Lênin, chừng nào một đảng cầm quyền còn quản lý, chừng nào đảng ấy còn phải giải quyết tất cả mọi vấn đề về những sự bổ nhiệm khác nhau, thì không thể để có tình trạng là việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng nhất trong nhà nước lại do một đảng không lãnh đạo tiến hành.
Trên cương vị lãnh tụ của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, khi nghiên cứu thực trạng các dân tộc dưới chế độ Nga Sa Hoàng, V.I.Lênin đã nêu lên các nguyên tắc cơ bản của chính sách dân tộc trong Cương lĩnh nổi tiếng về vấn đề dân tộc. Bình đẳng dân tộc là một nguyên tắc quan trọng trong Cương lĩnh về vấn đề dân tộc của V.I.Lênin. Đây là một sự bình đẳng hoàn toàn, một sự bình đẳng toàn diện giữa các dân tộc trên mọi lĩnh vực. Các dân tộc có quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ trong trường học và do nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa đòi hỏi các dân tộc trong một quốc gia phải học tiếng của dân tộc đa số. Người nào không thừa nhận và không bảo vệ quyền bình đẳng giữa các dân tộc người đó không phải là người Mácxít. Muốn thực hiện được bình đẳng dân tộc nhất thiết phải có đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, những người tiên phong hiện thực hóa sự bình đẳng đó.
Vận dụng học thuyết Mác-Lênin vào thực tiễn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ. Người coi cán bộ như là “cái gốc” của mọi công việc, là “dây chuyền” của bộ máy; nếu dây chuyền không tốt, không chạy, thì động cơ dù tốt, dù chạy thì toàn bộ máy cũng bị tê liệt. Người chủ trương phát triển đội ngũ cán bộ thông qua quy chế tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện, quản lý sử dụng có hệ thống, bài bản, toàn diện và chuyên sâu; đề ra nhiều chính sách cụ thể để quy tụ nhân tài, lôi kéo người tâm đức… Để làm được như vậy, cán bộ lãnh đạo, quản lý ngoài tiêu chuẩn khung như thạo về chính trị, giỏi về chuyên môn còn phải biết dùng người.
Việt Nam là một quốc gia thống nhất đa dân tộc. 54 dân tộc ở Việt Nam hợp quần, liên kết chặt chẽ với nhau thành một cộng đồng chung - cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt niềm tin sâu sắc vào bản chất tốt đẹp và tiềm năng trong đồng bào và cán bộ dân tộc thiểu số. Để phát triển
kinh tế, văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, theo Người: cần xây dựng và phát huy hiệu quả nguồn lực con người - nguồn lực nội sinh rất quan trọng ở miền núi, mà trước hết là đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cần phải nhận rõ trách nhiệm của mình đối với vùng có đồng bào dân tộc thiểu số và chú trọng hơn nữa đến vấn đề cán bộ và cán bộ dân tộc thiểu số, phải chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, cất nhắc cán bộ miền núi. Người chỉ rõ, con người miền núi sẽ làm chủ sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa miền núi. Để tổ chức thực hiện được điều đó, người cán bộ dân tộc thiểu số cần phấn đấu đạt được những phẩm chất, tiêu chuẩn của cán bộ.
Trong vấn đề này, Hồ Chí Minh cũng đề cập đến việc kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về. Người cho rằng, chỉ có cán bộ phái đến và cán bộ địa phương đoàn kết chặt chẽ và chỉ có cán bộ địa phương ngày càng nhiều, thì nền tảng của Đảng mới phát triển vững vàng. Bởi lẽ, cán bộ phái đến, trình độ thường cao hơn, kinh nghiệm nhiều hơn. Nhưng cán bộ địa phương lại biết rõ nhân dân, quen thuộc công việc hơn. Do vậy, hai cán bộ đó phải giúp đỡ nhau, bồi đắp nhau, thì mới hoàn thành tốt các công việc được.
Tuy nhiên, khi kết hợp cán bộ tại chỗ với cán bộ do cấp trên điều về cần ưu tiên cán bộ tại chỗ để đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, sử dụng. Khi không có hoặc thiếu thì mới điều động cán bộ ở nơi khác về. Đây chính là thực hiện quan điểm coi Đảng ta là một cơ thể sống, đội ngũ cán bộ là một đội ngũ thống nhất, cán bộ có thể và cần phải được bố trí công tác ở bất cứ địa bàn nào miễn là người cán bộ đó có đủ đức và tài và có tính đến đặc điểm, yêu cầu của từng vùng, từng lĩnh vực.
Có thể bạn quan tâm!
- Những Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
- Những Công Trình Khoa Học Nghiên Cứu Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Ở Tỉnh Đắk Lắk
- Kết Quả Nghiên Cứu Của Các Công Trình Khoa Học Liên Quan Và Nội Dung Luận Án Tập Trung Nghiên Cứu
- Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Lãnh Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số (2005-2010)
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Từ Năm 2005 Đến Năm 2010
- Quá Trình Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Đắk Lắk
* Về đặc điểm tự nhiên và kinh tế
Tỉnh Đắk Lắk được chính thức thành lập vào xứ An Nam theo Nghị định toàn quyền Đông Dương ngày 22/11/1904; đến ngày 25/9/1975, tỉnh Đắk Lắk
được thành lập từ hai tỉnh Đắk Lắk và Quảng Đức. Ngày 26/11/2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Nghị quyết số 22/2003/QH11 về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó, chia tỉnh Đắk Lắk thành tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố Buôn Ma Thuột.
Tỉnh Đắk Lắk sau khi tách tỉnh có diện tích tự nhiên 1.306.201 ha, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, phía Đông giáp tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía Tây giáp với Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai. Quốc lộ chiến lược số 14 nối Đắk Lắk với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, nối với thành phố Ðà Nẵng qua các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, thành phố Hồ Chí Minh; Quốc lộ số 26 nối liền đến thành phố và cảng biển Nha Trang; Quốc lộ số 27 nối liền đến thành phố Đà Lạt và Phan Rang.
Địa hình của tỉnh Đắk Lắk đa dạng như địa hình núi cao; địa hình núi thấp và trung bình, địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, địa hình bán bình nguyên, địa hình trũng thấp. Sự khác biệt về khí hậu, mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, chia thành hai tiểu vùng. Phía Tây Bắc có khí hậu nắng nóng, khô hanh về mùa khô; Phía Đông và phía Nam có khí hậu mát mẻ, ôn hoà.
Một trong những tài nguyên lớn được thiên nhiên ưu đãi cho Đắk Lắk là tài nguyên đất, trong đó, chủ yếu là nhóm đất đỏ bazan. Đắk Lắk có 3 hệ thống sông chính: Hệ thống sông Ba đổ ra biển Ðông, hệ thống sông Sêrêpốk theo hướng Tây Bắc đổ vào sông Mê Công và hệ thống sông Ðồng Nai ở phía Tây Nam và có nhiều sông suối, phân bố đều trên địa bàn tỉnh.
Sự đa dạng về địa hình, sự khác biệt về khí hậu và thổ nhưỡng, hệ thống sông suối phân bố đều trên địa bàn tỉnh đã tạo cho Đắk Lắk có nhiều vùng sinh thái khác nhau, là điều kiện để phát triển đa dạng trong sản xuất nông nghiệp. Đặc điểm đó, rất phù hợp để phát triển nông nghiệp, nhất là các loại cây lâu năm, các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu... và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây
cũng là một lợi thế rất quan trọng để phát triển nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, chế độ mưa theo mùa cũng là một hạn chế đối với phát triển sản xuất nông sản hàng hoá.
Cùng với những ưu thế về phát triển nông nghiệp, rừng và đất lâm nghiệp ở Đắk Lắk có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Rừng được phân bố đều khắp ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là hành lang biên giới của tỉnh giáp nước Campuchia. Rừng phong phú và đa dạng, thường có kết cấu 3 tầng, cây gỗ, có tác dụng phòng hộ cao; có nhiều loại cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học; phân bố trong điều kiện lập địa thuận lợi, nên rừng tái sinh có mật độ khá lớn. Rừng có vai trò quan trọng trong phòng chống xói mòn đất, điều tiết nguồn nước và hạn chế thiên tai. Ngoài ra, rừng còn có nhiều loại động vật quý hiếm phân bổ chủ yếu ở vườn Quốc gia Yok Đôn và các khu bảo tồn Nam Kar, Chư Yangsin... nơi có nhiều loại động vật quý hiếm ghi trong sách đỏ nước ta và có loại được ghi trong sách đỏ thế giới.
Không những được thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên đất, rừng mà Đắk Lắk còn rất phong phú và đa dạng về các loại hình khoáng sản. Trên địa bàn tỉnh có nhiều mỏ khoáng sản với trữ lượng khác nhau, nhiều loại quý hiếm, như sét cao lanh, sét gạch ngói, vàng, chì, phốt pho, than bùn, đá quý, đá ốp lát, đá xây dựng, cát xây dựng... được phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh.
Là địa phương có nhiều thắng cảnh đẹp, thuận lợi cho phát triển du lịch, Đắk Lắk được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước biết đến như một điểm du lịch hấp dẫn với nhiều địa danh, cho phép khai thác theo hướng kết hợp cảnh quan, sinh thái, môi trường và truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc trong tỉnh. Du khách đến Ðắk Lắk có thể tham quan các khu rừng nguyên sinh trong vườn quốc gia Gióc Ðôn, khu lâm viên Ea Kao, vùng Buôn Ðôn nơi đã nổi tiếng với nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng, thăm các hồ tự nhiên và nhân tạo. Trong các chương trình du lịch, du khách có thể đến các buôn làng dự các đêm sinh hoạt lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Ê Ðê, M'Nông,
Gia Rai... thăm các di tích lịch sử như tháp Chàm thế kỷ XIII, "Biệt Ðiện" của cựu hoàng đế Bảo Ðại, nhà đày Buôn Ma Thuột.
Cùng với đặc điểm về tự nhiên, Đắk Lắk có đặc điểm về kinh tế, với vị trí nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắk Lắk có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá. Do đó, cần có các hệ thống Siêu thị, Trung tâm Thương mại và chợ trên địa bàn tỉnh nhằm đáp ứng đủ nhu cầu mua sắm cho các du khách đến tham quan và đầu tư tại tỉnh Đắk Lắk.
Hiện tại, tỉnh Đắk Lắk định hướng ưu tiên đầu tư và phát triển công nghiệp đối với ngành kinh tế mũi nhọn là trồng và khai thác các loại nông sản, cây công nghiệp; chế biến và xuất khẩu nông sản như mì, bắp… sản phẩm cây công nghiệp như cà phê, cao su, ca cao… Nguồn thu từ ngành kinh tế nói trên mang lại cho tỉnh ĐắkLắk nguồn ngân sách rất lớn. Các ngành kinh tế như điện lực, xây dựng và ngành nghề khác như y tế, giáo dục… đã góp phần phát triển toàn diện hoạt động kinh tế của tỉnh.
Hoạt động xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Hàng hoá do các doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra đã được xuất khẩu sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với số lượng và chủng loại các mặt hàng phong phú được xuất khẩu hàng năm. Các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của tỉnh là: Cà phê, Cao su, Hồ tiêu, Ca cao, Sắn, Mật ong. Bên cạnh các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, Đắk Lắk còn có thế mạnh trong các lĩnh vực sản phẩm nội thất; hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm.
* Về đặc điểm xã hội
Tỉnh Đắk Lắk sau khi chia tách tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: Thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Búk, huyện Ea Kar, huyện huyện Krông Ana, huyện Ea Súp, huyện Buôn Đôn, huyện Lắk, huyện M'Đrắk, huyện Krông Pắk, huyện Ea H'Leo, huyện Krông Bông, huyện Cư M'Gar, huyện Krông Năng (sau đó chia tách thêm 2 đơn vị: huyện Cư Kuin thành lập theo Nghị định 137/2007/NĐ-CP và Thị xã Buôn Hồ thành lập theo
Nghị định 07/2008/NĐ-CP của Chính phủ), với 165 đơn vị hành chính cấp xã,
2.129 thôn, buôn, tổ dân phố.
Đắk Lắk là tỉnh có đường biên giới dài 193 km với 10 xã của 6 huyện tiếp giáp với tỉnh Munđunkiri (Campuchia). Với vị trí chiến lược đó, tỉnh Đắk Lắk luôn là một trong những địa bàn mà các lực lượng thù địch chống phá. Các thế lực phản động quốc tế đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để đẩy mạnh việc thực hiện diễn biến hòa bình, kết hợp với âm mưu bạo loạn lật đổ bằng nhiều thủ đoạn chống phá. Bạo loạn mang tính chất chính trị diễn ra vào năm 2001 và 2004 nhằm mục đích công khai cái gọi là “Nhà nước Đêgar độc lập”. Việc phát triển tổ chức “Tin lành Đêgar”, lôi kéo kích động lừa phỉnh đồng bào vượt biên trái phép sang Campuchia, phát tán tờ rơi, viết khẩu hiệu chống chính quyền, chống Đảng… đều nằm trong âm mưu nói trên. Do vậy, sự ổn định và phát triển của Đắk Lắk gắn liền với sự ổn định và phát triển của cả khu vực Tây Nguyên cũng như của cả nước.
Với 44 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, người Êđê, M’nông và J’rai là các dân tộc thiểu số tại chỗ, còn các dân tộc thiểu số khác di cư đến, như người Tày, Nùng, Mường, Vân Kiều, Dao, Thái, Hoa, Mông, Mạ... Phần lớn các dân tộc thiểu số còn giữ lại di sản văn hoá riêng, tạo thành một mảng màu đặc sắc trong toàn bộ đời sống văn hoá Tây Nguyên.
Các dân tộc tại chỗ tuy không cư trú thành những vùng riêng biệt, song đồng bào thường sống tập trung tại một địa bàn nhất định. Người Êđê có dân số đông nhất trong các dân tộc thiểu số sinh sống ở tỉnh Đắk Lắk, thường cư trú tại các vùng trung tâm, một số huyện ở phía Bắc và Đông Bắc của tỉnh, chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, các huyện như: Krông Pắc, Krông Búk, Ea Súp, M’Đrắk. Người Mnông cư trú chủ yếu tại huyện Lắk của tỉnh Đắk Lắk. Người Gia Rai cư trú tại một số huyện phía Bắc, giáp giới với tỉnh Gia Lai như Ea Súp, Ea H’Leo.
Người Kinh sống ở hầu hết các vùng trong tỉnh, nhất là ở thành phố Buôn Ma Thuột, các thị trấn, huyện lỵ, thị xã, những nơi gần đường giao thông. Sự
có mặt đông đảo của người Kinh trên địa bàn tỉnh đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa mới trong những nét văn hóa truyền thống của khu vực này.
Các tộc người cư trú tập trung trên những địa bàn khác nhau, đời sống xã hội trong các dân tộc phân thành nhiều đơn vị cơ sở là buôn. Hợp thành buôn là những đại gia đình theo chế độ mẫu hệ. Những đại gia đình cùng chung sống trong một ngôi nhà dài, người phụ nữ có vai trò chính yếu trong gia đình. Các gia đình trong buôn đều có quan hệ với nhau về thân tộc, hoặc về thích tộc ở mức độ khác nhau, làm cho quan hệ cộng đồng buôn được duy trì khá bền vững. Tuy người phụ nữ có vị thế quan trọng trong gia đình nhưng trong quan hệ xã hội thì người đàn ông vẫn giữ vị trí quan trọng. Vì thế, nam giới dễ thoát ly, nữ giới dễ bị cột chặt vào công việc gia đình, dòng họ. Chính vì vậy, việc xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số là nữ gặp những khó khăn nhất định.
Ý thức cộng đồng bao giờ cũng là tính trội so với ý thức sống và làm việc theo pháp luật. Trong mọi hoạt động xã hội, phong tục, nghi lễ mang tính cộng đồng đều phải tuân theo những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản mà người đứng đầu là già làng. Hệ thống lễ hội của người dân tộc thiểu số phong phú vừa chứa đựng những quan niệm mê tín dị đoan cần được xóa bỏ nhưng cũng bao hàm chứa đựng ý nghĩa nhân văn, giáo dục đạo đức và ý thức cộng đồng của các thành viên buôn làng, cần được tiếp tục nghiên cứu và cải biến cho phù hợp với nhu cầu đời sống văn hóa mới. Đó là những thuận lợi, đồng thời cũng là khó khăn mà trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số mà Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk phải chú ý đến.
2.1.3. Thực trạng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk từ năm 1999 đến năm 2004
Trên cơ sở quán triệt quan điểm, mục tiêu, tiêu chuẩn cán bộ, những nhiệm vụ và giải pháp lớn trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ và công tác cán
bộ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ bảy đề ra chương trình số 45- CTr/TU, ngày 6/1/1998, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; căn cứ vào đặc điểm của tỉnh và quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk khóa XII đã ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU, ngày 26/7/1999 về đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số đảm bảo số lượng theo yêu cầu và chất lượng để đáp ứng được nhiệm vụ chính trị trước mắt và lâu dài.
Ngay sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU, hầu hết các huyện, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh đã xây dựng chương trình, nghị quyết để triển khai thực hiện Chỉ thị. Ban Tổ chức Tỉnh ủy đã hướng dẫn cho các huyện ủy, thành ủy tiến hành khảo sát tình hình đào tạo và bố trí công tác đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số tốt nghiệp cấp III, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.
Kết quả khảo sát ở một số trường như: Trường Công nhân kỹ thuật Cơ điện Đắk Lắk đào tạo 615 học sinh dân tộc thiểu số, trong đó có 219 học sinh ra trường được bố trí việc làm trong các doanh nghiệp của tỉnh; Trường Trung học Y tế đào tạo khoảng hơn 300 học sinh, hầu hết đã được bố trí về công tác tại các trung tâm y tế huyện và các trạm y tế xã, phường, thị trấn sau khi tốt nghiệp; Trường dạy nghề và các trung tâm xúc tiến việc làm, hàng năm đã đào tạo, bồi dưỡng và giới thiệu việc làm cho gần 200 học viên tốt nghiệp các khoá đào tạo. Tuy vậy, một số trường đào tạo còn tình trạng học sinh học tập sa sút và dẫn tới bỏ học như Trường công nhân kỹ thuật cơ điện có tỷ lệ học sinh bỏ học là 9,7%, một số trung tâm dạy nghề tỷ lệ bỏ học là khá cao chiếm tỷ lệ 19,6% [99].
Thực hiện chỉ đạo công tác tạo nguồn cho các Trường Đại học và Cao đẳng, Sở Giáo dục đào tạo Đắk Lắk phối hợp với Sở Nội vụ Đắk Lắk thành lập