Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề (Một Số Quan Điểm, Chiến Lược Của Đảng Ta Về Giáo Dục)

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 29-NQ/TW VỀ ĐỔI MỚI CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN

GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (một số quan điểm, chiến lược của Đảng ta về giáo dục)

1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục và đào tạo

Trên cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Người khẳng định đất nước thịnh hay suy, yếu hay mạnh phụ thuộc phần lớn vào sự nghiệp giáo dục, Người đã nói: Vì lợi ích mười năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người.

Trong những năm đấu tranh gian khổ giành độc lập cho dân tộc, người đã trực tiếp mở nhiều lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Ngay sau khi đất nước mới giành được độc lập (1945), trong cuộc đọ sức với muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã xác định “giặc dốt” là một trong ba loại giặc nguy hiểm nhất. Người nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu và dân tộc ta có biết đọc, biết viết, biết chính nghĩa và phi nghĩa thì quan điểm đường lối, chính sách của Đảng và Chính phủ mới đi vào cuộc sống, mới trở thành động lực của cách mạng, thúc đẩy công cuộc kháng chiến cứu quốc thắng lợi.

Chính vì vậy, trong lúc cả dân tộc ta đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng, Bác Hồ và Chính phủ đã phát động phong trào xoá nạn mù chữ, thành lập “Nha bình dân học vụ”. Nhờ đó nạn “giặc dốt” dần dần được đẩy lùi.

Trong buổi khai trường đầu tiên của nền giáo dục cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên các cháu học sinh trong cả nước với lời lẽ nhiệt huyết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không; dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.

Đến những năm kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong điều kiện cách mạng ác liệt, Bác vẫn hết sức quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Trong bức thư cuối cùng gửi cho ngành giáo dục (16/10/1968) Bác đã viết: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt, học tốt” [21]. Bác cũng đề nghị các cấp, các ngành phải thực sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, để không ngừng đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục của ta từng bước đi lên..

1.1.2. Từ khi Đảng ta thành lập đến nay

Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 3

Cùng với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách để phát triển giáo dục và đào tạo.

Từ tháng 10/1945, chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đã thành lập “Hội đồng cố vấn học chính”, nhằm nghiên cứu chương trình cải cách giáo dục. Đến tháng 7/1950, Chính phủ đã thông qua đề án cải cách giáo dục và thực hiện công cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất. Đó là một nền giáo dục theo tính dân tộc, khoa học và đại chúng.

Năm 1954, Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng. Tháng 5/1956, Chính phủ thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ 2, ban hành chính sách giáo dục phổ thông. Mục tiêu giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân có đức, có tài để xây dựng nền dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất nước nhà. Phương châm giáo dục là lí luận gắn với thực tiễn, nhà trường gắn với đời sống. Nội dung giáo dục toàn diện gồm bốn mặt: Đức, tài, thể, mỹ.

Đất nước thống nhất (năm 1975) đã mở ra giai đoạn cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời cũng mở ra trang mới cho sự phát triển của giáo dục Việt Nam. Thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ tư tháng 12 năm 1976 của Đảng, ngày 11/1/1979 Bộ Chính trị Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết số 14/NQ/TW về cải cách giáo dục, trong đó đã phát triển và hoàn thiện hệ thống quan điểm về giáo dục xã hội chủ nghĩa và xác lập cơ cấu mới của Hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất trong cả nước.

Năm 1978 quán triệt đường lối đổi mới kinh tế -xã hội đề ra tại Đại hội đại hội toàn quốc lần thứ VI (tháng 12/1986) của Đảng, chúng ta đã tiến hành thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục theo hướng làm cho giáo dục ngày càng đáp ứng hơn với yêu cầu của sự phát triển kinh tế- xã hội.

Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII ngày 14/1/1993 về tiếp tục "đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo” đã xác lập hệ quan điểm mới chỉ đạo sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Cơ cấu khung của hệ thống giáo dục quốc dân, hệ thống các văn bằng chứng chỉ về giáo dục và đào tạo của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được quy định theo Nghị định 90/cp ngày 24/11/1993 và tiếp tục điều chỉnh, hoàn chỉnh thực hiện theo Luật giáo dục tháng 12/1998 và đến nay Luật giáo dục -6/2005.

Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạnh khoa học, công nghệ trên thế giới bước phát triển nhanh như vũ bão. "Kinh tế trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Giáo dục và đào tạo đã trở thành nhân tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Tất cả các nước trên thế giới kể cả những nước kém phát triển cũng như các nước phát triển đều coi giáo dục như nhân tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của mỗi quốc gia” [8].

Đảng nhà nước ta luôn coi trọng phát triển giáo dục đặt giáo dục ở vị trí hàng đẩu. Mỗi kỳ đại hội, trong các văn kiện đều đánh giá và coi giáo dục và đào tạo như ở một bậc thang cao hơn, một yêu cầu bức thiết và quan trọng.

Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thức đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Đại hội X của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.

Luật giáo dục xác định cụ thể những định hướng phát triển của hệ thống giáo dục quốc dân "đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, trí thức sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập của dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành và bồi dưỡng nhân cách phẩm chất và năng lực của công dân đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” [24].

Nhìn tổng thể nền giáo dục nước ta được xây dựng từ Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945 cho đến nay chúng ta đã xây dựng được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh về cơ cấu cấp học, trình độ, cơ cấu ngành nghề đa dạng về các loại hình trường lớp, có nhiều sự liên thông, với một mạng lưới rộng lớn các trường học, cơ sở giáo dụ được phân bổ ở các vùng miền. "Nếu như năm 1945, nước ta có 5% dân cư biết chữ, 3% dân cư đi học thì đến nay đã có 95% dân cư trong độ tuổi từ 15 trở lên biết chữ, 30% dân cư được đi học. Năm 2000 nước ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học; 2010 chúng ta đã hoàn thành phổ cập giáo dục cơ sở" [17].

Giáo dục Việt Nam hiện nay, mặc dù đã có những chuyển biến rõ rệt phù hợp với xu hướng đổi mới kinh tế- xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa ra khỏi tình trạng "bất cập” và phát triển một cách ổn định vững chắc. Vì vậy trong

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2010 đã xác định được mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 là: "đổi mới căn bản nền giáo dục Việt Nam” [25].

Tại Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt nam khoá XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Đánh giá

Đánh giá là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý, do vậy trước hết chúng ta cần làm rõ khái niệm về quản lý: quản lý có thể hiểu là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên khách thể (đối tượng quản lý) về các mặt chính trị văn hoá xã hội kinh tế ... bằng một hệ thống các luật lệ, các chính sách ,các nguyên tắc các phương pháp và các biện pháp cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của khách thể (đối tượng quản lý). Quản lý là khoa học đồng thời là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển.

Về khái niệm quản lý có nhiều tác giả đã định nghĩa khác nhau như:

- Là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

- Quản lý về cơ bản và trước hết là tác động lên con người để họ làm những điều bổ ích và có lợi cho tổ chức.

- Quản lý là chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách gián tiếp hoặc trực tiếp nhằm thu được những diễn biến thay đổi tích cực

- Quản lý là sự tác động có định hướng có chủ đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trong tổ chức nhằm làm cho đối tượng quản lý vận hành đạt được mục tiêu đề ra [26].

Hay nói cách khác: Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của đối tượng quản lý bằng việc thực hiện các chức năng quản lý, lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá

Như vậy chúng ta có thể hiểu đánh giá là một trong những chức năng của hoạt động quản lý bao gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Đánh giá là một hoạt động trong công tác quản lý mà mong muốn của chủ thể quản lý muốn biết được kết quả của một quá trình quản lý cần có hoạt động đánh giá.

Có nhiều khái niệm về đánh giá.

- Đánh giá là đưa nhận định tổng hợp về các dữ kiện đo lường được qua các kỳ kiểm tra/lượng giá trong quá trình và két thúc bằng cách đối chiếu, so sánh những tiêu chuẩn đã được xác định trước đó trong các mục tiêu.

Như vậy có thể tiếp cận đánh giá với nhiều định nghĩa sau đây:

- Đánh giá là quá trình thu thập, xử lý thông tin để lượng định tình hình và kết quả giúp quá trình lập kế hoạch, quyết định và hành động có kết quả.

- Đánh giá là một hoạt động nhằm nhận định xác định giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng, hiệu quả công việc trình độ sự phát triển, những kinh nghiệm được hình thành ở thời điểm hiện tại đang xét so với mục tiêu hay những chuẩn mực đã được xác định.

- Từ điển Tiếng Việt thông dụng- Nhà xuất bản Giáo dục khái niệm về đáng giá là định giá, bình phẩm về giá trị [29]

1.2.2. Nghị quyết, triển khai Nghị quyết

+ Nghị quyết được hiểu như sau:

- Điều đã được thông qua ở một hội nghị và cần được thi hành

- Trong một hội nghị đưa ra một quyết định nào thì gọi đó là một nghị quyết và cần thi hành

- Là một văn bản, kết luận cần thực hiện một vấn đề nào đó của tổ chức, một cơ quan đơn vị, cấp có thẩm quyền ban hành..

Từ điển Tiếng Việt Thông dụng- Nhà xuất bản Giáo dục khái niệm về “Nghị quyết” là quyết định chính thức thông qua ở Hội nghị, sau khi đã được thảo luận và thống nhất với đa số thành viên tham dự [29].

+ Triển khai: mở rộng một vấn đề ra trên một phạm vi, quy mô lớn

+ Triển khai Nghị quyết là đưa nội dung, những điều đã được thông qua tại hội nghị của một cơ quan, đơn vị ra một phạm vị, một một địa phương hành chính, hay những đơn vị cơ quan tổ chức cấp dưới để thực hiện các nội dung đã được quyết định thông qua.

- Triển khai Nghị quyết là đưa ra những mục tiêu, yêu cầu, nội dung và những giải pháp thực hiện có hiệu quả nghị quyết đó. Từ khái niệm triển khai nghị quyết, chúng tôi có thể hiểu Triển khai Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo” là việc đưa những nội dung, yêu cầu, mục tiêu và những giải pháp đổi mới giáo dục và đào tạo mà Trung ương Đảng đã đề ra để các cấp uỷ đảng, các ngành, các tổ chức Chính trị xã hội và toàn nhân dân nhất là ngành giáo dục vận hành đạt được mục tiêu, yêu cầu đặt ra.

1.2.3. Đánh giá triển khai Nghị quyết

Từ những khái niệm trên có thể hiểu đánh giá triển khai nghị quyết là một hoạt động của thể quản lý nhằm nhận định, xác định, giá trị thực trạng về mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng hiệu quả công việc thực hiện những nội dung, yêu cầu đã được nêu trong nghị quyết tại một một địa phương, đơn,cơ quan, đơn vị...

Đánh giá công tác triển khai Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành trung ương trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ được hiểu là những hoạt động để nhận định mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chất lượng của việc đưa những nội dung được nêu trong Nghị quyết số 29 vào thực hiện trên địa bàn của huyện.

1.2.4. Đổi mới

Là cải tao

, điều chỉnh, thay đổi cái cũ , lạc hậu, lỗi thời để đươc

cái mới tốt

hơn, tích cực hơn (về bản chất có tính kế thừ a những đăc cũ chứ không phải xóa bỏ cái cũ)

điểm cò n phù hơp

của cái

Đổi mới là cải cách cái lỗi thời thay vào đó, thừa kế cái tốt cũ và thêm cái mới hợp với thời đại mới (tương thích). Đó là con đường tiến hóa của nền văn minh (khác với cách mạng).

Đổi mới là bỏ đi những đăc là hay hơn, tốt hơn).

điểm cũ , thay bằng những đăc

điểm mới (thường

1.2.5 Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoaṭ đôṇ g quản

trị của các cơ sở giáo dục-đào tao

và viêc

tham gia của gia đình, côṇ g đồng, xã hội và

bản thân người hoc̣ , đổi mới ở tất cả các bâc

hoc

, ngành học. Quá trình đổi mới cần

kế thừ a, phát huy những thành tựu, phát triển những nhân tố mới.

1.3. Sự ra đời, hình thành, nội dung Nghị quyết 29- NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác triển khai Nghị quyết về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XI đã hoàn thành nhiều nội dung quan trọng đặc biệt được dư luận xã hội quan tâm sâu sắc. Ban chấp hành trung ương đã nhất trí thông qua Quyết nghị gồm 2 Nghị quyết, 2 Kết luận cùng các nội dung khác sau đây: Thứ nhất: Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế (thường được gọi tắt Nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục). Thứ hai, Nghị quyết về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới. Thứ ba, Kết luận về tình hình kinh tế xã hội năm 2013 và nhiệm vụ năm 2014, và đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết đại hội XI về kinh tế xã hội trọng tâm là ba đột phá chiến lược gắn với tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng. Thứ tư, Kết luận về việc hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trình Quốc hội thông qua.

Về các nội dung khác bao gồm: cho ý kiến dự thảo Quy chế bầu cử trong Đảng; Thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội; Báo cáo kiểm điểm Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2013...; cho ý kiến về Danh sách quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương [8].

Trong 2 Nghị quyết, 2 Kết luận và 4 nội dung khác quan trọng nêu trên, Nghị quyết số 29- NQ/TW có nội dung đặc biệt ý nghĩa đối với ngành giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Nội dung của Nghị quyết thẳng thắn đánh giá những thành tựu đạt được và những yếu kém của nền giáo dục được cả xã hội quan tâm; định hướng nhiều công việc mà giáo dục đào tạo Việt Nam phải thực hiện để xây dựng mục tiêu vì phát triển, đào tạo, bồi dưỡng con người phục vụ xã hội, đất nước theo yêu cầu mà Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra cũng như mong muốn, tư tưởng của Hồ Chí Minh về xây dựng con người đất nước Việt Nam.

Nghị quyết ra đời trong bối cảnh chúng ta có nhiều thuận lợi cùng với những khó khăn thách thức. Giáo dục và đào tạo qua ba lần cải cách và quá trình đổi mới những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, tuy nhiên giáo dục bộ lộ nhiều yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách cơ chế, giải pháp về giáo dục hiệu quả trong giai đoạn vừa qua, nay đã không còn phù hợp cần điều chỉnh.

Nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, khoa học và giáo dục và sự cạnh tranh quyết liệt trên nhiều lĩnh vực giữa các quốc gia đòi hỏi giáo dục phải đổi mới. Vì vậy, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định: đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân.

Từ nội dung Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, tại Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành trung ương đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Để nghị quyết được triển khai sâu rộng và nhanh chóng được thực hiện hiệu quả. đòi hỏi cần phải được quán triệt học tập, phổ biến, nâng cao nhận thức của toàn xã hội, huy động sức mạng của toàn xã hội cho sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo. Muốn làm được như vậy không có cách nào khác là các cấp uỷ đảng, các đoàn thể chính trị xã hội các cấp, các ngành mà nòng cốt là ngành giáo dục và đào tạo cần ý thức rõ trách nhiệm của mình, tổ chức tuyên truyền, quán triệt, học tập, hiểu đúng bản chất, hiểu rõ những đánh giá thành công cũng như những tồn tạo lĩnh vực mình để có những giải pháp, bước đi phù hợp với lộ trình đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo.

1.3.2. Nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

Những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 29-NQ/TW thể hiện những điểm cơ bản sau:

Xem tất cả 131 trang.

Ngày đăng: 17/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí