3.4.3. Kết quả khảo nghiệm 91
Kết luận chương 3 95
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
1. Kết luận 96
2. Kiến nghị 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu –vĐiiHTN http://www.ltc.tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
: Cán bộ quản lý : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa : Chủ nghĩa xã hội : Câu lạc bộ : Cơ sở vật chất : Giáo dục và Đào tạo : Kinh tế, xã hội : Mặt trận tổ quốc : Mầm non : Trung học cơ sở : Tiểu học : Thanh thiếu nhi : Trung học phổ thông : Uỷ ban nhân dân : Xã hội chủ nghĩa |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá công tác triển khai nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng - 1
- Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề (Một Số Quan Điểm, Chiến Lược Của Đảng Ta Về Giáo Dục)
- Định Hướng Đổi Mới Căn Bản, Toàn Diện Giáo Dục Và Đào Tạo
- Đánh Giá Triển Khai Xác Định Mục Tiêu, Yêu Cầu Của Nghị Quyết
Xem toàn bộ 131 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên cấp Trung học Phổ thông huyện Kiến Thụy 38
Bảng 2.2: Thống kê số lượng giáo viên cấp Trung học Cơ sở huyện Kiến Thụy 38
Bảng 2.3: Thống kê số lượng giáo viên cấp Tiểu học huyện Kiến Thụy 38
Bảng 2.4: Thống kê số lượng giáo viên cấp học Mầm non huyện Kiến Thụy 39
Bảng 2.5: Thống kê về cơ cấu độ tuổi và thâm niên nghề đội ngũ cán bộ quản lý ngành giáo dục và đào tạo huyện Kiến Thụy (năm 2014) 40
Bảng 2.6: Thống kê về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 40
Bảng 2.7: Thống kê về trình độ lý luận chính trị 41
Bảng 2.8: Thống kê về trình độ tin học ngoại ngữ 41
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm nhận thức về mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất 92
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp đề xuất 93
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục đào tạo có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia mỗi, dân tộc. Ngay từ khi lập nước, kiến thiết nước nhà, Bác đã căn dặn: “non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Trong bất cứ giai đoạn, hoàn cảnh cách mạng nào, giáo dục và đào tạo luôn được Đảng và nước quan tâm sâu sắc; đặt giáo dục và đào tạo vào vị trí cao. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã đánh giá thực trạng của giáo dục và đào tạo sau 20 năm đổi mới đất nước (1986-2006). Kết luận số 84 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng nêu: "sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước ta tiếp tục phát triển và được đầu tư nhiều hơn…phát triển giáo dục- đào tạo là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá là điều kiện để phát huy nguồn lực con người- yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [2].
Quá trình phát triển của đất nước, của 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Trong đó có đóng góp của lĩnh vực Giáo dục- đào tạo.
Giáo dục đào tạo đã qua ba lần cải cách và đổi mới đạt được nhiều thành tựu góp phần quan trọng vào thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, giáo dục đã bộc lộ những yếu kém, bất cập, trong đó có những vấn đề gây bức xúc xã hội kéo dài. Nhiều chính sách, cơ chế, giải pháp về giáo dục đến nay đã không còn phù hợp cần được điều chỉnh.
Tại hội nghị lần thứ Tám (khoá XI), Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục- đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” một lần nữa khẳng định sự quan tâm của Đảng, nhà nước trong lĩnh vực quan trọng này.
Trong nhiều vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo thì công tác triển khai các Nghị quyết của Đảng đối với giáo dục và đào tạo là vấn đề được toàn xã hội, nhiều cấp uỷ, nhiều ngành quan tâm. Nhưng trong thực tế hiện có một số cấp uỷ, nhà trường, nhà quản lý giáo dục và cả các thầy cố giáo, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của các Nghị quyết này, còn cho rằng đó ở tầm vĩ mô của Trung ương, của nhà nước, mình chỉ là người "chỉ sao làm vậy" đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đào tạo. Một trong những hạn chế của kết quả thực hiện các Nghị quyết của Đảng nói chung cũng như nghị quyết về giáo dục và đào tạo nói riêng đó là công việc đầu tiên trong "lộ trình" thực hiện nghị quyết- công tác triển khai Nghị quyết của cấp uỷ, chính quyền địa phương và các cơ sở giáo dục đào tạo...
Từ những nhận thức chưa đầy đủ, dẫn đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai, thực hiện, kiểm tra, đánh giá thực hiện nghị quyết còn những bất cập.
Việc đánh giá công tác triển khai Nghị quyết là công việc quan trọng, qua đó các cấp uỷ đảng có cái nhìn thấu đáo hơn về những mặt mạnh cũng như chỉ ra được nhũng tồn tại hạn chế cần khắc phục điều chỉnh. Đối với Nghị quyết về giáo dục và đào tạo nó giúp cho nhà quản lý thu được những tín hiệu ngược, ngoài ra qua đó xác nhận được thực trạng triển khai của xã hội, của cấp uỷ đảng, của nhà trường đối với nghị quyết, nắm bắt được sự quan tâm của xã hội và của ngành giáo dục đối với nghị quyết như thế nào?
Một vấn đề hiện nay được xã hội (nhất là ngành giáo dục và đào tạo) đặc biệt quan tâm và kỳ vọng đó là chúng ta đang triển khai Nghị quyết số 29 của-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết đã đi vào cuộc sống một năm nay. Giáo dục và đào tạo được kỳ vọng sẽ "đổi mới căn bản, toàn diện" và giáo dục đào tạo có làm được được những điều kỳ vọng như mong muốn đó không, đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội, phải thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp nghị quyết đã nêu. Một trong những biện pháp quan trọng để để mọi cấp, mọi ngành, mọi nhà, mọi người hiểu rõ, nắm rõ tạo được sự đồng thuận và giúp sức của toàn xã hội đó chính là công tác triển khai nghị quyết. Đây là một nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt vừa mang tính lâu dài, nhằm thực hiện hiệu quả yêu cầu của trung ương: “các cấp uỷ, tổ chức đảng, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tổ chức việc học tập, quán triệt tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động thường
xuyên kiểm tra việc thực hiện, đặc biệt là kiểm tra công tác chính trị, tư tưởng và việc xây dựng nền nếp kỷ cương trong các trường học…xây dựng kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết” [1]
Tiếp tục quán triệt quan điểm "xây dựng thế hệ con người mới, làm chủ tương lai, kế tục trung thành sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, truyền thống “Trung dũng, quyết thắng” của thành phố cảng Hải Phòng, truyền thống quê hương Kim Sơn kháng Nhật, Kiến Thụy anh hùng"[14]. Quan tâm, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, là bồi dưỡng phát huy nhân tố con người nhằm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương đất nước. Xuất phát từ thực tiễn công tác triển khai các nghị quyết, kể cả các chủ trương, nghị quyết của Đảng về giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thụy còn những bất cập, tác giả đã mạnh dạn lựa chọn và nghiên cứu đề tài : “Đánh giá công tác triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW về "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế" trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ Thành phố Hải Phòng”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ tầm quan trọng của Nghị quyết và thực tiễn công tác triển khai Nghị quyết số 29 “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ thành phố Hải Phòng để đề ra các biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác triển khai và thực hiện Nghị quyết đạt hiệu quả trong thời gian tới.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Đánh giá quá trình triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ Thành phố Hải phòng
3.2. Đối tượng nghiên cứu
- Biện pháp đánh giá triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ, Thành phố Hải phòng
4. Giả thuyết khoa học
Công tác triển khai triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thụy đã đạt được một số kết quả bước đầu; tuy nhiên còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém, khó khăn. Nếu có được một số biện pháp đồng bộ, hiệu quả, phù hợp, có tính khả thi về đánh giá quá trình triển khai Nghị quyết thì sẽ thực hiện được mục tiêu của Nghị quyết đề ra.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận quản lý về GD&ĐT ở cấp cơ sở (Cấp huyện)
- Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thuỵ, thành phố Hải Phòng.
- Đề xuất biện pháp triển khai Nghị quyết số 29 trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng hiệu quả, nhằm đáp ứng mục tiêu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Chủ thể quản lý, chủ thể đánh giá triển khai
- Chủ thể quản lý: Huyện uỷ Kiến Thụy thành phố Hải Phòng.
- Chủ thể đánh giá triển khai: Huyên
ủy, hê ̣thống chính tri ̣của huyêṇ , các cơ
sở giáo duc và nhân dân.
6.2. Giới hạn về nội dung và đối tượng nghiên cứu
Hội nghị Trung ương Tám bàn nhiều nội dung quan trọng: gồm 2 Nghị quyết, 2 Kết luận cùng các nội dung khác. Tuy nhiên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác triển khai Nghị quyết số 29 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện Kiến Thụy - thành phố Hải Phòng.
6.3. Khách thể khảo sát
- Cán bộ quản lý: 70 người (Cán bộ lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban, Mặt trận, lãnh đạo phòng GD&ĐT huyện Kiến Thuỵ, cán bộ quản lý các trường THPT, THCS, Tiểu học, Mầm non; Các tổ chức đoàn thể chính trị- xã hội; (Phiếu khảo sát 1)
- Đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm các cấp: 85 người (Phiếu khảo sát 2)
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp dự báo...
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác triển khai Nghị quyết số 29- NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Chương 2: Thực trạng công tác triển khai thực hiện Nghị quyết số 29- NQ/TW "về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng hiện nay
Chương 3: Các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai Nghị quyết số 29-NQ/TW trên địa bàn huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng