văn hóa đồng thời gắn với đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Cán bộ, công chức từ 45 tuổi trở lên thì bồi dưỡng về lý luận chính trị, quản lý hành chính Nhà nước, chuyên môn nghiệp vụ để đạt tiêu chuẩn theo quy định chức danh cán bộ. Riêng kỹ năng tin học văn phòng phải đảm bảo 100% cán bộ được bồi dưỡng.
Đối với nguồn cán bộ xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số, những người dưới 30 tuổi đã hoàn thành nhiệm vụ trong các lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong và dân tộc thiểu số ở những nơi chưa có người tham gia làm cán bộ xã, phường, thị trấn trong quy hoạch, chuẩn bị bổ sung, thay thế cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Đối với học sinh mới tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, chưa có việc làm, có hộ khẩu thường trú ổn định tại địa phương, trong quy hoạch để chuẩn bị bổ sung, thay thế cho cán bộ xã, phường, thị trấn.
Tỉnh ủy quan tâm đến hình thức đào tạo liên thông đối với cán bộ xã, phường, thị trấn nhất cán bộ dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn về cán bộ. Vấn đề kinh phí dành cho một số cơ sở đào tạo được nhấn mạnh:
Đầu tư kinh phí để mở rộng, nâng cấp các cơ sở vật chất, trang thiết bị các trường dân tộc nội trú, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện, thành phố để làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, lý luận chính trị, bổ túc văn hóa cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh và cán bộ xã, phường, thị trấn người dân tộc thiểu số [104, tr.308].
Để tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở, ngày 5/5/2008, Tỉnh ủy Đắk Lắk ra Nghị quyết số 07-NQ/TU, về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Nghị quyết đề ra mục tiêu cần đạt được về việc phát triển đảng viên mới, coi trọng chất lượng, gắn việc phát triển đảng viên với việc xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt chú trọng phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, nhất là những tổ
chức đảng chưa có đảng viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ. Tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 05, Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch đưa những thanh niên dân tộc thiểu số đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự ở địa phương đi đào tạo, nâng cao trình độ học vấn, trình độ lý luận chính trị, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ để tạo nguồn cho cơ sở.
Nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về xây dựng cán bộ, công chức của tỉnh, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk ban hành Chương trình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh giai đoạn 2006-2010. Chương trình đề ra mục tiêu đến năm 2010, tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 18-20% tổng số cán bộ công chức trong toàn tỉnh; đồng thời, nắm vững và vận dụng quan điểm chính sách đào tạo và bố trí việc làm cho con em các dân tộc thiểu số.
Ngày 20/10/2008, Tỉnh ủy Đắk Lắk xây dựng chương trình số 24- CTr/TU, thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chương trình xác định mục tiêu cụ thể: “Tỷ lệ cán bộ dân tộc thiểu số đã qua đào tạo cơ bản phải chiếm trên 18% trong tổng số cán bộ công chức trong toàn tỉnh vào năm 2010” [104, tr.61]. Cán bộ trí thức người dân tộc thiểu số cần được ưu tiên trong đào tạo. Chú trọng đào tạo trí thức các chuyên ngành mà tỉnh có nhu cầu như trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, công nghiệp, công nghệ sinh học, tin học, thông tin, viễn thông.
Có thể bạn quan tâm!
- Đặc Điểm Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội Của Tỉnh Đắk Lắk
- Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Lãnh Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số (2005-2010)
- Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Từ Năm 2005 Đến Năm 2010
- Yêu Cầu Mới Và Chủ Trương Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
- Quan Điểm, Chủ Trương Của Đảng Về Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số
- Chủ Trương Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số Của Đảng Bộ Tỉnh Đắk Lắk Đáp Ứng Tình Hình Mới
Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.
Đảng viên là người dân tộc thiểu số tại chỗ ở các thôn, buôn cần được tăng cường hơn nữa cho các thôn, buôn, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 3/3/2003 của Tỉnh ủy Đắk Lắk về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở thôn, buôn, tổ dân phố, ngày 21/7/2006. Thực hiện Nghị quyết số 07, Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 12-KH/TU về phát triển đảng ở những thôn, buôn chưa có đảng viên là người tại chỗ từ nay đến năm 2007. Kế hoạch đã đưa ra định hướng phát triển cụ thể: “Đến cuối năm 2006, đại bộ phận các thôn, buôn đều có đảng viên là người tại chỗ, để đến năm 2007 tất cả các thôn, buôn đều có đảng viên là người tại chỗ (kể cả số thôn, buôn mới thành lập cuối
năm 2006) và đến cuối năm 2007 phải có 100% thôn, buôn, tổ dân phố có tổ chức đảng” [106, tr.286].
Để lãnh đạo công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, Ban Thường vụ tỉnh ủy Đắk Lắk đã ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ kèm theo Quyết định số 4975-QĐ/TU, ngày 28/12/ 2007 và Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 4976-QĐ/TU, ngày 28/12/2007. Trên cơ sở đó, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Hướng dẫn số 07-HD/BTC, ngày 4/3/2008 về thực hiện Quy định phân cấp quản lý cán bộ, Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử. Quy định chung về phân cấp quản lý cán bộ nêu rõ sự phân cấp:
Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp quản lý, quyết định một số khâu trong nội dung quản lý cán bộ đối với các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt đối với các sở, ban, ngành và tương đương cấp tỉnh, huyện, thành phố và tương đương trực thuộc tỉnh. Đồng thời phân công, phân cấp cho các cấp ủy, tổ chức đảng quản lý, trực tiếp quyết định một số khâu và những chức danh cán bộ khác theo phân cấp [106, tr.147].
Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử nêu rõ trình tự, thủ tục bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ. Quy định trách nhiệm của các cơ quan tham mưu của Tỉnh ủy về cán bộ và công tác cán bộ. Điểm đặc biệt có tính động trong quy định khi bổ nhiệm cán bộ, đối với những cán bộ thực sự có năng lực thực tiễn và phẩm chất đạo đức tốt, có tín nhiệm cao, có đủ sức khỏe thì vẫn có thể bổ nhiệm mặc dù không có trong quy hoạch chức danh cán bộ được bổ nhiệm, ứng cử.
Quy chế phối hợp thực hiện nhiệm vụ Bảo vệ chính trị nội bộ được ban hành kèm theo Quyết định số 4825-QĐ/TU, ngày 16/10/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Ban Tổ chức tỉnh ủy có trách nhiệm phối hợp với các ban của Tỉnh ủy và một số cơ quan liên quan để thực hiện bảo vệ chính trị nội bộ như Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Đảng ủy Quân sự tỉnh, Đảng ủy Công an tỉnh, cấp ủy Sở Ngoại vụ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy quy định về việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và chế độ hỗ trợ kinh phí khám, chữa bệnh đối với cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý theo Quyết định số 4977-QĐ/TU, ngày 28/12/2007. Với các nội dung như theo dõi, nắm tình hình sức khỏe, tổ chức khám, chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ một năm khám hai lần, thăm hỏi và điều trị bệnh khi cán bộ bị ốm đâu, được nghỉ dưỡng hàng năm theo kế hoạch.
Quy chế đề xuất những chính sách riêng dành cho cán bộ dân tộc thiểu số, cụ thể như: Cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý, trong đó, có cán bộ đương chức thuộc nhóm chuyên viên cao cấp trong các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý theo quy định của Tỉnh ủy và cán bộ đã nghỉ hưu nếu là cán bộ dân tộc thiểu số thì mức lương chuyên môn, nghiệp vụ nhóm ngạch công chức loại A2.1 bậc 2 hệ số 4,74 trở lên như vậy là thấp hơn một bậc đối với cán bộ không phải là người dân tộc thiểu số.
2.2.2. Quá trình Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số
Sau khi ban hành Chỉ thị số 19-CT/TU ngày 26/7/1999 về đào tạo và bố trí sử dụng cán bộ dân tộc và Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 14/01/2005 về lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã tổ chức hội nghị để quán triệt nội dung các chỉ thị, nghị quyết cho các cấp uỷ đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị nhằm tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong quá trình tổ chức thực hiện của cả hệ thống chính trị, đồng thời tiến hành xây dựng chương trình và kế hoạch cụ thể để triển khai một cách đồng bộ.
Trên cơ sở Chỉ thị số 19-CT/TU và Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy Đắk Lắk, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk, Sở Nội vụ, Ban dân tộc tỉnh Đắk Lắk cụ thể hóa bằng hệ thống các văn bản thực thi nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong tình hình mới.
Công tác chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số của Tỉnh ủy Đắk Lắk, thể hiện trên các mặt: Quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số; đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số; sử dụng cán bộ dân tộc thiểu số; chính sách cán bộ dân tộc thiểu số đã đạt được một số kết quả đáng kể.
2.2.2.1. Về quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số
Tỉnh uỷ Đắk Lắk xác định quy hoạch cán bộ là một trong những nội dung quan trọng của công tác cán bộ. Ban Thường vụ Tỉnh ủy tập trung chỉ đạo việc qui hoạch cho từng nhiệm kỳ, hàng năm rà soát quy hoạch đảm bảo mục tiêu đề ra. Tiến hành quy hoạch cán bộ theo tinh thần Công văn số 2153- CV/BTCTW, ngày 11/7/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về việc xây dựng quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ mới, đặc biệt chú ý công tác quy hoạch A1 tạo nguồn cán bộ 3 cấp trong giai đoạn 2010-2015.
Công tác quy hoạch cấp uỷ các cấp cho nhiệm kỳ 2010-2015 đạt được kết quả cụ thể như sau [112]:
- Ở cấp tỉnh
Đối với Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XV, nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 115 đồng chí, trong đó: Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm có 38 đồng chí, chiếm tỷ lệ 33,04% trên tổng số nguồn nhân sự dự kiến quy hoạch. Nguồn nhân sự qua rà soát quy hoạch nhiệm kỳ 2005-2010: số còn đủ điều kiện và tiêu chuẩn tiếp tục giới thiệu quy hoạch nhiệm kỳ mới là 62 đồng chí, chiếm tỷ lệ 53,91%. Nguồn nhân sự mới được giới thiệu vào quy hoạch nhiệm kỳ 2010- 2015 là 53 đồng chí, chiếm tỷ lệ 46,09%. Nguồn nhân sự dự kiến quy hoạch là cán bộ nữ có 13 đồng chí, chiếm tỷ lệ 11,30%. Nguồn nhân sự dự kiến quy hoạch cán bộ dân tộc thiểu số có 27 đồng chí, chiếm tỷ lệ 23,48%.
Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 11 đồng chí, chiếm tỷ lệ 9,57%; cao đẳng, đại học có 91 đồng chí chiếm tỷ lệ 79,13%; trung cấp là 7 đồng chí chiếm tỷ lệ 6,09%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 98 đồng chí, chiếm tỷ lệ 85,22%; trung cấp có 11 đồng chí, chiếm tỷ lệ 9,57%; sơ cấp là 3 đồng chí chiếm tỷ lệ 2,61%. Về độ tuổi: dưới 40 tuổi có 6 đồng chí, chiếm tỷ lệ 5,22%; từ 41 đến 45 tuổi có 21 đồng chí, chiếm tỷ lệ 18,26%.
Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy khóa XV nhiệm kỳ 2010-2015 gồm 31 đồng chí, trong đó: Thường vụ Tỉnh uỷ đương nhiệm có 8 đồng chí, chiếm tỷ
lệ 25,81% trên tổng số nguồn nhân sự dự kiến quy hoạch. Nguồn nhân sự qua rà soát quy hoạch nhiệm kỳ 2005-2010, số còn đủ điều kiện và tiêu chuẩn tiếp tục giới thiệu quy hoạch nhiệm kỳ mới có 23 đồng chí, chiếm tỷ lệ 74,19%. Nguồn nhân sự mới được giới thiệu vào quy hoạch nhiệm kỳ 2010-2015 có 8 đồng chí, chiếm tỷ lệ 25,81%. Nguồn nhân sự quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh uỷ là cán bộ nữ có 2 đồng chí, chiếm tỷ lệ 6,45%. Nguồn nhân sự quy hoạch Ban Thường vụ Tỉnh uỷ là cán bộ người dân tộc thiểu số có 7 đồng chí, chiếm tỷ lệ 22,58%.
Về trình độ chuyên môn: trên đại học có 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 3,23%; cao đẳng, đại học có 29 đồng chí, chiếm tỷ lệ 93,55%. Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 30 đồng chí, chiếm tỷ lệ 96,77%; trung cấp là 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 3,23%. Về độ tuổi: từ 41 đến 45 tuổi có 1 đồng chí, chiếm tỷ lệ 3,23%.
- Ở cấp huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc
Đối với Ban chấp hành các huyện uỷ, thị uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc: đã thực hiện quy trình quy hoạch được 1.093 đồng chí. Nhân sự mới đưa vào quy hoạch là 592 đồng chí trên tổng số 1.093 đồng chí, chiếm tỷ lệ 54,1%; trong đó, nữ có 144 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,1%; dân tộc thiểu số có 212 đồng chí, chiếm tỷ lệ 19,3%.
Về trình độ chuyên môn: trình độ đại học và cao đẳng có 616 đồng chí, chiếm tỷ lệ 56,3%. Về trình độ lý luận chính trị có 875 đồng chí, chiếm tỷ lệ 80%; trình độ trung cấp có 470 đồng chí, chiếm tỷ lệ 43%; trình độ cao cấp và cử nhân có 405 đồng chí, chiếm tỷ lệ 37%. Về độ tuổi: dưới 35 tuổi có 144 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,1%; từ 36 đến 40 tuổi có 153 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,9%.
Đối với Ban Thường vụ: đã thực hiện quy trình quy hoạch được 281 đồng chí; trong đó, nữ có 29 đồng chí, chiếm tỷ lệ 10,3%; dân tộc thiểu số có 48 đồng chí, chiếm tỷ lệ 17%.
Về trình độ chuyên môn: trung cấp có 39 đồng chí, chiếm tỷ lệ 13,8%; cao đẳng và đại học có 192 đồng chí, chiếm tỷ lệ 68,3%. Về trình độ lý luận chính trị: trung cấp có 55 đồng chí, chiếm tỷ lệ 19,5%, cao cấp và cử nhân có
211 đồng chí, chiếm tỷ lệ 75%. Về độ tuổi: dưới 40 tuổi có 34 đồng chí, chiếm tỷ lệ 12%.
Đối với chức danh Bí thư Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc có 46 đồng chí; Phó bí thư có 69 đồng chí.
2.2.2.2. Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số
Quán triệt quan điểm của Đảng về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và cán bộ dân tộc thiểu số nói riêng, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị, trên cơ sở làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, trước mắt, Tỉnh ủy chỉ đạo tập trung đào tạo cán bộ dự nguồn và đào tạo cán bộ theo chức danh. Coi đánh giá kết quả học tập, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác là một tiêu chuẩn để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Thực hiện Quyết định số 168-QĐ/TTg, ngày 30/10/2001 của Chính phủ về việc định hướng dài hạn, kế hoạch 5 năm 2001-2005 và những giải pháp cơ bản phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, trong đó có giải pháp và địa chỉ cụ thể là tập trung đầu tư, tăng cường khả năng và quy mô đào tạo cho Trường Đại học Đà Lạt và Trường Đại học Tây Nguyên. Mở khoa Dự bị Đại học dành cho học sinh dân tộc ở Trường Đại học Tây Nguyên; thực hiện các quy định của Trung ương về thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006, công tác tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số ở tỉnh Đắk Lắk được đặc biệt quan tâm.
Ủy ban nhân dân tỉnh đã thành lập Hội đồng tuyển sinh; phân công trách nhiệm triển khai hàng năm theo Công văn số 3145/UBND-VX ngày 13/8/2008 về việc phân công trách nhiệm triển khai thực hiện Nghị định số 134 và các văn bản về cử tuyển; thực hiện các quy định về đối tượng, vùng và quy trình tuyển sinh, bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách cử tuyển; quy định về tuyển sinh, tổng hợp xét duyệt danh sách, ngành nghề cử tuyển, báo cáo bộ ngành liên quan; ký hợp đồng đào tạo với các cơ sở đào tạo cử tuyển.
Kết quả thực hiện Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học,
cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân cụ thể qua các năm: Năm 2007, chỉ tiêu giao hệ đại học là 59 học sinh và hệ cao đẳng là 15 học sinh, thực tuyển đạt tỷ lệ 100%; năm 2008, chỉ tiêu giao hệ đại học là 20 học sinh, thực tuyển đạt tỷ lệ 100%; năm 2009, chỉ tiêu giao hệ trung cấp chuyên nghiệp là 40 học sinh, thực tuyển có 28 học sinh chiếm tỷ lệ 70%. Số sinh viên dân tộc thiểu số học cử tuyển đã được bố trí việc làm qua các năm: Năm 2007, có 6 em ngành sư phạm; năm 2008, có 4 em ngành sư phạm; năm 2009, có 2 em ngành sư phạm; năm 2010, có 28 em ngành sư phạm và y dược [160].
Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Đắk Lắk đã phối hợp với Sở nội vụ, Trường Đại học Tây Nguyên tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tuyển sinh 50 học sinh dân tộc thiểu số gửi đi học cử tuyển hệ đại học chuyên ngành Kinh tế nông lâm. Tuyển sinh 28 học sinh dân tộc thiểu số gửi đi học cử tuyển hệ đại học tại các trường Đại học tại Hà Nội. Ban Tổ chức Tỉnh uỷ cũng đã phối hợp với Trường Quân sự địa phương tuyển sinh 2 lớp Trung cấp quân sự cho gần 232 học viên là dân tộc thiểu số của các huyện, thành phố. Trong đó, có 80 học viên được học lớp nhận thức về Đảng và 7 học viên được đề nghị Đảng ủy quân sự tỉnh Đắk Lắk kết nạp vào Đảng.
Công an tỉnh Đắk Lắk đã phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Bộ Công an tuyển chọn con em đồng bào dân tộc thiểu số đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên gửi đi học lớp sơ cấp công an.
Tỉnh Đắk Lắk đã cử 43 cán bộ dân tộc thiểu số đi học cao học, cán bộ là người dân tộc thiểu số đi đào tạo cao học ở các lĩnh vực chiếm 6,4% so với cán bộ được cử đi đào tạo; 2 cán bộ dân tộc thiểu số đi học nghiên cứu sinh; 1.269 cán bộ đi học cao cấp lý luận chính trị; 9 cán bộ đi học cử nhân chính trị chuyên ngành tổ chức; 3 cán bộ đi học cử nhân chính trị chuyên ngành kiểm tra; 1 cán bộ đi học cử nhân chính trị chuyên ngành Tôn giáo; 72 cán bộ đi học đại học luật; 78 cán bộ đi học cử nhân hành chính theo hệ cử tuyển.
Trong năm 2008, đào tạo được 121 cán bộ dân tộc thiểu số, đạt tỷ lệ 39,41% so với cán bộ của toàn tỉnh, cụ thể về các lĩnh vực như sau: Giáo dục