cao su, chất dẻo...

c) Theo bản chất nguồn tạo thành - CTR được phân thành các loại:

- CTR sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến các hoạt động của con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại.

- CTR công nghiệp: là các chất thải phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

- Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp.

d) Theo mức độ nguy hại - CTR được phân thành các loại:

- Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hóa chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan.. có nguy cơ đe dọa tới sức khỏe người , động vật và cây cỏ.

Nguồn phát sinh ra chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp.

- Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành phần.

Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải được trình bày ở hình 1.1


Hình 1 1 Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải‌ 1 2 Tổng 1


Hình 1.1. Các nguồn phát sinh chất thải và phân loại chất thải‌


1.2. Tổng quan về nguồn phát sinh các loại CTR

1.2.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt

CTRSH phát sinh từ các nguồn chính sau:

- CTRSH từ các hộ gia đình: Phát sinh từ các hộ gia đình dân cư, các biệt thự và căn hộ chung cư. Thành phần chất thải thường bao gồm: thực phẩm thừa hỏng,

giấy, cacton, plastic, gỗ, thủy tinh, lon, hộp, can nhựa, các kim loại, tro, đồ điện tử gia dụng bị hỏng, rác vườn, xăm lốp xe... Ngoài ra CTR từ các hộ dân cư còn có thể chứa một lượng không lớn các chất độc hại như pin, ắc qui, kim tiêm, chất tẩy rửa...

- Chất thải rắn đường phố: Chất thải từ các đường phố phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn gốc của loại CTR này từ người đi đường và cả những hộ dân sống dọc 2 bên đường vứt thải, đổ xả bừa bãi. Mỗi đô thị tùy theo qui mô, cấp độ khác nhau mà có tới hàng chục, hàng trăm km đường phố, mặt khác hiện nay hầu hết các đô thị của Việt Nam đang trong thời kỳ xây dựng, nên lượng chất thải đường phố rất lớn, đặc biệt ở những khu vực có nhiều công trình đang xây dựng. Trong chất thải đường phố thì tỷ lệ chất thải xây dựng chiếm tới 70-80%, chất thải sinh hoạt chỉ chiếm trên 15%, còn lại là các loại khác như cành cây, lá cây, bao nylon, xác động vật chết.

- Chất thải từ các khu vực chợ: Có thể nói một đặc điểm nổi bật của đô thị Việt Nam là phát triển rất nhiều loại hình chợ: chợ cóc, chợ đêm, chợ bán buôn, chợ đầu mối, chợ thực phẩm... họp ở bất cứ nơi nào tiện lợi cho người bán và người mua. Ví dụ như ở Hà Nội có tới hơn 30 chợ lớn và khoảng hơn 300 chợ nhỏ, chợ cóc. Lượng chất thải phát sinh từ các chợ hàng ngày đạt tới 400 tấn (chiếm gần 1/6 lượng chất thải của thành phố phát sinh hàng ngày).

- CTRSH phát sinh từ các trung tâm thương mại, khách sạn, trung tâm dịch vụ: Các loại chất thải từ các khu này thường chủ yếu là: giấy, cacton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, đồ điện tử, đồ điện gia dụng bị hỏng..., ngoài ra còn có thể có một số loại chứa thành phần chất độc hại.

- Chất thải từ các cơ quan, công sở: Phát sinh từ các cơ quan xí nghiệp, trường học, văn phòng làm việc. Thành phần chất thải loại này tương tự như các trung tâm thương mại.

Các nguồn phát sinh các loại chất thải rắn cơ bản có thể được phân loại ở bảng 1.1 như sau:

Bảng 1.1. Các nguồn phát sinh các loại chất thải rắn


Nguồn phát thải

Các cơ sở, hoạt động hoặc vị trí các chất thải phát sinh

Các loại chất thải


Sinh hoạt


Các hộ gia đình đơn lẻ, các khu tập thể, khu đô thị cao tầng v.v.

Thực phẩm, giấy, bìa, vải, cao su và da, chất dẻo, gỗ, kim loại,

thuỷ tinh, các chất độc hại và các chất khác.


Thương mại

Các cửa hàng, nhà hàng, chợ, siêu thị, khách sạn, các trung tâm dịch vụ v.v.

Giấy, bìa, chất dẻo, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất

thải nguy hại và các chất thải khác


Văn phòng


Trường học, bệnh viện, các cơ quan và văn phòng của chính phủ

Giấy, bìa, chất dẻo, gỗ, thực phẩm, thuỷ tinh, kim loại, chất thải nguy hại và các chất thải

khác


Xây dựng và phá huỷ

Các địa điểm công trường xây dựng, các địa điểm làm mới và sửa chữa đường, nơi phs huỷ các

toà nhà và đường

Gỗ, sứ, gạch, đá, cát, sỏi, thép, bê tông, thủy tinh, chất dẻo, bụi và các chất thải khác v.v.

Các nhà

máy và lò đốt

Hoạt động sản xuất, tổn hao trên

dây chuyền, các điểm xả thải, vị trí tập kết CTR,...

Các chất thải từ nhà máy, tro, dư đọng chất thải

Chất thải rắn đô thị

Tất cả các nguồn như trên

Tất cả các loại chất thải như trên


Công nghiệp


Xây dựng, chế tạo, công nghiệp nặng và nhẹ, lọc dầu, hoá chất, nhà máy điện, v.v.

Chất thải chế biến công nghiệp, bao bì, v.v. Chất thải ngoài công nghiệp như thực phẩm, CTR, tro, chất thải xây dựng, chất thải

nguy hại và các chất thải khác.

Nông nghiệp

Các cánh đồng, trang trại, vườn cây v.v.

Các loại chất thải thực phẩm, chất thải nông nghiệp, chất thải

nguy hại và các chất thải khác.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Qua thống kê bảng 1.1 cho thấy, có rất nhiều loại CTR khác nhau, rất nhiều nguồn phát sinh CTR, rất nhiều hoạt động phát sinh CTR, số lượng và thành phần cũng phụ thuộc một loạt các yếu tố mang tính đáp ứng. Từ đó có thể cho thấy rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình hình phát sinh CTR, cụ thể như sau:

- Quy mô dân số, tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ dân số đô thị, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số;

- Phát triển GDP hàng năm, tỉ lệ phát triển nông nghiệp, nuôi trồng chế biến thủy sản, tỉ lệ phát triển các loại hình công nghiệp, khai thác khoáng sản, hoạt động xây dựng, tỉ lệ phát triển dịch vụ, du lịch;

- Phong tục tập quán trong việc sử dụng hàng hóa, trong sinh hoạt các hộ gia đình, nhận thức môi trường của cộng đồng, các hành động hướng tới ứng dụng 3R (giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế) trong quản lý chất thải rắn;

- Việc thực thi các quy định, các tiêu chuẩn môi trường, các chính sách môi trường để đạt được mục tiêu của quốc gia, các chính sách đối với từng ngành sản xuất, dịch vụ (các giới hạn và kiểm soát sự tăng trưởng của ngành nhằm làm giảm hoặc thay đổi các hoạt động hay các áp lực mà các hoạt động này gây ra), quy hoạch quản lý CTR và đầu tư trong công tác bảo vệ môi trường;

- Cơ sở hạ tầng, các kế hoạch phát triển nhà ở, sự thay đổi nông thôn/thành thị, các chương trình xây dựng đường xá, cải thiện cho các khu dân cư nghèo;

- Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường.

Trong đó:

Dân số là một yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến số lượng CTR, cơ cấu kinh tế liên quan đến cơ cấu CTR của sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện...

Các thông tin dự báo về số lượng và thành phần CTR sinh hoạt, thương mại và dịch vụ sẽ được tính toán dựa trên việc sử dụng các nguồn thông tin đã được xuất bản về ước tính và hoạch định dân số từ các Bộ và các cơ quan thống kê.

Số lượng và thành phần CTR công nghiệp từ các cơ sở công nghiệp, khu cụm công nghiệp sẽ được dự báo dựa theo tốc độ phát triển công nghiệp, quy hoạch cũng như kế hoạch phát triển của từng loại hình công nghiệp.

Số lượng và thành phần CTRYT từ các cơ sở y tế, bệnh viện, trung tâm y tế sẽ được dự báo dựa theo số giường bệnh, tốc độ phát triển, quy mô của từng cơ sở y tế.

Một cách tổng quan, số lượng và đặc tính của các cất thải sinh ra cũng có quan hệ rất mật thiết đến các điều kiện kinh tế trong tỉnh và có xu hướng diễn biến theo sự tăng trưởng kinh tế và dân số từng vùng. Mức độ phát sinh chất thải rắn tính

theo đầu người cũng sẽ tăng lên cùng với sự gia tăng mức sống. Để đánh giá và dự báo tương đối chính xác tình hình phát sinh CTR trên địa bàn tỉnh, cần xem xét nhiều yếu tố. Tuy nhiên sẽ làm phức tạp vấn đề và cũng không đảm bảo chắc chắn số liệu dự báo.

Dựa trên việc tham khảo các ý kiến của các chuyên gia về dự báo cũng như về môi trường. Trong luận văn này, việc dự báo số lượng và thành phần CTR phát sinh trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dựa chủ yếu vào các yếu tố sau:

- Quy mô dân số, tốc độ tăng dân số, tỉ lệ dân số đô thị, tỉ lệ lao động phi nông nghiệp, mật độ dân số;

- Các điều kiện kinh tế - xã hội, bao gồm cơ cấu kinh tế (công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ); Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế; Mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội của thành phố;‌

- Điều kiện tự nhiên và hiện trạng môi trường.


1.2.2. Nguồn phát sinh chất thải rắn công nghiệp

CTRCN là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất ở các nhà máy, xí nghiệp… và được chia thành hai loại: chất thải rắn không nguy hại và chất thải rắn

nguy hại. Chất thải nguy hại dễ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người và dễ ăn mòn nhiều vật liệu.

Chất thải trong sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp: bao gồm các phế phẩm, phế liệu trong quá trình sản xuất, tro xỉ từ quá trình đốt cháy nguyên liệu…

Chất thải trong xây dựng: chất thải từ các công trình xây dựng bao gồm xà bần, bao bì và gỗ…

Nguồn phát sinh CTRCN đa dạng về chủng loại (sản xuất công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ,…), tính chất chất thải rất khác nhau (nguy hại, không nguy hại) gây khó khăn trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý.

1.2.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn nguy hại

1.2.3.1. Chất thải rắn y tế nguy hại

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/06/2022