Các Đảng Bộ Tỉnh Khu Vực Tây Bắc Chỉ Đạo Xây Dựng Đội Ngũ Cán Bộ Dân Tộc Thiểu Số


2.3. CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH KHU VỰC TÂY BẮC CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ DÂN TỘC THIỂU SỐ

2.3.1. Công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số

Tạo nguồn cán bộ DTTS là một giải pháp quan trọng, có ý nghĩa lâu dài trong bổ sung nguồn cán bộ tương lai cho các tỉnh khu vực Tây Bắc. Tuy nhiên, do đặc thù nên công tác tạo nguồn cán bộ nói chung, tạo nguồn cán bộ DTTS nói riêng ở các địa phương trong vùng gặp nhiều khó khăn. Bởi điều kiện sống còn nhiều khó khăn, tập quán du canh, du cư và nếp suy nghĩ ăn sâu từ bao đời nên tỷ lệ dân số biết chữ ở các vùng miền núi, vùng DTTS Tây Bắc là rất thấp. Tới năm 2010, chỉ duy nhất tỉnh Hoà Bình có tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên cao hơn mức bình quân cả nước (95,9% so với 93,7%), còn lại các tỉnh trong vùng đều có mức thấp hơn, lần lượt là: Yên Bái (84,8%), Lào Cai (75,5%), Sơn La (77,0%), Lai Châu (63,6%), Điện Biên (63,4%) [163, tr.119]. Nhận thức thực trạng này, vấn đề tạo nguồn cán bộ DTTS luôn được các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đặc biệt chú ý.

Thực hiện chủ trương của Đảng tại Đại hội X (2006), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, các Hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước (Hướng dẫn số 47-HD/BTCTW ngày 24-5-2005, Hướng dẫn số 50-HD/BTCTW ngày 06-7-2005, Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10- 2008, Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05-11-2012,...) các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã quan tâm chỉ đạo, đưa công tác này từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả tích cực bước đầu.

Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, để xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ DTTS, tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn. Tiêu biểu, ngày 07-6-2006, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ ban hành Hướng dẫn số 02-HD/TC Về thực hiện kế hoạch số 04-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tiếp đó, ngày 23-02-2009, Ban Tổ chức Tỉnh ủy ban hành Công văn số 297-CV/TC Về việc thực hiện rà soát bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý theo Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương;... Trên cơ sở những định hướng chỉ đạo này, tỉnh


thực hiện xây dựng quy hoạch 9 chức danh chủ chốt (Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, Trưởng các Ban Đảng, Giám đốc Công an tỉnh và Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã đề nghị và được Ban Tổ chức Trung ương xác nhận; đồng thời Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xác nhận và phê duyệt kết quả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cho 13 huyện, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc và 44 sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể tỉnh với tổng số 548 lượt cán bộ. Trong quy hoạch này, số lượng đội ngũ cán bộ là người DTTS luôn chiếm tỷ lệ cao. (Nội dung cụ thể công tác quy hoạch cán bộ nói chung, trong đó có cán bộ người DTTS ở tỉnh Hòa Bình nhiệm kỳ 2010-2015 được thể hiện chi tiết, cụ thể tại Phụ lục 3.1).

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, thực hiện Hướng dẫn số 22-HD/BTCTW ngày 21-10-2008 của Ban Tổ chức Trung ương Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành rà soát, đánh giá chung đội ngũ cán bộ về phẩm chất, năng lực, trình độ, tín nhiệm, sức khỏe và hiệu quả công việc, số lượng, cơ cấu, nhất là cơ cấu về trình độ, ngành nghề, độ tuổi; cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ; xác định phương hướng, số lượng, cơ cấu cấp ủy khóa mới, các chức danh chủ chốt trong cấp ủy, chính quyền để đưa vào quy hoạch. Chỉ đạo các cấp, các ngành tiến hành khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ, lựa chọn cán bộ đủ tiêu chuẩn đưa vào quy hoạch của từng cấp, từng ngành, đảm bảo chặt chẽ, đúng quy trình. Thực hiện đồng bộ quy hoạch cán bộ ở cả 3 cấp, đảm bảo yêu cầu về số lượng, nâng cao về chất lượng với phương châm “động” và “mở”. Trong những nội dung này, đối tượng cán bộ DTTS luôn được xác định là một trong số ít đối tượng cần được quan tâm, chú ý. Mục tiêu nhằm nâng cao tỷ lệ đối tượng cán bộ DTTS trong các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp tỉnh và cấp huyện, thành phố.

Tại Đảng bộ tỉnh Yên Bái, một trong những biện pháp quan trọng được Tỉnh uỷ chú ý trong tạo nguồn cán bộ DTTS là chú trọng, quan tâm phát triển số học học sinh dân tộc nội trú. Qua các năm học, số lượng học sinh tuyển mới vào các trường phổ thông dân tộc nội trú được tăng lên. Cụ thể năm học 2007-2008 tuyển mới 910 học sinh, năm học 2008-2009 tuyển mới 940 học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.


sinh, năm học 2009-2010 tuyển mới là 980 học sinh. Số lượng này cũng được duy trì ổn định ở hai trường THPT của hai huyện miền núi Trạm Tấu và Mù Cang Chải. Các năm học 2007-2008, 2008-2009 và 2009-2010, trường THPT Trạm Tấu tuyển mới 135 học sinh. Cũng trong thời gian này, trường THPT Mù Cang Chải tuyển mới 315 học sinh [175, tr.7].

Quá trình các Đảng bộ tỉnh khu vực miền núi Tây Bắc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số từ năm 2006 đến năm 2016 - 8

2.3.2. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số

Thực hiện Đề án số 106/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về Một số giải pháp tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng và tạo nguồn đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị cơ sở vùng Tây Bắc giai đoạn 2007-2010, ở giai đoạn này, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc đã cụ thể hoá thành nhiều chương trình, đề án riêng đối với đội ngũ cán bộ DTTS.

Tại Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, trên cơ sở kết quả công tác quy hoạch cán bộ, cấp uỷ các cấp đã xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ, tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dự nguồn và cán bộ theo chức danh. Trong đó, đối tượng cán bộ DTTS được đặc biệt chú ý bên cạnh một số đối tượng cán bộ đặc thù khác. Coi trọng việc đánh giá kết quả học tập, khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn công tác là một tiêu chuẩn để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Tham gia trực tiếp vào công tác đào tạo, bồi dưỡng là vai trò của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ tỉnh trong xây dựng kế hoạch, tham mưu để Tỉnh ủy phê duyệt danh sách cán bộ DTTS tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Trường Chính trị và các Trung tâm chính trị huyện giữ vai trò hạt nhân trong tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS. Sở Tài chính giữ vai trò trong thực hiện chi trả các chế độ chính sách kịp thời cho các đối tượng cán bộ DTTS tham gia các loại hình, chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Với nhiều nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước, kinh phí của tỉnh và những ủng hộ tự nguyện từ xã hội, hệ thống các trường đào tạo trong tỉnh được tăng cường cơ sở vật chất ngày càng khang trang. Đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thành phố được củng cố kiện toàn đội ngũ. Điều này đưa tới một số kết quả tích cực trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS ở Hòa Bình. Qua 5 năm, tỉnh đã cử 356 cán bộ DTTS đi học các lớp cao cấp lý luận chính trị và các lớp đại học chính trị chuyên ngành hệ tập trung tại Học viện


Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực I và hệ tại chức tại tỉnh. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ DTTS cũng là đối tượng ưu tiên trong các lớp đại học và cao đẳng hệ vừa làm vừa học, các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về cập nhật kiến thức và công tác chuyên ngành do tỉnh và các cơ quan, đơn vị tổ chức [139, tr.2].

Tại Đảng bộ tỉnh Sơn La, thực hiện Quyết định số 40/2006/QĐ-TTg ngày 15-02-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở. Qua kết quả rà soát đội ngũ cán bộ, công chức toàn tỉnh và thực hiện chính sách về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2006-2010 của Nhà nước, ngày 04/6/2006, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 09-KH/TU về “Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII, nhiệm kỳ 2005-2010”. Tiếp đó, ngày 23-8-2006, Ban Tổ chức Tỉnh ủy có Thông báo số 06-TB/TC về kết luận Hội nghị triển khai Kế hoạch số 09-KH/TU Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2006-2010. Trên cơ sở kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh giai đoạn từ 2006-2010, hằng năm, UBND tỉnh đã cụ thể hóa thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh và chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức thực hiện. Đồng thời, tạo điều kiện về cơ sở vật chất cho các điểm tổ chức mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng; đối tượng được cử đi đào tạo được hưởng 100% lương và được tỉnh hỗ trợ 50% mức học phí nộp về cơ sở đào tạo.

Xác định việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một khâu đột phá, cho nên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Tỉnh ủy Sơn La đặc biệt coi trọng. Để nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ DTTS, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giai đoạn 2011-2015. Trên cơ sở đó, các cấp ủy trực thuộc lập kế hoạch cụ thể và cử cán bộ DTTS đi đào tạo theo nhu cầu sử dụng. Việc huy động nhiều nguồn lực cũng được nhấn mạnh, đã tranh thủ các dự án đào tạo bồi dưỡng cán bộ tiếp tục liên kết với các trường đại học, cao đẳng mở các lớp tại chức.


Nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ người DTTS nói riêng, tỉnh Sơn La cũng chú ý củng cố, kiện toàn Trường Chính trị tỉnh, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã; củng cố, nâng cao năng lực hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên và các Trường chuyên nghiệp. Tình trạng mất cân đối về cơ cấu đào tạo trong thời gian trước từng bước được khắc phục. Giải pháp được tỉnh chú ý là gắn đào tạo cán bộ đa ngành, đa lĩnh vực, đào tạo chuyên môn với đào tạo về lý luận chính trị và rèn luyện kiến thức thực tiễn cho cán bộ. Cùng với đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý cho cấp tỉnh và huyện, đã chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở, nhất là cán bộ xã, quan tâm đến việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo nguồn cán bộ là con em các dân tộc ít người tại cơ sở.

Với sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, trong 5 năm (2006-2010), công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS tỉnh đạt được như sau: Đào tạo về chuyên môn: Trên đại học 278 cán bộ, công chức, trong đó: cán bộ DTTS 64 đồng chí, chiếm 23,02%. Đại học, cao đẳng 464 cán bộ, công chức, trong đó: cán bộ DTTS 271 đồng chí, chiếm 58,41%. Trung cấp 323 cán bộ, công chức, trong đó: cán bộ DTTS 209 đồng chí, chiếm 64,7%. Đào tạo về lý luận chính trị - hành chính: Cao cấp lý luận chính trị - hành chính 423 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS 109 đồng chí, chiếm 25,76%. Trung cấp lý luận chính trị

2.268 đồng chí, trong đó: cán bộ DTTS 743 đồng chí, chiếm 32,76%. Bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên chính, chuyên viên, ngạch cán sự, tiền công vụ … cho 3.742 lượt cán bộ, trong đó: cán bộ DTTS 1.605 lượt, chiếm 42,89%.

Tại Đảng bộ tỉnh Lai Châu, trên cơ sở định hướng Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI (nhiệm kỳ 2005-2010), HĐND tỉnh đã ban hành hàng loạt văn bản về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung, trong đó có đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS. Tiêu biểu là Nghị quyết số: 87/2006/NQ-HĐND ngày 09-12-2006 Về đề án “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006-2010”. Nghị quyết đã nêu lên toàn diện những nội dung trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung, trong đó luôn đặc biệt lưu ý, chú trọng tới đối tượng cán bộ, công chức, con em người DTTS. Mục tiêu đến năm 2010, về trình độ chuyên môn, cán bộ


công chức cấp xã có trình độ: Học vấn: 100% tốt nghiệp THCS trở lên; trong đó 30- 40% tốt nghiệp THPT. Chuyên môn, nghiệp vụ: 100% cán bộ chuyên trách và công chức cấp xã được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo chức danh quy định, trong đó có 35-40% có trình độ trung cấp trở lên, tập trung vào các lĩnh vực: Nông - Lâm nghiệp, Địa chính, Tài chính - Kế toán, Tư pháp. Về trình độ lý luận chính trị: 100% cán bộ chuyên trách và công chức xã được đào tạo bồi dưỡng đạt trình độ lý luận sơ cấp trở lên, 100% cán bộ chủ chốt có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Về quản lý hành chính nhà nước: 100% cán bộ chủ chốt được đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý hành chính Nhà nước. Về tin học văn phòng: 100% cán bộ, công chức xã được bồi dưỡng kiến thức tin học văn phòng [96, tr.65].

Để mở rộng nguồn cán bộ, công chức nói chung, trong đó đặc biệt là đối tượng người DTTS, HĐND tỉnh Lai Châu ban hành Quyết định số 125/2008/NQ-HĐND ngày 04-8-2008 Về việc sửa đổi, bổ sung chính sách đào tạo, bồi dưỡng và thu hút cán bộ, hỗ trợ cán bộ luân chuyển và tăng cường xuống cơ sở tại Nghị quyết số 13/2004/NQ-HĐND ngày 25 tháng 6 năm 2004 của HĐND tỉnh. Theo đó, sửa đổi đối tượng cần thu hút gồm:

Sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy và trên đại học các ngành: Xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, y tế, báo chí và văn hoá - nghệ thuật.

Học sinh, sinh viên là con em các dân tộc tỉnh Lai Châu đã tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp từ trung cấp trở lên được ưu tiên tiếp nhận vào các cơ quan tỉnh, huyện, xã khi có điều kiện về biên chế [99, tr.29].

Cũng ở Nghị quyết này, HĐND tỉnh uỷ Lai Châu có những điều chỉnh theo hướng tăng mức hỗ trợ cho các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng; các cán bộ thuộc diện luân chuyển. Mức hỗ trợ được tính theo hệ số lương.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh, đến hết năm 2009 tỉnh Lai Châu, số cán bộ là DTTS được đào tạo, bồi dưỡng là 3.353 người, trong đó ở cấp tỉnh, huyện là 691 người (đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn: 196 người; đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị: 247 người; bồi dưỡng nghiệp vụ: 248 người); cấp xã đào tạo, bồi dưỡng 2.662 người (văn hóa: 390 người, chuyên môn: 260


người, lý luận chính trị: 308, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: 1.704) [1, tr.9]. Những kết quả này có ý nghĩa trực tiếp cho việc từng bước nâng cao chất lượng, trình độ chính trị, chuyên môn của đội ngũ cán bộ DTTS so với trước khi tách tỉnh.

Tại Đảng bộ tỉnh Lào Cai, ngày 29-12-2006, Tỉnh ủy công bố Đề án số 01- ĐA/TU về Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, thôn, bản tỉnh Lào Cai (2006-2010). Đề án tập trung vào đối tượng cán bộ DTTS bởi đây là đối tượng chiếm số lượng đông đảo tại xã, phường, thị trấn, thôn, bản của tỉnh. Một số nội dung cụ thể của Đề án:

Về đối tượng, độ tuổi đào tạo, bồi dưỡng: Cán bộ, công chức cấp xã (kể cả chuyên trách và không chuyên trách). Trưởng thôn, bản và nguồn cán bộ trong quy hoạch chuẩn bị bổ sung thay thế cán bộ, công chức xã. Ưu tiên đào tạo cơ bản, dài hạn cán bộ, công chức dưới 40 tuổi trong quy hoạch các chức danh và cán bộ dự nguồn dưới 35 tuổi; cán bộ, công chức từ 40 đến 50 tuổi (trên cơ sở đánh giá năng lực công tác) đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa theo chức danh; cán bộ, công chức trên 50 tuổi chỉ tiến hành bồi dưỡng nghiệp vụ.

Nội dung, chương trình đào tạo: Đào tạo, bồi dưỡng trang bị kiến thức theo quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công chức cấp xã bao gồm: Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, tin học văn phòng, bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới, đào tạo tiếng dân tộc (đối với cán bộ chưa biết tiếng dân tộc đến công tác tại các xã có đông đồng bào DTTS). Ngoài các tiêu chuẩn theo quy định cần tập trung bồi dưỡng kỹ năng viết, tổng hợp báo cáo; kỹ năng diễn đạt, giao tiếp; kỹ năng xử lý thông tin, xử lý tình huống hằng ngày ở địa phương.

Hình thức đào tạo, bồi dưỡng: Các lớp do Sở Lao động Thương binh và Xã hội và Ban Dân tộc thực hiện: Đối tượng chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ Ban phát triển xã. Nội dung tập trung vào việc nâng cao năng lực quản lý Chương trình 135, quản lý các dự án hạ tầng cơ sở nhằm nâng cao năng lực xã làm chủ đầu tư.

Các lớp do UBND huyện chủ trì tổ chức: Tập trung bồi dưỡng cho cán bộ xã, trưởng thôn và cộng đồng. Thời gian thực hiện từ 3-7ngày/lớp

Các lớp tổ chức tại các xã: Chủ yếu tập huấn, bồi dưỡng cho nhóm cộng đồng; công tác dạy nghề tại các xã: đã có sự phối kết hợp với các Trung tâm


dạy nghề của tỉnh để tổ chức mở các lớp dạy nghề như huyện: Mường Khương, Sa Pa, thành phố Lào Cai; phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện để mở lớp ở các huyện: Bắc Hà, Bảo Thắng, Bát Xát, Bảo Yên, Văn Bàn, Si Ma Cai.

Trong giai đoạn 2006-2010, tỉnh Lào Cai đã dành nguồn kinh phí gần 25 tỷ đồng để thực hiện Đề án số 01- ĐA/TU về Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, thôn, bản tỉnh Lào Cai (2006-2010). Kết quả, đã tổ chức 131 lớp tập huấn cho 8.025 lượt người tham gia; 421 lớp bồi dưỡng cộng đồng cho 24.671 lượt người; 256 lớp bồi dưỡng nghề cho thanh niên DTTS từ 16-25 tuổi với 8.507 lượt người tham gia. Với các lớp được tổ chức tại tỉnh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội đã tổ chức cho

1.494 người, bao gồm cán bộ chủ chốt cấp xã, cán bộ tăng cường (980 lượt người); thanh niên DTTS tuổi từ 16-25 (514 lượt người); Ban Dân tộc tỉnh tổ chức cho 1.103 người là cán bộ trực tiếp tham gia quản lý, theo dõi chương trình ở cấp huyện và xã. Đối với các lớp tập huấn tổ chức tại địa phương, đã tổ chức tập huấn cho cán bộ cấp xã, trưởng thôn, cộng đồng và bồi dưỡng nghề cho thanh niên DTTS tuổi từ 16-25 là 49.835 lượt người [20, tr.3].

2.3.3. Công tác tuyển dụng, bố trí và sử dụng cán bộ

Quán triệt và vận dụng quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác tuyển dụng cán bộ, các Đảng bộ tỉnh khu vực Tây Bắc thực hiện công tác tiếp nhận, tuyển dụng cán bộ DTTS cho các địa phương, ban, ngành, đoàn thể. Kết quả đạt được trên một số nội dung: Về tiếp nhận và tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp Đại học và Cao đẳng về công tác tại các xã vùng sâu vùng xa; đưa trí thức trẻ về xã nghèo vùng miền núi dân tộc; tăng cường sĩ quan biên phòng về làm phó bí thư Đảng uỷ ở các xã biên giới, được các huyện miền núi thực thi có hiệu quả, điều đó được phản ánh qua trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ DTTS ngày càng cao. Trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ DTTS từ cấp tỉnh cho đến cấp cơ sở được nâng lên.

Tại Đảng bộ tỉnh Hoà Bình, căn cứ các quyết định của Trung ương về việc ban hành các quyết định về phân cấp quản lý cán bộ và quy chế bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng các

Xem tất cả 200 trang.

Ngày đăng: 03/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí